Hôm nay,  

Các Khoa Học Gia Tìm Ra Nguyên Nhân Khiến Nhiều Bà Bầu Nghén Nặng Vào Buổi Sáng

29/12/202300:00:00(Xem: 1492)

ba bau

Theo nghiên cứu mới, chứng ốm nghén khiến nhiều bà bầu khổ sở chủ yếu do loại hormone có tên là GDF15 gây ra. (Nguồn: pixabay.com)


Theo một nghiên cứu được công bố trên tạp chí Nature, tình trạng buồn nôn và nôn mửa thường xảy ra trong giai đoạn ba tháng đầu của thai kỳ chủ yếu do một loại hormone gây ra. Các nhà nghiên cứu cho biết phát hiện này có thể dẫn tới những phương pháp điều trị tốt hơn cho tình trạng ốm nghén, kể cả những trường hợp hiếm gặp, nguy hiểm đến tánh mạng. 
 
Nghiên cứu mới tái xác nhận một nghiên cứu trước đây, chỉ ra loại hormone có tên là GDF15. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng lượng hormone này lưu thông trong máu phụ nữ khi mang thai, cũng như tiếp xúc với nó trước khi mang thai, ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.
 
Hơn hai phần ba phụ nữ mang thai gặp phải cảm giác buồn nôn và nôn mửa trong ba tháng đầu tiên. Và khoảng 2% thai phụ phải vào bệnh viện vì bị hội chứng ốm nghén nặng (hyperemesis gravidarum), gây ra tình trạng nôn mửa và cảm giác buồn nôn trong suốt thai kỳ. Tình trạng này có thể dẫn đến suy dinh dưỡng, sụt cân và mất nước. Nó còn làm tăng nguy cơ sinh non, tiền sản giật và huyết khối, đe dọa tính mạng của cả bà mẹ và thai nhi.
 
Các chuyên gia cho biết, bác sĩ thường xem nhẹ chứng ốm nghén, cho rằng những triệu chứng nghiêm trọng như vậy là do tâm lý, mặc dù nó chính là nguyên nhân hàng đầu khiến cho thai phụ phải vào bệnh viện trong thời kỳ đầu mang thai. Và dù trong những năm gần đây, nhiều nữ minh tinh như Kate Middleton và Amy Schumer đã chia sẻ những khó khăn của họ khi mang thai, tăng cường thu hút sự chú ý về tình trạng này, nhưng nó vẫn chưa được nghiên cứu kỹ lưỡng.
 
Bác sĩ Marlena Fejzo, nhà di truyền học tại University of Southern California Keck School of Medicine và một trong các tác giả của nghiên cứu mới, cho biết: “Bản thân tôi đã nghiên cứu về vấn đề này trong 20 năm và vẫn có nhiều báo cáo về các trường hợp phụ nữ chết hoặc bị đối xử không công bằng vì tình trạng này.”
 
Chính bản thân bác sĩ Fejzo cũng đã trải qua nỗi đau từ chứng ốm nghén. Khi mang thai lần thứ hai vào năm 1999, bà cứ ăn, uống cái gì vào là nôn thốc nôn tháo ra hết. Cô sụt cân nhanh chóng, trở nên yếu đến mức đi đứng cũng không làm nổi. Bác sĩ của bà đã thì phớt lờ và cho rằng bà đang phóng đại các triệu chứng của mình để thu hút sự chú ý. Cuối cùng, bà phải vào bệnh viện và sảy thai ở tuần thứ 15.
 
Bác sĩ Fejzo đã yêu cầu National Institutes of Health tài trợ cho một nghiên cứu di truyền về chứng ốm nghén, nhưng đã bị từ chối. Không nản lòng, bà thuyết phục 23andMe, một công ty xét nghiệm di truyền nổi tiếng, đưa các câu hỏi về chứng ốm nghén trong các cuộc khảo sát trên hàng chục ngàn khách hàng. Vào năm 2018, bà đã xuất bản một bài báo cho thấy những khách hàng mắc chứng ốm nghén nặng thường có mang một biến thể gen GDF15.
 
Hormon là chất hóa học gửi các thông điệp đi khắp cơ thể. GDF15 được nhiều mô giải phóng để phản ứng với căng thẳng, chẳng hạn như nhiễm trùng. Và tín hiệu của nó rất đặc biệt: các cơ quan tiếp nhận hormone này tập trung ở một phần não chịu trách nhiệm gây ra cảm giác buồn nôn và nôn mửa.
 
Trong nghiên cứu mới, Bác sĩ Fejzo và các đồng nghiệp tại University of Cambridge ở Anh đã đo lượng hormone trong máu của các thai phụ và phân tích các yếu tố nguy cơ di truyền gây ra chứng ốm nghén. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những phụ nữ bị ốm nghén nặng có mức GDF15 cao hơn rất nhiều trong thai kỳ so với những người không có triệu chứng.
 
Nhưng tác dụng của hormone có vẻ như phụ thuộc vào sự nhạy cảm và tiếp xúc với hormone của thai phụ từ trước khi mang thai. Thí dụ, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng phụ nữ ở Sri Lanka mắc chứng rối loạn máu hiếm gặp khiến cho mức GDF15 cao trường kỳ, họ hiếm khi có cảm giác buồn nôn hoặc nôn mửa khi mang thai.
 
Bác sĩ Stephen O'Rahilly, người đứng đầu cuộc nghiên cứu, cho biết: “Họ hầu như chẳng có cảm giác buồn nôn gì lúc mang thai,” đồng thời đưa ra giả thuyết rằng việc tiếp xúc lâu dài với GDF15 trước khi mang thai có thể giúp thai phụ ít nhạy cảm hơn với sự gia tăng đột ngột của hormone gây ra do sự phát triển của thai nhi.
 
Trong các thí nghiệm, các khoa học gia đã cho một số con chuột tiếp xúc với một lượng nhỏ hormone này. Khi được tăng liều lượng lớn hơn vào ba ngày sau đó, những con chuột được tiêm không bị mất cảm giác thèm ăn như những con không được tiêm liều trước đó.
 
Những phát hiện mới mang lại hy vọng về các phương pháp điều trị tốt hơn cho chứng ốm nghén. Trong tương lai, những bà bầu nào bị ốm nghén quá nghiêm trọng có thể dùng thuốc để ngăn chặn tác động của GDF15 trong não, nếu các thử nghiệm lâm sàng cho thấy các loại thuốc đó an toàn trong thai kỳ. Các loại thuốc này đang được thử nghiệm trên bệnh nhân ung thư có triệu chứng mất cảm giác thèm ăn và nôn mửa, cũng do GDF15 gây ra.
 
Tình trạng này cũng có thể ngăn ngừa được. Những phụ nữ có nguy cơ, chẳng hạn như những người từng bị ốm nghén nặng trong lần mang thai trước, có thể tiếp xúc với GDF15 liều lượng thấp trước khi mang thai. (Một loại thuốc trị tiểu đường là metformin, làm tăng nồng độ GDF15 và hiện đã được kê đơn để hỗ trợ cho một số bệnh nhân.)
 
Bác sĩ Rachel Freathy, nhà di truyền học tại University of Exeter không tham gia vào nghiên cứu cho biết, nghiên cứu mới này rất có hiệu quả vì nó cung cấp bằng chứng di truyền về mối quan hệ nhân quả giữa GDF15 và chứng ốm nghén. Điều đó sẽ giúp tình trạng bệnh được thừa nhận rộng rãi hơn.
 
VB, Cung Đô sưu tầm/biên dịch
Nguồn: “Scientists Pinpoint Cause of Severe Morning Sickness” được đăng trên trang nytimes.com.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vào những năm 1990, sau khi tốt nghiệp trung học ở Bồ Đào Nha, công việc đầu tiên của Ricardo Da Costa là vận động viên ba môn phối hợp (triathlete) chuyên nghiệp – bao gồm bơi lội, đạp xe, và điền kinh. Trong quá trình tham gia các cuộc thi, một trong những vấn đề lớn nhất mà anh và các vận động viên khác phải đối mặt là các vấn đề về tiêu hóa, nhưng không có ai để tâm hoặc tìm cách giải quyết vấn đề này.
Aspirin nổi tiếng với khả năng giảm đau từ các cơn đau cơ và đau đầu; giúp giảm sốt; và liều lượng thấp có thể làm loãng máu, giảm nguy cơ đông máu gây đột quỵ và đau tim. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới phát hiện ra rằng Aspirin cũng có thể giúp ngăn chặn sự phát triển của ung thư ruột kết
Tháng 4 năm 2024, một phụ nữ ở Sacramento, California, Mỹ bị ngộ độc chì nghiêm trọng và tử vong sau khi sử dụng thuốc mỡ trị trĩ của Việt Nam có tên “Cao Bôi Trĩ Cây Thầu Dầu”. Thử nghiệm thuốc mỡ bôi trĩ này cho thấy nó chứa 4% chì (cứ 100 gram thuốc thì có 4 gram chì), đây là lượng rất nguy hiểm. Chì là một chất kim loại nặng độc hại cho cơ thể. Tiếp xúc với bất kỳ lượng chì nào cũng có thể gây hại cho sức khỏe.
Rụng tóc (alopecia) thường xảy ra trên da đầu, nhưng cũng có thể xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên cơ thể. Rụng tóc là một tình trạng phổ biến và không phải là vấn đề đáng lo ngại. Ở Úc, khoảng một nửa đàn ông ở độ tuổi 50 thường có dấu hiệu hói đầu, và hơn 1/4 phụ nữ trong cùng độ tuổi cho biết tóc họ bị thưa đi. Thường thì vấn đề này là do di truyền. Nếu thấy mình đang bị rụng tóc và đang lo lắng về điều đó, quý vị nên đi khám hoặc hỏi ý kiến bác sĩ để được chẩn đoán trước khi thử bất kỳ phương pháp điều trị nào. Rất nhiều sản phẩm được quảng cáo là có khả năng đảo ngược tình trạng rụng tóc, nhưng lại có rất ít sản phẩm đã được kiểm nghiệm khoa học về hiệu quả.
Hàm răng của bệnh nhân có vẻ như được chăm sóc khá tốt, nhưng nha sĩ James Mancini, giám đốc lâm sàng của Trung Tâm Nha Khoa Meadville ở Pennsylvania, cảm thấy phần nướu có vấn đề. Tình cờ, Mancini có quen biết với bác sĩ của bệnh nhân đó nên đã liên lạc để chia sẻ sự lo ngại – và rồi họ ‘lần’ ra bệnh thật! Mancini cho biết: “Thực ra, Bob mắc bệnh ung thư bạch cầu (leukemia). Dù ông ấy không thấy mệt mỏi hay có các triệu chứng khác, nhưng vấn đề xuất hiện ở phần răng miệng. Khi bác sĩ của Bob biết được tình trạng, Bob đã được điều trị ngay lập tức.”
Thời nay, nhiều người thường bị đau cổ vai gáy, lại còn kèm theo cả đau đầu. Nỗi đau này có thể gây ra thêm nỗi đau khác, không chỉ về mặt vật lý mà còn về mặt tâm sinh lý. Xét về mặt sinh lý, ngày càng có nhiều nghiên cứu chứng minh rằng những cơn đau ở cổ thường khiến cho người ta bị thêm chứng đau đầu. Một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí The Journal of Headache and Pain là nghiên cứu đầu tiên cung cấp những dấu hiệu khách quan về sự liên quan của cơ bắp với tình trạng đau nhức đầu.
Một nghiên cứu mới cho thấy thiếu ngủ không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và hiệu suất làm việc trong ngày, mà còn có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường loại 2. Theo nghiên cứu được công bố trên tạp chí JAMA Network Open, so với những người ngủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi ngày, những người ngủ ít hơn 6 tiếng/ngày có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 2 cao hơn khi về già.
Khi nói đến việc giữ cho xương khỏe mạnh, nhiều người sẽ nghĩ ngay đến vitamin D, chất dinh dưỡng giúp cơ thể hấp thụ lượng canxi cần thiết để giúp cho bộ xương chắc khỏe. Nhưng dù rằng vitamin D đúng là một chất dinh dưỡng thiết yếu, trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu đã nhận thấy tầm quan trọng của các loại vitamin khác trong việc chống gãy xương (fractures) và bệnh loãng xương, hay bệnh xương xốp (osteoporosis).
Không thể nhìn thấy bằng mắt thường, không có mùi và cũng chẳng có vị, những lượng nhỏ chì (lead) hiện diện trong các vật dụng mà chúng ta sử dụng hàng ngày, trong nhà chúng ta ở, và cả trong nước chúng ta uống. Thậm chí, chì còn xuất hiện trong các bình nước tái sử dụng, như việc phát hiện ra chì trong đáy ly Stanley. Vụ việc đã làm dấy lên nhiều tranh cãi và khơi dậy sự chú ý của người tiêu dùng đối với một vấn đề đã tồn tại từ rất lâu.
Hôm cuối tháng Hai vừa qua, Tòa Tối cao của bang Alabama phán quyết rằng: “Phôi đông lạnh là trẻ em.” Tuyên án này tuy chỉ có uy lực theo Hiến pháp và luật pháp ở Alabama, tuy nhiên, sự bắt đầu này tạo ra tiền lệ cho tất cả những vụ án vế sau của tất cả các bang khác và kề cả hiến pháp Hoa Kỳ, ảnh hưởng đến thời kỳ cho phép phá thai. Nhiều người và nhiều cơ quan sẽ phải chịu trách nhiệm, sẽ bị trừng phạt nếu làm hỏng phôi thai, như một tội giết trẻ em. Phán quyết của Alabama, được công bố hôm thứ Sáu, bắt nguồn từ hai vụ kiện của ba nhóm cha mẹ đã trải qua thủ tục thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) để sinh con và sau đó chọn đông lạnh số phôi còn lại. Giáo sư Nicole Huberfeld của Trường Luật Đại học Boston cho biết, đó cũng là một quyết định có thể gây ảnh hưởng lan rộng đến việc sử dụng các phương pháp điều trị sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm (IVF).
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.