Hôm nay,  

Nude dance

01/09/202300:00:00(Xem: 2460)

Logo cho fb
 
Mỹ bỏ cấm vận Việt Nam ngày 3 tháng 2 năm 1994, dưới thời Bill Clinton. Khởi từ dấu mốc đó Việt Nam dần dần thân thiện hơn với người anh em “sen đầm đế quốc” này, thời kỳ ngăn sông cách chợ đã được khai thông, nhiều người xuất ngoại thăm thân nhân, du lịch hoặc công tác. Giới văn nghệ sĩ không ngoại lệ.
 
Thuở đó gần như tháng nào tôi cũng đón ít nhất một văn, thi, nhạc, họa… sĩ. Phải chăng tại fake news, một người nhà quê như tôi bỗng biến thành “tay chơi” có số má dưới mắt nhìn các vị cầm cọ, cầm bút trong nước?
 
Để mở rộng tầm mắt, các đấng này, không loại trừ phái tính, có mẫu số chung: thích coi nude dance. Từ già, trẻ, viết văn, làm thơ đầu bù tóc rối đến giới biên khảo, phê bình văn học cao đạo, nghiêm túc, sử dụng tiếng Tây tiếng Mỹ lưu loát, thường rỉ tai nhờ tôi hướng dẫn thăm viếng các… “vùng oanh kích tự do” mà các bậc đạo hạnh như thiền sư Nguyên Giác Phan Tấn Hải, bạn tôi, vốn rất dị ứng!
 
Có lần tôi hướng dẫn một nhà thơ nữ lên Los Angeles xem nude dance. Em vũ công người Mỹ, cao to quá khổ nếu so với phe ta, khỏa thân 100%, biểu diễn một màn vũ thập phần… phi đạo đức, nếu xét theo quan niệm của văn hóa phương Đông nói chung, Việt Nam nói riêng. Lúc em Mỹ di chuyển sang chỗ khác, nàng xoay qua tôi chặt lưỡi: 

"Khiếp!

Tôi mỉm cười tỏ vẻ đồng tình.

Lần khác, một nữ văn sĩ trẻ (vào thời điểm bấy giờ, nay, có lẽ gần sáu mươi) cũng đòi “xem cho biết”. Hộp đêm ở thành phố kế, gần biển, nhỏ hơn trên Los nhưng cũng sôi nổi không kém. Khác nữ thi nhân, nhà văn trẻ xem chừng không ngạc nhiên, có lẽ từng xem qua mạng.

Khi nhân viên phục vụ, trong trang phục “có như không”, nhìn chúng tôi, vui vẻ,

“What do you drink?”

Nữ văn sĩ nhỏ nhẹ,

“Anh uống gì, em cũng thế.”

“Bia nhé?”

“Thôi, say chết.”

“Bia ở đây không cồn, chỉ có mùi thôi.”

“Lạ thế!”

“Tất cả những nơi như nơi này đều không bán rượu mạnh, bia cũng giả, phòng ngừa men rượu sẽ làm thực khách hưng phấn, dở trò bậy bạ.”

“Chu đáo nhỉ.”

“Vâng, rất chu đáo. Mỹ là quốc gia dân chủ và có nền pháp trị công minh. Chả hạn tại đây, mọi người thoải mái nhìn, tán dương bằng lời nhưng tuyệt đối không động chân động tay. Security theo dõi qua camera và xuất hiện ngay nếu khách có biểu hiện sàm sỡ. Nhẹ, cảnh cáo, nặng vừa, yêu cầu ra khỏi cửa, nặng hơn, nếu khách ngoan cố bất chấp nội qui, sẽ lãnh vài quả đấm sái quai hàm trước khi báo cảnh sát.

Trong giờ nghỉ giải lao, một em vũ công đến, nói một tràng dài, đưa tay chỉ vào trong, kèm theo nụ cười chào hàng thập phần mời gọi. Nữ văn sĩ hỏi tôi,

"Nó nói cái gì vậy?"

Tôi thông dịch, cô ấy nói, “nếu muốn xem múa riêng thì vào trỏng, chỉ trả thêm 20 tì thôi."

"Trỏng" là góc nhà được chia thành vài “phòng” nhỏ bằng những tấm pano chu vi chừng 1m50 vuông, chỉ vỏn vẹn một ghế ngồi dành cho khách.

Nữ văn sĩ lắc đầu. Khi em vũ công đi khỏi, tôi cười,

“Sao không ok, cho biết?”

“Biết cái gì?”

Tôi mô tả đại khái,

“Trong diện tích chật hẹp 1m50, vẫn những động thái khêu gợi như trên sân khấu bên ngoài, chỉ khác màn trình diễn chỉ dành cho duy nhất một khách xem, mặt đối mặt, gần gũi đến độ khách có thể ngửi được mùi nước hoa trên người vũ công.”

Cận tết dương lịch cuối năm 2001, tôi đón một nhà phê bình văn học đứng tuổi, trí thức, am tường Pháp ngữ, tiếng Anh  đọc, nghe hiểu nhưng nói nặng âm Pháp người đối thoại khó tiếp thu. Các bài viết của ông thường rất sâu sắc và uyên bác. Sau nửa tháng tôi hướng dẫn tham quan mọi nơi nổi tiếng trong tiểu bang California: Disneyland, Studio Holywood, Seaworld… Trước khi về nước ông X, ngập ngừng hỏi nhỏ tôi,

“Vùng này có vũ sexy không?”

“Có.”

“Gần đây chứ?”

“Độ nửa giờ xe.”

“Tôi muốn xem, cho biết.”

Tôi cười,

“Dễ thôi. Tám giờ tôi sẽ đưa bác đi.”

Sau bữa cơm chiều ở một nhà hàng nhỏ nằm trong khu Little Saigon, chúng tôi lên xe chạy về hướng Nam. Trời chuyển sang đêm, đường phố thưa xe, mặt lộ rộng loáng ánh đèn, gió từ hướng biển thổi vào, không khí gây lạnh. Đến nơi, tôi đưa xe đậu phía dưới tấm bảng lớn gắn trên trụ cao: Orchid Dancing Naked. Sau khi lại quầy mua hai vé, tôi quay qua ông X,

“Mình vào.”

Lối đi hẹp, ánh sáng từ trần cao dội xuống chỉ vừa đủ soi đường. Người gác nhận hai tấm vé ném vào thùng nhỏ bên cạnh rồi mở nhẹ cánh cửa. Tiếng nhạc từ trong thoát ra ầm ỉ. Căn phòng không rộng, sân khấu tròn cao ngang thắt lưng, hàng ghế chung quanh đã kín khách. Giữa sân khấu một cột sắt bóng loáng thẳng đứng. Tôi và nhà phê bình chọn bàn nhỏ sát vách. Đèn màu quay đảo cùng tiếng nhạc mở hết công suất tạo cho bầu khí cảm giác sinh động, thôi thúc. Cô vũ nữ vừa xong màn trình diễn khoan thai bước vào hậu trường qua lối đi nhỏ dẫn vào ô cửa thấp. âu ngô đã được cắt tỉa gọn ghẽ thành hình trái tim.

Tiếng MC oang oang trong loa phóng thanh,

Next, the performance of the goddess Vietnamese.”

Ông X trố mắt nhìn tôi,

“Có cả VN cơ à?”

“Chứ sao, phe ta có mặt trong mọi ngành nghề.”

Một chàng trai mặc áo thun ba lỗ màu trắng nhét nửa trong nửa ngoài chiếc quần jean xanh rách hai gối, tóc dài phủ vai, cặp kính sậm màu che kín hai mắt. Chàng trai lửng thửng từ ngoài cửa đi vào, dừng lại cạnh vòng tròn sân khấu, đảo mắt nhìn quanh, tia nhìn dừng lại khá lâu phía tôi rồi bước nhanh đến bắt tay, cười tươi,

Long time no see, you're fatter but me vẫn nhận ra ngay.”

Chàng trai nói tiếng Việt giả cầy, giọng lơ lớ. Tôi quay nhìn nhà phê bình, giới thiệu, cũng bằng ngôn ngữ giả cầy,

Robert, my friend, hồi tôi mới sang, học chung lớp Art Golden west community college, bác X, my old friend.”

Đã sáu năm từ ngày rời trường tôi không gặp Robert. Ngày đó tôi đi học cốt lấy tấm bằng vì nghe nói nếu sau này xin việc, có bằng, sẽ dễ dàng được nhận và lương cao. Nhưng chỉ hơn nửa năm, tôi bỏ. Một họa sĩ đã hành nghề nhiều năm trở lại học những điều vỡ lòng, tôi ngán không chịu nỗi. Robert và tôi là hai người Việt Nam trong lớp toàn Mỹ trắng, nên chúng tôi nhanh chóng trở thành bạn. Hắn trưởng thành và học hành tại đây, tiếng Việt tuy nói được nhưng phát âm lơ lớ.

Tôi hỏi,

You vẫn thường đến đây?”

“Every night.”

“Oh!”

Robert cười,

You surprised? My wife works ở đây.”

Robert chỉ tay lên sân khấu, giới thiệu,

My wife.”

Cô vũ nữ tuy nhỏ con nhưng cân đối, hai vai ngang đổ xuống vùng ngực nhô cao. Cũng như mọi vũ công trước, cô ta trình diễn chuyên nghiệp. Luồng ánh sáng xanh nhạt từ trần dội xuống phủ kín thân thể cô ta một màn sương như như thực. Tiếng MC gào lớn,

Beautiful... beautiful...”

Robert kéo ghế ngồi cạnh tôi, kể, ra trường hắn xin vào công ty Disneyland, bộ phận hoạt hình. Được một năm thì quen với cô vũ nữ đã làm ở night club này từ trước. Họ lấy nhau, thuê nhà sống chung ở đường H., gần nơi làm việc của Robert. Cuộc sống ổn định, hạnh phúc. Hai người dự tính cuối năm nay sẽ move sang Hawaii. Họ được vợ chồng một ông chú sắp về hưu hứa nhượng lại một shop nhỏ bán đồ lưu niệm, vừa với số tiền họ tích góp từ ngày lấy nhau. Shop tuy khiêm nhường nhưng thu nhập tốt, vững chãi.

Trên sân khấu màn trình diễn kết thúc sau khoảng mười phút, vợ Robert biến vào hậu trường thay quần áo rồi đến bàn chúng tôi trong trang phục tươm tất, quần jean, áo phông, jacket da màu mận chín khoác ngoài, trông trẻ trung, khỏe mạnh. Robert đứng dậy,

We go home now, weekend rảnh ghé nhà me nhậu chơi.”

Và đưa tôi tấm card rồi khoát tay vợ ra khỏi cửa.
Mãn cuộc, khi ra xe về, nhà phê bình băn khoăn,

“Anh con trai ban nãy là chồng cô ấy thật à?”

“Bác không nghe hắn giới thiệu ư?”

Nhà phê bình chép miệng,

“Lạ quá!”

“Ở xứ này nhân quyền được tôn trọng tuyệt đối, nghề nào cũng chân chính, miễn hợp pháp, đóng thuế đầy đủ. Có gì đáng ngạc nhiên đâu.”

Suốt đường từ vũ trường đến nhà, ông X không ngừng hỏi tôi mọi chuyện liên quan đến những ngành nghề, theo bác ấy, là phi đạo đức. Tôi nói,

“Mai mốt nếu có giờ tôi sẽ đưa bác lên San Fransisco coi đóng phim 3X, nữ diễn viên cũng có chồng đưa rước mỗi ngày.”

Nhà phê bình trợn mắt,

“Thế nữa kia à?”

“Vâng.”

Nhà phê bình nhẹ lắc đầu,

‘Đúng là Mỹ.”

Đúng là Mỹ, hoàn toàn khác xa nơi tôi sinh ra, nơi mà dù đã yêu nhau nửa năm hơn, tôi chỉ mới hôn nàng lần đầu cũng là lần cuối trước khi chia tay xuống tàu vượt biển. Và dĩ nhiên cũng chưa từng chung đụng xác thịt. Hai nền văn hóa, hai quan niệm đạo đức.

 “Ở Mỹ cái gì cũng có thể xảy ra!”

“Bên Âu Châu và một số nước ở Á Châu, nhất là Nhật và Thái Lan không thiếu các tiết mục này, thậm chí còn nhiều pha ngạt thở hơn.”

“Á châu theo văn hóa Đông phương, lẽ ra phải lên án thứ sản phẩm đồi trụy này!”

“Văn hóa Đông phương? Nói lại cho đúng, văn hóa Tàu!”

“Đã sao, nó thích hợp với người Á châu.”

“Ngày nay không còn như xưa, trong thế giới phẳng, mọi khác biệt giữa Đông và Tây gần như được xóa nhòa.”

“Đồng ý, nhưng phải gạn lọc, thứ văn hóa đồi trụy này không nên du nhập.”

“Đồi trụy? Quan niệm thiển cận, phiến diện và đạo đức giả. Nói thật đi, bác thích không?”

Nhà phê bình không trả lời. Tôi nói,

“Tuy khác biệt Đông Tây đã thu hẹp, nhưng khoảng cách vẫn còn xa. Phương Tây thực dụng và ngay thẳng, không nhập nhằng úp mở. Nếu quần chúng có nhu cầu, họ tìm cách đáp ứng ngay, trong giới hạn luật pháp cho phép. Phương Đông không thế, “tình trong như đã mặt ngoài còn e” là thói tật của ta. Đó là nguyên nhân các tụ điểm ăn chơi lậu hình thành, sa đọa hơn, dẫn đến tệ nạn bao che, tham ô có điều kiện nẩy sinh. Thường, càng cấm đoán, thiên hạ càng tò mò, ngược lại, nếu công khai thì đến một lúc nào đó sẽ hóa tầm thường, ít ai quan tâm. Lại có thêm lợi điểm: về mặt trị an, nhà nước dễ kiểm soát; Mặt kinh tế, sẽ có thêm một khoảng thuế không nhỏ.”

Nhà phê bình vẫn băn khoăn,

“Nước Mỹ loạn qua!”

“Cuộc đời muôn mặt. Không thể chỉ nhìn vào góc tối nhỏ nhoi rồi đánh giá phần chủ đạo mênh mông chói lòa ánh sáng. Trên thực tế, không ai có thể phủ nhận nước Mỹ hùng mạnh nhất thế giới về mọi mặt, Á châu nước nào hơn Nhật? Được thế nhờ nhiều yếu tố, song quan trọng nhất là các quốc gia này tôn trọng tuyệt đối tự do cá nhân, ai muốn sống thế nào tùy chọn lựa, miễn đừng xâm phạm tự do của người khác và tuân thủ luật pháp. Giáo dục tiên tiến, chu toàn mọi bình diện, từ tri thức đến đạo đức. Trẻ con không biết nói dối, gìn giữ nhân cách của mình, bảo vệ lợi ích của người, thực thi quyền bình đẳng, yêu thiên nhiên, muôn loài, nghệ thuật, văn học, âm nhạc… Ở Nhật có những ngôi chùa, những thiền viện nổi danh với các cao tăng đạo hạnh, phương pháp tu chứng phóng khoáng, cập nhật, nhiều học giả khai sinh những bộ triết luận Phật học uyên thâm, vang dội không chỉ trong nước mà còn lan tỏa đến mọi nơi trên hành tinh này. Ở Thái Lan Phật giáo là quốc giáo, người dân coi trọng luật pháp, trộm cắp, cướp giật và mọi tệ nạn vượt ngoài khuôn phép bị xử phạt nghiêm khắc. Ở Mỹ có những ngôi làng đạo hạnh và khắc kỷ đến khó tin, dân chúng ngày hai lần đến nhà thờ cầu kinh, nghe rao giảng, thực thi nghiêm chỉnh các lời răn của Chúa. Sinh hoạt hàng ngày giản dị tối đa. Không xe hơi, máy giặc, tivi, tủ lạnh… Nấu ăn bằng than củi, tắm giặt bằng nước giếng, đi bộ hoặc xe ngựa… Chả ai buộc họ sống thế, tất cả đều tự nguyện. Người nào không chấp nhận khuôn phép ấy cứ thoải mái move đi nơi khác. Nói tóm, đó là chọn lựa của họ, không luật lệ nào phê phán, cấm cản. Ngược lại, họ cũng tuyệt đối không áp đặt chọn lựa này lên người khác. Tự do, tự do và tự do. Có thể khẳng định, tự do là đầu tàu dẫn dắt tiến bộ.”

Xe dừng lại trước ngã tư đèn đỏ. Khuya. Phố vắng, mặt lộ dường như rộng hơn. Một chiếc xe chậm lại rồi chồm lên lao nhanh qua ngã tư, dù đèn chưa bật xanh. Lập tức, nup sau tiệm McDonald’s, một xe mô-tô cảnh sát vọt ra, hú còi chớp đèn rượt theo.

Tôi nói,

“Thế là mất toi bốn trăm đô!”

“Tiền phạt?”

“Yes, chưa kể phải đi học. Luật pháp ở xứ này nghiêm minh, không giỡn mặt được. Các dân tộc khác, như Việt Nam, thường đánh giá sai lạc về nước Mỹ.
Sai lạc bởi họ nhìn nước Mỹ qua truyền hình, truyền thanh, báo chí. Bác hẳn biết, để câu độc giả, như ở bất cứ quốc gia nào, bọn truyền thông luôn săn tìm và show những tin tức giật gân. Súng đạn, cướp của, hiếp dâm… Với một đất nước mênh mông  trên dưới 350  triệu dân, mỗi năm vài mươi ngàn người  chết vì bạo lực có là bao, thua xa tử vong vì giao thông, đột qụy, tim mạch, ung thư… Nghĩa là trên thực tế, khác hẳn các nước nghèo, trật tự được thực thi nghiêm chỉnh, an ninh được bảo vệ tối đa, người dân yên bình, không nơm nớp lo bọn bất lương sách nhiễu.”

“Anh thiên vị quá chăng?”

“Tôi khách quan, sống lâu ở đây bác sẽ rõ mọi điều tôi vừa nói là sự thật.”
Nhà phê bình im lặng vẻ trầm tư suốt quãng đường dài. Cuối cùng, khi xe rẽ vào sân nhà, ông ta vỗ nhẹ đùi tôi, giọng tự sự,

“Có lẽ anh nói không sai. Các du sinh và những người xuất ngoại sang các quốc gia phương Tây khi về nước thường có tư tưởng phóng khoáng, cởi mở, đối nghịch hẳn định kiến bảo thủ, tự tôn dân tộc vô lối của tầng lớp quẩn quanh sau lũy tre làng, bị điều kiện hóa bởi môi trường sống chật hẹp, khép kín, giáo điều.”

Tôi bấm remote control mở cửa garage cho xe vào. Đêm đã khuya, đường sá không một bóng người. Tàng thông cổ thụ góc nhà rì rào gió. Bóng đèn trước cửa tự động bật sáng khi chúng tôi bước lên tam cấp.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Hãy thử nhớ lại lần gần đây nhất quý vị viết ghi chú, một ghi chú ngắn hoặc danh sách mua sắm chẳng hạn. Có thể quý vị đã không dùng tới giấy và viết. Hơn mười năm qua, bàn phím và màn hình đã lặng lẽ thay thế chữ viết tay trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, từ trường, lớp cho đến các cuộc họp hành. Thậm chí, một số trường học trên thế giới đã ngừng hoàn toàn việc rèn chữ viết (cursive).
Tôi là dân Huế chính gốc 100% tức là dân Huế “chay”, Huế rất chi là Huế, Huế từ đầu đến chân, Huế từ trong ra ngoài nên phát âm các chữ có dấu HỎI-NGÃ rất tùy tiện, phóng túng, hoàn toàn không giống người dân ở miền Bắc của Cố Đô Thăng Long, mặc dù Huế của chúng tôi cũng là Cố Đô Ngàn Năm Văn Vật. Do đó dân Huế chúng tôi sợ nhất là những chữ có dấu HỎI-NGÃ lúc viết bài thi chính tả, dù đã học thật kỹ cuốn sách viết về luật HỎI, NGÃ của Thầy Lê Hiếu Kính.
“Cò” đây chẳng phải “Con Cò mày đi ăn đêm” mà cũng chẳng phải “Cái Cò súng của các ông”, không phải, giời ạ. Cò-cảnh-sát hay Cò-mồi lại càng không phải nốt. Cò đây là Thầy Cò. Đúng ra phải gọi là Cô Cò hoặc Bà Cò thì chính xác hơn, nhưng trong ngôn ngữ tiếng Việt tôi chưa thấy ai gọi như thế bao giờ, nghe nó tréo ngoe, nó chỏi tai thế nào ấy. Có lẽ tại cái “nghề Cò” từ hồi nảo hồi nào chỉ toàn do các ông đảm nhiệm. Nhưng thời buổi bây giờ, thời buổi mà các bà các cô có thừa bản lĩnh để xâm chiếm hầu hết các lãnh vực trong nhà (thì đã đành) cũng như ngoài phố thì chắc chắn đã có nhiều Cò phái nữ, mà tôi là một thí dụ điển hình.
Từ khi sinh ra và biết nhận thức thì nhớ/quên gắn liền với cuộc sống hằng ngày cho đến khi lìa trần. Phân Tâm Học ((Psychoanalysis) đã giải thích về nhớ/quên theo trình tự thời gian từ tuổi thơ đến tuổi già nhưng thực tế nó không hoàn toàn như vậy mà tùy theo hoàn cảnh, môi trường sống, giáo dục, xã hội… biến động tâm lý ảnh hưởng đến từng cá nhân với não bộ.
Hồi đó chúng tôi học triết lớp 12C, chúng tôi học với cô Chu Kim Long và có tuần với thầy Vĩnh Để. Cả hai giáo sư của chúng tôi chia giờ ra giảng dậy về tâm lý học rồi phân tâm học về vô thức của triết gia Simon Freud. Phần lý luận học và đạo đức học thì dễ dàng hơn. Riêng phần tâm lý học, nhất là tâm lý học ngôi thứ ba khúc mắc, ở phần dằng co giữa ý thức và vô thức… thành ra bài học bài giảng làm chúng tôi điên đầu và cô, thầy chúng tôi cũng khô cổ họng.
Thông thường, nhà xưa có nền hơi cao nên phải bước lên tam cấp để vào nhà! Ngôi nhà có ba gian hai chái với hàng ba rộng. Trong bếp có ông Táo là ba cục đất, hoặc ba viên gạch... Theo truyền thuyết, đó là “một Bà và hai Ông”. Họ như vậy mà vẫn chịu nổi sức nóng của lửa củi! Hay quá! Đàn bà đi chợ, cho dù món hàng chỉ có đôi ba đồng, họ vẫn trả giá đôi ba lần. Để khỏi bị hố! Cuộc sống của họ dính liền với “ba cọc ba đồng” đó mà! À! Nhân nói về đàn bà mới nhớ ra theo truyền thống, họ phải chịu nép mình vào “Tam tòng tứ đức”! Kẹt lắm chớ không phải chơi đâu! Trong lúc đàn ông thời xưa có “năm thê bảy thiếp” thì đàn bà thời nào cũng chỉ “Chính chuyên một chồng”!
"Nếu cô hôn con cóc này, hôm nay ngày 14 tháng 2, và đúng 7h tối nay, thì sẽ có người đến gõ cửa nhà cô. Đó là Hoàng Tử Trong Mơ của cô đấy". Ban nãy, lúc 5 giờ chiều, khi nàng mở gói quà nhỏ và thấy con cóc, ban đầu nàng đã tỏ thái độ kinh tởm, nhưng rồi, khi đã hết ngạc nhiên và sững sờ, thì nàng đã hoài nghi và lo sợ. Cô nàng này ư, cô ta luôn tin vào Hoàng Tử Trong Mơ. Và tin vào nụ hôn của tình yêu đích thực. Nếu không thì cô đã nhanh chóng thả con vật bé nhỏ kia ra cho rồi. Nhưng vào ngày lễ Thánh Valentine, ngày lễ Tình Yêu, một khi đã nhận kiểu thư như thế này, cô nàng đã trở nên mơ mộng. Cô đặt cái loài ếch nhái này trong một cái gọi là hủ ẩm ướt rất tầm thường làm như không có chuyện gì xảy ra, và chạy vào trong phòng tắm ngắm lại cái dung nhan của mình xem sao. Ôi, ai mà biết được nhỉ.
Đài CBS đưa tin vào ngày thứ bảy 27/7 vừa qua, tại bãi biển Miaquamicut ở Westerley, tiểu bang Rhode Island, chuồn chuồn đã tập kích những người tắm biển. Video ghi lại cho thấy nhiều người đã phải lấy khăn tắm trùm người lại để tránh nạn chuồn chuồn. Một người phát biểu: “Tôi hơi sợ. Tận thế chăng?”. Ông Mark Stickney nói với đài truyền hình WBZ: khi ông tới bãi biển vào lúc 11 giờ sáng thì chuồn chuồn đã bay khắp bốn phía. Tới 1 giờ trưa thì chuồn chuồn tụ lại đông như hội. Ông nói: “Có lẽ có cả hàng trăm ngàn con chuồn chuồn. Rất kỳ lạ!”. Mọi người ngồi chịu trận. Chuồn chuồn không làm phiền ai. Một chuyên viên nghiên cứu về chuồn chuồn, bà Ginger Brown ở Rhode Island, khuyên mọi người đừng sợ hãi vì chuồn chuồn nhìn rất rõ, không bay trúng vào người đâu.
Bài viết này chỉ giải thích đôi nét văn hoá Hoa Hạ về Nho tự, dù vậy vẫn bao hàm được nghĩa nôm na lẫn nghĩa bác học. Đôi khi còn mang nghĩa ẩn dụ, liên quan đến phạm trù nhân văn, xã hội, tự nhiên, tư tưởng triết học tôn giáo. Nói cách khác, đơn giản là tìm hiểu chữ QUÁN và một số chữ QUÁN Hán Việt..
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.