Hôm nay,  

Ai Đã Tạo Ra Bảng Chữ Cái Alphabet?

16/02/202400:00:00(Xem: 1298)

chu cai

Các chữ cái đã trải qua hàng ngàn năm để phát triển thành những gì chúng ta biết và sử dụng hiện nay. (Nguồn: pixabay.com)


Khi nhìn thấy các chữ cái A, B, C, D, E, F, G… nhiều người sẽ tự động muốn ngân nga bài hát bảng chữ cái. Nhưng không có lý do gì mà người ta phải học các chữ cái theo thứ tự nhất định. Có nhiều cách khác nhau để sắp xếp bảng chữ cái; và bàn phím máy tính là một thí dụ về một cách sắp xếp khác. Ngoài ra, còn có rất nhiều bảng chữ cái khác, cũng như các ngôn ngữ không sử dụng bảng chữ cái.
 
Vậy tại sao chúng ta lại có bảng chữ cái này, và ai là người tạo ra nó?
 
Các học giả lịch sử thường thích những câu hỏi “tại sao” hơn là “ai,” bởi vì thực tế là rất hiếm khi một cá nhân duy nhất có thể thay đổi thế giới. Thay vào đó, hầu hết những đổi mới quan trọng trong lịch sử đều đến từ sự hợp tác của nhiều người, sự đồng lòng của các cộng đồng để tìm ra cách làm cho cuộc sống tốt hơn, dễ dàng hơn và vui vẻ hơn.
 
Bảng chữ cái là một thí dụ hoàn hảo cho quá trình này. Các chữ cái A B C… của chúng ta, được gọi là bảng chữ cái Latin, là thành quả của hàng triệu người trong hàng ngàn năm làm việc cùng nhau và cùng đi đến thống nhất cuối cùng về việc sử dụng những chữ cái nào và trong những điều kiện nào.
 
Để hiểu tại sao lại có phiên bản mà chúng ta sử dụng ngày nay, trước tiên cần hiểu chữ cái (letter) là gì và bảng chữ cái (alphabet) là gì. Sau đó, ta có thể tìm lại những thí dụ đầu tiên của cả hai khái niệm này.
 
Chữ cái (letter) là những biểu tượng, giống như biểu tượng cảm xúc hoặc biển báo lối qua đường. Chữ cái là những hình dạng mà chúng ta – người sử dụng – liên kết với các âm thanh trong một ngôn ngữ cụ thể.
 
Nhưng nhiều chữ cái thay đổi âm thanh hoàn toàn khi chúng xuất hiện ở một ngôn ngữ khác. Thí dụ: “H” trong tiếng Anh phát ra âm “ha,” nhưng cũng là “H” trong tiếng Nga lại được phát âm là “en,” còn trong bảng chữ cái Cyrillic, “H” phát âm là “n.”
 
Ngay cả khi hình dạng và âm thanh của một chữ cái được giữ nguyên trong một ngôn ngữ, bản thân các chữ cái đó có thể có những cái tên khác nhau. Ở Hoa Kỳ, “Z” được gọi là “zee,” trong khi ở Canada, Anh và hầu hết các quốc gia nói tiếng Anh khác, nó được gọi là “zed.”
 
Sở dĩ các biến thể lại đa dạng như vậy là vì các chữ cái, giống như ngôn ngữ, phát triển và thay đổi theo thời gian dựa trên những gì mà người dân địa phương làm theo thói quen, khuynh hướng hoặc đơn giản chỉ là để vui đùa.
 
Bảng chữ cái là một tập hợp các ký hiệu chữ cái ít nhiều đã được tiêu chuẩn hóa và thường phản ánh tất cả các âm thanh được tạo ra trong một ngôn ngữ cụ thể, dù không phải lúc nào cũng vậy.
 
Một số ngôn ngữ, như tiếng Trung Quốc, không có bảng chữ cái mà sử dụng các ký hiệu để thể hiện toàn bộ từ. Những ngôn ngữ khác, như tiếng Cherokee, sử dụng các ký hiệu đại diện cho từng âm tiết.
 
Bảng chữ cái đầu tiên được phát minh ở Ai Cập cổ đại cách đây hơn 5,000 năm với mục đích chính là để ghi chép lại các văn bản tôn giáo. Tên gọi của nó, “hieroglyphs” (chữ tượng hình Ai Cập), có nghĩa là “những hình khắc thiêng liêng,” phản ánh việc chúng được sử dụng để ghi chép các văn bản tôn giáo thiêng liêng trong nền văn hóa Ai Cập cổ đại.
 
Chữ tượng hình Ai Cập hieroglyphs rất đẹp và đã làm rất tốt nhiệm vụ ghi lại những lời cầu nguyện, nhưng chúng rất khó viết nhanh vì quá chi tiết và thường mang hình dạng động vật, con người hoặc đồ vật hàng ngày. Theo thời gian, người ta đã phát triển các dạng đơn giản hóa của các ký tự để viết và ghi chú thuận tiện hơn.
 
Chữ hieroglyphs chủ yếu được sử dụng bởi các thầy tư tế và giới thượng lưu, còn thường dân, bao gồm cả khách du lịch và thương nhân từ nơi khác, thì học dạng chữ đã được đơn giản hóa. Họ nhận ra rằng người Ai Cập đã phát triển một thứ rất hữu ích – một cách để ghi lại doanh số bán hàng hoặc gửi thư từ, mà những người biết thì có thể đọc rõ ràng, còn người không biết thì hoàn toàn mù tịt. Có nhiều người học để đọc, vì không cần hoặc vì không được học.
 
Nguyên âm, phụ âm và chữ ‘J’
 
Trong giai đoạn này, những thương nhân quan trọng nhất đến từ Phoenicia – được biết đến ngày nay là Syria, Lebanon và Israel – và họ phổ biến bảng chữ cái này đến các thị trấn và làng mạc xung quanh Biển Địa Trung Hải.
 
Người Phoenicia đã sắp xếp các ký tự chữ cái theo một thứ tự nhất định để dễ dàng học và chia sẻ thông tin hơn. Tuy nhiên, người Phoenicia và Ai Cập chỉ sử dụng các ký tự biểu thị các phụ âm. Về sau, khi người ta bắt đầu viết nhiều hơn và cần tạo ra nhiều từ ngữ để miêu tả đa dạng các khái niệm, người Hy Lạp đã thêm vào các ký tự biểu thị âm nguyên âm.
 
Bảng chữ cái Hy Lạp trông khá giống với bảng chữ cái chúng ta sử dụng ngày nay. Tuy nhiên, các chữ cái của chúng ta hiện nay được định hình lần cuối ở Ý. Đầu tiên là người Etruscan, sau đó là người La Mã, họ đã điều chỉnh các ký tự chữ cái Hy Lạp để phù hợp với ngôn ngữ của mình. Sau đó, người La Mã đã truyền bá ngôn ngữ và bảng chữ cái Latin trên khắp Châu Âu, Trung Đông và Bắc Phi. Bằng chứng cổ xưa nhất về việc sử dụng bảng chữ cái Latin được gọi là ‘Dòng chữ Duenos,’ xuất hiện từ thế kỷ thứ sáu trước Công nguyên, cách đây khoảng 2,500 năm.
 
Dù vậy, thời điểm đó, bảng chữ cái vẫn chưa hoàn chỉnh, vì tiếng Latin không có tất cả các âm phổ biến ngày nay. Rõ ràng nhất là chữ “J”; mặc dù tháng đầu tiên trong lịch La Mã là tháng Giêng (January), nhưng lại được viết bằng chữ “I”: “ianuarius,” và được đọc với âm “ya.” Chữ “J” bắt đầu được sử dụng từ thời kỳ Phục Hưng – khoảng thế kỷ 16 ở Châu Âu – hai hoặc ba thế kỷ sau khi chữ “W” ra đời, trong thời kỳ Trung cổ (khoảng cuối thế kỷ 11, đầu thế kỷ 12).
 
Và trong tương lai, bảng chữ cái hoàn toàn có thể thay đổi nữa. Đặc biệt là tiếng Anh, ngôn ngữ của chúng ta thường mượn từ ngữ từ các ngôn ngữ khác, như karaoke từ tiếng Nhật, cookie từ tiếng Hà Lan và avatar từ tiếng Phạn. Việc mượn từ ngữ này có thể sẽ khiến chúng ta cần phải thêm các ký hiệu chữ cái mới vào bảng chữ cái của mình. Tóm lại, khi thế giới ngày càng kết nối nhiều hơn, các bảng chữ cái cũng sẽ thay đổi theo để thích nghi. Đây cũng đâu phải là lần đầu tiên.
 
Bảng chữ cái tiếng Việt
 
Với định nghĩa bảng chữ cái là một tập hợp nhiều ký hiệu, mỗi ký hiệu đại diện cho một âm vị trong ngôn ngữ nói, bảng chữ cái tiếng Việt là tập hợp các ký hiệu theo chữ Latinh; được sử dụng nhằm mục đích tạo thành chữ có nghĩa và ghi chép lại cách phát âm của người Việt dưới dạng văn bản.
Bảng chữ cái đó sau này chính là chữ Quốc ngữ lần đầu xuất hiện trong khoảng thời gian từ năm 1618 cho đến 1625 được thiết lập bởi Alexandre de Rhodes – nhà ngôn ngữ học người Pháp và các tu sĩ Dòng Tên Bồ Đào Nha, Ý và Pháp với mục đích truyền giáo vào Việt Nam. Qua nhiều lần sửa đổi và cải tiến, đến những năm thế kỷ 19 chữ Quốc Ngữ ngày càng thông dụng và trở thành văn tự chính thức của Việt Nam cho tới nay.
 
Cung Đô biên dịch/tổng hợp
*Nguồn: Bài gốc “Who created the alphabet? A historian describes the millennia-long story of the ABC” của Jane Sancinito, tạp chí The Conversation
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Đất nước là nhu cầu sống thực của con người. Đất dụng canh, nước sinh cư tạo lương thực nuôi con người trong hệ hoàn vũ. Theo công kỹ nghệ gia tổng kết thì ngành nông nghiệp trên thế giới ngày nay đang tiêu thụ với tỷ lệ 65% số lượng nước, công nghiệp chi dụng 25%, và gia cư hao tốn 10%, cùng với số lượng nước hao cạn hàng giờ trong mỗi ngày trên toàn cầu, khi nhiệt độ và thời tiết tăng trưởng...
Theo thói quen đa số người Việt gốc miền Nam Việt Nam đều chỉ trích Hoa Kỳ, đặc biệt là Đảng Dân Chủ, đã bỏ rơi VNCH. Tin tưởng này được tăng cường bởi những lập luận thiếu căn bản dựa trên những tài liệu thiếu cập nhật của những cố vấn cũ của ông Nguyễn Văn Thiệu. Ít người có can đảm và tính chất vô tư để nhìn vào sự thật...
“Trung Cộng muốn đưa quân tràn qua biên giới Việt Nam để đánh lạc hướng và cầm chân quân đội Bắc Việt, ngăn chận cuộc tổng tấn công Miền Nam đang tiến hành,” Phụ Tá Tổng Trưởng Quốc Phòng VNCH, ông Bửu Viên nói với chúng tôi ngay sau cuộc rút quân khỏi Pleiku (15/2/1975). Ít lâu sau, lại được nghe Ngoại Trưởng Vương Văn Bắc cho biết sau một cuộc Họp Nội Các, rằng: “TC có liên lạc và đề nghị một kế hoạch để tiếp cứu VNCH, nhưng TT Thiệu đã từ chối.” Vào thời điểm ấy thì chúng tôi cho rằng câu chuyện TC muốn can thiệp để ngăn chận cuộc tấn công của BV là hoang tưởng, viển vông nên không để ý, và sau này cũng quên không hỏi thẳng TT Thiệu.
Vào thế kỷ 18, Đảng Dân Chủ Cộng Hòa (Democratic Republican Party) được gọi tắt là Cộng Hòa (Republican) hoạt động ở Hoa Kỳ do Thomas Jefferson và James Madison thành lập, nhằm chống lại chủ trương và chính sách của Đảng Liên Bang (Federalist Party) lãnh đạo bởi Luật Sư Alexander Hamilton hoạt động mạnh về kinh tế, xã hội, ngoại giao...
Các di tích bằng đá gọi là megalith rải rác khắp nơi trên thế giới, tiếng Việt gọi là “cự thạch” (“cự” có nghĩa là lớn như trong cự phách, cự đại, cự phú, dịch prefix mega; thạch là đá)...
LTS. Tiến sĩ Nguyễn Tiến Hưng, nguyên Tổng Trưởng Kế Hoạch VNCH, là người được Tổng Thống Nguyễn Văn Thiệu ủy thác nhiều công việc trong những ngày tháng cuối, trước khi Sàigòn sụp đổ . Tại Hoa Kỳ, sau 1975, ông là tác giả nhiều cuốn sách được phổ biến rộng rãi như "Hồ Sơ Mật Dinh Độc Lập", "Khi Đồng Minh Tháo Chạy", "Khi Đồng Minh Nhảy Vào", và sắp xuất bản cuốn BỨC TỬ VNCH - KISSINGER VÀ 8 THỦ ĐOẠN NHAM HIỂM. Bước vào tháng Tư, mời đọc bài bài viết đã đăng trên báo xuân Việt Báo Ất Dậu (2005), vừa được tác giả gửi lại bản có hiệu đính.
Mỗi dân tộc đều có ngôn ngữ riêng và chưa có bảng thống kê về ngôn ngữ, kể từ khi có mặt loài người sống trên hành tinh trái đất này. Có hàng trăm, hàng ngàn, hàng vạn ngôn ngữ khác biệt nhau, và chưa có ai qủa quyết con số chính xác về ngôn ngữ từng được sử dụng trong lịch sử phát triển của xã hội con người...
Cho dù Hoa Kỳ trong thế yếu không còn thúc đẩy Trung Quốc dân chủ hóa nhưng bù lại cả hai chính quyền Bush (con) và Obama đều bang giao với Trung Quốc như một đối tác trách nhiệm (responsible party). Thực tế trái ngược vì tham vọng địa chính trị của Bắc Kinh tăng theo đà phát triển kinh tế nên Trung Quốc không còn muốn nép mình trong trật tự thế giới tự do (liberal world order) do Mỹ lãnh đạo...
Tháng Ba là tháng vinh danh những đóng góp của người phụ nữ cho xã hội, không chỉ ở Hoa Kỳ mà còn ở nhiều nước khác. Nhà văn người Anh Charlotte Brontë (1816-1855) đã viết trong cuốn tiểu thuyết nổi tiếng của bà “Jane Eyre,” được xuất bản vào năm 1847, rằng, “Tôi không phải là chim; và không có cái lưới nào bẫy được tôi: Tôi là một con người tự do với ý chí độc lập.”Charlotte Brontë đã khai hỏa trên mặt trận văn chương cho cuộc chiến kéo dài hàng nhiều thế kỷ để đấu tranh cho quyền bình đẳng của phụ nữ trong xã hội mà tới hôm nay vẫn chưa thực sự chấm dứt. Những thanh thiếu nữ tại Afghanistan đã và đang bị cấm thừa hưởng nền giáo dục học đường mà đáng lý ra các em phải có được! Nhưng, không phải chỉ ở thời đại của tác giả “Jane Eyre” người phụ nữ mới gióng lên tiếng nói tự do và độc lập mà trong lịch sử nhân loại từ xưa tới nay người phụ nữ đã bao lần lên tiếng, xuống đường để tranh đấu cho tự do và độc lập của họ cũng như của xã hội và đất nước họ.
Vào thập niên 1970 kinh tế và dân số Ấn Độ và Trung Quốc tương đương với nhau nhưng rồi 30 năm sau đó tăng trưởng bên Tàu vượt xa Ấn. Nếu so sánh Trung Quốc với nhiều nước đang mở mang khác như Ai Cập, Brazil, Indonesia…kết quả đều tương tự. Câu hỏi đặt ra nơi đây tại sao tham nhũng ở Trung Quốc không cản trở tăng trưởng, mà trái lại nền kinh tế bốc hỏa nhanh chưa từng thấy trong lịch sử nhân loại?
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.