Hạ Viện Hoa Kỳ vào ngày 3 tháng 10 năm 2023 đã làm một việc mà chưa từng làm bao giờ trước đây trong lịch sử của nước này: Truất phế chức Chủ Tịch Hạ Viện. Kevin McCarthy, đảng viên Cộng Hòa tại California, đã mất chức trong cuộc bỏ phiếu với tỉ lệ 216/210. Để nhìn sâu hơn vào vấn đề này, The Conversation U.S. có cuộc trò chuyện với giáo sư chính trị học Charles R. Hunt tại Đại Học Boise State University.
Ông ấy đã đưa ra ý nghĩa về điều mà diễn biến lịch sử này có thể có ý nghĩa đối với chính phủ vào lúc này, cũng như đối với nền dân chủ Mỹ trong thời gian lâu dài hơn.
Việc truất phế nói lên điều gì về khả năng điều hành của Hạ Viện, như việc thông qua ngân sách mới trong 45 ngày tới?
Thật quan trọng để nhớ mục đích của chủ tịch Hạ Viện là gì: là để phát ngôn cho toàn bộ Hạ Viện, để hướng dẫn các dự luật thông qua. Nó là một hội đồng rắc rối của 435 thành viên.
Vì thế điều mà bạn cần, lý tưởng nhất, là một người có sự tin tưởng của hội đồng – đặc biệt của chính đảng của họ, vì đảng đa số tối thiểu theo truyền thống có quyền kiểm soát đơn phương hoạt động của Hạ Viện. Như thế cả niềm tin và kỷ luật của đảng đều có lợi cho việc vận hành tiến trình lập pháp một cách suông sẻ.
Khi người Mỹ nghĩ về một nền dân chủ đang vận hành, họ có thể nghĩ tới các dự luật được thông qua đúng thời hạn, về việc Quốc Hội làm xong các việc. Nhưng các cử tri của tất cả đảng phái đều thất vọng bởi sự bế tắc ở đây, đặc biệt trong một hay hai thập niên qua.
Điều thú vị về tình trạng này với vai trò chủ tịch là sự bế tắc theo truyền thống là giữa hai đảng. Hiện nay, nó chỉ trong nội bộ một đảng.
Các thành viên Hạ Viện có muốn làm những việc mà công chúng muốn họ làm – để mọi việc được làm xong?
Người Mỹ nói rằng họ không muốn bị tập trung vào những đấu đá này. Nhưng có nhiều thành viên của Quốc Hội đối với những người mà các cuộc đấu đá này thật sự quan trọng để cho thấy cách họ hiện diện – như Dân Biểu Cộng Hòa Florida Matt Gaetz – là những người nói là đến từ những địa hạt rất Cộng Hòa và đã đặt cược danh tiếng của họ vào việc đấu đá các nhân vật thành danh trong chính đảng của họ như Kevin McCarthy. Tương tự, nhiều đảng viên Dân Chủ vào những năm 2019 hay 2020, khi họ nắm đa số tại Hạ Viện, cảm thấy họ có trách nhiệm đối với các cử tri Dân Chủ nòng cốt của họ để đấu đá với Tổng Thống Donald Trump.
Đối với một số đảng viên Cộng Hòa, cũng có ý tưởng về một chính phủ nhỏ hơn, chi tiêu ít hơn, giảm nợ quốc gia – những ưu tiên của đảng viên Cộng Hòa bảo thủ thông thường hơn. Chúng không mới, nhưng hiện nay điều này có nghĩa là chống lại sự ổn định, và cố gắng sử dụng quyền lực tối đa mà họ có thể, chính nó là mục tiêu.
Một số cử tri đã quan sát cách Hạ Viện hoạt động trong vài thập niên qua và suy nghĩ, “chúng tôi không muốn điều đó thêm nữa.” Do vậy họ đang mong muốn đặt sự tin tưởng của họ vào bàn tay của một trong những người cũng muốn đốt sạch mọi thứ -- ngay cả không có chiến lược thoát ra rõ ràng đối với điều gì sẽ xảy ra kế tiếp. Không có kế hoạch sau khi truất phế McCarthy dường như cho thấy rằng sự bế tắc là loại quan điểm này.
Làm sao mọi người có thể hiểu được những sự kiện này trong bối cảnh hệ thống dân chủ đại diện của Mỹ?
Gaetz nói rằng ông không thích cấp tiến, rằng ông muốn quay trở lại với “trật tự bình thường,” mà trong đó các đề xuất ngân sách được bỏ phiếu riêng, thay vì trong những dự luật chi tiêu khổng lồ. Ông và những người khác thấy rằng cách Hạ Viện đang thực hiện công việc là không hiệu quả. Trong Quốc Hội, những quan tâm đó chủ yếu đến từ phe cực tả hay cực hữu. Họ liên quan tới sự phân cực đang gia tăng trong đất nước này, và Quốc Hội phản ảnh sự chia rẽ đang gia tăng đó.
Dân Chủ đang ngày càng cấp tiến hơn, và Cộng Hòa đặc biệt đang ngày càng bảo thủ hơn bao giờ hết. Đây một phần là bởi vì các địa hạt đang ngày càng trở nên an toàn hơn đối với một đảng này hay đảng khác. Vì thế địa hạt trung bình có vẻ ít tạo ra thành viên Quốc Hội ôn hòa. Điều đó làm gia tăng ảnh hưởng của các cuộc bầu cử sơ bộ của đảng. Các cử tri tham gia vào những cuộc bầu cử này có khuynh hướng trở thành một cách ý thức hệ Cộng Hòa và Dân Chủ cực đoan là những người không muốn thấy các vị đại diện của họ làm việc với bên khác.
Và quốc hội ngày càng cực đoan thì bạn ngày càng chứng kiến yếu tố đảng phái tiêu cực này nhiều hơn, nơi mà các cử tri của vị đại diện ngày càng muốn ứng cử viên của họ đấu đá với bên khác nhiều hơn, thay vì họ muốn những vị đại diện của họ làm cho xong phận sự của chính bên họ nhiều hơn.
Tại sao vở kịch này lại không xảy ra tại Thượng Viện?
Văn hóa của hai viện thực sự khác biệt, cho dù là ngày nay. George Washington được cho là đã mô tả Hạ Viện như là một chén trà nóng sắp tràn ngập niềm đam mê của “những người bình thường,” và Thượng Viện như là cái đĩa hứng lấy sự tràn đầy đó.
Khóa quốc hội này, cả hai viện đúng nghĩa với những danh tiếng đó.
Lý do đầu tiên là các địa hạt Hạ Viện thì nhỏ hơn. Chúng có thể được vẽ bằng nhiều cách rất đặc biệt và được sắp xếp hợp lý và phụ thuộc nhiều hơn vào việc chọn lựa theo địa lý, vì thế kết thúc với nhiều địa hạt cực đoan về mặt chính trị thực sự.
Trong khi đó tại Thượng Viện, họ đại diện cho toàn tiểu bang. Thường họ phải đại diện nhiều người dân hơn một địa hạt Hạ Viện, một khu vực bầu cử rộng hơn nhiều. Điều đó có thể dẫn tới việc áp dụng một giọng điệu đồng thuận hơn.
Các quy định của Thượng Viện cũng dựa vào sự đồng thuận nhiều hơn. Các quy định như phát biểu chiếm giờ để cản trở thông qua một dự luật gọi là filibuster và Những Thỏa Thuận Đồng Ý Thống Nhất có thể buộc các thượng nghị sĩ ôn hòa phải cùng nhau làm việc nhiều hơn để đạt được một loại đồng thuận.
Thêm nữa, bởi vì nó là một cơ chế nhỏ hơn, nên nói chung nó có tính tập thể nhiều hơn. Các thượng nghị sĩ này quen biết lẫn nhau tốt hơn, và do đó ngay cả giữa các đảng bạn cũng có thể khiến mọi người làm việc thành nhóm để đưa ra các đề xuất dự luật thường nhiều hơn.
Cuối cùng, lãnh đạo thượng viện ít có quyền lực hơn. Mitch McConnell, khi ông làm lãnh đạo đa số, nắm giữ nhiều quyền lực thủ tục, và Chuck Schumer hiện nay cũng vậy, nhưng ít hơn nhiều so với chủ tịch Hạ Viện nắm quyền. Điều này tạo ra nhiều mâu thuẫn trong Hạ Viện giữa lãnh đạo và các cấp và hồ sơ mà bạn thường không thấy tại Thượng Viện.
Những khác biệt chính giúp giải thích cách hành xử của các thành viên Hạ Viện khác nhau này là gì?
Đây là vấn nạn lớn mà người Mỹ đặt ra: Tại sao Quốc Hội làm bất cứ điều gì họ làm?
Nó có vẻ không như vậy, nhưng các thành viên của Quốc Hội có những ưu đãi để làm những gì họ làm. Có những ưu đãi của Quốc Hội như là toàn thể. Có những ưu đãi của hai đảng, là tại sao họ họp mặt trong các hội nghị và những cuộc họp kín để hoạch định chiến lược.
Nhưng riêng từng thành viên cũng đối diện những áp lực rất khác nhau trong các địa hạt khác nhau của họ, ngay cả họ nằm trong cùng một đảng. Hãy xem Gaetz, người mà có địa hạt Trump đã thắng 40 điểm. Ông ấy không đối diện với thách thức nghiêm trọng nào trong cuộc tổng tuyển cử chống lại đảng viên Dân Chủ bởi bì đó là địa hạt hầu hết đều là Cộng Hòa. Cuộc chạy đua duy nhất mà thực sự quan trọng trong địa hạt này là cuộc bầu cử sơ bộ.
Ngược lại, hãy suy nghĩ về một người Cộng Hòa ôn hòa từ New York trong một địa hạt mà Joe Biden thắng cử ở mức 4 hay 5 điểm. Người này hiểu rằng để được tái đắc cử, họ cần đám đông cử tri độc lập quan trọng và có thể ngay cả một số Dân Chủ để ủng hộ họ.
Cuối cùng, khu vực bầu cử duy nhất mà bất cứ thành viên Quốc Hội nào cũng phải đáp ứng là khu vực bầu cử trong địa hạt của họ. Trong khoa học chính trị, chúng ta có thể gọi nó là đại diện kép. Nó là một cặp, một cuộc đối thoại, giữa một thành viên và các cử tri địa hạt của họ. Và cuối cùng đó là điều mà họ đang suy nghĩ tới, hay, ít nhất, họ nên suy nghĩ tới nếu họ muốn được tái đắc cử. Đây là cách bạn có được các phương pháp khác nhau để điều hành.
(Việt Bao dịch từ bài “Ouster of Speaker McCarthy highlights House Republican fractures in an increasingly polarized America” của Charles R. Hunt, Phó Giáo Sư về Khoa Học Chính Trị tại Boise State University, www.theconversation.com)
Gửi ý kiến của bạn