Buổi sáng nhỏ giọt trên những vạt rau bị dập
như giọt mồ hôi trên đường nét bàn tay tôi
với thân cây và miệng nhăn nheo
mặt trời nhô lên trong những kênh đào của đám lá khổng lồ
phục hồi nghĩa trang nơi trú ẩn những ngôi nhà
với cùng một lòng nhiệt thành xanh tươi dính
sức mạnh đáng lo ngại, lướt qua tâm trí tôi
sự phi lý của những nhóm người
trong dãy nhà san sát này
như lỗ chân lông trên da
trong khoảng không đau thương của không gian trên mặt đất
Tôi nghe thấy tiếng kêu của những chú chim mà người ta từng kể
rằng chúng hót và không thể lay chuyển như đá
Tôi thấy những đàn nhà đang gặm nhấm không khí
những nhà máy hót như chim từng hót
những con đường mất hút trong những vụ thu hoạch muối
những mảnh trời trở nên khô cằn trên rêu xanh
tiếng cót két của ròng rọc cho ta biết một cái gầu đang nổi lên trong giếng
chứa đầy máu trong suốt
bốc hơi dưới ánh mặt trời
không gì khác có thể làm phiền mạch điện này trên mặt đất
cho đến tối
run rẩy dưới hình dạng con bướm khổng lồ bị ghim chặt
ở lối vào một nhà ga bất động.
Pierre Unik
Nguyễn Man Nhiên dịch
Pierre Unik
Nguyễn Man Nhiên dịch
Nguồn: Nguyễn Man Nhiên chuyển ngữ bài thơ "The Manless Society" của nhà thơ Pierre Unik, từ bản dịch tiếng Anh của David Gascoyne.
Pierre Unik (1909–1945) là một nhà thơ, nhà biên kịch và nhà báo siêu thực người Pháp. Unik là một trong những người cuồng nhiệt nhất của nhóm Siêu thực, từ năm 1925 đến năm 1932. Unik đã xuất bản văn bản Siêu thực đầu tiên của mình trên tạp chí La Révolution surréaliste. Là tác giả của hai tập thơ, ông cũng viết kịch bản. Ông đã làm việc với Luís Buñuel - một đạo diễn phim người Tây Ban Nha, trong ba bộ phim.
Năm 1940, Pierre Unik bị bắt trong một trại tù binh chiến tranh ở Silesia. Vào tháng 2 năm 1945, Unik trốn thoát khỏi trại tập trung và sau đó biến mất một cách bí ẩn. Ông được tuyên bố là đã chết, lúc đó là mùa đông ở Tiệp Khắc. Điều gì đã xảy ra với ông, rất ít thông tin được viết. Trong cuốn tự truyện My Last Sigh của Luís Buñuel, tác giả đã mô tả Pierre Unik là "một chàng trai trẻ tuyệt vời, thông minh và nóng nảy". Ông cũng than thở rằng "Unik đã hoàn toàn bị quên lãng!"
Bài thơ "Xã hội thiếu đàn ông" (The Manless Society) của Pierre Unik truyền tải một thông điệp mang tính viễn kiến: cách tự động hóa sẽ khiến nhân loại trở nên thừa thãi và cả tác động mà con người đã gây ra cho thế giới. Thực sự chúng ta quan trọng đến mức nào? Tầm thường đến mức nào? Hay chúng ta chỉ là những cục u của một xã hội bất ổn? Có lẽ Pierre Unik đã suy nghĩ vượt ra ngoài phạm vi đơn giản của công việc và giải trí và mối quan hệ yêu/ghét với thế giới hiện đại.
...
Gửi ý kiến của bạn