Hôm nay,  

Đêm nhạc kỷ niệm “45 năm Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân Việt Nam 20/7/1979-20/7/2024”

24/07/202422:29:00(Xem: 1970)

(1)-45-NĂM-THUYỀN-NHÂN-DSC_0281
Quang cảnh lễ chào cờ


Westminster, California (Thanh Huy) - Tại hội trường Nhật Báo Người Việt vào chiều Thứ Bảy ngày 20 tháng  7 năm 2024, Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc và thân hữu đã tổ chức đêm nhạc kỷ niệm “45 năm Quốc Tế cứu thuyền nhân Việt Nam 20/7/1979-20/7/2024”. Mặc dù một buổi chiều với nhiều sinh hoạt diễn ra tại khu Little Sài Gòn nhưng số người tham dự đã ngồi kín hội trường, nhiều người còn phải đứng chung quanh để thưởng thức chương trình nhạc và nghe kể lại những kỷ niệm một thời vượt biển gian nan sau ngày 30 tháng 4 năm 1975.

Đa số những người tham dự là thuyền nhân, trong đó có Giáo Sư Đoàn Ngọc Đa, Nha Sĩ Kim Loan, Nhà văn nhà báo Phan Tấn Hải va phu nhân, nhà báo Kỳ Phát, Xướng Ngôn Viên, nhà báo Ngọc Ân, các cơ quan truyền thông có Phan Đại Nam Đài Truyền Hình SBTN, Nguyễn Viết Hưng, Việt Phố TV, Văn Lang, Người Việt, Thanh Huy, Việt Báo.v.v… Dân cử có Dân Biểu Tiểu Bang Ông Tạ Đức Trí…

Mở đầu chương trình, Ca Sĩ Phong Dinh lên điều hợp chương trình nghi thức chào quốc kỳ Việt Nam Cộng Hòa, Hoa Kỳ, phút mặc niệm.

(2)45-NĂM-THUYỀN-NHÂN--DSC_0279
Ca Sĩ Phong Dinh hát Quốc Ca Hoa Kỳ


Sau đó Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc, Trưởng ban tổ chức lên ngỏ lời chào mừng và cảm ơn sự hưởng ứng tham dự đông đão của quý đồng hương. Ông cho biết:

“Mục đích của Đêm 45 Năm Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân Việt Nam,” là bày tỏ lòng biết ơn của người tị nạn Việt Nam đối với thế giới gồm nhiều quốc gia, nhiều tổ chức bác ái, những ân nhân hảo tâm, đã cứu giúp họ qua Hội nghị Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân Việt Nam 45 năm xưa. Và cũng để nhắc nhớ tinh thần thuyền nhân vượt biển và cũng là dịp để các thuyền nhân hội ngộ ôn lại những kỷ niệm…”

(3)-45-NĂM-THUYỀN-NHÂN-DSC_0285
Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc chào mừng quan khách và đồng hương

 

Ông tiếp “Ngày 20 Tháng Bảy, 1979, hơn 60 quốc gia đã họp tại thành phố Geneva, Thụy Sĩ, để bàn cách cứu giúp thuyền nhân Việt Nam đang khốn khổ tại các trại tị nạn Đông Nam Á và gặp nguy hiểm trên biển cả như sóng to gió lớn và hải tặc cướp giết.  Kết quả của hội nghị này là nhiều quốc gia đồng ý nhận định cư thêm người tị nạn Việt Nam, tăng ngân sách viện trợ cho các trại tị nạn thuyền nhân ở Đông Nam Á, khuyến khích tàu thuyền ngoại quốc cứu vớt thuyền nhân giữa biển khơi.

Cũng nhờ hội nghị này mà chính quyền Malaysia và chính quyền Thái Lan không còn xua đuổi thuyền nhân và kéo ghe thuyền của họ ra lại biển cả rồi chặt đứt dây kéo.

Quan trọng hơn cả là hàng trăm ngàn thuyền nhân Việt Nam vượt biển và những người vượt biên bằng đường bộ được định cư khắp thế giới, tạo nên một cộng đồng Việt Nam tự do ngày nay.

Thuyền nhân Việt Nam mãi biết ơn tấm lòng nhân đạo của thế giới…”

Ngay sau đó ban hợp ca lên hát bản ‘Thuyền Nhân Hành Khúc” một sáng tác mới hùng hồn của Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc.

(4)-45-NĂM-THUYỀN-NHÂN-DSC_0289
Hợp ca Thuyền Nhân Hành Khúc

Chương trình văn nghệ tiếp nối qua những tiếng hát: Như Mai, Philip Huy, Ngọc Diệp, Nam Trân, Erlinda Dương, Đào Tâm, Huy Hoàng, Mạnh Quân, Phương Trang, Ngọc Quỳnh, Lâm Dung, Ái Liên, Đoàn Cẩn, Phong Dinh, Thy An, Nhàn Nguyễn… qua những nhạc phẩm do Trần Chí Phúc sáng tác như: Mai Em Đi- Xác Em Nay Ở Phương Nào- Vượt Biển Tình Người- Kota Bharu Kỷ Niệm- (bản nhạc nầy đã được Nha Sĩ Kim Loan người đã từng ở trại tỵ nạn Kota Bharu lên giới thiệu qua phần trình bày của ca sĩ Đào Tâm)-Thu Tiễn Người-Chiều Ohio-Mời Em Ghé Phố Bolsa-Sài Gòn Em Ở Đó- Cánh Chim Hải Âu-Đưa Em Thăm Huế-Mai Mốt Em Về Đâu-và cuối cùng với bản hợp ca “Cảm Ơn Tấm Lòng Thế Giới”

Nhạc đệm với Lê Sĩ Dự dương cầm, Trúc Linh và Trần Chí Phúc tây ban cầm, âm thanh Tuyền Soundman.

Trong dịp nầy, Dân Biểu Tiểu Bang Trí Tạ (Địa Hạt 70) trong lời phát biểu cho biết:  “Vừa qua ông có hỏi nhạc sĩ Trần Chí Phúc chi tiết liên quan đến thuyền nhân Việt Nam, để đệ trình lên Hạ Viện California một nghị quyết về thuyền nhân Việt Nam, ghi nhận và vinh danh họ qua hành trình đi tìm tự do. Sau khi tìm hiểu ông biết được hai cột mốc thời gian rất quan trọng của thuyền nhân Việt Nam, một là thời gian khoảng Tháng Chín năm 1978, đó là lúc đỉnh cao của số người Việt rời bỏ Việt Nam có thể là cao nhất. Khi tiếp xúc với nhạc sĩ Trần Chí Phúc, chúng tôi biết thêm là cột mốc thứ hai là ngày 20 Tháng Bảy năm 1979, có 60 quốc gia đã họp tại Liên Hiệp Quốc để đưa ra những giải pháp để giúp đỡ thuyền nhân Việt Nam.”

Sau đó, Dân Biểu Trí Tạ đã trao tặng bằng tưởng lục của Hạ Viện California đến nhạc sĩ Trần Chí Phúc, để ghi nhận những đóng góp của “Nhạc sĩ Trần Chí Phúc đã dùng sáng tác âm nhạc của mình để gìn giữ những căn cước tị nạn của tập thể người Việt chúng ta. Thế hệ đi trước đã hy sinh quá nhiều trên hành trình tìm tự do, với lòng khát khao Việt Nam phải có tự do, và chúng tôi tin rằng thế hệ sinh ra và trưởng thành tại Hoa Kỳ sẽ tưởng nhớ và tranh đấu cho hai chữ Tự Do.”

Trong phần kể lại những kỷ niệm thuyền nhân  Giáo Sư Đoàn Ngọc Đa kể “ông vượt biên từ Rạch Giá cùng với nhạc sĩ Trần Chí Phúc, ông là người lên ghe cuối cùng, bất ngờ một loạt súng nổ. Ông hoảng sợ nhảy xuống biển bơi vào bờ khi vợ ông đã thoát được.”

Ông tiếp: “Nhưng vì thương vợ và lòng khao khát tự do, một tháng sau tôi lại vượt biên, đến được Thái Lan. Chính tôi ở đó đã cùng bạn bè chôn xác một người mẹ đã chết vẫn còn ôm cứng đứa con. Chúng tôi đã lập ngôi mộ với mộ bia có khắc ‘Một ngôi mộ hai trái tim.’ Nhìn cảnh ấy, chúng tôi hiểu rằng tình mẫu tử thiêng liêng như thế nào.”

 “Nhìn lại lịch sử dân tộc, khi chúng ta về phương Nam để mở mang bờ cõi, cũng như sau Hiệp Định Geneve, chúng ta đi về miền Nam, nhưng vẫn còn ở trong nước. Nhưng lần vượt biển này, chúng ta mãi mãi xa rời không biết bao giờ trở về được quê hương. Tại sao có quê hương mà phải bỏ đi, vì nơi đó không có tình người, không có tự do, không có tất cả,…”

Bác Sĩ Michael Đào kể ông vượt biên “bán chính thức” năm 1979 cùng với gia đình, trên một chiếc tàu bé nhỏ chứa khoảng 600 người!

(5)-45-NĂM-THUYỀN-NHÂN-DSC_0295
BS. Michael Đào kể về kỷ niệm trên đảo

“Rất may mắn lúc ấy tàu chúng tôi đi yên lành tới đảo KuKu, một trong nhiều đảo của Nam Dương. Phải tự làm nhà lá để ở tạm trên đảo không có người, vài tháng sau mới được tiếp tế từ Liên Hiệp Quốc về lương thực. Chúng tôi rất mang ơn những hội của người ngoại quốc cưu mang, tôi được may mắn sang Hoa Kỳ, được ăn học thành tài trong ngành y. So với những người anh trong gia đình, tôi là người nghèo nhất.”

Bác sĩ Michael Đào chia sẻ khi thành công nơi xứ người, ông luôn nhớ ơn nước Mỹ đã cưu mang giúp đỡ thuyền nhân rất nhiều, và đã giúp đỡ tài chánh để bệnh viện Orange Coast Memorial hoàn thành phòng soi tim mạch, phòng cấp cứu, mổ tim, trong cuối năm rồi…

Xướng Ngôn Viên, nhá báo Ngọc Ân lên có đôi lời kể lại những chuyến đi về các trại tỵ nạn để tìm mộ của những thuyền nhân không may mắn và bày tỏ lòng biết ơn của những ân nhân đã chôn cất thuyền nhân… Lời phát biểu ngắn gọn nhưng đã làm xúc động những người tham dự.

Tiếp nối chương trình là ca khúc “Mai Mốt Em Về Đâu,” Trần Chí Phúc sáng tác năm 1985 qua một bài thơ của một cô gái thuyền nhân, lời tâm sự của ca sĩ Phong Dinh và tiếng đàn của nhạc sĩ Trần Chí Phúc, kể lại tâm sự hoang mang của một nữ thuyền nhân khi không biết thân phận mình sẽ trôi về đâu, nhưng đối với người nhạc sĩ thì hành trang mang theo dù khắp bốn phương trời chỉ là tình yêu quê hương mà thôi.

Trong dịp nầy, Nhạc Sĩ Trần Chí Phúc cho ra mắt Tuyển tập “Pulau Bidong Giã Từ,” 12 ca khúc do ông sáng tác.

Đặc biệt, nhạc sĩ vừa in xong tập nhạc mang tên Pulau Bidong Giã Từ gồm 12 ca khúc vượt biển mà ông viết trong thời gian 45 năm, từ 1979 đến 2024, để kỷ niệm cuộc đời thuyền nhân như “Xác Em Nay Ở Phương Nào,” “Leamsing Chiều Tị Nạn,” “Mai Mốt Em Về Đâu,” “Cám Ơn Tấm Lòng Thế Giới”…

Mấy ca khúc mới là “Thuyền Nhân Hành Khúc,” “Giã Từ Pulau Bidong,” “Đảo Thương Tị Nạn,” “Kota Bharu Kỷ Niệm.”

Riêng bản Pulau Bidong Giã Từ nói về hòn đảo ở Malaysia nơi từng dung chứa khoảng 200,000 thuyền nhân Việt Nam, có mấy câu như sau: “Ngày mai em lên đường đi Canada, người kia đi Âu Châu, bạn tôi đến Úc, còn anh tới Mỹ… Đêm cuối cùng Pulau Bidong, nấu nồi chè tiễn nhau đi, đàn lên tiếng hát, hát những bài ca, một thời yêu thương, kỷ niệm quê hương.”

Mời xem nghe Pulau Bidong Giã Từ:



Nhạc sĩ Trần Chí Phúc tâm sự rằng việc thực hiện Đêm 45 Năm Quốc Tế Cứu Thuyền Nhân là để hâm nóng tinh thần thuyền nhân Việt Nam.

Theo nhạc sĩ thì tinh thần thuyền nhân Việt Nam là lòng can đảm, yêu chuộng tự do dân chủ, dù lang thang khắp cùng thế giới nhưng thuyền nhân Việt Nam lúc nào cũng giữ gìn truyền thống hào hùng của dòng giống Lạc Hồng, dòng giống Tiên Rồng để vươn lên nơi xứ người.

Mong là các thế hệ con cháu thuyền nhân tiếp tục giữ gìn tinh thần này để phát triển cộng đồng gốc Việt Nam vững mạnh tại hải ngoại.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Chúa Nhật, ngày 30/3/2025, thư viện Việt Nam kỷ niệm 26 năm thành lập, được tổ chức lúc 11 giờ sáng nhưng từ 10 giờ đồng hương đã đến sắp hàng để được nhà báo Du Miên- ký tặng sách. Sách viết về Little Saigon bằng tiếng Anh, sách tiếng Việt đã phát hành rồi. Ấn bản tiếng Anh "Little Saigon Chronicles" của tác giả Ngọc Hà và Du Miên giúp những người trẻ sinh ra và lớn lên ở Mỹ hay ở các quốc gia nói tiếng Anh như Úc, Canada, Tân Tây Lan, v.v., có thể đọc hiểu được về lịch sử hình thành Little Saigon. Năm 1975, Việt Cộng chiếm Sài Gòn, xóa tên Sài Gòn, chúng ta đã dựng lại được Little Saigon ở hải ngoại, quyển sách giới thiệu lịch sử Little Saigon với nhiều hình ảnh giá trị từ 1975 đến 2024. Đông đảo đồng bào tham dự gồm thế hệ thứ nhất, người trẻ thế hệ thứ hai, và thứ ba, ...
Nhân kỷ niệm 50 năm hình thành và phát triển của cộng đồng người Việt hải ngoại kể từ biến cố ngày 30/4/1975, trang mạng Da Màu sẽ thực hiện chuyên đề “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” (VHVNHN 1975-2025), bắt đầu từ tháng 3/2025 và kéo dài cho đến hết năm 2025. Trong lúc đợi chờ một định nghĩa chính xác về nền văn học mới mẻ này trong lịch sử văn học Việt Nam, chúng tôi tạm hiểu “Văn Học Việt Nam Hải Ngoại 1975-2025” là một nền văn học bao gồm tất cả các công trình biên khảo cũng như các sáng tác văn chương nghệ thuật đủ loại của người Việt Nam viết bằng tiếng Việt hay các thứ tiếng khác (Anh, Pháp…), được xuất bản hay phát hành bên ngoài lãnh thổ Việt Nam, kể từ ngày 30/4/1975 cho đến 30/4/2025
Kể từ ngày lên nắm quyền, tổng thống Trump liên tục hành động nhằm cắt giảm chi tiêu chính phủ, trong đó có cả chi tiêu y tế. Với việc Hạ Viện đang đề nghị mức cắt giảm Medicaid lớn nhất trong lịch sử, sức khỏe của 79.3 triệu người Mỹ ghi danh vào chương trình đang bị đe dọa. Trong một cuộc họp báo trên mạng do tổ chức Ethnic Media Services (EMS) tổ chức vào ngày 21/03/2025, các chuyên gia trong ngành y tế đã thảo luận về những hệ lụy của dự luật này đối với người dân nghèo ở Mỹ.
Thư Viện Việt Nam (tọa lạc số 10872 Westminster Ave Suites # 214 & 215) do nhà báo Du Miên Giám Đốc điều hành, cùng Ông Bà BS. Võ Trọng Di một trong năm người đứng ra thành lập thư viện trong đó có: Nhạc Sĩ Trầm Tử Thiêng, Nhà Văn Nguyễn Đức Lập, Giáo Sư Trần Lam Giang (3 người nầy đã qua đời), đã tổ chức buổi tiếp tân kỷ niệm 26 năm thành lập vào lúc 11 giờ sáng Chủ Nhật ngày 29 tháng 3 năm 2025 tại phòng sinh hoạt Thư Viện Việt Nam, với hơn 200 nhân sĩ, trí thức, một số đại diện các hội đoàn, đoàn thể, cộng đồng, các cơ quan truyền thông và đồng hương thân hữu tham dự.
Tại tòa nhà Freedom Hall trong công viên Mile Square Park vào sáng Thứ Bảy ngày 29 tháng 3 năm 2025 Giám Sát Viên Địa Hạt 1 Quận Cam Bà Janet Nguyễn đã tổ chức Hội Chợ Y Tế phục vụ cộng đồng, đây là việc làm mà bà đã liên tục tổ chức trong nhiều năm kể cả khi bà làm Thượng Nghị Sĩ Tiểu Bang.
Tại nhà hàng Diamond Seafood 2, 12181 Brookhurst ST, Garden Grove, Ban tổ chức gồm có: Cộng Đồng Người Việt Quốc Gia Nam California, Liên Hội Cựu Chiến Sĩ Nam California, Tập Thể Chiến Sĩ Trung Tâm Tây Nam Hoa Kỳ, Đền Thánh Trần, Tổng Hội Sinh Viên Nam California, Viện Bảo Tàng Quân Sử Việt Nam Cộng Hòa. Đồng đứng ra tổ chức buổi tiệc gây quỹ để có phương tiện tổ chức lễ Tưởng Niệm 50 Năm Quốc Hận.
Tại hội trường Westminster Community Center vào lúc 12 giờ trưa Chủ Nhật ngày 30 tháng 3 năm 2025, Phong Trào Quốc Dân Đòi Trả Tên Sài Gòn Tổ Chức Buổi Vận Động Đẩy Mạnh Phong Trào Đòi Trả Tên Sài Gòn. Tham dự buổi vận động có quý vị nhân sĩ, quý vị đại diện cộng đồng, một số các hội đoàn, đoàn thể đấu tranh, các cơ quan truyền thông và rất đông đồng hương.
Clever Care đại diện cho một cộng đồng đa dạng mà chúng tôi phục vụ. Hơn 86% nhân viên của chúng tôi nói được nhiều hơn một ngôn ngữ, đảm bảo hội viên nhận được sự chăm sóc từ những người hiểu được nhu cầu văn hóa và sức khỏe của họ. Đây là điều khiến cho hội viên tin tưởng chúng tôi bởi họ có thể dễ dàng sử dụng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mình. Một điểm khác biệt quan trọng của Clever Care là sự nhạy bén và linh hoạt của một công ty trẻ đang phát triển với tốc độ cao. Không giống với các công ty bảo hiểm lớn với quy trình ra quyết định phức tạp, chúng tôi có thể nhanh chóng thích ứng với những thay đổi của thị trường và nhu cầu của hội viên. Ngoài ra, các nhà đầu tư của chúng tôi, bao gồm Northwest Venture Partners, Google Ventures, và Novo Holdings hiện đang hỗ trợ mạnh mẽ để củng cố sự ổn định và tầm nhìn lâu dài của chúng tôi.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.