Hôm nay,  

Đình Đình

08/12/202300:00:00(Xem: 2099)

401230483_692061916354856_6698903545012006331_n-(1)
Ngón tay trỏ thon dài và gầy, trắng xanh 1 màu xanh ốm yếu. Nó không búp măng chút nào, mà chắc là có lẽ cọng tre non. Màu xanh tái mét của ngón trỏ này giống như mới xuất viện. Nàng nhúng nó vào ly nước đá rồi viết lên tờ giấy trải bàn.

Ting Ting, tiếng Hán Việt là Đình Đình, tức là Duyên Duyên.
Pan Ting, Phan Đình, là thuốc nhuộm tóc, thuốc gội đầu nhãn “Pantene”.
Yu Ting, Dục Đình là thuốc tránh thai uống vào ngày hôm sau.
Niao Niao Ting Ting, Niều Niều Đình Đình là vừa Duyên vừa Dẻo, Dẻo Dẻo Duyên Duyên.
Còn Tinh Tinh thì mới là đười ươi bắt ống.

Tôi đã đến Macau, hay Áo Môn, nhiều bận, nhưng đó là khi nó còn thuộc về Portugal và mang mùi cá bacalao sát muối tỏi, trên cửa biển còn phảng phất vị gà kiểu Angola. Nói vậy chứ sau các cuộc biểu tình 1966 địa phương đả thực, chính quyền thuộc địa đã nhân nhượng nhiều. Từ cách mạng 1974 tại mẫu quốc Portugal trở đi, từ “Cách mạng Hoa cẩm chướng”, thì Macau chỉ còn là nơi nước Bồ tạm thời quản lý cho Trung quốc cho đến khi hết hạn thuê đất. Nhưng chuyện đây là mới sau năm 1999, khi cờ đỏ đã phất phới ngoài của khẩu và Áo Môn trở thành 1 đặc khu hành chánh của Cộng hòa Nhân dân.
Tôi xuống tàu ở Xích Lư Giác, Hương Cảng. Macau lúc đó đã có phi trường mới toanh, nhưng những tuyến bay bất tiện, ví thế nào được với trường bay Hong Kong. Lúc đó ngoài 6 giờ chiều, chuyến phà đi thẳng từ phi trường sang Macau đã nhổ neo đi mất. Trong khi tôi còn kéo hành lý trong những hành lang mênh mông thì phà nó đã bập bềnh ở cửa biển Châu Giang. Tôi đành lấy xe búyt vào phố vậy, bến tàu Thượng Hoàn phía Hương Cảng cách hơn 1 giờ. Vậy là dư sức để mà bắt kịp chuyến chót trong ngày là chuyến trước nửa đêm.

Tôi chỉ có 1 cái va ly cầm tay nhỏ, tôi đi ăn mì xá xíu, tôi đứng hút thuốc nhìn người qua lại lượt là trên phố Connaught Road Central. Tôi kéo áo lên hở bụng để cho lỗ rốn mát mẻ nhìn đời. Cô nào đi ngang mà vênh váo, tôi khụt khịt trong cổ họng, đợi cô đến gần thì tôi khạc đánh toẹt trước chân hồng cao gót phiêu du. Nếu lỡ có trúng thì tôi quỳ ngay xuống mà xin lỗi, lấy áo tôi đang mặc vén lên để chùi và hỏi cô nương “Giày đẹp quá nhe, nhãn Ferragamo hay sao?”. Tôi nhẹ nhàng nhấc cái gót chân cô lên để nhìn cái nhãn, “Dưới kia 100 mét có cửa hàng Jimmy Choo kià, vẫn còn mở cửa”.
Làm đủ những chuyện như thế, tôi cũng dư giả thì giờ mà đạt Macau vào lúc 11 giờ đêm, chẳng có gì mà vội. Cuộc sống Macau 10 giờ đêm mới bắt đầu. Áo Môn bé bằng cái lỗ mũi, từ bến tàu đến trung tâm phố cứ theo đường lớn Avenida da Amizade mà thẳng tiến, có 2 kilômét và kéo valy cũng chỉ có 30 phút mát 1 mùi đêm. Người đọc tinh ý đã thấy, mùi Macau từ cá Portugal và gà Phi Châu giờ đã chuyển sang mùi dạ hương, dạ lý trong vườn, dạ lý chân tường và dạ lý ngoài đường.

Lisboa Hotel, Bồ Kinh tửu điếm, nằm ở cuối đường. Lúc đó Grand Lisboa, Tân Bồ kinh, chưa xây dựng và Bồ Kinh tửu điếm là công trình tráng lệ nhất của thành phố, của 1 tỉnh nhỏ còn an bình và được coi là khu vực dã ngoại của người dân Hong Kong, tiện thể đổ xí ngầu tài xỉu và lắc bầu cua như cô gái Đồ Long *… Từng trệt ở bên khách sạn trong có linh tinh ông phật hay non bộ bằng cẩm thạch to đùng lồng kiếng, nhà vệ sinh nam chỗ đứng tiểu có suối chảy dưới chân róc rách và nước xối tự động rất là hiện đại. Nhưng tôi tới đây là để xuống từng hầm.

Đây là khu thương mãi của khách sạn, quanh co mấy cửa hàng đồng hồ bút máy, lưu niệm vớ vẩn ngọc thạch hay vòng vàng, và ở cổng ra 1 cửa hàng tạp hóa có bán trái cây tươi. Khu vực này mở cửa ngày và đêm, 24/24 và 7/7, như sòng bài ở từng gác. Trung tâm của nó là nhà hàng Noite e Dia Café (“Đêm và Ngày”) bán cháo gà, mì xá xíu và đại loại cơm chiên, thịt nướng tạp nham. Nửa phần nhà hàng có cửa kính lớn nhìn ra hành lang và tiện lợi ở đây từ 10 giờ đêm là sô diễn.

Từ 10 giờ trở đi là có khoảng 100 thí sinh hoa hậu và người mẫu lên đồ đẹp để dạo qua dạo lại trong cái hành lang bé này. Họ cầm túi đầm đi như là trên catwalk nhưng cái vẻ nghếch mắt khinh đời này biến mất ngay khi có đàn ông vô phước bước lại gần. Các cô dừng lại và bao quanh và bạn nghĩ là họ nhầm bạn với Thành Long hay Lý Liên Kiệt. Nhưng các cô không xin chữ ký, các cô không xin chụp hình selfie, các cô ỏn ẻn nói cái gì mà chỉ có Trung Hoa nó mới hiểu. Nếu tốp này rời bạn ra vì mặt mày bạn khó chịu thì tốp sau, 2 hay 3 cô khác nắm tay nhau đi chung lại chặn bạn lại và thử thách lại bắt đầu. Cúi gầm mặt và chạy nhanh vào trong nhà hàng, thì bạn mới được an toàn tính mạng. Tôi viết văn ưa đại ngôn nói quá và vung tay qua trán hay là qua con chữ nhưng ở đây sự thực khiêm tốn là như vậy. Hàng sống, chống bỏ chạy.

Luật bất thành văn là khách đã ngồi trong quán thì các cô không lại níu kéo ở tại bàn vì trời đánh còn tránh bữa ăn. Các cô đi qua bên ngoài chầm chậm, hễ bắt gặp ánh mắt khách thì hé nhẹ môi cười và đưa tay lên vẫy, khách có ra hiệu thì các cô, tức là tốp 2 tốp 3 mới vào để thơ thẩn chuyện chiếu gon hết hay còn. Khách không nhìn, không vãy, không ra hiệu, thì các cô đi tiếp theo 1 lộ trình đã định, tức là 1 vòng để 20 hay 30 phút sau lại trở lại chỗ cũ. Đây tôi nghĩ là phố đèn đỏ duy nhất trên thế giới mà tài tử thì bị nhốt trong lồng sau cửa kính, còn giai nhân thì đi dạo bên ngoài, trong khi các phố đèn lồng khác là ngược lại. Đây cũng rất là thanh lịch, không có chuyện hở hang mà là duyên dáng Áo Môn. Các cô ăn mặc như ứng tuyển tiếp viên hàng không, nói ra thì động chạm, nói ra thì xúc phạm, chứ lắm mợ nhà lành Bolsa (phố Việt ở Cali), chiều thứ 6 hay thứ 7, ra phố còn hở hang lật bật gấp mấy.

Giờ phải tả thế này, các cô ở đây, nếu khoác tay thanh niên phú nhị đại Trung quốc (tức là thiếu gia sơ mi Burberry’s giây lưng Hermes) thì có thể dẫn về nhà mà giới thiệu với bố mẹ, dạ, bạn gái con đang theo học Bắc Kinh Điện ảnh Học viện. Và bà mẹ bảo, trông em nó xinh quá, lại ngoan hiền!

Tôi lọt vào bên trong quán toàn thây, bớ cô nhà hàng, cho anh bát sủi cảo. Tôi thuộc dạng nhát, cái gì cũng nhát, nên tôi gầm mặt trên tô nước lèo, các cô đi qua tôi chỉ dám liếc ngang. Lỡ chạm mắt các cô, các cô cười nụ thì tôi lúng túng làm rơi cả đũa. Tôi nhìn là nhìn lén, mặt thì mang 1 vẻ trầm tư triết học, cho nên nói thiệt, các cô có đi qua lần thứ nhì sau nửa tiếng thì tôi thấy rõ cũng chỉ có 1 bờ vai sóng sánh, 1 làn tóc nghiêng thành và 1 cặp mông. Cặp mông là tôi nhìn rõ nhất vì tôi nhìn sau lưng thôi, mà như ta đều biết, phụ nữ Trung Hoa thì phần lớn mông họ không vĩ đại được bằng quốc gia hay bằng nên văn hóa. Ngay cả nhìn sau lưng cũng phải nhìn nhanh, vì tốp sau đã trờ tới, và họ thấy có ai quan tâm thì ánh mắt họ thật ngọt ngào kiểu người chớ phụ ta.


Được 1 tiếng như vậy, đến giờ liêu trai, tức là sau nửa đêm, thì tôi đã hết đề tài triết học để mà suy ngẫm. Trong nhà hàng, chẳng cấm các cô vào nghỉ chân hay dùng bữa và đây đó bàn 5, bàn 3 có các cô ngồi ăn. Vào bên trong là để các cô ăn chứ không phải để chào khách. Bên trong là vùng phi quân sự, là khu vực ngưng bắn, không có ngả giá buôn hương hay kỳ nèo bán phấn. Nên bên trong giống như 1 quán bình thường thôi, chẳng ai liếc ai nữa, tuy nam 1 thì nữ 10. Tại đây, thì cứ việc nhìn thỏa thích vì ngoài giờ làm việc và quy ước là như vậy, muốn nhìn thì nhìn. Phần các cô được tự nhiên, không phải lúm cái má đồng tiền mà chúm chím miệng xinh xinh. Răng xinh xinh, ở bên trong nhà hàng là dùng để cắn quảy. Việc liếc, việc cười, là sau khi ăn xong, các cô đúng dậy ra phía ngoài nắm tay nhau đi dạo hành lang. Trong nhà hàng thì là để khóc 1 cách rất tự nhiên.

Cách tôi mấy bàn, có 2 cô đang an ủi 1 cô đầy nước mắt. Khốc như thiếu nữ vu quy lệ, nhưng đây chắc chắn không phải là tiệc cưới của cô này. Cô mặc áo đầm hở vai rất trang nhã nhưng nức nở là thấy xương quai xanh giật giật tấm thân gầy. Cô lấm lét chùi mắt, và 2 mắt to như là trong Manga giờ thì đang hoen đỏ. Được 1 lúc vỗ về thì 2 cô an ủi bạn đâm ra chán, nhìn lên trần kiểu bất lực, đã khuyên giải thế mà còn không nghe thì còn biết sao đây. Cô kia ngồi lấm tấm mà khóc tiếp 1 mình.

Giây phút đó thì đại hiệp đứng dậy. Đại hiệp là tôi đây. Tôi bước lại gần bàn 3 cô và ra hiệu xin phép. 2 cô kia ngước lên nhìn tôi kiểu lạ lùng, ai quen biết gì anh, anh từ đâu tới vậy. Tôi là người về từ đèo cao đỉnh núi, tôi là người đến từ thung lũng vực thẳm, tôi là người nuôi lớn bởi gió biển mặn chiều nay ở trên bến dừng chân. Và tôi có hỏi gì 2 cô kia đâu. Tôi hỏi cô đang tâm sự mà. Cô ngưng tấm tức khóc lại để sụt xịt và nhìn tôi rồi gật đầu, khiến 2 cô kia phải xích ra nhường cho 1 chỗ. Tôi ngồi xuống bàn của tam nương.

Các bạn ở đây không có bạn nào có bằng C Anh ngữ cả và thứ tiếng duy nhất họ sử dụng là tiếng phổ thông. Tiếng Quảng đông thì tôi còn biết Nị hủ leng, nị pỉn ngộ tỉu, cô đẹp lắm, cô cho tôi đ... Tôi còn biết chửi để phòng thân, đại khái, « âm vật của mẫu thân bạn giá cũng chỉ bằng 1 cái đầu cá ở bến sông ». Nhưng các cô này là Đại lục mỹ và không cô nào biết 3 câu tiếng Quảng cả. Nếu bạn sổ 1 tràng lưu loát tiếng Việt ra với họ, thì họ lại nghĩ đó là tiếng Quảng thôi và giờ thì chỉ có bút đàm.

Ting Ting lấy ngón trỏ nhúng vào ly nước đá.


Nhạc nhà hàng trổi,

Tôi viết tên anh trên lá trên hoa.

Tôi viết tên anh trong trái tim tôi.

Tôi viết tên anh trên đá, trên vôi.

Tôi viết tên anh ngập nẻo đường đi ngàn lối.
Đây là Bồ Kinh tửu điếm. Nhưng chữ Hán thì tôi không có 1 bồ vì anh em nhà họ Cao Bá và Nguyễn Siêu đã lấy hết. Đến khi tôi viết tên tôi thì các cô nhìn tôi lạ lẫm, vì cách viết của tôi nó như thằng bé lên 3, chẳng lẽ 1 trung niên mặt sáng như gương… tàu, đầu trơn như váy lĩnh mà viết mãi không nổi cái tên !

Ngày đó, điện thoại di động chưa có 4G và App để phiên dịch tức tốc tuy phiên dịch (Babel Fish) đã có ở trên mạng. Chuyện phiên dịch đó thì 2 người khác ngôn ngữ phải về phòng. Em lên phòng anh có máy xách tay nối mạng, mình nói chuyện, để anh bật luôn cái webcam thu phim lại làm kỷ niệm chúng mình.

Tại sao em khóc?

Đình Đình là 1 cô gái ngón tay trỏ dài. Phụ nữ ngón tay trỏ dài thì sướt mướt, nhưng đàn ông nghe đâu ngón trỏ dài là mấy thước đó nhe. Nàng đưa ra 2 ngón đang chập vào nhau như là 1 đôi, và tách nó ra. Tôi hiểu ngay đây là chuyện chia tay, chuyện mùa trăng xẻ đôi và chuyện trông nhau lần cuối. Tôi viết tên anh trên giấy ly hôn, nước mắt rơi mặn môi và nước mắt chia đôi đời.

Đình Đình quê ở Hắc Long Giang mịt mù gió lốc, thường là gió tốc cả váy ấy chứ, và lạnh cả tâm hồn. Nhà nàng là Hà Nhĩ Tây-Harbin, nơi từng có những quận chúa vong quốc Bạch Nga sang tỵ nạn ngồi ăn bánh ngọt Áo mà rủa những thằng Sô viết thổ tả. Giờ lại có cái thằng thổ tả mới làm nàng khóc bằng 1 mẩu nhắn tin trên điện thoại. Hà Nhĩ Tân này xa vời tôi chưa từng đến, và con đường buôn hương vạn lý, « Luyến luyến phong trần », nàng không biết khi nao mới trở lại.

Tôi cầm lấy tay nàng ái ngại, 2 cô bạn thì hứ bằng mắt trợn lên 1 cái. Kệ họ thôi, tôi có cầm tay họ đâu. Chúng tôi nhìn nhau. Đình Đình thì đẹp, nhìn không thấy chán, và chẳng cần nói gì hết.

Được 1 lúc, tôi thả tay nàng ra. Cô lại dùng 2 ngón trỏ đó và lần này sáp 2 ngón này sát vào nhau trong khi nhìn tôi dọ hỏi. Mắt nàng còn ngấn lệ nhưng có niềm hy vọng hay niềm vui nào đó lóe. Như vầy, diễn nôm là cô vừa chia tay với 1 thằng khốn nạn và tôi có bằng lòng làm bạn mới của nàng không ? Tôi gật đầu hảo hán. Nàng dùng 1 ngón thôi và chỉ lên lầu. Tôi gật đầu hảo đa, hay phát âm Quảng là hẩu lớ.

Đình Đình đứng dậy và lúc này tôi mới thấy cả thân người. Lúc ngồi thì nàng lưng hạc nhưng lúc đứng thì mới thấy chân cò dài và xanh mướt như là ngón tay trỏ ! Các cô cùng bàn né ra, 1 cô đưa cho Đình Đình chìa khóa phòng. 3 bạn này cùng nhau chia 1 phòng khách sạn 70 USD. Ban ngày họ ngủ chung, ban đêm họ tác nghiệp riêng, ai có khách thì mang về hậu trạm này tiếp trong đôi lát. Đình Đình khoác tay tôi đi ra.

Ngang cửa hàng tạp hóa, nàng đứng lại mua 1 gói thanh long đã cắt sẵn. Đình Đình đưa ngón tay trỏ ngang mi mắt dưới rồi lại đặt bàn tay lên bụng mở 5 ngón ra xoa. Tôi không hiểu Đình Đình muốn nói gì, nhưng giờ thì nàng cười. « Em thôi không khóc và em ăn Thanh Long anh nhá? »

Lát nữa, chút nữa, khi đã trên phòng rồi, nàng sẽ nhìn cái va ly tôi mang theo và nói, anh chưa có chỗ khách sạn thì đến đây ở chung với tụi em cũng được, khi nào chúng nó mang khách về thì mình tránh chút và đi xuống nhà thôi.

Anh, lớp trai ngày nay

đắp xây ngày mai.

Đem tự do cho người

mang niềm vui cho đời.

Đỗ Kh
 
* “Có cô gái đầy lông lắc bầu cua”, phiên bản chế của Tiếng hát quê hương (Y Vân- Xuân Lôi), nguyên tác là “Có cô gái miền quê hát bài ca”
** « Tôi nhớ tên anh », Hoàng Thi Thơ
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Kỹ thuật về điện thoại di động đã tạo điều kiện cho mọi người có thể lưu lại hình ảnh hoặc một sự kiện nào đó đang xảy ra của hiện tại. Những sự ghi lại này đã góp phần tốt trong việc tìm ra những sự việc sai trái của cá nhân hay của tổ chức nào đó hầu đưa ra ánh sáng của tòa án. Tuy nhiên có những trường hợp không nên dùng phương tiện điện thoại di động để thu lại hình ảnh và đưa lên mạng xã hội. Điều này ít ai để ý đến và có thể làm nguy hiểm đến một cá nhân nào đó. Hãy nhìn ở một góc nhìn rộng lớn để cùng nhau bàn thảo cho chủ đề này.
Bạn tôi, nhà thơ Triều Hoa Đại ấn hành tác phẩm Lên Rừng Đếm Lá. Nhân dịp nầy, người bạn vong niên từ thời ở Đà Nẵng - Lê Bảo Hoàng (nhà thơ Luân Hoán) - hai nhà thơ thực hiện cuộc trò chuyện với nhau. Theo Triều Hoa Đại thì khi rời bỏ đất nước ra đi, hình như một số anh, chị em trong đó có tôi đã bỏ “của” mà chạy lấy người nên đã không đem theo được một tác phẩm nào…
Chiếc British Airways khởi hành lúc 10 giờ đêm từ phi trường Trudeau, Montreal Canada, bay hai tiếng rưỡi đến Heathrow, London (LHR), nằm ở phía Tây London, cách trung tâm thành phố 23km, là một sân bay bận rộn nhất Châu Âu với hàng triệu lượt khách mỗi năm; chúng tôi chờ ở đây hai tiếng rưỡi, rồi bay tiếp thêm 7 tiếng rưỡi nữa để đến Madrid, thủ đô của Tây Ban Nha (Spain). Madrid đi trước Montreal 6 tiếng vào mùa đông và 5 tiếng vào mùa hè bắt đầu vào cuối tháng 3 đến cuối tháng 10.
Ngày thứ bảy 15/3/2025 vừa qua, các nhân viên làm việc cho các đài phát thanh Tiếng Nói Hoa Kỳ VOA và đài Á châu Tự Do RFA khi tới sở đã nhận được lệnh nghỉ hành chánh, phải ra về và nộp lại thẻ báo chí. Báo chí cho biết đây là khởi đầu cho tiến trình phẹc mê bu tích các đài phát thanh này. Giám đốc đài VOA Michael Abramowitz lập tức ra tuyên bố: “Tôi vô cùng đau lòng khi lần đầu tiên sau 83 năm, đài VOA lừng lẫy không được phép lên tiếng. Sáng nay tôi mới hay tin gần như toàn bộ nhân viên VOA, hơn 1.300 nhà báo, nhà sản xuất và nhân viên bị cho nghỉ hành chánh. Tôi cũng không phải ngoại lệ”. Ngoài đài VOA, đài Á Châu Tự Do RFA cũng cùng chung một số phận. Đài Á châu Tự Do là một đài phát thanh tư nhân phi lợi nhuận, được chính phủ Hoa Kỳ tài trợ nhằm cung cấp thông tin, tin tức và bình luận trực tuyến cho thính giả tại Á châu. Đài hoạt động bằng 9 thứ tiếng trong đó có tiếng Việt. Đài bắt đầu hoạt động từ ngày 12/3/1996 với mục đích thúc đẩy và nâng đỡ tự do và dân chủ tới những ng
Phải thanh minh thanh nga ngay cho các cụ, đây không phải chuyện trâu già gặm cỏ non mà là chuyện ngày xưa các cụ tán gái khi còn thanh xuân. Chuyện trâu già gặm cỏ non cũng có, khi cụ Nguyễn Trãi làm thơ tán cô bán chiếu Nguyễn Thị Lộ, nhưng tuy đây là một cuộc tán gái nổi tiếng nhưng không thuộc vào category này nên không nhắc tới tại đây.
Sáng sớm hôm nay, khi mở hộp thư, nhận được tin, tôi liền điện thoại cho anh Phạm Văn Nhàn, người bạn thân với anh chị Thương – Quy. Hỏi, “Anh Nhàn ơi, anh hay tin gì chưa? Anh Lê Ký Thương đã ra đi lúc 9 giờ 50 phút sáng hôm nay 14/2/2025. Cả hai anh em đều buồn. Im lặng một lúc, anh kể mới gọi thăm anh LKT cách nay mấy tuần. Chị Quy nói chuyện rồi đưa phone qua cho anh Thương, nhưng khi đó miệng anh Thương đã cứng, không nói được gì...
Hồi trẻ tôi đi lính xa nhà có lần về phép được Mạ tôi nấu cho một bữa cơm ngon ngất ngư. Ăn lạ miệng tôi hỏi cơm chi Mạ nói cơm Âm Phủ. Đó là lần đầu tiên trong đời tôi được ăn món cơm mang cái tên thật kỳ dị của xứ Huế, quê Mạ tôi. Khi tôi trở ra đơn vị ở Cheo Reo, Mạ không quên bới cơm Âm Phủ cho tôi mang theo. Biết đâu nhờ miếng "cơm ma" này mà tôi sống sót cho tới ngày tàn cuộc chiến.Ngày nay Mạ tôi đã gần trăm tuổi, tôi cũng chẳng còn trẻ trung chi. Hai mẹ con cùng tóc bạc da mồi, cùng lụm cụm ngồi ôn lại chuyện xa xưa ở quê nhà. Khi tôi nhắc tới cơm Âm Phủ thì Mạ tôi cười thật hiền, nụ cười "hăng rết hết răng" thiệt là dễ thương.
Mỗi năm, tôi đều nhận được điện thư hoặc thiệp chúc Tết từ một số bạn, trong đó có nó. Nó không gởi thư Merry Christmas, Happy New Year, chỉ duy nhất dịp Tết Âm lịch. Nó là dân miền Tây cần cù, hiếu hoc, là bạn thân của tôi...
Con người đến với nhau nhờ duyên và yêu nhau vì nợ. Ông cha ta đã nói là có duyên thì nghìn trùng xa cách cũng gặp mà khi không có duyên, nôm na gọi là vô duyên, thì có ngồi đối mặt cũng "bất tương phùng“ coi như người đối diện không có mặt, không hiện hữu: Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ Vô duyên đối diện bất tương phùng. Nên hữu duyên hay vô duyên có thể nói là do ông trời xếp đặt, vợ chồng không phải ngẫu nhiên mà đến với nhau được, đều do nhân duyên mà ra, mọi vật đều do nhiều yếu tố kết hợp mà thành. Mà đã do nhân duyên rồi, thì tránh trời cũng không khỏi nắng, coi như định mệnh đã an bài.
Thành ngữ ta có câu “Cái răng, cái tóc là góc con người” nhưng cái tóc thường ám chỉ với nữ giới vì “người đẹp nhờ tóc”. Về nhân tướng học, có nhiều khuôn mặt thích ứng cùng với mắt, mũi, miệng… và kèm theo đó với răng và tóc. Trong Hồi Ức Một Đời Người của Nguyễn Ngọc Chính có chương đề cập đến mái tóc, và tùy theo nhãn quan của mỗi người với phái nữ về tóc ngắn, tóc dài.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.