Hôm nay,  

Tham nhũng vẫn cười vào mũi đảng

22/02/202407:59:00(Xem: 681)
Chính luận

vn court

Sau 11 năm chống Tham nhũng (2013-2024) nhưng Tham nhũng cứ trơ ra cười vào mũi Đảng là tại sao? Không ai trong đảng, kể cả Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng có câu trả lời. Chính ông Trọng đã nói: “Vì sao chúng ta chống tham nhũng mạnh mẽ, quyết liệt như thế nhưng những người thực hiện hành vi tham nhũng, tiêu cực không thấy xấu hổ mà vẫn trơ ra đó?.  Sai phạm xảy ra ngay trong quá trình kiểm tra. Liệu có ai là chỗ dựa, có ai chống lưng cho hành vi tham nhũng tiêu cực hay không?" (báo Thanh Tra, ngày 20/01/2022).
    Ông Nguyễn Phú Trọng là Trưởng ban Chỉ đạo Trung ương về phòng-chống tham nhũng, tiêu cực mà hỏi như thế thì tình hình phải cực kỳ nghiêm trọng. Phải có nguyên nhân đã làm cho Tham nhũng lớn thêm, phình to ra khắp nơi.
    Đảng đã đỗ lỗi cho “tiêu cực” và “tham nhũng quyền lực” trong cán bộ, đảng viên đẻ ra Tham nhũng, nhưng đảng lại bác bỏ cáo buộc vì đảng độc quyền cai trị nên mới xẩy ra như thế.
    Các cơ quan báo chí của đảng lập luận rằng không phải vì chế độ một đảng mới có tham nhũng mà chế độ đa đảng cũng có. Đảng nói: “Chế độ đa đảng không phải là phép màu để chống tham nhũng. Trước hết, tham nhũng là căn bệnh do quyền lực nhà nước bị thao túng, tha hóa gây ra. Có nhà nước là có nguy cơ sinh ra căn bệnh tham nhũng, không phân biệt nhà nước đó là xã hội chủ nghĩa hay tư bản chủ nghĩa, đi theo thể chế chính trị đa đảng hay một đảng. Chỉ khi quyền lực được kiểm soát chặt chẽ với cơ chế quản lý, phòng ngừa đồng bộ, ngày càng hoàn thiện thì quyền lực sẽ không thể bị lạm dụng, tình trạng tham nhũng sẽ được kiểm soát và hạn chế tối đa. Như vậy, chế độ một đảng lãnh đạo cầm quyền không phải là nguyên nhân sinh ra tệ nạn tham nhũng và cũng không phải là không thể chống được tham nhũng….Đảng ta đủ năng lực lãnh đạo để phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.” (Báo Quân đội Nhân dân, ngày 30/10/2023)
    Nhưng “đủ năng lực” chống Tham nhũng mà để cho Tham nhũng “trơ ra” tiếp tục cười vào mũi đảng trong suốt 11 năm qua thì hiển nhiên đảng “phải có vấn đề”. Giản dị vì chỉ có những kẻ “có chức, có quyền” mới có thể tham nhũng. Nhân dân “khố rách áo ôm” thì tham nhũng cách nào? Do đó, Đảng đã cắn răng nhìn nhận “một bộ phận không nhỏ” cán bộ, đảng viên, nhất là cấp lãnh đạo, đã suy thoái tư tưởng chính trị và đạo đức lối sống để “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, làm lợi cho các thế lực thù địch có lý do chống đảng và “làm giảm sút, xói mòn niềm tin của nhân dân trong công cuộc phòng, chống tham nhũng, tiêu cực do Đảng ta lãnh đạo.” (báo Công an Nhân dân, ngày 19/02/2024)

NHỮNG BẢN ÁN

Để chống đỡ, bài viết của báo CAND khoe: “Trong năm 2023, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, chỉ đạo 68 vụ án, 45 vụ việc; đã khởi tố mới 12 vụ án/45 bị can, khởi tố bổ sung 238 bị can trong 23 vụ án; kết luận điều tra và kết luận điều tra bổ sung 20 vụ án/369 bị can; ban hành cáo trạng truy tố 15 vụ án/252 bị can; xét xử sơ thẩm 13 vụ án/194 bị cáo; xét xử phúc thẩm 13 vụ án/82 bị cáo. Cũng trong thời gian này, các cơ quan tiến hành tố tụng đã tạm giữ, kê biên tài sản, phong tỏa tài khoản, ngăn chặn giao dịch tài sản có giá trị trên 232.000 tỉ đồng và nhiều tài sản có giá trị khác; các cơ quan thi hành án dân sự đã thu hồi được trên 9.000 tỷ đồng, nâng tổng số tiền thu hồi được trong các vụ án, vụ việc thuộc diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo đến nay là 75.800 tỷ đồng (đạt tỷ lệ 49,44%).
    Tham nhũng là kẻ thù bên trong rất nguy hiểm. Cuộc chiến này không phải làm trong một sớm, một chiều, cũng không phải làm một lần là xong. Chống tham nhũng là cuộc chiến chống “giặc nội xâm” đòi hỏi phải tiến hành kiên quyết, kiên trì, bền bỉ với ý chí, quyết tâm chính trị cao nhất của mọi cán bộ, đảng viên và quần chúng nhân dân. (báo Công an Nhân dân, ngày 19/02/2024)
    Thành tích này mới nói được một nửa sự thật. Nửa còn lại là thắc mắc chưa thấy đảng đưa ra ánh sáng tình trạng “bao che” tham nhũng trong cơ quan điều tra, giám sát và tư pháp. Những mánh lới gồm có “né tránh”, “nể nang”, “tội nặng phạt nhẹ”, “đùn đẩy trách nhiệm” và “làm ngơ”.

CÁC LOẠI THAM NHŨNG

Lý do tham nhũng tiếp tục “sống lâu, sống khỏe và sống hùng” vì những kẻ tham nhũng biết toa rập với nhau, đặt “chủ nghĩa cá nhân”, lấy phương châm “sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi” làm tiêu chuẩn sống còn. Vậy có bao nhiêu loại Tham nhũng đang hoành hành ở Việt Nam?
    Theo phân tích của Quốc hội thì có 3 loại: 1) Địa chính nhà đất; 2) Hải quan/quản lý xuất nhập khẩu; 3) Cảnh sát giao thông. Các loại Tham nhũng này đều sinh ra, lớn lên và tồn tại theo tiêu chí “quan hệ, tiền tệ, hậu duệ” rồi mới đến “trí tuệ”.
    Theo lời Bộ trưởng Tài nguyên và Môi trường Mai Ái Trực thì: “ Những cán bộ, công chức có thẩm quyền quyết định hoặc trực tiếp làm các thủ tục về phê duyệt quy hoạch xây dựng, giao đất, cho thuê đất; cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thu hồi, giải phóng mặt bằng.” (báo Tuổi Trẻ, ngày 09/12/2005)

    Ông nói: “Có trường hợp cả một tập thể như vụ tham nhũng đất đai ở Đồ Sơn chẳng hạn. Ngoài ra, cũng có những người không trực tiếp làm các việc nêu trên nhưng được "lộc" lớn về đất đai do cấp dưới "cung phụng" hoặc dùng đất đai làm "ngoại giao" theo kiểu "có đi có lại".
    Chi tiết về “Thủ đoạn Tham nhũng về đất đai” được Bộ trưởng Mai Ái Trực tiết lộ: “Một là, lợi dụng các chương trình, dự án của Nhà nước để bao chiếm ruộng đất, chia chác đất đai, nhất là đối với chương trình trồng rừng, các dự án phát triển khu dân cư, các dự án tái định cư; Hai là, lợi dụng chức vụ quyền hạn để "ban phát" về đất đai một cách ưu ái như giao đất, cho thuê đất với diện tích lớn, vị trí thuận lợi, giá đất thấp, giải quyết thủ tục nhanh chóng một cách bất thường và trục lợi thông qua việc "ban phát" ưu ái đó nhất là đối với đất các dự án đầu tư; ba là, cửa quyền, nhũng nhiễu, gây khó khăn để vòi vĩnh khi thực hiện các thủ tục hành chính trong quản lý đất đai như giao đất, cho thuê đất cho phép chuyển nhượng quyền sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, bồi thường, giải phóng mặt bằng.”
    Ông Trực cũng nói: “Đáng lưu ý là công tác quản lý cán bộ chưa tốt. Một bộ phận cán bộ, công chức hư hỏng, thoái hóa nhưng việc giám sát, kiểm tra thiếu hiệu quả; việc xử lý vi phạm nhìn chung chưa nghiêm, chưa có tác dụng răn đe, trừ những trường hợp đã đưa ra công luận.”

THAM NHŨNG HẢI QUAN

Về loại Tham nhũng ở Tổng cục Hải quan được Phó cục trưởng Đặng Văn Tạo cho biết: “Ngành Hải quan là lĩnh vực công tác có đặc thù phức tạp vì cán bộ công chức thường xuyên tiếp xúc với tiền và hàng, trong khi đại bộ phận doanh nhân chấp hành tốt pháp luật thì vẫn còn không ít người luôn tìm mọi cách lợi dụng, mua chuộc cán bộ hải quan để gian lận, buôn lậu.”
    Ông Tạo nhìn nhận có tình trạng “móc nối giữa công chức hải quan và doanh nghiệp, đồng thời để một số cán bộ, công chức thoái hóa, biến chất tham nhũng.”
    Ông nói: “Năng lực trình độ, phẩm chất đạo đức của đội ngũ cán bộ công chức Hải quan nhìn chung vẫn chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và chưa đồng đều, nhu cầu đào tạo và đào tạo lại rất lớn nhưng chưa thể giải quyết một sớm một chiều.”
    Lối nói “phủi tay” của ông Đặng Văn Tạo không làm ai ngạc nhiên vì ở đâu cũng có và thời nào cũng giống nhau.

CẢNH SÁT GIAO THÔNG

Đói với tình trạng  Tham nhũng trong ngành Cảnh sát giao thông, một cuộc điều tra hỗn hợp của Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng Thế giới tại Việt Nam năm 2012 đã kết luận “Cảnh sát giao thông (CSGT) là ngành có nạn tham nhũng phổ biến nhất.” Lý do vì Cảnh sát giao thông được giữ 70% tiền phạt nên họ đã bảo nhau phạt càng nhiều càng tốt.
    Bằng chứng như “báo cáo của Bộ Tài chính cho biết  thì “tổng số tiền thu phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông năm 2011 hơn 2.540 tỷ đồng, 9 tháng năm 2012 gần 1.999 tỷ đồng. Như vậy, với tỷ lệ được trích lại 70% số tiền thu phạt, CSGT được phân bổ số tiền khá lớn.” (báo Sài Gòn Giải phóng, ngày 21/11/2012)
    Các cuộc điều tra cũng cho biết Cảnh sát Giao thông nhận tiền phạt mà không giao giấy phạt. Nhà nước Việt Nam nhìn nhận tham nhũng loại này là nghiêm trọng và phức tạp, nhưng hứa sẽ tiếp tục tìm cách giải quyết.
    Một trong những có gắng là đã “thu hồi tài sản trong các vụ án tham nhũng” đạt trên 20.000 tỷ đồng (từ tháng 10/2022-10/2023), hay hơn 50% tiền tham nhũng kinh tế. Nguyên nhân không thu hết được vì tài sản tham nhũng đã phân chia cho người khác đứng tên. Theo Quốc hội số tài sản chưa thu hồi được chiếm từ 40 đến 50%, trị giá hàng ngàn tỷ đồng. Cái vòng luẩn quẩn này như con bạch tuộc 3 đầu 6 tay. Chặt đầu này lại có đầu khác mọc ra rất khó diệt tuyệt nọc.
    Trong diễn văn kiểm điểm, sau 10 năm chống tham nhũng (2012-2022), Tổng Bí thư đảng CSVN Nguyễn Phú Trọng phải nhìn nhận: “Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng: Công tác phòng, chống tham nhũng vẫn còn những hạn chế, tồn tại như trong Báo cáo đã nêu. Đó là: Một số bộ, ban, ngành, địa phương chưa có quyết tâm cao, chưa có sự chuyển biến mạnh. Việc phát hiện, xử lý tham nhũng vẫn còn hạn chế; tỉ lệ thu hồi tài sản tham nhũng, thất thoát còn thấp; việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng trong nội bộ, cơ quan, đơn vị còn là khâu yếu. Tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được ngăn chặn có hiệu quả. Tham nhũng trên một số lĩnh vực vẫn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, xảo trá, gây bức xúc trong xã hội. Tham nhũng, tiêu cực vẫn là một trong những "kẻ thù hung ác", nguy cơ đe dọa sự tồn vong của Đảng và chế độ ta.”  (theo Thống tấn xã Việt Nam, TTXVN, ngày 30/06/2022)
    Sự thú nhận thất bại của ông Trọng đã chứng minh ông và đảng CSVN đã thất bại trước những kẻ tham nhũng, và tham nhũng vẫn ngạo nghễ cười vào mũi Đảng. Nói cách khác thì chế độ một đảng cầm quyền độc tài đã đẻ ra tham nhũng, nuôi tham nhũng nên không thể chống được tham nhũng.

– Phạm Trần

(02/024)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.