Hôm nay,  

Mô Hình Của Trung Quốc Đang Thất Thế.

15/09/202300:00:00(Xem: 1957)

china economy
Trung Quốc hiện nay đang phải đối mặt với hàng loạt cuộc khủng hoảng. Một số vấn đề của Trung Quốc là do hậu quả từ các chính sách sai lầm của các nhà lãnh đạo đất nước. Một số khác là do các yếu tố ngoại lai. (Nguồn: pixabay.com)
 
Phương Đông lên ngôi. Phương Tây rơi vào tình trạng suy thoái khó lòng cứu vãn. Và Trung Quốc đang chứng minh rằng hệ thống chuyên chế tập trung, do nhà nước lãnh đạo của họ đã giúp cho đất nước tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ, phát triển nhanh chóng vượt trội – một hình ảnh trái ngược với các nền dân chủ lộn xộn và bất kham.
 
Trong nhiều năm, và đặc biệt kể từ khi Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình củng cố quyền lực, điều này đã trở thành thông điệp chính thức lót đường cho “sự phục hưng vĩ đại của dân tộc Trung Hoa” của ông Tập. Sự phục hưng – hay hồi sinh – đã được lặp đi lặp lại như một câu thần chú trong các tài liệu chính thức và trên các phương tiện truyền thông nhà nước. Nó mang những mục tiêu chiến lược rất rõ ràng: đưa Trung Quốc quay trở lại vị thế bá chủ toàn cầu; tăng gấp đôi quy mô nền kinh tế và vượt qua Hoa Kỳ vào năm 2035; tiến tới “sự thịnh vượng chung” để xóa bỏ bất bình đẳng về thu nhập. Ông Tập tuyên bố: “Một tương lai sáng lạn hơn sẽ là minh chứng chắc nịch cho tính ưu việt của hệ thống chúng ta.”
 
Giờ đây, cái ‘tương lai sáng lạn’ đó ngày càng xuất hiện những điểm đáng ngờ. Sau nhiều thập niên tăng trưởng ngoạn mục, nền kinh tế Trung Quốc đang chững lại – và họ đang phải đối mặt với những thách thức nghiêm trọng về kinh tế và nhân khẩu học. Xuất cảng trì trệ. Doanh số bán lẻ tụt hậu. Thị trường bất động sản, vốn là quan trọng nhất, nay lại giống như một cái bong bóng có nguy cơ nổ bất cứ lúc nào. Hơn 1/5 thanh niên thất nghiệp chính thức và con số thực tế có thể còn cao hơn nhiều. Đất nước ngập ngụa trong nợ nần.
 
Hiện nay, các ngân hàng lớn đã cắt giảm dự báo tăng trưởng tổng sản phẩm nội địa của Trung Quốc trong năm nay và năm tới. Chính Bắc Kinh cũng thừa nhận khó có thể đạt được mục tiêu tăng trưởng dự kiến trong năm nay.
 
Có một số vấn đề của Trung Quốc là do ‘tự mình hại mình,’ hậu quả từ các chính sách sai lầm của các nhà lãnh đạo đất nước. Sự mất cân bằng nhân khẩu học bắt nguồn từ chính sách “một con” kéo dài hàng thập niên, có những lúc được thực thi một cách tàn bạo: ép buộc phá thai và cưỡng bức triệt sản. Giờ đây, lần đầu tiên sau hơn 60 năm, dân số Trung Quốc đang giảm dần. Đối mặt với một tương lai lực lượng lao động bị thu hẹp, chính phủ tung ra một loạt chính sách khuyến khích, chiến dịch tuyên truyền và mánh lới quảng bá để cố gắng thuyết phục hoặc ép buộc mọi người sinh con đẻ cái nhiều hơn. Nhưng cho đến nay, những nỗ lực đó hầu như là công cốc.
 
Trong năm nay, Ấn Độ, một nền dân chủ sôi động và mạnh mẽ, đã vượt qua Trung Quốc về dân số, và cũng được dự đoán sẽ vượt qua Trung Quốc về tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2023.
 
Chính sách “zero covid” nghiêm ngặt của Bắc Kinh cũng đã khiến cho Trung Quốc bị tách biệt với thế giới suốt gần 3 năm trong thời kỳ đại dịch. Sau đó thì các biện pháp kiểm soát cũng được gỡ bỏ, nhưng nền kinh tế vẫn chưa thể phục hồi về mức trước đại dịch. Thí dụ, du lịch quốc tế chỉ bằng một phần nhỏ so với mức năm 2019.
 
Các nhà lãnh đạo Trung Quốc cứ mãi đắm đuối với các doanh nghiệp nhà nước và ôm tư tưởng rằng phàm thứ gì họ quản không được tức là đối địch với họ. Thế là họ bắt tay vào các chiến dịch nhằm kiềm chế lĩnh vực công nghệ tự do, thị trường nhà đất và lĩnh vực giáo dục tư nhân cũng như dạy kèm ngoài giờ, khiến cho hàng ngàn doanh nghiệp phải khốn đốn.
 
Một số vấn đề khác của Trung Quốc là yếu tố ngoại lai, đặc biệt là tác động của cuộc chiến thương mại và các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ đối với lĩnh vực công nghệ và bán dẫn của nền kinh tế nước này.
 
Giờ đây, thay vì thể hiện được “tính ưu việt” trong hệ thống của Trung Quốc, tình trạng suy thoái kinh tế đang chỉ ra sự không sẵn sàng hay nói đúng hơn là không có khả năng của giới lãnh đạo nước này trong việc ứng phó với hàng loạt các cuộc khủng hoảng đang gia tăng trong nước. Nhiều kinh tế gia và chuyên gia ngoại quốc cho rằng chính phủ Trung Quốc nên đưa ra các biện pháp kích thích mới, chẳng hạn như xây dựng cơ sở hạ tầng để tạo việc làm, đồng thời nới lỏng các điều kiện cho vay mua nhà. Tuy nhiên, cho đến nay, chính quyền Bắc Kinh hầu như không có động thái gì vì còn đang do dự.
 
Người xưa hay bóng gió rằng các chính phủ độc tài hoạt động hiệu quả hơn và tạo ra kết quả tốt hơn cho dân nếu mang so với các nền dân chủ. Vào những năm 1990, niềm tin sai lầm này được gọi là “giá trị Châu Á” và đã có rất nhiều người mù quáng noi theo nó – cho đến khi nó bị sụp đổ bởi cuộc khủng hoảng kinh tế năm 1997. Nhưng ông Tập đã hồi sinh và đưa ý tưởng này lên một tầm cao mới. Giờ đây, có vẻ như nó lại bị sụp đổ lần nữa.
 
Các nền dân chủ phương Tây, với nền chính trị phân cực và những cuộc tranh luận bất tận, từ lâu luôn bị coi là kém hiệu quả và không phù hợp để giải quyết các vấn đề ‘thâm căn, cố đế.’ Thí dụ rõ ràng nhất là những tranh cãi miệt mài về vấn đề nợ công và chi tiêu ở Hoa Kỳ, hoặc phản ứng vụng về, lóng ngóng trong thời đầu đại dịch với những cãi cọ về việc đeo khẩu trang và phong tỏa.
 
Ở Hoa Kỳ cũng như ở Châu Âu, sự thất vọng và bất mãn với nền dân chủ cũng như mối lo ngại về tình trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng đã khiến cho trào lưu dân túy trỗi dậy, và một số người dần bị thu hút bởi mô hình độc tài vì nghĩ rằng nó ưu việt hơn.
 
Nhưng bước sang thời hậu Covid, các nền dân chủ phương Tây lại phát triển mạnh mẽ hơn, còn một số chế độ độc tài thì đang chật vật.
 
Mô hình độc tài vĩ đại khác của thế giới, nước Nga dưới thời Tổng thống Vladimir Putin, đang gặp khó khăn về mặt kinh tế vì nhiều lý do khác nhau. Sau khi nổ ra cuộc chiến Nga-Ukraine, các nước phương Tây đã cùng nhau áp đặt các biện pháp trừng phạt làm tê liệt nước Nga. Giờ đây, đồng rúp đã giảm xuống mức thấp nhất trong 17 tháng, lạm phát gia tăng và xuất cảng khí đốt của Nga sang Châu Âu đã giảm mạnh. Hiện tại, chi tiêu quốc phòng đang là ‘điều an ủi’ cho nền kinh tế Nga.
 
Trung Quốc và Nga đã cố gắng lôi kéo các nước ở Nam bán cầu đến với khái niệm về một trật tự thế giới mới của họ, không bị thống trị bởi các nước phương Tây và Hoa Kỳ, trưng ra các mô hình thay thế cho các nền dân chủ kiểu phương Tây. Hai gã độc tài khổng lồ đang ‘cùng đường, dứt giậu.’ Thế giới cần chú ý.

Nguyên Hòa biên dịch
 
Nguồn: “China’s model is failing. The world should pay attention.” được đăng trên trang Washingtonpost.com. 
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Công ty Amazon.com, Inc. thông báo hôm thứ năm rằng họ sẽ tuyển dụng 250.000 nhân viên cho các vị trí toàn thời gian, bán thời gian và theo mùa trong hoạt động hoàn thiện đơn hàng và vận chuyển trên khắp Hoa Kỳ trước kỳ nghỉ lễ năm nay.
HOA KỲ – Hôm thứ Tư (2/10), Cơ quan Kiểm soát và Phòng bệnh Hoa Kỳ (CDC) đã cảnh báo các viên chức y tế và bác sĩ về mối nguy hiểm khi người dân mua trúng thuốc giả bán trên mạng trực tuyến, theo Reuters.
WASHINGTON – Hôm thứ Tư (2/10), chính phủ Hoa Kỳ xác nhận một cư dân Dearborn, Michigan đã thiệt mạng tại Lebanon; bạn bè và hàng xóm cho biết nạn nhân đã chết trong một cuộc không kích của Israel, theo Reuters.
Trong một nỗ lực phát tán những thông tin sai lệch về vaccine, Bộ Y Tế Florida đã yêu cầu người cao niên Florida, những người có nguy cơ mắc covid-19 cao, không nên chích ngừa Covid-19 lập lại trong năm nay.
Cuộc sống muôn màu mà mỗi người chúng ta có một định mệnh (hay nghiệp dĩ) với một màu hay nhiều màu khác nhau, không ai giống ai, nhưng tất cả đều sẽ chấm dứt ở một thời điểm và một nơi chốn nào đó. Không có cuộc sống trường cửu. Vì vậy, về mặt thể tính, chúng ta được sinh ra trên cuộc đời này một cách bình đẳng. Nếu sinh bình đẳng thì tử cũng bình đẳng
Bộ Thương mại Trung Quốc hôm thứ Tư thông báo rằng họ đã đệ đơn kháng cáo lên Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) về mức thuế quan gần đây mà Canada áp dụng đối với xe điện và sản phẩm kim loại của Trung Quốc. Bộ này cũng đã tiến hành một cuộc điều tra chống phân biệt đối xử đối với các biện pháp hạn chế của Canada.
WASHINGTON – Hôm thứ Ba (1/10), phụ tá Bộ trưởng Tư pháp Hoa Kỳ Kristen Clarke cho biết Bộ Tư pháp đã bắt đầu khảo xét và điều tra về vụ thảm sát chủng tộc năm 1921 tại Tulsa, Oklahoma, theo Reuters.
HOA KỲ – Hôm thứ Ba (1/10), các luật sư của Đảng Dân chủ đã đề nghị thẩm phán tại Georgia hủy bỏ những thay đổi về quy định bầu cử – được thông qua bởi một ủy hội do Đảng Cộng hòa kiểm soát – vì lo ngại những quy định mới có thể làm giảm niềm tin của công chúng vào cuộc bầu cử Hoa Kỳ ngày 5 tháng 11, theo Reuters.
Suốt năm 2024, Donald Trump đã sử dụng lối diễn thuyết mị dân chống lại di dân để vận động tranh cử Tổng thống. Trong nhiều bài phát biểu và những lần xuất hiện trên phương tiện truyền thông gần đây, ông liên tục nói về cái gọi là “cuộc xâm lược” từ biên giới phía nam của Hoa Kỳ. Trump còn bịa ra rằng những đám đông dân ngoại lai đầy bạo lực và “điên dại” đang chiếm đóng “hàng trăm” thành phố, cưỡng hiếp và giết hại “hàng ngàn người dân Hoa Kỳ.” Rồi thì những lời hứa hẹn của Trump về việc trục xuất hàng triệu di dân vượt biên bất hợp pháp luôn nhận được sự hoan nghênh nhiệt liệt tại các buổi vận động của cựu Tổng thống.
LIÊN HIỆP QUỐC – Hôm thứ Hai (30/9), Bắc Hàn cho biết họ không có ý định quay lại với kiểu ngoại giao cá nhân (personal diplomacy) mà Kim Jong Un từng có với cựu Tổng thống Donald Trump, bất kể ai thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Hoa Kỳ ngày 5 tháng 11 sắp tới, theo Reuters.
HOA KỲ – Hôm Chủ Nhật (29/9), Thống đốc California Gavin Newsom đã phủ quyết một dự luật liên quan đến an toàn trí tuệ nhân tạo (Artificial Intelligence, AI) gây nhiều tranh cãi và vấp phải sự phản đối kịch liệt từ các công ty công nghệ; họ lo ngại rằng luật này có thể khiến các công ty AI phải rời khỏi tiểu bang và cản trở sự thay đổi, theo Reuters.
ĐÀI BẮC – Chủ Nhật (29/9), Bộ Quốc phòng Đài Loan cho biết họ đang đề cao cảnh giác sau khi phát hiện nhiều đợt phóng hỏa tiễn từ sâu trong lãnh thổ Trung Quốc (TQ), chỉ vài ngày sau khi Bắc Kinh (BK) tuyên bố đã thử nghiệm thành công phi đạn liên lục địa (ICBM), theo Reuters.
Bão Helene đổ bộ vào đất liền với tư cách là cơn bão mạnh nhất từng được ghi nhận, tấn công vào khu vực Big Bend của Florida từ hôm thứ năm và tàn phá nhiều tiểu bang, giết chết ít nhất 62 người, khiến hàng triệu người mất điện và khiến nhiều gia đình mắc kẹt trong nước lũ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.