Sau hai mươi ngày tranh tài của hơn mười ngàn lực sĩ từ 126 quốc gia, Thế vận hội mùa hè Olympics XXXIII kết thúc. Pháp đã tổ chức lễ bế mạc Paris Olympics 2024 ở sân vận động quốc gia Stade de France với hơn 71 ngàn người tham dự.
Như thông lệ, tiết mục chính của lễ bế mạc Thế vận hội là lá cờ năm vòng tròn với năm màu xanh dương, xanh lá cây, đen, đỏ, vàng) biểu tượng cho màu cờ của các quốc gia ở năm châu (Á, Âu, Mỹ, Phi, và Châu Đại dương) được hạ xuống, giao cho thị trưởng của Paris. Bà Anne Hidalgo, đương kim thị trưởng Paris giao cờ cho ông Chủ tịch Thế Vận Hội quốc tế. Rồi ông Thomas Bach trao lại cờ cho Thị trưởng của Los Angeles, bà Karen Bass. (Một tình cờ ngẫu nhiên là đương kim Thị trưởng của hai thành phố tổ chức Thế vận hội 2024 và 2028 đều là phụ nữ. Và cả ông Thomas lẫn bà Karen đều có họ bắt đầu bằng chữ B).
Con số vận động viên diễn hành ở các lễ bế mạc Thế vận hội đều ít hơn nhiều so với lễ khai mạc, vì các vận động viên thi đấu xong, dù có huy chương hay ra về trắng tay đều đã về nước. Chỉ các vận động viên thi đấu vào hai ngày cuối cùng và các trưởng đoàn có mặt ở lễ bế mạc.
Nổi bật nhất lễ bế mạc Paris Olympics 2024 là màn trình diễn "I did it my way" rất đặc sắc, rất Hollywood của Tom Cruise. Ở tuổi 62, Tom Cruise trông trẻ và khỏe mạnh hơn tuổi thật của mình. Là một lựa chọn tinh tế khi Ban tổ chức lễ bế mạc mời Tom Cruise (một người sống và tạo nên sự nghiệp ở Hollywood, chỉ cách Los Angeles (thành phố sẽ tổ chức Olympics XXXIV mùa hè 2028) có 6 miles ( hơn 9 km) mang cờ Olympics từ Paris về Los Angeles.
Từ nóc sân vận động, ngôi sao của loạt phim ăn khách ở khắp thế giới "Mission Impossible" đã được một sợi cable mỏng nhưng chắc chắn hạ xuống sân vận động quốc gia Stade de France của Pháp. Rất chuyên nghiệp và nhanh nhẹn, vừa chạm đất, Tom Cruise chạy đến vị trí của phái đoàn các vận động viên của Mỹ, bắt tay chúc mừng và selfie trên đường chạy của mình, kể cả chụp hình chung với các nữ lực sĩ trẻ đẹp ngưỡng mộ ngôi sao điện ảnh Tom Cruise từ lúc họ còn học Tiểu học, mới đặt những bước chân đầu tiên vào con đường thể thao chuyên nghiệp.
Thực hiện nghi thức chuyển giao lá cờ Olympics từ "Kinh đô ánh sáng" Paris qua "Thành phố Thiên thần" Los Angeles, Tom Cruise nhận lá cờ Olympics, gắn vào một chiếc motorcycle, phóng ra khỏi sân vận động rất "I did it my way" giữa tiếng hò reo của các lực sĩ.
Ra khỏi sân vận động, Tom Cruise phóng motorcycle trên đường phố Paris đến một chiếc máy bay đặc biệt, kiểu máy bay quân sự tản thương. Rồi với kỹ thuật điện ảnh đầy màu sắc Hollywood, Tom Cruise phóng cả chiếc motorcycle có gắn cờ Olympics lên khoang máy bay. Thoáng chốc, Tom Cruise đến Los Angeles, rồi chữ hai chữ O trong chữ "Hollywood" khá lớn, nằm trên đồi biến thành năm vòng tròn đủ màu trên lá cờ Olympics.
(Theo thiển ý của người viết, đây là màn trình diễn rất hay của Tom Cruise, đầy ý nghĩa, kết hợp giữa thể thao và điện ảnh, giới thiệu về thành phố sẽ tổ chức Thế vận hội mùa hè năm 2028).
Không chỉ là nước dẫn đầu Thế vận hội mùa hè Paris 2024 về số vận động viên tham dự, cũng như số huy chương đứng đầu bảng, các tiết mục hay nhất ở lễ khai mạc cũng như lễ bế mạc Olympics lần thứ 33 đều do các nghệ sĩ người Mỹ trình diễn (Celine Dion, và Tom Cruise).
China đã cố gắng theo đuôi Mỹ ở số huy chương vàng, nhưng huy chương bạc, và đồng thì thua xa. Căn cứ trên dân số, China có 1.45 tỷ người, Mỹ chỉ có 333 triệu người. Chỉ cần làm một bài toán chia đơn giản, ai cũng có câu trả lời không chỉ ở khía cạnh thể thao, mà còn nhiều mặt khác. Con số Toán học không có thiên kiến như các bài diễn văn hay nghị luận có tính cách tuyên truyền.
Đón nhận nhiều chỉ trích ở lễ khai mạc, lễ bế mạc Paris Olympics 2024 hoàn hảo hơn. Nếu Celine Dion kết thúc lễ khai mạc Olympics 2024 với bài “L’Hymne à l’amour”(The Hymn to Love) được cho là một trong những màn trình diễn hay nhất của các opening ceremony của Thế vận hội Olympics , thì ca nhạc sĩ Yseult của Pháp đã có một màn trình diễn xuất thần với bài hát lẫy lừng "My Way" đưa tên tuổi Frank Sinatra (1915-1998) luôn sống mãi với âm nhạc quốc tế.
Đó là một lựa chọn thông minh và tinh tế, Paris đã tự hào về việc tổ chức Thế vận hội Olympics lần thứ 33, mượn những câu hát của Frank Sinatra để ngầm xin lỗi cho những thiếu sót của mình
Yes, there were times, I'm sure you knew
When I bit off more than I could chew
Vâng có những lúc, tôi chắc bạn biết
Khi tôi "cắn" nhiều hơn tôi có thể "nhai"
And now, the end is near
And so I face the final curtain
Và bây giờ, đoạn cuối đang đến
Và tôi đối diện màn cuối cùng
I faced it all, and I stood tall
And did it my way
Tôi đã đối phó với tất cả, tôi đứng thẳng hiên ngang.
Và đã làm theo cách của tôi
Cuối cùng là màn pháo bông soi sáng buổi tối của Paris, thấp thoáng hình ảnh của tháp Eiffel, và Arc De Triomphe, biểu tượng của Pháp, kết thúc lễ bế mạc.
Chào tạm biệt, và cảm ơn Paris. Bốn năm nữa, tháng 7 năm 1928, Thế vận hội Los Angeles sẽ mang màu sắc của "thành phố Thiên thần".
Nguyễn Trần Diệu Hương