Hôm nay,  

Ung Thư Ở Trẻ Em Khác Gì So Với Ung Thư Ở Người Lớn?

20/10/202300:00:00(Xem: 411)

ung thu tre em
Ung thư ở trẻ em thường xâm lấn và ác tính hơn so với người lớn. Và dù ung thư ở trẻ em rất hiếm gặp, nhưng nó nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở trẻ em dưới 15 tuổi ở Hoa Kỳ. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
  
Ung thư khởi phát khi các tế bào tích tụ những tổn hại đủ để thay đổi hành vi bình thường của chúng. Khả năng tích tụ tổn hại tăng theo độ tuổi vì các biện pháp bảo vệ trong mã di truyền, nhằm đảm bảo các tế bào hoạt động vì lợi ích tối ưu của cơ thể, sẽ suy yếu theo thời gian.
 
Vậy thì tại sao những đứa trẻ chưa có đủ thời gian để các tế bào tích tụ tổn hại lại có thể mắc bệnh ung thư?
 
Nếu nhìn qua lăng kính tiến hóa, ung thư phát triển từ sự ‘bất hợp tác’ của tế bào, vốn ban đầu các tế bào sẽ cùng kết hợp với nhau và hoạt động như một cơ quan. Ở trẻ em, các tế bào vẫn đang học cách hợp tác. Ung thư ở trẻ em khởi phát khi xuất hiện các tế bào ‘nổi loạn’ không chịu hợp tác và cứ phát triển bất chấp, gây tổn hại cho cơ thể.
 
Ung thư ở người lớn và ung thư ở trẻ em
 
Các tế bào trong cơ thể tuân theo một tập hợp các hướng dẫn được xác định bởi cấu trúc di truyền của chúng – một mã duy nhất mang tất cả thông tin mà tế bào cần để thực hiện chức năng cụ thể của chúng. Khi tế bào phân chia, mã di truyền sẽ được sao chép và truyền từ tế bào này sang tế bào khác. Trong quá trình này, có thể xảy ra lỗi sao chép, góp phần phát triển thành ung thư.
 
Ở người lớn, ung thư tiến triển thông qua sự tích tụ dần dần các lỗi và tổn hại trong mã di truyền theo thời gian. Mặc dù có các biện pháp bảo vệ để chống lại sự phát triển vượt tầm kiểm soát của tế bào và các cơ chế sửa chữa để khắc phục lỗi di truyền, các biện pháp và cơ chế này vẫn có thể bị suy yếu do lão hóa, tiếp xúc với môi trường độc hại và lối sống không lành mạnh, khiến cho các mô bị phá hủy. Các loại ung thư phổ biến nhất ở người trưởng thành, chẳng hạn như ung thư vú và ung thư phổi, thường là kết quả của những tổn thương tích tụ kiểu này.
 
Ở trẻ em, các mô vẫn đang phát triển, có sự tác động kép giữa tăng trưởng và phòng ngừa ung thư. Một mặt, các tế bào phân chia rất nhanh và sẽ tự cơ cấu chúng thành các mô trong môi trường hạn chế sự giám sát miễn dịch – môi trường này lý tưởng cho sự phát triển của ung thư. Mặt khác, trẻ em lại có những biện pháp bảo vệ mạnh mẽ và các cơ chế được kiểm soát chặt chẽ, đóng vai trò là lực lượng ứng phó với bệnh ung thư, cho nên ung thư là căn bệnh hiếm gặp ở trẻ em.
 
Trẻ em hiếm khi tích tụ lỗi trong mã di truyền, và bệnh nhi ung thư có tỷ lệ bị lỗi di truyền thấp hơn nhiều so với bệnh nhân ung thư trưởng thành. Tuy nhiên, ở Hoa Kỳ, gần 10% trường hợp ung thư ở trẻ em là do đột biến gen di truyền. Các bịnh ung thư di truyền phổ biến nhất thường là do phát sinh từ các lỗi di truyền ảnh hưởng đến số phận tế bào (quyết định tế bào trở thành cái gì) khi còn trong bụng mẹ. Sau khi chào đời, những sai sót trong tế bào phôi thai tích tụ trong tất cả các thế hệ tế bào tiếp theo để rồi cuối cùng biểu hiện thành ung thư.
 
Ung thư ở trẻ em cũng có thể phát sinh một cách tự phát trong quá trình trẻ lớn lên. Chúng được thúc đẩy bởi những thay đổi di truyền khác với những thay đổi thường thấy ở người lớn. Ở người lớn, tổn hại thường tích tụ dưới dạng những lỗi nhỏ trong quá trình phân chia tế bào dẫn đến ung thư. Còn ở trẻ em, ung thư thường là kết quả của sự tái sắp xếp mã di truyền ở quy mô lớn. Các vùng khác nhau của mã di truyền hoán đổi vị trí, làm gián đoạn các hướng dẫn của tế bào đến mức không thể sửa chữa.
 
Những thay đổi này thường xảy ra ở các mô luân chuyển liên tục, chẳng hạn như não, cơ và máu. Vì vậy, các loại ung thư phổ biến nhất ở trẻ em thường xuất hiện từ những mô này.
 
Sự thay đổi về mặt di truyền không phải là điều kiện tiên quyết đối với bịnh ung thư ở trẻ em. Một số bịnh ung thư não ở trẻ em, vùng mã di truyền chịu trách nhiệm chuyên môn hóa tế bào sẽ vĩnh viễn bị im lặng. Dù bản thân mã di truyền không có lỗi, nhưng tế bào lại không thể đọc được nó. Hậu quả là những tế bào này bị mắc kẹt trong tình trạng phân chia không kiểm soát được, cuối cùng dẫn đến ung thư.
 
Những phương pháp điều trị phù hợp cho bệnh nhi ung thư
 
Các tế bào ở trẻ em thường có sự tăng trưởng, tính di động và tính linh hoạt cao hơn. Điều này có nghĩa là ung thư ở trẻ em thường xâm lấn và hung hãn hơn so với ở người lớn, và có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển ngay cả sau khi điều trị thành công do tổn thương lâu dài. Bởi vì quỹ đạo ung thư ở trẻ em và ở người lớn rất khác nhau, nên phương pháp điều trị đối với 2 đối tượng cũng sẽ khác nhau.
 
Liệu pháp điều trị ung thư tiêu chuẩn bao gồm xạ trị hoặc hóa trị, ảnh hưởng đến cả tế bào ung thư và tế bào khỏe mạnh đang phân chia tích cực. Nếu bệnh nhân không đáp ứng với các phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ thử dùng loại thuốc khác.
 
Ở trẻ em, hiệu ứng phụ của một số phương pháp điều trị sẽ bị khuếch đại lên bởi vì các tế bào của trẻ đang phát triển tích cực. Không giống như ung thư ở người trưởng thành, có thể sử dụng các loại thuốc khác nhau để nhắm mục tiêu vào các lỗi di truyền khác nhau, ung thư ở trẻ em có ít loại mục tiêu hơn. Sự hiếm gặp của bịnh ung thư ở trẻ em cũng gây khó khăn trong việc thử nghiệm các liệu pháp mới ở quy mô lớn.
 
Một lý do phổ biến dẫn đến điều trị bị thất bại là khi tế bào ung thư thích nghi, trốn tránh điều trị và trở nên kháng thuốc. Vấn đề này có thể được giải quyết khi áp dụng các nguyên tắc từ sinh học tiến hóa vào điều trị ung thư.
 
Thí dụ, liệu pháp tiêu diệt (extinction therapy) là một phương pháp điều trị dựa vào các sự kiện tuyệt chủng hàng loạt trong tự nhiên. Mục tiêu của liệu pháp này là tiêu diệt tất cả các tế bào ung thư trước khi chúng có thể tiến hóa. Nó sử dụng một loại thuốc “tiên phong phủ đầu” (first strike) để tiêu diệt hầu hết các tế bào ung thư. Sau đó là nhắm mục tiêu vào các tế bào ung thư còn sót lại thông qua các biện pháp can thiệp tập trung, quy mô nhỏ hơn.
 
Nếu không thể tiêu diệt toàn bộ, mục tiêu điều trị sẽ chuyển sang ngăn ngừa tình trạng kháng thuốc và giữ cho khối u không phát triển. Có thể sử dụng liệu pháp thích ứng (adaptive therapy), tận dụng sự cạnh tranh sinh tồn giữa các tế bào ung thư. Phương pháp điều trị được “bật” và “tắt” một cách linh hoạt để giữ cho khối u ổn định, đồng thời cho phép các tế bào nhạy cảm với liệu pháp cạnh tranh và ngăn chặn các tế bào kháng thuốc. Cách tiếp cận này sẽ giữ lại mô khỏe và cải thiện khả năng sống sót.
 
Dù bệnh nhi ung thư có tiên lượng tốt hơn người lớn sau khi điều trị, nhưng ung thư vẫn là nguyên nhân gây tử vong thứ hai ở trẻ em dưới 15 tuổi ở Hoa Kỳ. Nhận thức được sự khác biệt về phát triển giữa bịnh ung thư ở trẻ em và ở người lớn và sử dụng lý thuyết tiến hóa để “dự đoán và định hướng” quỹ đạo của bịnh ung thư có thể giúp nâng cao kết quả điều trị cho trẻ em, mở rộng cơ hội cho các em có một tương lai tươi sáng hơn.
 
Nguồn: “Cancer in kids is different from cancer in grown-ups – figuring out how could lead to better pediatric treatments” của Ranjini Bhattacharya, được đăng trên trang TheConversation.com.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cũng giống như một cuốn từ điển vật lý, ‘cuốn từ điển’ trong đầu của chúng ta cũng chứa thông tin về các từ, bao gồm các chữ cái, âm thanh và ý nghĩa hoặc ngữ nghĩa của từ, cũng như thông tin về các thành phần câu cú và cách ghép các từ lại với nhau để tạo thành các câu đúng ngữ pháp. ‘Cuốn từ điển’ đó còn là một cuốn từ điển các từ ngữ đồng nghĩa. Nó có thể giúp chúng ta kết nối các từ ngữ và xem chúng giống nhau về ý nghĩa, âm thanh hoặc chính tả như thế nào.
Vừa mới mua một thùng raspberry hôm qua, mà hôm nay chúng bắt đầu trông hơi…mốc lên rồi. Mà mang bỏ hết thì tiếc đứt ruột – hay là chỉ lấy những trái bị mốc bỏ ra là được? Không ít người sẽ quyết định như vậy. Tưởng chừng như vô hại, nhưng nấm mốc trên thực phẩm có thể gây ra nhiều vấn đề, từ chứng khó tiêu cho đến những tình huống nghiêm trọng nhất như tổn thương thận hoặc thậm chí là ung thư.
Các cơ quan y tế Trung Quốc tuần qua cho biết họ chưa phát hiện bất kỳ mầm bệnh bất thường hoặc chủng vi-rút mới nào sau khi Tổ Chức Y Tế Thế Giới (WHO) yêu cầu cung cấp thông tin về các đợt bùng phát bịnh hô hấp. WHO đã yêu cầu Trung Quốc cung cấp thêm thông tin chi tiết sau khi các tổ chức như Program for Monitoring Emerging Diseases (ProMED) báo cáo về các trường hợp viêm phổi chưa được chẩn đoán ở trẻ em ở miền bắc Trung Quốc.
Nghệ (turmeric) là một loài thực vật có hoa thuộc họ gừng. Từ lâu, nghệ đã được đánh giá cao trong nền y khoa cổ Ayurvedic ở Ấn Độ nhờ đặc tính chống viêm. Với ẩm thực Châu Á, nghệ cũng được ưa thích bởi hương vị và màu sắc của nó. Trong tiếng Hindi, nghệ được gọi là Haldi, có nguồn gốc từ tiếng Phạn có nghĩa là “màu vàng.” Nhưng đối với hàng triệu người Nam Á thường xuyên sử dụng nghệ, màu vàng rực rỡ của nghệ có thể khiến họ mất mạng.
Thời gian Mở Ghi Danh Medicare (Open Enrollment) đang diễn ra. Chúng tôi đã chọn một số câu hỏi về chủ đề này và muốn chia sẻ thông tin trong chuyên mục của tháng này. Chúng tôi đã thêm một câu hỏi để giải quyết rõ ràng hơn những lĩnh vực mà nhiều người còn nhầm lẫn về vắc xin ngừa COVID-19. Nếu quý vị có thêm câu hỏi về Medicare, Medicaid, thị trường bảo hiểm Y tế theo đạo luật chăm sóc giá cả phải chăng, phúc lợi hưu trí an sinh xã hội, thu nhập an sinh bổ sung hoặc tiêm chủng ngừa COVID/cúm, quý vị có thể liên hệ với chúng tôi ngay hôm nay bằng 3 cách:
Mua thuốc bậy bạ không nguồn gốc là một trò xui rủi. Từ Xanax đến cocaine, thuốc hoặc thuốc giả được mua ở những nơi không phải cơ sở y tế có thể chứa liều lượng fentanyl nguy hiểm cho tính mạng. Các bác sĩ đã chứng kiến sự gia tăng sử dụng fentanyl không cố ý từ những người mua các loại thuốc theo toa thuộc nhóm opioid và các loại thuốc khác có chứa hoặc pha, trộn fentanyl. Người ta nhận thấy Fentanyl đã được đưa vào nguồn cung cấp thuốc heroin ở Massachusetts. Vào năm 2016, Giáo sư Kavita Babu và các đồng nghiệp phát hiện ra rằng những bệnh nhân đến khoa cấp cứu với báo cáo sử dụng quá liều heroin thường có fentanyl trong kết quả xét nghiệm mẫu thuốc của họ.
Hàng năm, trên khắp thế giới sẽ có hàng triệu người quyết tâm không động tới các loại đồ uống có cồn trong một tháng – truyền thống này bắt đầu từ Tháng Giêng Khô Ráo (Dry January) và sau này mở rộng thành nhiều nỗ lực tương tự, chẳng hạn như Tháng Mười Tỉnh Táo (Sober October). Cho dù đó là cả một chiến dịch đông đảo người tham gia, hay chỉ đơn giản là nỗ lực của một cá nhân để bớt ‘say xỉn’ lại, số lượng người tham gia ‘tháng kiêng rượu’ có vẻ như ngày càng nhiều.
Thường thì ai cũng sẽ nghĩ rằng tế bào sống tốt hơn tế bào chết. Tuy nhiên, điều này không phải lúc nào cũng đúng: các tế bào thường hy sinh bản thân để giữ cho chúng ta khỏe mạnh. Chúng là những ‘anh hùng thầm lặng’ chẳng màng sinh-tử để bảo vệ chúng ta. Mặc dù cái chết có vẻ thụ động – là một kết thúc đáng tiếc xảy ra theo kiểu “muốn tránh cũng không được” – nhưng cái chết của các tế bào thường có chủ đích và mang tính chiến lược. Tại sao tế bào chết và chết như thế nào là chuyện khá phức tạp và có thể ảnh hưởng đáng kể đến sức khỏe tổng thể của chúng ta.
Một người đàn ông 29 tuổi mắc HIV/AIDS giai đoạn cuối, đã qua đời 18 ngày sau khi được chẩn đoán mắc bệnh đậu khỉ. Trường hợp này nhấn mạnh tính dễ bị tổn thương của hệ thống miễn dịch bị suy giảm trước mối đe dọa mới nổi này, nhắc nhở về nguy cơ gia tăng đậu khỉ đối với một số nhóm dân cư. Riêng tại TPHCM, từ đầu năm đến nay, 20 ca mắc bệnh đậu khỉ được ghi nhận, trong đó có 18 bệnh nhân dương tính với HIV.
Trong những tuần gần đây, tin tức về việc vận động viên thể dục dụng cụ Mary Lou Retton phải vào bệnh viện vì một loại viêm phổi (pneumonia) hiếm gặp đã khiến nhiều người quan tâm và tò mò về căn bệnh này.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.