Hôm nay,  

Kinh Tế Mỹ 2023-2024: Lập Luận Tổng Hợp

15/12/202300:00:00(Xem: 8369)

1_hình trang nhất

Ảnh: Just Style. News 2023


Sẽ không có một bản tổng kết nào đầy đủ về tình hình kinh tế Mỹ trong năm 2023. Sẽ không có dự đoán nào chính xác cho kinh tế tương lai 2024. Nhưng hai chữ “kinh tế” lớn lao và khách quan này lại ảnh hưởng trực tiếp đến túi tiền và đời sống hàng ngày của chúng ta. Kinh nghiệm và hiểu biết về khả năng kinh tế cộng đồng ảnh hưởng đến kinh tế cá nhân/gia đình, sẽ giúp cho lòng tham giàu có chững chạc hơn và nỗi sợ hãi nghèo khó được nhẹ nhàng hơn.

Thông thường, hầu hết người ít tiền đều muốn có đời sống kinh tế cao hơn. Hầu hết người giàu đều muốn sở hữu nhiều hơn nữa. Ai cũng muốn lấy của chung làm của riêng, vậy thì ai cho? Và ai mất?

Lấy một giả dụ lập luận rằng: Tiền tài và của cải là biểu tượng vô hình hóa của giàu và nghèo. Tất cả đều ở trong một cái kho chứa khổng lồ. Mỗi ngày, mỗi người vào đó làm việc, trao đổi và mang về một ít làm của riêng. Người canh giữ, mở cửa/đóng cửa và điều hành quy luật trao đổi là các chính quyền. Các quyết định và đường lối thi hành của họ rất quan trọng, vì chúng tác động đến mức độ tài sản của mỗi người. Ở Mỹ, có hai phe canh cửa: Cộng Hòa và Dân Chủ.

Theo quy luật thông thường, nếu cho ra mà không lấy vào, thì kho chứa sẽ cạn. Ngược lại, nếu thu vào kho chứa nhiều quá, người dân sẽ bất mãn. Hai phe canh cửa có nhiệm vụ bảo vệ và cân bằng sức chứa và khả năng phân phát. Mỗi phe mỗi ý đồ. Hầu hết tất cả các chính sách đối ngoại, đối nội; các xung đột chính trị, xã hội; cuối cùng đều quy về kinh tế. Quá trình này là một hệ thống vĩ đại, vô cùng phức tạp, có bản chất quốc gia và toàn cầu. Tuy nhiên, quá trình này lại vô cùng đơn giản, quy tụ trong hai trạng thái tâm lý cốt lõi: Tham lam và Sợ hãi.   

Tóm Lược Tình Hình Kinh Tế Mỹ 23-24.

Tại Mỹ, khả năng tăng trưởng ổn định ở mức gần hoặc bằng 1,8% trong dài hạn được dự đoán vào năm 2024 nhờ sức tiêu dùng mạnh mẽ được hỗ trợ bởi sự gia tăng thu nhập cá nhân và đầu tư tư nhân bền bỉ. Các nhà kinh tế học của RSM, Joe Brusuelas đưa ra dự đoán cho năm tới trên tạp chí The Real Economic số tháng 12. Năm tới, họ dự đoán, năng suất và sự tăng trưởng mạnh mẽ được hỗ trợ bởi các chính sách thuận lợi từ cơ quan tài chính và tiền tệ, trong khi lạm phát sẽ quay trở lại mức dễ quản lý hơn từ 2,5% đến 3%.
 
Điều dự đoán quan trọng là sẽ có bốn đợt cắt giảm 25 điểm cơ bản đối với chính sách lãi suất của quỹ liên bang bắt đầu vào tháng 6, khiến lãi suất có thể  giảm vào cuối năm ở mức 4,25 đến 4,25%.

Ước tính cơ bản của họ về tổng sản phẩm quốc nội dự đoán tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại một chút sau tốc độ hàng năm 2,9% trong quý thứ ba. Sau đó, vào nửa cuối năm 2024 và thậm chí có thể sang năm 2025, tốc độ tăng trưởng sẽ tiếp tục ở mức này hoặc cao hơn 1,8%.

Đây là một quan điểm lạc quan từ tạp chí kinh tế The Real Economy, số tháng 12, 2023. Quan điểm này, giải thích bình dân rằng: Người dân Mỹ Việt sẽ có cơ hội kiếm thêm tiền và tài sản có khả năng gia tăng, sau một thời khốn khó vì kinh tế đại dịch.

Một quan điểm nữa khá lạc quan của Goldman Sachs, ngân hàng đầu tư đa quốc gia và công ty dịch vụ tài chính của Mỹ, cho rằng:

Có thể sẽ có khả năng tiêu dùng mạnh mẽ. Thu nhập  gia đình gia tăng đáng kể, tăng trưởng việc làm khiêm tốn nhưng ổn định và tăng trưởng tiền lương dự kiến thực tế khoảng 1%, sẽ kết hợp lại để thúc đẩy thu nhập cụ thể tăng hơn 3% trong năm tới. Tỷ lệ tiết kiệm cũng sẽ gia tăng.

Đầu tư của doanh nghiệp sẽ giảm. Tất cả mức tăng ròng trong đầu tư doanh nghiệp trong năm nay đều được thúc đẩy bởi các khoản trợ cấp theo Đạo luật CHIPS và Đạo luật Giảm lạm phát. Dự kiến sẽ có thêm những thách thức về tài chính, đặc biệt là liên quan đến bất động sản thương mại. Các nhà lãnh đạo trong doanh nghiệp có thể trở nên tự tin hơn khi đầu tư vào trí tuệ nhân tạo tăng lên và nỗi lo suy thoái giảm bớt. Tổng tốc độ tăng trưởng dự đoán cho đầu tư kinh doanh vào năm 2024 là 1,75%.

Doanh số nhà bán hiện tại được dự đoán sẽ vô cùng chậm chạp. Đến vào cuối năm dự kiến đầu tư nhà ở sẽ ổn định. Giá nhà ở được dự đoán sẽ tăng nhẹ 1% vào năm 2024 do khả năng chi trả thấp và nguồn cung cấp rất hạn chế.

Người ta dự đoán, chi tiêu chính quyền tiểu bang và địa phương sẽ tăng 0,5% trong khi chi tiêu chính phủ liên bang sẽ tương đối không thay đổi. Xuất khẩu của Mỹ tiếp tục ở mức thấp trong khi nhập khẩu của Mỹ đã giảm xuống từ mức cao (do đại dịch). Theo Goldman Sachs Research, sẽ có nhiều nhu cầu hơn đối với hàng xuất khẩu của Mỹ trong năm tới nếu sự phát triển kinh tế ở nước ngoài khởi sắc. Người ta dự đoán rằng vào năm 2024, điều này sẽ làm giảm thâm hụt thương mại đến mức có thể tăng thêm 0,2% vào tăng trưởng GDP.

2

Source: Bloomberg, Goldman Sachs Research

Forecasts as of Nov. 8, 2023

Ghi chú: GDP: Viết tắt từ Gross Domestic Ptoduct. Là Tổng Sản Phẩm quốc nội. một chỉ số tiêu dùng đo lường tổng giá trị thị trường của tất cả các loại hàng hoá, dịch vụ được sản xuất ra ở một quốc gia trong một thời kỳ nhất định.

So sánh với biểu đồ GDP tổng quát:

3
Nguồn: Congressional Budget Office.
Trong năm 2023, chúng ta nghe rất nhiều bản tin về lạm phát và sự chỉ trính chính quyền Joe Biden về việc kiềm chế và điều chỉnh nạn lạm phát, mặc dù tình trạng lạm phát xảy ra hầu hết trên thế giới vì hậu quả của nạn đại dịch COVID toàn cầu. Cho dù là tổng thống tài ba nào cũng không thể khiến kinh tế tránh khỏi suy giảm và trì trệ trong và sau nạn đại dịch. Và lạm phát làm cho túi tiền của chúng ta hao hụt, nhưng những ai tung tăng trong thị trường chứng khoán sẽ có cơ hội làm giàu.

Đây là bản báo cáo về lạm phát trong năm 2023 so với quá khứ và dự kiến tương lai:

Lạm phát từ năm 2022 thấp hơn một chút so với năm 2021, nhưng cao hơn bất kỳ năm nào khác kể từ năm 1981, do chiến tranh giữa Nga và Ukraine góp phần khiến giá lương thực và năng lượng tăng cao. Những áp lực tăng giá đó đã làm tăng thêm tình trạng lạm phát cao ở Mỹ vốn đang xảy ra do nhu cầu tăng cao, nguồn cung hạn chế và thị trường lao động thắt chặt. Lạm phát được dự báo sẽ chậm lại dần trong năm 2023 do áp lực giảm bớt từ các yếu tố khiến cầu tăng nhanh hơn cung trong những năm gần đây. CBO dự báo lạm phát được đo bằng chỉ số giá PCE sẽ là 3,3% vào năm 2023 và 2,4% vào năm 2024. Lạm phát PCE được dự đoán sẽ tiếp tục giảm sau đó, tiến gần đến mục tiêu dài hạn của Cục Dự trữ Liên bang là 2% vào năm 2026.

4

                                      Nguồn: Confressional Budget Office

Tin Vui:

National Retai Federation, NRF, dự kiến tình hình buôn bán trong mùa lễ hội cuối năm: doanh số hàng bán lẻ cho năm 2023 sẽ gia tăng từ 3% đến 4% hơn so với năm 2022.

Tin Cần Biết:

Thị trường chứng khoán SP 500, một đại biểu khá đáng tin cậy về chứng khoán, cho thấy từ mức độ thấp năm 2017 qua bốn năm chỉ số chứng khoán SP 500 dưới triều đại tổng thống Trump, rồi tiếp tục với triều đại của tổng thống Biden, đã tăng trưởng lên cao cuối năm 2023, từ khoảng hơn 2,000 lên đến khoảng 4,550, một khoảng cách khá cao trong 8 năm. Nhìn chung, cả hai chính sách của hai tổng thống đều được thị trường hưởng ứng, nhiều người có cơ hội làm giàu. Nếu bạn cũng đang nhảy múa trong thị trường chứng khoán mà thua lỗ, nghĩa là, bạn nên xét lại, phong cách và niềm tin đầu tư của mình.

5
Tin tổng kết 2023:

Ba yếu tố chính—sản lượng kinh tế tăng, khả năng phục hồi của thị trường lao động và lạm phát giảm—đã đánh dấu hiệu quả hoạt động năm 2023 của nền kinh tế Mỹ cao hơn dự đoán. Báo cáo Triển vọng Kinh tế Thế giới (WEO) gần đây nhất của IMF đã được công bố, tạo cơ hội quan trọng để đánh giá hiệu quả hoạt động của nền kinh tế Mỹ so với triển vọng toàn cầu. Nói chung trên toàn cầu, những tiến bộ của chúng ta về lạm phát, thị trường lao động và tăng trưởng là rất đáng chú ý và tiếp tục là nguồn hỗ trợ chính cho nền kinh tế thế giới.

Thông qua Luật Cơ sở hạ tầng lưỡng đảng, Đạo luật Khoa học và CHIPS cũng như Đạo luật Giảm lạm phát, Chính quyền Biden đang tập trung vào các chính sách từ phía cung để tăng năng lực sản xuất và tạo điều kiện cho tăng trưởng nhanh hơn mà không gây ra lạm phát. Trên thực tế, sự vững mạnh của nền kinh tế Mỹ là một yếu tố góp phần cải thiện triển vọng toàn cầu, theo WEO tháng 10 năm 2023. Các khoản đầu tư từ phía cung của chúng ta không chỉ giúp ích cho nền kinh tế Mỹ mà còn góp phần cải thiện nền kinh tế thế giới.

Dẫn đến kết luận về kinh tế 2023:

Sự phục hồi GDP ở Mỹ đặc biệt mạnh mẽ và dự kiến sẽ đạt được mức mà xu hướng trước đại dịch đã đạt được.

Thị trường lao động thế giới vẫn đang trở nên mạnh mẽ hơn, đặc biệt là thị trường lao động Mỹ.

So với các nền kinh tế phát triển khác, tỷ lệ lạm phát của Mỹ giảm sớm hơn và nhanh hơn.

Tuy vậy, vẫn còn những mối đe dọa khác đối với triển vọng của Hoa Kỳ, bao gồm tín dụng thắt chặt, lãi suất cao, và sự chi tiêu của chính phủ đang diễn ra một cách khó đo lường. Tuy nhiên, bất chấp sự tăng trưởng, lao động và lạm phát, nền kinh tế Mỹ vẫn tiếp tục mạnh mẽ và có khả năng phát triển mạnh trong những năm tới. (Tin từ U.S. Department of the Treasure.)

Bạn đọc sẽ có những bản tin tổng kết hoặc nhìn lại kinh tế Mỹ trong năm 2023 tường tận hơn, khi bước vào tháng Giêng năm 2024. Ở tại thời điểm này, chúng ta chưa thấy những con số tổng kết rõ ràng của các cơ quan chịu trách nhiệm về kinh tế và tài chánh. Cũng xin nhắc nhở rằng, chuyện tương lai không một ai biết trước. Chuyện quá khứ không một ai biết rõ.

Tin Mới:

Trước cuộc họp tháng 12, một nhà kinh tế cho rằng việc tăng lãi suất ở mức "cao nguy hiểm" của Cục Dự trữ Liên bang chỉ là tạm thời và Fed sẽ cắt giảm lãi suất trong quý đầu tiên của năm tới.

Fed đã gia tăng lãi suất mạnh trong năm qua 11 lần với hy vọng đè bẹp lạm phát và hạ nhiệt nền kinh tế. Chỉ trong vòng 16 tháng, lãi suất đã tăng từ gần 0 lên trên 5%, tốc độ thắt chặt nhanh nhất kể từ những năm 1980.

Fed đã bỏ phiếu trong các cuộc họp vào tháng 9 và tháng 11 để giữ lãi suất ổn định ở mức 5,25% đến 5,5%, mức cao nhất trong 22 năm. Các nhà đầu tư khác cũng kỳ vọng ngân hàng trung ương sẽ bắt đầu cắt giảm lãi suất vào giữa năm tới trong bối cảnh có dấu hiệu nền kinh tế đang hạ nhiệt.

Nhà kinh tế Luskin dự đoán: “Trong hai tuần nữa, vào lần báo cáo CPI tiếp theo, đây sẽ là con số hàng tháng thứ hai liên tiếp có dấu trừ ở phía trước. Chúng ta đang ở giai đoạn đầu của đợt giảm phát hoàn toàn”.

Chúng ta vừa nghe chuyện lạm phát chưa ngã ngũ, thì đã nghe đến “giảm phát” (deflation). Tuy nhiên, sau lạm phát mà được giảm phát, thì có sự cân bằng, dao động kinh tế tiến về chính giữa của hai cực. Phe tiêu dùng như chúng ta có lợi thế hơn.

Tin nghi:

Ngược lại với những dự kiến về khả năng tăng trưởng của thị trường chứng khoán, BCA Research Inc, (nhà cung cấp độc lập các nghiên cứu đầu tư toàn cầu và tư vấn chiến lược đầu tư. BCA được thành lập bởi A. Hamilton Bolton vào năm 1949 tại Montreal, Quebec, Canada. Công ty còn được biết đến với tựa đề của ấn bản đầu tiên, The Bank Credit Analyst), dự đoán: “Thị trường S&P 500 có thể trải qua đợt sụt giảm tồi tệ nhất kể từ năm 2008 vào năm tới (2024) khi cuộc suy thoái (recession) bắt đầu.” Chỉ số dự đoán là 3,500, như vậy là tụt khá sâu.

Một cơ sở tài chánh khổng lồ khác, J.P. Morgan (công ty dịch vụ tài chính đa quốc gia của Mỹ có trụ sở tại Thành phố New York và được thành lập tại Delaware. Đây là ngân hàng lớn nhất Hoa Kỳ và là ngân hàng lớn nhất thế giới tính theo vốn hóa thị trường cho đến năm 2023), tuyên bố, “Cổ phiếu hiện được định giá rất cao với mức độ biến động gần mức thấp lịch sử, trong khi rủi ro chính trị và xã hội vẫn ở mức cao. Chúng tôi dự đoán tăng trưởng thu nhập toàn cầu mờ nhạt cùng với sự sụt giảm của cổ phiếu so với mức hiện tại”. Tiên đoán này dẫn đến kết luận, SP 500 có thể sẽ tụt xuống hàng 4,200.
Trong khi Bank of America rất lạc quan cho rằng SP 500 sẽ lên đến chỉ số 5,000. Royal Bank of Canada cũng đồng ý chỉ số này.

Chỉ số thị trường chứng khoán là báo động nhạy cảm nhất và phản ứng tức thì với những biến động chính trị, xã hội, chiến tranh, kể cả tin đồn. Mọi tiên đoán đều nằm trong phạm vi nghi hoặc. Lý do Thị trường đi lên vì lòng tham. Hàng triệu triệu cá nhân và công ty nghe ngóng cơ hội tốt, kéo nhau nhảy vào thị trường mua sắm cổ phiếu, và những thứ tương tựa. Hành động tập đoàn này khiến thị trường gia tăng vì mua nhiều hơn bán. Ngược lại khi phong phanh tin xấu, lòng sợ hãi phun lên, hàng hàng lớp lớp bán ra cổ phiếu, bán nhiều hơn mua, thị trường tụt xuống. Nếu có biến động lớn, thị trường sẽ bị sụp đổ. Tuy nhiên, sau nhiều lần kinh nghiệm sự sụp đổ tụt dốc không thể đạp thắng, chính quyền Mỹ đã đưa ra quy định sẽ ngưng sinh hoạt thị trường ở những mức điểm nhất định và trong một thời gian dự định. Sẽ mở lại khi thị trường bớt xung động. Những chuyện xấu hoặc tốt xảy ra, đố ai mà biết được. Tham và sợ lại không ai có thể điều khiển. Vì vậy, những tiên đoán về thị trường chỉ mang tính lý luận và nghe mềm tai bởi lý thuyết.

Nhưng những sự kiện này lại là bí quyết mua bán cổ phiếu và chỉ số danh mục thị trường (index). Mua khi đa số gần hết sợ. Bán khi đa số hồ hởi gần hết hơi. Chính vì vậy nhà chuyên nghiệp chứng khoán không sợ thị trường thăng trầm mà sợ thị trường bình yên, chỉ nhúc nhích sơ sài.

Sinh hoạt này của thị trường cũng tương tựa như sinh hoạt trong kinh tế. Các chính trị gia không sợ nền kinh tế lạm phát hay giảm phát, gia tăng vùn vụt hay tụt dốc, mà họ sợ nền kinh tế ổn định, sẽ không có gì để reo hò, chống đối, đỗ lỗi cho nhau. Những ai yêu thích chính trị, để ý xem, họ thường vạch lỗi và đổ lỗi cho người khác.
 
Ngu Yên

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Khi Trump rời Nhà Trắng vào tháng 1, 2021, tỉ lệ thất nghiệp là 15%. 20 triệu việc làm mất trong 2020. Kinh tế thu nhỏ lại -2.8%. Chỉ số chứng khoán Dow Jones dưới 20,000. Chính sách thuế thất bại. Giảm $1.9 ngàn tỉ cho giới giầu và các đại công ty làm ngân sách quốc gia thiếu hụt 5.4 lần từ $585 tỉ trong tài khóa 2026 lên đến $3,132 tỉ vào tài khóa 2020 và nợ công tăng thêm $8 ngàn tỉ trong bốn năm. Kinh tế chỉ phát triển trung bình hàng năm được 0.95% thay vì 4% - 6% như Trump dự trù.
Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm nay ở Davos, nơi 60 Tổng Thống và Thủ Tướng, 800 lãnh đạo doanh nghiệp và các tổ chức phi lợi nhuận tập họp để thảo luận về những thách thức lớn của thời đại chúng ta, Trí tuệ nhân tạo, AI, lần này đã trở thành chủ đề làm lu mờ mọi chủ đề khác. Trí tuệ nhân tạo AI ngày càng ảnh hưởng đến chúng ta, ngoài việc có thể xử dụng trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu và ảnh hưởng đến nền kinh tế, AI cũng ngày càng có vẻ là một phần của bộ máy chiến tranh, hay ngay cả trong thị trường lao động AI cũng cho thấy sự hiệu quả rõ ràng hơn, AI, trí tuệ nhân tạo là siêu năng lực vừa có thể hủy diệt mà cũng vừa có thể cải thiện, là rủi ro cũng như là cơ hội.
Lịch sử kinh tế của Mỹ là chu kỳ giữa sự các đợt tăng trưởng và suy thoái kinh tế. Gần đây nhất là sự tăng trưởng kinh tế từ thời Tổng Thống Obama, kéo dài sang thời Tổng Thống Trump trước khi đại dịch Covid-19 xảy ra. Tổng Thống Biden nhậm chức trong thời điểm nền kinh tế Mỹ bắt đầu có những dấu hiệu suy thoái. Theo các nhà hoạch định chính sách, hiếm khi các chính sách giảm lạm phát được áp dụng mà không xảy ra suy thoái. Nhưng có vẻ như lần này điều này có thể xảy ra.
Giá xăng trung bình vào ngày 14-12-2023 ở Mỹ là 3.10 USD/gallon, giảm 0.02 USD so với ngày hôm qua, 0.10 USD so với tuần trước và 0.25 USD so với tháng trước. Hawaii có giá cao nhất là $4.70, tiếp đến là California với giá là $4.63. Ngược lại, Texas ghi nhận giá thấp nhất trên toàn nước Mỹ là $2.55. Giá xăng giảm do mức cầu hạ theo mùa và mức cung trong nước Mỹ gia tăng đáng kể là một tin đáng hoan nghênh đối với những người Mỹ đã phải vật lộn với giá xăng cao trong quá khứ. Ngoài ra, tình hình kinh tế Trung Quốc là một điểm đáng lưu tâm. Trung Quốc là một quốc gia nhập cảng xăng dầu nhiều nhất thế giới. Kinh tế Trung Quốc đi xuống sẽ làm giảm mức cầu.
Theo trang mạng tin tức kinh tế thương mại Business Insider, báo cáo mới đây nhất về dự báo thị trường nhà ở năm 2024 có một số tin tốt lành, nhưng vẫn có nhiều thách thức từ năm nay sẽ vẫn tồn tại. Báo cáo này là của trang mạng chuyên về địa ốc Realtor.com. Nhìn chung, Realtor đưa ra một dự báo có nhiều điểm trái chiều. Điều này sẽ làm thất vọng nhiều người Mỹ đang hy vọng sẽ có một thị trường nhà cửa dễ mua bán nhiều hơn so với năm 2023, khi mà tỷ lệ lãi suất cao đã làm đóng băng phần lớn thị trường.
Ở Mỹ, khi người ta kết hôn, tài khoản của họ cũng thường được ‘quy về một mối’: phần lớn các cặp vợ chồng đều sẽ gửi toàn bộ thu nhập của mình vào một tài khoản chung. Trong những năm 1970 và 1980, việc tách biệt tài chánh có thể bị coi là điềm xấu cho một mối quan hệ. Nhưng ngày nay điều đó không còn đúng nữa. Tỷ lệ các cặp đôi, dù đã kết hôn hay chưa, giữ ít nhất một phần tài chánh riêng biệt đã tăng lên trong những thập niên gần đây, một phần vì người dân Hoa Kỳ có khuynh hướng kết hôn trễ hơn so với ngày xưa, và khi đó thì họ đã có thói quen tiêu xài của riêng mình.
Tập Cận Bình, bằng cách thắt chặt kiểm soát từ chính sách, truyền thông, đến quân đội, đã nâng quyền lực của mình tới mức chưa từng thấy trong nhiều thập kỷ. Nhưng chính nhu cầu chứng tỏ quyền lực của Tập cũng chính là chiếc ”gậy ông đập lưng ông”. Nền kinh tế Trung Quốc khó có thể phục hồi như mong đợi sau đại dịch covid, ngành bất động sản khủng hoảng, các nhà đầu tư nước ngoài rút vốn ra khỏi nước và tỷ lệ thanh niên thất nghiệp lên tới trên 20%. Các nhà phê bình năm nay đã sử dụng những thuật ngữ như đây là ”sự kết thúc của phép màu kinh tế Trung Quốc”. Vấn đề nan giải của Tập Cận Bình là ông dường như chỉ có một giải pháp duy nhất cho mọi vấn đề: tăng cường kiểm soát. Tập đã loại bỏ những cố vấn giỏi nhất vì tham nhũng hay có thể nói chính xác hơn là ông không tin tưởng họ.
Từ Adidas AG đến Nike Inc, các nhà sản xuất quần áo và giày dép đã chuyển chuỗi cung ứng của họ ra khỏi Trung Quốc do căng thẳng địa chính trị và chi phí sản xuất thấp hơn. Nhưng trong bối cảnh kinh tế toàn cầu ngày càng bất ổn và nhu cầu tiêu dùng suy yếu, nhiều công ty đã nhận ra rằng việc tìm kiếm các trung tâm sản xuất thay thế cũng đi kèm với những thách thức riêng. Một số thậm chí còn đóng cửa cơ sở sản xuất vừa mới thành lập để quay về Trung Quốc đại lục.
Đô la điện tử (digital dollar), còn gọi là đô la kỹ thuật số, là một vấn đề tài chánh có tầm vóc thế giới, có khả năng thay đổi nền kinh tế Hoa Kỳ và toàn cầu. Vấn đề này được bàn thảo trong những năm qua: Liệu đã đến lúc Hoa Kỳ có thể thay đổi tiền giấy, tiền đồng bằng tiền điện tử? Nhưng những cuộc thảo luận không được nổi bật vì tình hình chính trị sôi nổi, chính quyền, báo chí vây quanh câu chuyện cựu tổng thống Trump bị truy tố khoảng trên 90 tội, trong lúc ông đang tranh cử cho chuyến trở về tòa Bạch Ốc năm 2024.Thay đổi hệ thống tiền tệ quốc gia sẽ tạo ra sự xáo trộn thói quen sử dụng và cách đánh giá mặt tiền của dân chúng. Nhiều câu hỏi sẽ phải giải quyết: Tại sao phải đổi tiền giấy thành tiền điện tử? (Có lẽ, ngày xưa, người ta cũng đặt câu hỏi tương tựa như vậy khi đổi từ tiền kim loại, tiền vàng thành tiền giấy. Dĩ nhiên, phải có lợi ích cho người tiêu dùng, có khả năng phát triển kinh tế quốc gia và đồng minh.)
Trần nợ là mức ấn định số tiền tối đa mà chính phủ có thể vay nợ. Quốc hội biểu quyết số nợ tối đa, tạo ra mức “Trần Nợ”, và chính phủ không được vay tiền nhiều hơn mức “Trần Nợ” này. Chính phủ Hoa Kỳ đã đụng đầu vào “trần nợ” từ tháng Giêng năm 2023, khi số nợ lên tới $31.4 ngàn tỷ đô la. Bộ Tài Chánh không được vay nữa, phải “du di” các món chưa dùng trong ngân sách để xài tạm vào các mục đã hết tiền. Nhưng từ đầu tháng Sáu, sẽ bắt buộc phải vay nợ thêm mới có tiền chi tiêu. Nếu không thanh toán được thì chính phủ bị “vỡ nợ”, chính phủ Mỹ sẽ không có tiền trả lãi và vốn từ các món nợ cũ, công khố phiếu Mỹ sẽ mất giá trị kéo theo những tai họa kinh tế khôn lường cho kinh tế nước Mỹ lẫn kinh tế thế giới.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.