Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…”
Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực.
TỰ DO ĐÂU?
Trong lĩnh vực “tự do”, hai quyền “tự do ngôn luận-báo chí” và “tự do lập hội”được dành riêng cho các tổ chức và cơ quan của Chính phủ, Doanh nghiệp do nhà nước kiểm soát. Nhà nước độc quyền thông tin và tuyên truyền. Người dân chỉ có quyền “được thông tin” từ nhà nước mà không có quyền thực hành thông tin theo ý muốn.
Đảng chính trị đối lập bị tuyệt đối cấm. Mọi manh nha thành lập đảng đều bị Công an ngăn chặn. Đảng cầm quyền chống phân chia quyền lực. Mọi hành vi bất bình, phản đối đều bị đàn áp thẳng tay.
Ngay cả đến quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” cũng do nhà nước kiểm soát. Các tổ chức Tôn giáo không do nhà nước thành lập, hoặc ảnh hưởng đều bị làm khó khăn hoặc cấm hoạt động.
Đảng chính trị đối lập bị tuyệt đối cấm. Mọi manh nha thành lập đảng đều bị Công an ngăn chặn. Đảng cầm quyền chống phân chia quyền lực. Mọi hành vi bất bình, phản đối đều bị đàn áp thẳng tay.
Ngay cả đến quyền “tự do tín ngưỡng, tôn giáo” cũng do nhà nước kiểm soát. Các tổ chức Tôn giáo không do nhà nước thành lập, hoặc ảnh hưởng đều bị làm khó khăn hoặc cấm hoạt động.
Bằng chứng này đã xẩy ra đối với đồng bào Hmong trên Cao nguyên miền bắc Việt Nam, và Dân tộc vùng Tây nguyên. Khối Phật giáo Việt Nam thống nhất (Ấn Quang) của miền Nam Việt Nam thời Cộng hòa trước 1975 đã bị đàn áp dẹp tan là một bằng chứng.
Ngay trong lĩnh vực Giáo dục, Nhà nước cũng buộc học sinh, sinh viên phải học môn Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin-Tư tưởng Hồ Chí Minh, và chính sách cai trị độc tôn của đảng. Đảng cũng đã dành những ưu tiên nhập học cho học sinh “con cái đảng viên”.
Những hạn chế tự do này là nguyên nhân xẩy ra tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, song song với “quốc nạn tham nhũng” trong cán bộ, đảng viên. Nguyên nhân của 3 “chứng bệnh” này là do cán bộ, đảng viên không còn tin vào hiệu lực và sức mạnh của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.
Người dân cũng dã nhìn ra những sai lầm của đảng sau 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn (1945-1975) làm tan hoang đất nước và gây thương vong cho trên 3 triệu người dân và thanh niên tuấn tú.
Ngoài ra, đảng CSVN cũng phải chịu trách nhiệm về số từ 100 ngàn đến 200 ngàn người Việt chết trên đường vượt biển tìm tự do, sau khi quân Cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam năm 1975.
Quan trọng hơn là tình trạng “mất đoàn kết dân tộc” và “chia rẽ vùng miền” do đảng CSVN gây ra từ sau 1975 đã khoét sâu hận thù hơn bao giờ hết giữa “kẻ chiến thắng” và “người dân bị trị”. Tình trạng kỳ thị Nam-Bắc, bằng mặt mà không bằng lòng giữa những kẻ “kiêu ngạo Cộng sản” và dân thất trận miền Nam vẫn tồn tại sau 30 năm, dù đảng cầm quyền không thừa nhận.
Đó là lý do của trên 5 triệu người Việt Nam đã bỏ nước ra đi tị nạn khắp nơi trên Thế giới. Và đó cũng là đầu mối tại sao người Việt tị nạn gọi ngày 30/4 hàng năm là “tháng Tư Đen”, hay “Ngày Quốc hận”.
ẤM NO-HẠNH PHÚC
Đảng cũng khoe đã đem lại “cơm no áo ấm và hạnh phúc” cho ngưới dân từ khi giành được độc lập, nhưng tại sao chỉ sau ngày ký Hiệp định Geneve chia đôi đất nước 20/07/1954, đã có hơn 1 triệu người dân miền Bắc di cư vào sống đời tự do ở miền Nam?
Ngay trong lĩnh vực Giáo dục, Nhà nước cũng buộc học sinh, sinh viên phải học môn Chủ nghĩa Cộng sản Mác-Lênin-Tư tưởng Hồ Chí Minh, và chính sách cai trị độc tôn của đảng. Đảng cũng đã dành những ưu tiên nhập học cho học sinh “con cái đảng viên”.
Những hạn chế tự do này là nguyên nhân xẩy ra tình trạng “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, song song với “quốc nạn tham nhũng” trong cán bộ, đảng viên. Nguyên nhân của 3 “chứng bệnh” này là do cán bộ, đảng viên không còn tin vào hiệu lực và sức mạnh của Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.
Người dân cũng dã nhìn ra những sai lầm của đảng sau 30 năm chiến tranh huynh đệ tương tàn (1945-1975) làm tan hoang đất nước và gây thương vong cho trên 3 triệu người dân và thanh niên tuấn tú.
Ngoài ra, đảng CSVN cũng phải chịu trách nhiệm về số từ 100 ngàn đến 200 ngàn người Việt chết trên đường vượt biển tìm tự do, sau khi quân Cộng sản chiếm miền Nam Việt Nam năm 1975.
Quan trọng hơn là tình trạng “mất đoàn kết dân tộc” và “chia rẽ vùng miền” do đảng CSVN gây ra từ sau 1975 đã khoét sâu hận thù hơn bao giờ hết giữa “kẻ chiến thắng” và “người dân bị trị”. Tình trạng kỳ thị Nam-Bắc, bằng mặt mà không bằng lòng giữa những kẻ “kiêu ngạo Cộng sản” và dân thất trận miền Nam vẫn tồn tại sau 30 năm, dù đảng cầm quyền không thừa nhận.
Đó là lý do của trên 5 triệu người Việt Nam đã bỏ nước ra đi tị nạn khắp nơi trên Thế giới. Và đó cũng là đầu mối tại sao người Việt tị nạn gọi ngày 30/4 hàng năm là “tháng Tư Đen”, hay “Ngày Quốc hận”.
ẤM NO-HẠNH PHÚC
Đảng cũng khoe đã đem lại “cơm no áo ấm và hạnh phúc” cho ngưới dân từ khi giành được độc lập, nhưng tại sao chỉ sau ngày ký Hiệp định Geneve chia đôi đất nước 20/07/1954, đã có hơn 1 triệu người dân miền Bắc di cư vào sống đời tự do ở miền Nam?
Lý do vì họ không muốn sống dưới quyền cai trị sắt máu của đảng. Bằng chứng này được xác nhận trong Cuộc Cải Cách Ruộng Đất ở miền Bắc trong thời gian 1953-1955. Khoảng 200 ngàn người vô tội đã bị giết trong cuộc “cải cách đẫm máu” này. Có ước tính số người bị giết oan lên đến 500 ngàn.
Nạn nhân nổi tiếng bị giết oan là bà Nguyễn Thị Năm (1953, quê ở Làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội, là một địa chủ có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Bà nguyên là Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Trong cuộc Cải cách ruộng đất, bà bị nông dân địa phương đấu tố là địa chủ gian ác và bị xử bắn.
Nạn nhân nổi tiếng bị giết oan là bà Nguyễn Thị Năm (1953, quê ở Làng Bưởi, ngoại thành Hà Nội, là một địa chủ có công đóng góp tài sản cho Việt Minh trong kháng chiến chống Pháp. Bà nguyên là Hội trưởng Hội Liên hiệp phụ nữ Việt Nam tỉnh Thái Nguyên. Trong cuộc Cải cách ruộng đất, bà bị nông dân địa phương đấu tố là địa chủ gian ác và bị xử bắn.
Bà còn được gọi là Cát Hanh Long vì đây là tên một hiệu buôn do bà làm chủ ở Hải Phòng.
Nhiều cán bộ cách mạng, nhiều đơn vị bộ đội thường tá túc trong đồn điền của bà. Bà Nguyễn Thị Năm cũng từng nuôi ăn, giúp đỡ nhiều cán bộ Việt Minh sau này giữ những cương vị quan trọng như Trường Chinh, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Hoàng Hữu Nhân, Võ Nguyên Giáp, Nguyễn Chí Thanh, Hoàng Tùng, Vũ Quốc Uy, Hoàng Thế Thiện, Lê Thanh Nghị...” (theo Bách khoa Toàn thư mở)
Theo lời kể, ông Hồ Chí Minh biết rõ chuyện đau thương này nhưng “không can thiệp cứu mạng bà Năm”.
Như vậy, có phải là đảng đã “ăn cháo đá bát” không? Người dân đâu có hạnh phúc dưới quyền cai trị hà khắc sai lầm của đảng ông Hồ. Và mặc dù nhân dân đã thoát vòng nô lệ của thực dân Pháp, nhưng lại bị tròng vào cổ chiếc xích “độc tài Cộng sản” cay nghiệt hơn.
Ngày nay, 79 năm sau 1945, lời nói “không gì quý hơn độc lập, tự do” của Hồ Chí Minh chỉ đúng một nửa. Không ai phủ nhận Việt Nam đã có “độc lập”, nhưng “tự do” cho mọi người thì không. Quyền tự do chỉ dành cho đảng viên và những ai chịu phục tùng lãnh đạo.
Công bằng và Dân chủ cũng không dành cho mọi người. Đảng nắm hết để chia chác cho người thân, phe cánh. Quyền ứng cử và bầu cử cũng do đảng quyết định, thông qua Tổ chức ngoại vi của đảng lả Mặt trận Tổ quốc.
Tất cả các cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân và Quôc hội phải được “hiệp thông” giữa các Tổ chức, hội đoàn và Mặt trận Tổ quốc. Tiêu chuẩn hàng đầu của các ứng viên là có lập trường chính trị vững vàng, phải tuyết đối trung thành và kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.
Thậm chí ngay trong học đường, các tổ chức sinh viên và học sinh cũng do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nắm giữ và điều hành để đào tạo các “hạt giống đỏ” hậu duệ cho đảng.
KINH TẾ PHỤC VỤ AI?
Trên lĩnh vực kinh tế, Việt Nam Cộng sản thi hành chính sách gọi là “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đó là “một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm định hướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
Bách khoa Toàn thư mở viết: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của thời kỳ Đổi Mới (1986) , thay thế nền kinh tế kế hoạch (bao cấp thời Sô viết) bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường. Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Cụm từ "định hướng xã hội chủ nghĩa" mang ý nghĩa là Việt Nam chưa đạt đến chủ nghĩa xã hội mà đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho một hệ thống xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Mô hình kinh tế này khá tương đồng với mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (socialist market economy) của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó các mô hình kinh tế tập thể, nhà nước, tư nhân cùng tồn tại, và khu vực nhà nước giữ vai trò chủ đạo của nhà nước.
Đây chính là chủ trương “mở cửa có kiểm soát” do Nhà nước chỉ đạo. Quyết định này đã giúp đời sống người dân dễ thở hơn. Bằng chứng do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Money Fund, IMF) công bố hồi tháng 5/2024, theo đó lợi tức đầu người Việt Nam là 4,620 Mỹ kim/năm, trên Phi Luật Tân, Lào, Cao Miên, Miến Điện và Timor-Leste, nhưng cách xa Tân Gia Ba, 88,450 Dollars.
Lợi tức của người Việt Nam tăng phần chính là nhờ đầu tư của nước ngoài. Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: “Bốn tháng đầu năm 2024, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so cùng kỳ năm 2023”.
Theo lời kể, ông Hồ Chí Minh biết rõ chuyện đau thương này nhưng “không can thiệp cứu mạng bà Năm”.
Như vậy, có phải là đảng đã “ăn cháo đá bát” không? Người dân đâu có hạnh phúc dưới quyền cai trị hà khắc sai lầm của đảng ông Hồ. Và mặc dù nhân dân đã thoát vòng nô lệ của thực dân Pháp, nhưng lại bị tròng vào cổ chiếc xích “độc tài Cộng sản” cay nghiệt hơn.
Ngày nay, 79 năm sau 1945, lời nói “không gì quý hơn độc lập, tự do” của Hồ Chí Minh chỉ đúng một nửa. Không ai phủ nhận Việt Nam đã có “độc lập”, nhưng “tự do” cho mọi người thì không. Quyền tự do chỉ dành cho đảng viên và những ai chịu phục tùng lãnh đạo.
Công bằng và Dân chủ cũng không dành cho mọi người. Đảng nắm hết để chia chác cho người thân, phe cánh. Quyền ứng cử và bầu cử cũng do đảng quyết định, thông qua Tổ chức ngoại vi của đảng lả Mặt trận Tổ quốc.
Tất cả các cuộc bầu cử Hội đồng Nhân dân và Quôc hội phải được “hiệp thông” giữa các Tổ chức, hội đoàn và Mặt trận Tổ quốc. Tiêu chuẩn hàng đầu của các ứng viên là có lập trường chính trị vững vàng, phải tuyết đối trung thành và kiên định Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh.
Thậm chí ngay trong học đường, các tổ chức sinh viên và học sinh cũng do Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh nắm giữ và điều hành để đào tạo các “hạt giống đỏ” hậu duệ cho đảng.
KINH TẾ PHỤC VỤ AI?
Trên lĩnh vực kinh tế, Việt Nam Cộng sản thi hành chính sách gọi là “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Đó là “một nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó nhà nước giữ vai trò chủ đạo và có trách nhiệm định hướng nền kinh tế, với mục tiêu dài hạn là xây dựng chủ nghĩa xã hội.”
Bách khoa Toàn thư mở viết: “Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là sản phẩm của thời kỳ Đổi Mới (1986) , thay thế nền kinh tế kế hoạch (bao cấp thời Sô viết) bằng nền kinh tế hỗn hợp hoạt động theo cơ chế thị trường. Những thay đổi này giúp Việt Nam hội nhập với nền kinh tế toàn cầu. Cụm từ "định hướng xã hội chủ nghĩa" mang ý nghĩa là Việt Nam chưa đạt đến chủ nghĩa xã hội mà đang trong giai đoạn xây dựng nền tảng cho một hệ thống xã hội chủ nghĩa trong tương lai. Mô hình kinh tế này khá tương đồng với mô hình kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa (socialist market economy) của Đảng Cộng sản Trung Quốc, trong đó các mô hình kinh tế tập thể, nhà nước, tư nhân cùng tồn tại, và khu vực nhà nước giữ vai trò chủ đạo của nhà nước.
Đây chính là chủ trương “mở cửa có kiểm soát” do Nhà nước chỉ đạo. Quyết định này đã giúp đời sống người dân dễ thở hơn. Bằng chứng do Quỹ Tiền tệ Quốc tế (International Money Fund, IMF) công bố hồi tháng 5/2024, theo đó lợi tức đầu người Việt Nam là 4,620 Mỹ kim/năm, trên Phi Luật Tân, Lào, Cao Miên, Miến Điện và Timor-Leste, nhưng cách xa Tân Gia Ba, 88,450 Dollars.
Lợi tức của người Việt Nam tăng phần chính là nhờ đầu tư của nước ngoài. Theo thông tin từ Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết: “Bốn tháng đầu năm 2024, thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) vào Việt Nam đạt hơn 9,27 tỷ USD, tăng 4,5% so cùng kỳ năm 2023”.
Đây là mức tăng ấn tượng vì 4 tháng năm 2023, tổng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam giảm 17,9% so cùng kỳ năm 2022.” (báo Nhân Dân, ngày 02/09/2024)
Tuy nhiên, con người không chỉ sống bằng cơm áo mà còn cần có đời sống tinh thần thoải mái, phải có tự do và quyền tự quyết định thể chế chính trị cho mình.
Hiện tại, Việt Nam Cộng sản không chấp nhận các quyền tự do ngôn luận-báo chí, lập hội và biểu tình. Đảng Cộng sản cũng bác yêu cầu có đảng chính trị đối lập, và không chấp nhận quyền bầu cử và ứng cử tự do của công dân. Người dân cũng không có quyền “từ chối đi bầu”, mặc dù đảng “không cấm” dân “tự ý” ứng cử, nhưng “phải được Mặt trận Tổ quốc đồng ý”. Những ứng cử viên loại này, thông thường là thất cử. Chuyện này đã xẩy ra cho ứng cử viên Lê Kiên Thành, con trai nguyên Tổng Bí thư đảng Lê Duẩn, trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa VIII (1987-1992).
Như vậy rõ ràng đời sống chính trị và tự do chỉ dành độc quyền cho đảng. Nhân dân, những người lam lũ đầu tắt mặt tối kiếm tiền nuôi đảng chỉ được “ăn bã mía”.
– Phạm Trần
Tuy nhiên, con người không chỉ sống bằng cơm áo mà còn cần có đời sống tinh thần thoải mái, phải có tự do và quyền tự quyết định thể chế chính trị cho mình.
Hiện tại, Việt Nam Cộng sản không chấp nhận các quyền tự do ngôn luận-báo chí, lập hội và biểu tình. Đảng Cộng sản cũng bác yêu cầu có đảng chính trị đối lập, và không chấp nhận quyền bầu cử và ứng cử tự do của công dân. Người dân cũng không có quyền “từ chối đi bầu”, mặc dù đảng “không cấm” dân “tự ý” ứng cử, nhưng “phải được Mặt trận Tổ quốc đồng ý”. Những ứng cử viên loại này, thông thường là thất cử. Chuyện này đã xẩy ra cho ứng cử viên Lê Kiên Thành, con trai nguyên Tổng Bí thư đảng Lê Duẩn, trong cuộc bầu cử Quốc hội khóa VIII (1987-1992).
Như vậy rõ ràng đời sống chính trị và tự do chỉ dành độc quyền cho đảng. Nhân dân, những người lam lũ đầu tắt mặt tối kiếm tiền nuôi đảng chỉ được “ăn bã mía”.
– Phạm Trần
(09/024)
Gửi ý kiến của bạn