Hôm nay,  

Quan Điểm và Lập Trường Của Kamala Harris

26/07/202400:00:00(Xem: 2133)

Harris
Bà Kamala Harris đã trở thành ứng viên hàng đầu của Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024 và có khả năng trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)

Kamala Harris hiện là ứng viên hàng đầu của Đảng Dân Chủ trong cuộc bầu cử Tổng thống năm 2024, sau khi Tổng thống Joe Biden quyết định kết thúc chiến dịch tái tranh cử và chuyển sang ủng hộ bà.
 
Trong bốn năm qua, Harris chủ yếu ủng hộ các chính sách của Biden. Tuy nhiên, bà từng bị chỉ trích vì ít khi thể hiện rõ ràng các quan điểm chính trị mạnh mẽ và ổn định, và chủ yếu được coi là một dân cử Đảng Dân Chủ ôn hòa.
 
Với kinh nghiệm phong phú qua nhiều vai trò trong lĩnh vực công, từ công tố viên quận San Francisco năm 2003, Tổng Chưởng Lý California năm 2011, Thượng nghị sĩ California năm 2017, đến Phó Tổng thống, Harris hoàn toàn có đủ khả năng để dẫn dắt Đảng Dân Chủ và trở thành nữ Tổng thống đầu tiên của Hoa Kỳ. Sau đây là một số quan điểm và lập trường của Phó tổng thống Harris về một số vấn đề:
 
Quyền phá thai
 
Trong suốt sự nghiệp của mình, Harris vẫn luôn ủng hộ quyền phá thai, và được xem là người ủng hộ các quyền sinh sản mạnh mẽ hơn so với Biden. Khi làm TNS, bà ủng hộ các luật chống lại việc các tiểu bang hạn chế quyền phá thai, và bỏ phiếu phản đối dự luật cấm phá thai sau tuần thứ 20 của thai kỳ.
 
Đến khi trở thành Phó Tổng thống, bà đã chỉ trích quyết định của Tối Cao Pháp Viện (TCPV) vào năm 2022 về việc lật ngược phán quyết Roe v. Wade và trở thành tiếng nói hàng đầu của Bạch Ốc về các quyền sinh sản. Đầu năm nay, Harris cũng đã đến thăm một phòng khám của Planned Parenthood ở Minnesota, điều mà chưa từng có Phó Tổng thống nào làm trước đây.
 
Trí tuệ nhân tạo (AI)
 
Vào tháng 10 năm ngoái, chính quyền Biden-Harris đã ban hành một sắc lệnh hành pháp nhằm kiểm soát trí tuệ nhân tạo (AI) và hạn chế các mối đe dọa từ công nghệ này. Tháng 3 năm nay, Phó Tổng thống Harris đã công bố các thông báo quan trọng liên quan đến AI, yêu cầu các cơ quan liên bang phải chứng minh được rằng các công cụ AI mà họ sử dụng không gây nguy hiểm cho người dân.
 
Mặc dù Đảng Cộng Hòa muốn hủy bỏ sắc lệnh này, nhưng đông đảo công chúng vẫn ủng hộ mạnh mẽ việc áp đặt các giới hạn lên sự phát triển của AI, với sự ủng hộ từ các dân cử của cả hai đảng.
 
Trung Quốc
 
Harris có thể sẽ tiếp tục duy trì các chính sách của Chính quyền Biden trong việc đối phó với ảnh hưởng ngày càng tăng của Trung Quốc trên toàn thế giới, bao gồm việc chỉ trích các hoạt động của Trung Quốc ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, tìm cách hạn chế sự phụ thuộc vào Bắc Kinh để giảm thiểu các mối đe dọa tiềm ẩn.
 
Khi làm TNS, Harris đã ủng hộ các dự luật thúc đẩy nhân quyền ở Hồng Kông và trừng phạt những cá nhân phải chịu trách nhiệm về các vi phạm nhân quyền đối với người Duy Ngô Nhĩ ở khu vực Tân Cương, Trung Quốc.
 
Vào năm 2022, khi gặp Tập Cận Bình bên lề Hội nghị thượng đỉnh APEC, Phó Tổng thống đã nhắc lại quan điểm của Tổng thống Biden rằng “cần phải duy trì các kênh liên lạc mở để kiểm soát các mối quan hệ cạnh tranh giữa hai nước chúng ta một cách khôn ngoan và tránh những xung đột không đáng có.” Vài ngày sau cuộc gặp với Tập Cận Bình, Harris đã đến thăm Philippines. Đây được coi là một thông điệp gửi đến TQ rằng Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ quốc gia Đông Nam Á này khi mà Bắc Kinh ngày càng tỏ ra hung hăng ở Biển Đông.
 
Bà đã chỉ trích các hành động của Trung Quốc ở Biển Đông, Biển Hoa Đông và eo biển Đài Loan là “đáng lo ngại.” Trong một chuyến thăm căn cứ hải quân ở Nhật Bản vào năm 2022, Harris đã nhấn mạnh cam kết của Hoa Kỳ trong việc “tiếp tục hỗ trợ Đài Loan tự vệ.
 
Biến đổi khí hậu
 
Biến đổi khí hậu là một dấu ấn nổi bật trong sự nghiệp chính trị của Kamala Harris. Mối quan tâm của bà về vấn đề này bắt đầu từ thời bà kiện các tập đoàn dầu mỏ lớn từ khi còn làm công tố viên quận San Francisco cho đến khi trở thành Bộ trưởng Tư pháp California.
 
Trong vai trò TNS, Harris là một trong những người đầu tiên hỗ trợ “Kế hoạch Xanh” (Green New Deal), một sáng kiến nhằm chuyển đổi sang năng lượng sạch do DB Alexandria Ocasio-Cortez và TNS Edward Markey đề nghị. Bà cũng cố gắng thúc đẩy Dự luật Công bằng Khí hậu (Climate Equity Act) để hỗ trợ cho các cộng đồng dễ bị tổn thương trước khủng hoảng khí hậu, nhưng không thành công.
 
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2019, Harris đã đề nghị một kế hoạch trị giá 10 ngàn tỷ MK nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Kế hoạch này bao gồm việc áp dụng mức phí ô nhiễm khí hậu và chấm dứt các khoản trợ cấp liên bang cho nhiên liệu hóa thạch.
 
Trong vai trò Phó Tổng thống, Harris tiếp tục ủng hộ các biện pháp chống biến đổi khí hậu và tích cực tham gia vào các cuộc thảo luận với các viên chức khác để thúc đẩy luật về khí hậu. Vào tháng 12 năm ngoái, khi tham dự hội nghị thượng đỉnh về khí hậu COP28, Harris đã công bố khoản cam kết trị giá 3 tỷ MK từ Hoa Kỳ cho Quỹ Green Climate Fund.
 
Vấn đề tội phạm
 
Ngay từ những ngày đầu trong sự nghiệp, Kamala Harris đã nổi danh là một công tố viên cứng cựa của California. Bà cũng từng ủng hộ một chương trình gây tranh cãi nhằm giải quyết vấn đề trẻ em bỏ học bằng cách truy tố phụ huynh. Chương trình này bị chỉ trích vì ảnh hưởng bất công đến các gia đình thuộc cộng đồng da màu.
 
Sau đó, bà đã cố gắng thay đổi hình ảnh của mình thành một công tố viên cấp tiến, kêu gọi điều tra các vụ cảnh sát bắn người và phản đối án tử hình, đồng thời thừa nhận sự bất bình đẳng chủng tộc trong hệ thống tư pháp về lĩnh vực hình sự.
 
Trong chiến dịch tranh cử tổng thống năm 2019, Harry từng nói: “Toàn bộ sự nghiệp của tôi là để thực hiện những cải cách cần thiết và đấu tranh cho những người thường không có tiếng nói, từ những cô, cậu trót lỡ lần đầu phạm tội cho đến những bà mẹ gốc da đen mỏi mòn trên con đường đòi lại công lý cho con mình.
 
Là nữ Phó Tổng thống gốc da đen đầu tiên, Harris đã phải đối mặt với cả sự phân biệt giới tính và kỳ thị chủng tộc từ các đối thủ chính trị của mình. Bà cũng đã thừa nhận rằng mặc dù Hoa Kỳ không phải là một quốc gia phân biệt chủng tộc, nhưng vẫn phải thừa nhận lịch sử và sự tồn tại của thói kỳ thị chủng tộc hiện nay.
 
Vấn đề súng đạn
 
Kể từ năm 2023, Harris đã lãnh đạo Văn phòng Phòng chống Bạo lực Súng đạn (Office of Gun Violence Prevention) của Tòa Bạch Ốc, tập trung vào việc kiểm soát súng đạn. Năm 2022, Chính quyền Biden-Harris đã thông qua Bipartisan Safer Communities Act (Đạo luật lưỡng đảng vì cộng đồng an toàn hơn), là đạo luật lớn về an toàn súng đạn đầu tiên của Hoa Kỳ trong gần ba thập niên.
 
Tháng 3/2023, trong chuyến thăm Trường Trung học Marjory Stoneman Douglas ở Parkland, Florida (nơi đã xảy ra vụ xả súng hàng loạt vào năm 2018), Harris đã công bố khánh thành National Extreme Risk Protection Order Resource Center. Trung tâm này hỗ trợ việc thực thi các “luật cờ đỏ,” cho phép tạm thời tịch thu vũ khí của những kẻ nguy hiểm, và kêu gọi các tiểu bang khác thông qua các luật cờ đỏ tương tự.
 
Kinh tế, thuế và lạm phát
 
Kamala Harris đã tích cực thúc đẩy các chính sách hỗ trợ cho những gia đình có thu nhập thấp và trung bình. Khi là TNS, bà là người đệ trình Đạo luật “LIFT the Middle Class,” với các khoản ưu đãi thuế 3,000 MK/người cho những người thuộc tầng lớp trung lưu và lao động, cũng như các chính sách chăm sóc sức khỏe và xóa nợ sinh viên.
 
Làm Phó Tổng thống, bà ủng hộ Đạo luật Giảm lạm phát (Inflation Reduction Act) năm 2022, và công bố các biện pháp để làm cho giá nhà ở rẻ hơn, một vấn đề mà bà đã kiên trì thúc đẩy từ lâu.
 
Vào năm 2020, Harris đã là một trong số ít các TNS bỏ phiếu phản đối Thỏa Thuận Thương Ước Hoa Kỳ-Canada-Mexico (USMCA) của Tổng thống Trump, vì cho rằng thỏa thuận không bảo vệ đầy đủ quyền lợi của người lao động Hoa Kỳ và không giải quyết được các vấn đề biến đổi khí hậu.
 
Tháng 4/2023, Harris đã khởi động “Economic Opportunity Tour” trên toàn quốc để quảng bá những thành tựu của chính quyền Biden trong các vấn đề kinh tế quan trọng liên quan đến công ăn việc làm, đầu tư cơ sở hạ tầng, chăm sóc sức khỏe và xóa nợ sinh viên.
 
Vấn đề di dân
 
Năm 2021, Biden giao cho Harris nhiệm vụ giám sát và giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của vấn đề di dân vượt biên từ các nước Hoa Kỳ Latinh. Cũng trong năm đó, khi phát biểu cùng Tổng thống Guatemala Alejandro Giammattei, bà cảnh báo mọi người không nên cố gắng nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ: Tôi muốn nói rõ với những người đang nghĩ đến việc thực hiện chuyến đi nguy hiểm đến biên giới Hoa Kỳ-Mexico: Xin đừng đến đó. Đừng đến đó. Hoa Kỳ sẽ tiếp tục thực thi các luật cần thiết để bảo vệ biên giới của chúng tôi.
 
Chính quyền Biden-Harris vẫn đang duy trì một quy định thời Trump, hầu hết di dân trưởng thành vượt biên vào Hoa Kỳ đều sẽ bị từ chối ngay tại biên giới. Biện pháp này không được lòng nhiều dân cử Đảng Dân Chủ và các nhóm bảo vệ di dân, ủng hộ họ có quyền xin tị nạn tại Hoa Kỳ.
 
Vào tháng 3, bà đã công bố hơn 1 tỷ MK để giải quyết các nguyên nhân dẫn gây ra vấn đề di cư: cải thiện điều kiện sống của người dân tại Guatemala, Honduras và El Salvador. Tổng số tiền được cam kết dành cho chương trình này đã lên tới 5.2 tỷ MK kể từ tháng 5/2021.
Bà cũng ủng hộ một dự luật về an ninh biên giới, nhưng dự luật này đã bị từ chối do sự phản đối từ Đảng Cộng Hòa và tranh cãi trong Đảng Dân Chủ.
 
Chiến tranh Israel-Hamas
 
Trong cuộc xung đột giữa Israel và Hamas, Phó Tổng thống Kamala Harris có vẻ sẵn lòng chỉ trích Israel nhiều hơn Biden, đặc biệt là khi nói đến vấn đề thường dân Palestine thiệt mạng ở Gaza. Điều này có thể làm cho các cử tri trẻ tuổi theo phong trào cấp tiến và người Hoa Kỳ gốc Ả Rập sẵn lòng ủng hộ bà hơn.
 
Nhưng dù Harris có thể hiện sự chỉ trích đối với Israel, các chuyên gia cho rằng chính sách của bà sẽ chẳng mấy khác biệt so với chính sách của Biden. Theo Aaron David Miller, một chuyên gia tại Quỹ Carnegie vì Hòa bình Quốc tế, quan điểm của Harris về Israel vẫn ôn hòa hơn so với những người đề nghị áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc đối với Israel.
 
Quyền lợi của cộng đồng LGBTQ+
 
Harris là người ủng hộ mạnh mẽ quyền lợi của cộng đồng LGBTQ+. Bà đã công khai phản đối luật “Don’t Say Gay” của Florida và tổ chức các sự kiện kỷ niệm Pride Month trong vai trò Phó Tổng thống.
 
Bà cũng đã đến thăm Stonewall Inn để thể hiện sự ủng hộ đối với cộng đồng LGBTQ+. Tuy nhiên, Harris đã từng bị chỉ trích vì viết các tài liệu pháp lý khi còn là Bộ Trưởng Tư Pháp California, nhằm từ chối phẫu thuật thay đổi giới tính cho các tù nhân.
 
Chiến tranh Ukraine
 
Phó Tổng thống Harris đã tuân theo chính sách của Tổng thống Biden về Ukraine. Trong một cuộc phỏng vấn hồi đầu năm, bà khẳng định Ukraine cần sự hỗ trợ của Hoa Kỳ. Gần đây, bà đã đại diện cho Hoa Kỳ tại một hội nghị ở Ukraine, gặp Tổng thống Zelensky và công bố gói hỗ trợ trị giá 1.5 tỷ MK cho Ukraine. Harris cũng mạnh mẽ lên án Putin về cuộc chiến và cái chết của thủ lãnh phe đối lập Alexei Navalny, nhấn mạnh rằng Nga phải chịu trách nhiệm cho các vấn đề này.
 
Quyền bầu cử
 
Harris đã dẫn đầu các nỗ lực của chính quyền Biden để bảo vệ và mở rộng quyền bỏ phiếu trên toàn quốc. Bà đã nhắc nhở Tổng thống Biden chú trọng đến vấn đề này từ năm 2021. Dù dự luật quan trọng bảo vệ quyền bỏ phiếu không được thông qua vào năm 2022, Harris vẫn kiên trì làm việc với các nhà lãnh đạo dân quyền để đảm bảo rằng người dân có đầy đủ thông tin cần thiết để bỏ phiếu, khuyến khích sinh viên tham gia bỏ phiếu, bảo vệ các viên chức bầu cử, và chống lại các luật lệ gây khó khăn cho cử tri trong việc bỏ phiếu.
 
Nguồn: “A Guide to Kamala Harris’ Views on Abortion, the Economy, and More” được đăng trên trang Time.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phân Ưu: Được tin bạn GIUSE NGUYỄN VĂN CHƯƠNG Sinh ngày 01 tháng 01 năm 1962 tại Bình Định Việt Nam. Đã từ trần vào ngày 19 tháng 6 năm 2025 tại San Diego California Hoa Kỳ. Hưởng thọ 63 tuổi
Phân Ưu: Nhận được tin buồn Ông NGUYỄN NGỌC TUYỀN, Pháp Danh QUANG MINH, sinh ngày 02 tháng 02, năm1932 tại Làng Hoành Lộ, huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định, Bắc phần Việt Nam đã mệnh chung ngày 17 tháng 6, năm 2025, tai Santa Ana, California. Hưởng thọ 94 tuổi.
Xét vụ các bà bầu và hội dân quyền kiện về lệnh Trump nói trẻ em sẽ không tự động có quốc tịch khi sinh ra trên đất Mỹ nếu ba mẹ không phải công dân Mỹ, Thẩm phán Deborah Boardman ra hạn hôm nay Bộ Tư Pháp phải ghi văn bản về việc thực hành lệnh Trump thế nào thì tòa mới xử. - Bộ Tư pháp bắt đầu lập ưu tiên tước quốc tịch của người Mỹ nhập tịch khi họ bị truy tố về tội phạm
(WASHINGTON, ngày 30 tháng 6, Reuters) – Một công trình nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí The Lancet báo động rằng nếu Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (U.S. Agency for International Development, USAID) tiếp tục bị cắt giảm ngân khoản, hoặc tệ hơn, bị giải thể, thế giới có thể sẽ có hơn 14 triệu người chết vào năm 2030.
(WASHINGTON, ngày 30 tháng 6, Reuters) – Một nhóm tin tặc tự xưng là “Robert”, bị tình nghi có liên hệ với Cộng hoà Hồi giáo Iran, vừa loan báo sẽ công bố thêm nhiều tài liệu lấy được từ hộp thư điện tử của các nhân vật thân cận với Tổng thống Donald Trump. Nhóm này từng gây xôn xao dư luận khi tung ra loạt tài liệu trước kỳ tổng tuyển cử Hoa Kỳ vào cuối năm 2024.
Dự luật One Big Beautiful Bill Act – hiện đang được phe Cộng Hòa xắn tay soạn thảo và cổ động – nếu được thông qua tuần này, sẽ bơm tiền khổng lồ cho các cơ quan công lực liên bang và hệ thống nhà tù, mở đường cho chiến dịch trục xuất chưa từng có và tham vọng quân sự hoá xã hội Mỹ dưới thời Tổng Thống Donald Trump
- Khi thuế xe hơi của Trump hiệu lực, người mua xe Mỹ có thể sẽ tốn thêm trung bình 1.760 đô/xe (tức là, người tiêu dùng chịu 80% gánh nặng thuế quan) - Dự luật ngân sách "bự và đẹp" Trump hy vọng Thượng Viện thông qua hôm nay, thứ Hai.
(Hồng Kông, ngày 29 tháng 6, Reuters) – Liên minh Dân chủ Xã hội (League of Social Democrats, LSD), tổ chức dân chủ cuối cùng còn hoạt động tại Hồng Kông, hôm Chủ nhật cho biết sẽ chính thức giải thể, vì “áp lực chính trị ghê gớm” dưới làn sóng trấn áp an ninh trong suốt 5 năm qua. Kể từ nay, thành phố do TQ kiểm soát sẽ không còn bất kỳ đại diện chính thức nào của phe đối lập dân chủ.
(SEVILLE, Tây Ban Nha, ngày 29 tháng 6, Reuters) – Giữa cái nắng gay gắt của miền nam Tây Ban Nha, hàng trăm người đã tuần hành qua thành phố Seville hôm Chủ Nhật, kêu gọi xóa nợ cho các quốc gia đang phát triển, thúc đẩy công bằng về trách nhiệm ứng phó với biến đổi khí hậu và đánh thuế giới siêu giàu. Hoạt động này diễn ra ngay trước khi hội nghị của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tài trợ phát triển chính thức bắt đầu.
- Tỷ phú Elon Musk lặp lại: Dự luật lớn & đẹp Cộng Hòa thông qua là điên khủng, phá hoại, tự sát chính trị - Quận Los Angeles: 1 xe kem bỏ hoang giữa phố khi đặc vụ ICE bắt người bán kem được khu phố yêu thương - Chấm dứt Quy chế Bảo vệ Tạm thời TPS, sẽ trục xuất 350.000 người Haiti ra khỏi Mỹ từ đầu tháng 9
Không ai ngờ nhà thơ này làm được các bài thơ kể chuyện về các Thiền sư Việt Nam trong thể thơ Đường luật, y hệt như khai mở lại một mạch nguồn thi ca sinh động. Những bài thơ của thầy, tinh luyện từng chữ, dịu dàng mang hơi thở Thiền Tông Việt Nam. Tôi đọc và kinh ngạc, như gặp lại một tri kỷ những năm rất xưa cũ, nhưng với một chân trời thi ca hoàn toàn mới. Nơi đó, riêng một mình Thầy Thích Chúc Hiền bước đi đơn độc, trong văn phong thanh thản, giữa những như dường gian nan trong từng chữ, từng ý đối, từng vần trau chuốt khó gieo, và trong từng âm vang Thiền ngữ. Tôi đọc và cảm nhận từng trang thơ đầy những tràn ngập hạnh phúc, hẳn nhiên là cho cả thi sĩ Thích Chúc Hiền và cho cả những độc giả khó tính như tôi. Từ thầy, tôi nhận ra rằng thơ Đường luật không hề cũ, chỉ là vì mình đã tránh né một lối đi rất khó khăn của thi ca.
- Quận Cam: mạng lưới người dân tự động cứu trợ các gia đình không dám đi chợ vì ICE. Santa Ana sẽ chính thức họp Thứ Ba tuần sau về cứu trợ. - Bắt đầu từ tháng 7, khoảng 450.000 người từ 62 tuổi trở lên có thể thấy trợ cấp An sinh xã hội của họ bị cắt giảm vì nợ thời sinh viên. - 27 nước Liên Âu và nhiều nước khác sẽ lập klhu tự do thương mại 39 nước (không có Mỹ)
19 tháng 6 năm 2025. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ tiếp tục lên lịch hẹn chiếu khán cho sinh viên quốc tế, nhưng sẽ yêu cầu tất cả đương đơn phải mở (chế độ công khai) tài khoản mạng xã hội của họ để có thể tra xét kỹ lưỡng hơn. Bộ Ngoại giao đã chỉ thị các viên chức lãnh sự mở rộng việc tra xét phương tiện truyền thông mạng xã hội của đương đơn và tìm kiếm bất kỳ bằng chứng nào về thái độ thù địch đối với công dân, văn hóa, chính phủ, các tổ chức hoặc hệ thống dân chủ của Hoa Kỳ.
Ngày 26 tháng 3 năm 2025, Kristi Noem – Bộ trưởng An ninh Nội địa trong chính quyền Trump – đến thăm Trung tâm Giam giữ Khủng bố CECOT tại El Salvador, đi cùng với Bộ trưởng Tư pháp và An ninh Công cộng Gustavo Villatoro. Chuyến thăm này tái khẳng định thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ: El Salvador sẽ nhận giam giữ di dân bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. CECOT, nhà tù nằm dưới chân núi lửa, vốn đã khét tiếng vì điều kiện giam giữ tàn bạo. Nhưng năm nay, nó tiếp nhận một loại tù nhân mới: di dân bị trục xuất từ Hoa Kỳ – không vì tội hình sự, mà vì chính sách mới của Tổng thống Donald Trump.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.