Hôm nay,  

Tạ Ơn Canada

05/10/202308:46:00(Xem: 2835)
Tùy bút

IMG_7295



Tôi réo chồng:
    – Anh ơi! Lần này em nhờ của anh góp ý để viết Thanksgiving Canada gửi đăng báo.
    – Anh biết gì mà đóng góp, ngoài cái chuyện Thanksgiving Canada rơi vào thứ hai của tuần lễ thứ hai Tháng Mười.
    – Cái đó xưa rồi, em muốn những mẩu chuyện để tỏ lòng biết ơn xứ lạnh tình nồng này.
    – Thì em tưởng tượng là ra thôi, “nghề” của em mà.
    – Không! Chuyện gì thì còn có thể hư cấu thêm mắm muối, chớ chuyện Tạ Ơn phải là người thật việc thật, của những người xung quanh hoặc của chính gia đình mình .
    – Mấy năm qua, em đã lôi hết mọi ngóc ngách của nhà mình lên báo “cho khắp người đời thóc mách xem” rồi còn gì.
    Úi dào! Tôi mỉm cười nghĩ thầm, chồng em bữa nay đem cả thơ TTKH đối đáp với em nữa cơ, chưa kịp khen thì anh ấy ra ngoài garage soạn túi đồ đánh golf  để cuối tuần đi golf trip với Cha xứ và mấy anh bạn trong nhà thờ. Tôi cũng bước ra, loay hoay tìm cái nồi cơm điện cũ để ngày mai thực tập món bánh mới học trên youtube, chồng tôi bỗng reo lên:
    – À, có chuyện cho em viết rồi đây, từ cái golf bag này nè, em nhớ ra chưa?
    Tôi nhớ ra ngay lập tức, chuyện xảy ra mới vài năm nay thôi. Sáng hôm đó cả nhà ra garage lấy xe đi học đi làm thì thấy cánh cửa phụ của garage mở toang, chứng tỏ đêm qua chúng tôi đã quên khóa. Vợ chồng con cái hoảng hốt vào lục soát xem có bị mất mát gì hay không. May quá, hai chiếc xe còn nguyên vẹn, không bị cạy cửa hay đập kiếng xe, các đồ linh tinh khác cũng không có dấu hiệu xáo trộn. Chồng tôi vui vẻ:
    – Mình ở khu này an toàn thật, em nhỉ.
    Tôi liếc chồng một cái, vì anh ấy là người đêm qua đi làm về trễ nhất:
    – Ở khu nào cũng có nguy cơ mất đồ nếu cứ lơ đãng quên đóng cửa garage như anh đấy. Hàng xóm thì ai cũng quen mặt, nhưng ai cấm mấy người lạ đi ngang qua, rồi thấy cửa mở như mời mọc, trên đời này chẳng phải ai cũng tốt cả đâu. Buổi chiều, cả nhà đang quay quần ăn cơm thì chuông điện thoại reo, chồng tôi nhanh chóng trả lời, đầu giây bên kia giới thiệu là sở cánh sát:
    – Chào Mr. Truong, nhà của anh mới bị trộm vào garage đêm qua, đúng không?
    Hơi bất ngờ, chồng tôi đáp:
    – Dạ đúng thế, nhưng may mắn là chúng tôi chẳng mất gì cả, mà sao ông biết chuyện garage nhà tôi?
    – Anh có sure là không mất một món nào không ? Còn bộ chơi golf thì sao?
    Chồng tôi vỡ lẽ, xin phép được chạy xuống basement để xem cái golf bag còn không. Bình thường thì cái golf bag để trong garage từ đầu mùa xuân, khi cần đi chơi golf lấy ra thuận tiện nhanh chóng, đến khi trời vào thu gió lạnh thì để dưới basement cho qua mùa đông, bởi vậy buổi sáng khi thấy garage bị mở toang cửa, là trời đã sang thu, nên chúng tôi vẫn yên chí  bộ golf đã nằm dưới basement, nhưng bây giờ thì rõ ràng là đã bị kẻ trộm mang ra khỏi garage. Chờ cho gia đình tôi hết chộn rộn vì còn ngỡ ngàng, chàng cảnh sát mới tiếp tục qua phone, kể lại câu chuyện cái golf bag được tìm thấy như thế nào.
    Trên đường đi tuần tra vào giờ trưa dưới phố, gần khu cầm đồ mua bán đồ cũ, chàng thấy một người đàn ông, ăn mặc bụi đời, râu ria cẩu thả, vác trên vai cái golf bag. Chàng liền suy nghĩ chớp nhoáng, một real golfer thường ăn mặc rất lịch sự, đàng hoàng, không thể nào... rách rưới tả tơi như thế, lại càng không có chuyện vác bộ golf bag lang thang sật sừ giữa phố thế này, chàng bèn rà rà xe gần người đàn ông, kéo cửa kiếng xe xuống, chào Hello rồi cười:
    – Này ông bạn, đi đánh golf hả?
    Người đàn ông giật mình khi thấy chàng “bạn dân” vui vẻ nháy mắt mà thực ra biết tỏng mọi chuyện, rồi lắp bắp:
    – À, không! Thằng bạn của tui nhờ tui đi... bán bộ golf bag này giùm hắn.
    Nghe tới đây, chàng cảnh sát dừng xe, nhảy phóc ra lề đường, đưa ra tấm thẻ Police, ra giọng nghiêm túc:
     – Đây là số phone của sở cảnh sát gần đây, tôi tạm thời xin được giữ golf bag này, làm phiền “thằng bạn” của anh đến lấy lại nha.
    Người đàn ông ngoan ngoãn vì biết không thể chống cự với chàng cảnh sát cao to, rồi trao cái golf bag cho chàng. Chàng đưa người này về đồn, điều tra thêm để tìm ra chủ nhân, nhưng bên ngoài golf bag có một ngăn nhỏ, trong đó có tấm card chơi golf của chồng tôi với đầy đủ tên, họ và số phone, chàng liền giao người đàn ông này cho chàng cảnh sát khác rồi sau đó liên lạc với chồng tôi để xem nhà tôi còn mất gì nữa không. Đối chứng lời khai với người đàn ông kia, sau đó ông ta được thả còn chồng tôi được hẹn ngày mang golf bag về nhà, coi như xong xuôi, không có chuyện gì xảy ra.
    Phải công nhận chàng cảnh sát nhanh trí, có đôi mắt quan sát “thế sự”, nếu không thì bộ golf đã  cao bay xa chạy vào tiệm cầm đồ. Chồng tôi lại hớn hở:
    – Ở cái xứ này mình đi làm đóng thuế thật đáng đồng tiền bát gạo, mình được phục vụ lại đầy đủ, công minh, hết sức trách nhiệm.
    Tôi góp lời:
    – Chứ còn gì nữa! Chuyện này mà xảy ra ở “thiên đường CSVN” thì quên đi nhe, anh sẽ vĩnh biệt golf bag không hẹn ngày tái ngộ, bởi nếu công an có bắt được kẻ gian thì cái golf bag sẽ bị sung vào “công quỹ”, mà “công quỹ” của chế độ Cộng Sản thì anh biết rồi đấy, có trời mới biết nó sẽ đi về đâu, hoặc anh có muốn lấy lại bộ golf bag cũng trần ai khoai củ, và dĩ nhiên phải tốn... phong bì nữa đấy.
    Nói tới “phong bì”, tôi nhớ ra một chuyện cũ, gần 30 năm trước, khi tôi đi sanh con gái đầu lòng. Mới sanh xong vài tiếng, cô y tá mang vào phần cơm tối theo kiểu Tây. Dĩ nhiên là tôi không ăn vì bà má chồng đã nấu cho tôi nồi thịt nạc với chả lụa kho tiêu đúng kiểu cho bà đẻ. Lát sau cô y tá vào nhắc tôi ăn, và nói thêm:
    – Hay là thức ăn không hợp khẩu vị của cô? Cái tủ lạnh ngay giữa khu Sản có nhiều món khác, cô có muốn không?
    Tôi hỏi cho biết:
    – Có phải trả tiền không cô?
    – No, no! Cô và chồng cô cứ việc lấy ăn nhé.
    Buổi tối chồng tôi đến, tôi ép anh ấy ăn đồ bệnh viện vì nó... free, kẻo phí của giời, dù anh ấy không đói bụng. Đến ngày ra về, tôi và chồng dọn dẹp lại đồ đạc, tôi nói:
    – Anh có mang phong bì tặng cho các cô y tá, hộ sinh, và bác sĩ chưa? Hai ngày qua họ phục vụ rất chu đáo, ở Việt Nam không có phong bì thì đừng hòng họ tử tế.
    Chồng tôi gạt ngay:
    – Đây là xứ dân chủ tư bản, các y tá bác sĩ làm việc với lương tâm trách nhiệm, nhà nước đã trả lương đầy đủ cho họ, em khỏi lo.
    – Nhưng ...
    – Em thấy trên tường nơi bàn tiếp khách khoa Sản chứ, họ treo các tấm thiệp cám ơn của bệnh nhân, đó chính là những món quà quý giá, nếu em muốn thì chút nữa mình mua bó hoa và tấm thiệp gửi lại cho họ.
    Tôi ngỡ mình đang  mơ vì vẫn còn ám ảnh chuyện bệnh viện ở Việt Nam. Hai vợ chồng đi bộ dọc hành lang, tôi lại chợt nhớ ra:
    – À mà quên, anh đã đóng viện phí chưa mà ung dung ra về thế này?
    Chồng tôi tỉnh bơ:
    – Khỏi cần em ạ, chính phủ đã trả hết rồi.
    Tôi vẫn chưa tỉnh mộng:
    – Anh đừng đùa em chớ, biết bao nhiêu là tiền chớ chẳng ít đâu.
    – Anh nói thật đấy, Canada có chương trình y tế toàn dân, em cứ đi từ đây ra cổng xem có ai chặn lại đòi tiền không nhé?
    Ôi, cái xứ tư bản “giẫy chết” này cho tôi hết bất ngờ này đến ngạc nhiên khác. Tôi sung sướng bước đi cùng chồng, rồi bẽn lẽn:
    – Nếu vậy, em sẽ... đẻ nữa, anh ơi!!!

 

– Kim Loan

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Nhà thơ Trần Mộng Tú gửi tới tôi bài “Mùa Hạ Đom Đóm và Dế Mèng” khi tôi muốn cùng các ông bạn đồng lứa tuổi trở về những ngày xưa thật xưa. Chị Tú hình như cũng cùng tâm trạng với các bạn không còn trẻ của tôi: “Tháng sáu, tôi đến chơi với anh tôi ở Virginia. Cái nóng rịn mồ hôi trên thái dương, và khó ngủ lắm, buổi tối, tôi với anh ra ngồi ở bực thềm, nói chuyện. Tôi bỗng thấy thỉnh thoảng có những chớp nho nhỏ như lân tinh sáng lóe lên rồi lại biến mất trong bụi cây thấp trước mặt, hỏi anh tôi, cái gì thế? “Đom Đóm” Tôi lặng người đi một lúc như nghe thấy ai nhắc tên một người bạn thân cũ, nó làm tôi xúc động. Xúc động một cách rất mơ hồ, chẳng có nguyên nhân gì cả, chỉ là cái tên của một loại côn trùng bé tí được gọi lên. Cái tên nhắc nhở một quê hương xa lắc, một dĩ vãng nằm dưới tấm chăn phủ dầy lớp bụi thời gian. Trong bóng tối, tôi ngắm những cái chấm lửa nhỏ nhoi, lóe lên rồi tắt ngóm với trái tim nôn nao trong ngực. Có đến cả hơn bốn mươi năm tôi không được nhìn thấy những đố
Tọa lạc trong vùng ngoại ô Saint Maur, kề bên là bờ sông Marne hàng hiên ngang cửa nhà chú, chú đổ đầy đất đen đất vụn phải đi mua từng bao ở siêu thị bán cây trồng đất mua chú đổ vào lưng một cái bac ciment rộng lớn chạy ngang hàng hiên nhà. Trong bac chú trồng đầy hoa vàng, hoa nở thì lớn bằng đồng 50 xu, có năm cánh y hệt mai vàng ở Việt Nam, lá xanh non to bằng bàn tay con nít 5, 3 tuổi. Lá cũng rất thưa, hoa rất đẹp, vàng trong như mai ngày tết. Khi nắng gắt, mầu vàng có đậm thêm tí chút, sáng hé nở, trưa ấm nở rộ. Chiều chiều hoa cúp lại ngủ, ngày mai sáng sớm lại mãn khai, thân cây hoa chỉ cao lắm là đến đầu em bé 5, 6 tuổi. Nên hoa và cây không che vướng tầm nhìn từ trong nhà ra ngoài trời. Chú Phương yêu quý những cây hoa đó lắm. Vun tưới thường xuyên. Hỏi tên hoa đó là hoa gì? Chú trả lời ngon ơ: Đó là hoa vông vang của Đỗ Tốn, Chúng tôi không nhớ và cũng không biết ông Đỗ Tốn là ai
Trong sự bồi hồi xúc động, tay bắt mặt mừng, họ được gặp lại để trò chuyện với những người họ hàng thân yêu, những bạn bè xa gần thân thiết, nhìn thấy tận mắt những làng xưa chốn cũ, nhớ lại những kỷ niệm êm đẹp từ thuở thơ ấu cho đến ngày tạm thời phải rời bỏ những nơi này ra đi, ôi biết bao nhiêu nỗi xúc động trộn lẫn niềm sung sướng vô biên, nói làm sao cho hết được.
Những yếu tố lôi cuốn du khách đi du lịch đến một đất nước bao gồm cảnh đẹp thiên nhiên, văn hóa, thành phố lớn với những lối kiến trúc độc đáo, cuộc sống sôi động, ẩm thực, hoạt động phiêu lưu, kỳ thú ngoài trời, những buổi hòa nhạc, thể thao, nghệ thuật, hay lễ hội, địa điểm hành hương tôn giáo, phương tiện giao thông, vấn đề an ninh và bình yên; trong văn hóa, yếu tố con người chiếm một phần rất lớn khiến du khách khi rời xa, vẫn lưu luyến muốn trở lại lần nữa.
Nếu quý vị độc giả nào đã đọc câu chuyện tình cảm éo le, oan trái tràn đầy nước mắt: "Thằng Cu Tí và Thằng Cu Tèo" và nếu quy vị nào chưa đọc, thì xin hãy mở Google.com sẽ thấy đế tài này thuật lại 2 vị cao niên về thăm VN để hưởng tuần lễ trăng thanh gió mát quê nhà, sau nhiều năm phải rời bỏ quê hương để sống tha hương ngàn trùng xa cách nơi đất khách quê người đi tìm sự tự do. Nay mới có dịp được quay trở về thăm quê cha đất tổ, đồng thời còn được thưởng thức những món ăn đặc sản quê hương
Tôi lắng nghe, ngạc nhiên nhiều hơn thương cảm. Một người như Tầm mà bị lường gạt về lãnh vực 'xương máu' của mình. Tôi có thể hiểu và cảm thông an ủi trong mọi hoàn cảnh đau buồn, thất vọng của người thân chung quanh. Nhưng tôi lại rất vụng về khi phải đề cập đến mọi giao cảm đối với những con số. Tôi không có duyên phận và chung đường với nó. Nên tôi chỉ biết yên lặng, chờ đợi.
Lúc xưa thật xưa, người Việt Nam ta có tục lệ bầy cỗ Trung Thu vào dịp tết trăng tròn tháng 8 âm lịch. Cỗ này thường để dành cho trẻ con, vừa vui Trung Thu, vừa ăn bánh vừa ngắm trăng tròn, sáng tỏ. Thường cỗ này gồm phần lớn là bánh Trung Thu, bánh dẻo bánh nướng và rất nhiều thứ trái cây, trái cây chánh là bưởi, bưởi hồng đào ngọt và tròn xoay như một vầng trăng. Ăn bưởi xong, có thể sâu hột trái bưởi, phơi khô đi sem sém, và có thể đốt hạt bưởi từng sâu như đốt nến, đèn cầy.
Tường Vi sinh ra lớn lên từ miền “quê hương em nghèo lắm ai ơi, mùa đông thiếu áo hè thời thiếu cơm”. Trước 1975, ba Vi có chức vụ lớn trong quân đội, làm việc tại Đà Nẵng cuối tuần mới ra Huế. Gia đình Vi ở bên kia bờ Sông Hương nằm trên đường Nguyễn Công Trứ, khu nhà vườn rộng mênh mông có bến sông sau, trước ngõ trồng hàng loạt hoa Tường Vi. Mẹ rất thích loại hoa này, nên đặt tên Vi giống loài hoa. Vi có bốn chị em gồm hai em trai (Vinh, Lộc) và gái út (Tường Như), Vi là chị đầu đàng. Năm 13 tuổi vì thi rớt nên phải học trường tư thục Bồ Đề đến năm lớp tám, ba Vi từ Đà Nẵng dẫn theo người thanh niên về Huế giới thiệu tên Sơn, ra Huế học đại học luật khoa, sẽ dạy kèm chị em, làm gia sư ăn ở trong nhà luôn. Vì tò mò hỏi mạ
Sau này, mỗi khi muốn kết bạn với ai, tôi thường nghĩ về Bi, về lúc Bi cầm tay tôi cho con Nâu ngửi với sự trấn an vô tư của trẻ con thời khó khăn nhất. Chúng tôi không có đồ chơi, không có không gian lớp học năng khiếu, thi tài, không có những cuộc chạy đua đồ đạc mới hay chôm đồ đạc của nhau trong lớp học. Chúng tôi chỉ có bàn tay, con Nâu, đường đất đỏ về nhà và một bờ sông nguy hiểm.
Kể cả sau khi ra trường đi dạy, góc nhìn chọn lựa đàn ông của tôi rất giới hạn. Không cần đẹp trai, nhưng không thể xấu. Không quá cao, cũng không thể lùn. Không ăn diện thời trang, cũng không quê mùa. Không nói nhiều, cũng không câm nín. Không cần thông minh, nhưng đừng ngu khờ. Không cần làm anh hùng, nhưng đừng hèn nhát. Nhưng các tiêu chuẩn này không có nghĩa tôi sẽ chọn người trung bình.
Một ngày cuối tháng tám, vợ chồng tôi chở anh chị đi chơi, ăn uống; đang ăn bỗng dưng anh nhìn xa xăm, nói vu vơ như không cần người nghe: - Tôi cần một phương pháp trợ tử! Tôi giật mình lo lắng đưa mắt nhìn chị, nước mắt đong đầy trong hốc mắt, chị nhẹ nhàng tâm sự: - Ai cũng phải đến ngày đó thôi! Anh đã chịu đựng đau đớn mỗi lần lọc thận về, ăn uống không được ngon miệng nữa, ngủ nửa đêm thức giấc vì nóng hay lạnh quá, không được uống quá nhiều nước cho dù có khát cách mấy vì thận đã không làm việc nổi. Anh lại thương chị mỗi khi thấy chị cực giúp anh làm vệ sinh cá nhân. Con cái ở xa, chúng có cuộc sống riêng, đâu thể lúc nào cũng kề cận lo cho cha mẹ mãi được, khi cần chúng có thể đến giúp có hạn mà thôi…
Tuy không còn ở đó nhưng hắn vẫn thường nhớ những chiếc lá vàng trên cây khế nhẹ rơi, giàn hoa giấy rực rỡ cười với nắng trước mưa chiều. Cái máy hát cũ kỹ với băng đĩa nhão vừa hợp với nhạc sến, “tình chỉ đẹp khi còn dang dở…” Hắn gởi gió cho mây ngày bay một đoạn đời hư thực huyền ảo như lời nhạc rả rích từ cái máy hát lớn tuổi hơn hắn lúc bấy giờ khi những toan tính về tương lai chưa có đáp số thì bài toán một với một đã không bao giờ là hai từ khi em lấy chồng.