Chính luận
Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo đảng CSVN biết rõ cán bộ, đảng viên, sinh viện và học sinh chán học Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối Đảng như thế nào nhưng vẫn cứ “cố đấm ăn xôi” để lãng phí thời giờ và tiền bạc. Về mặt “cán bộ, đảng viên”, từ năm 2018 đã có bài viết của Trường Chính trị Tỉnh Cà Mâu ngày 07/12/2018, theo đó: “Lười học tập lý luận chính trị là một trong những biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm đối với cán bộ, đảng viên. Suy thoái đó diễn ra mà không ngăn chặn sẽ dẫn đến coi thường lý luận, không đủ sức bảo vệ chính mình và dễ tiếp thu tư tưởng trái chiều.”
TS Văn Thị Thanh Mai cũng nói với báo QĐND ngày 19/12/2019 rằng: “Trong nhiều năm qua, nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị và không ít cán bộ, đảng viên không nhận thức đầy đủ về yêu cầu cần thiết phải học tập LLCT mà thường tập trung cho học tập chuyên môn, nghiệp vụ. Đã có không ít người thiếu tự giác, không chủ động tham gia học tập LLCT, thậm chí trốn tránh hoặc xin thôi không tham gia học tập. Khi đi học thì “đánh trống ghi tên”, vừa học, vừa tham gia các công việc khác hoặc nghỉ giữa chừng, học không nghiêm túc, gượng ép, đối phó; vi phạm quy chế học tập như nhờ học, nhờ thi hộ, bỏ học, bỏ thi. Cá biệt, có người đã xin “nợ” việc học tập LLCT, nợ cả bằng cao cấp LLCT khi bổ nhiệm…”
LÝ DO CHÁN HỌC
Lý do lười học, theo Tạp chí Cộng sản (TCCS) ngày 06/05/2022: nhiều người cho việc học là vô ích, gây lãng phí vì không tạo ra công ăn việc làm; học không đi đôi với hành; lý luận chưa gắn với thực tiễn. TCCS viết: “Nhiều cán bộ, đảng viên có biểu hiện coi thường học tập lý luận chính trị nói chung, nghị quyết của Đảng nói riêng, cho rằng chỉ cần có trình độ chuyên môn là đủ, chưa dành nhiều thời gian, tâm huyết để nghiên cứu, học tập, nắm vững đường lối, nghị quyết của Đảng nói riêng, lý luận chính trị nói chung.”
Bài báo kể tiếp: “ Không ít cán bộ, đảng viên được cơ quan, đơn vị chọn cử đi học nhưng lại mang tư tưởng học theo kiểu đối phó, “có mặt” để điểm danh mà chưa tuân thủ đúng quy định về giờ giấc học tập, chưa thực tâm chú ý lắng nghe báo cáo viên, giảng viên truyền thụ kiến thức; một bộ phận học viên còn mặc nhiên sử dụng điện thoại để lướt web hoặc vô tư nói chuyện riêng trong giờ học. Thậm chí, sau mỗi buổi học, đợt học, nhiều học viên còn “bỏ quên” tài liệu học tập ngay tại hội trường, trong bàn học, lớp học. Khi làm bài thi, bài thu hoạch thì tình trạng sao chép tài liệu một cách máy móc diễn ra khá phổ biến, ít chịu đào sâu suy nghĩ cho thấu đáo vấn đề thực tiễn đã và đang đặt ra.”
Học viên còn bị lên án: “Học không vì mục đích tự thân mà vì lý do thăng tiến; học để lấy bằng cấp, để đáp ứng tiêu chuẩn được đề bạt, bổ nhiệm lên những vị trí cao hơn…”
Đối với cán bộ giảng viên, tạp chí Cộng sản than phiền đã có “những hạn chế trong công tác giáo dục lý luận”, như là: “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu quả, nội dung và phương pháp giáo dục, truyền đạt chậm đổi mới…”
Chi tiết hơn, bài báo cho biết: “Trong công tác giảng dạy, một bộ phận giảng viên, báo cáo viên chưa tích cực, chủ động trong việc cập nhật những thông tin, kiến thức mới trong các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng. Nội dung và phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả còn nhiều bất cập. Thiếu sự phối hợp giữa đơn vị cử cán bộ đi học với cơ sở đào tạo trong quản lý người học…”
Báo Quân đội nhân dân (QĐND) viết: “Một số lượng lớn đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy các môn LLCT (lý luận chính trị) chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, còn lúng túng trong quá trình cập nhật những kiến thức mới. Một bộ phận cán bộ giảng dạy không tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá sinh viên. Giảng dạy thuyết trình theo kiểu tiếp nhận một chiều còn khá phổ biến; chưa phát huy hết tính sáng tạo và tư duy phản biện của người học dẫn tới tâm lý chán nản, không hứng thú ở người học, học chỉ là để thi qua môn, học đối phó chứ không phải “học để hành” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.” Bài báo kết luận: “Học theo kiểu ‘cưỡi ngựa xem hoa’” (báo QĐND, ngày 22/02/023).
Như vậy, kể cả “người đi học” và “người dậy học” đều “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đối với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hố Chí Minh. Họ không còn muốn “kiện định” và “tuyệt đối trung thành” mù quáng như Lãnh đạo đảng.
NGUY TO
Vì vậy, đảng đã ra lệnh phải “theo dõi tư tưởng chính trị” của cán bộ, đảng viên, đặc biệt trong Quân đội và Công an. Riêng đối với lớp “cán bộ lý luận”, một bài viết trên Tạp chí Cộng sản ngày 05/12/2022 đã cảnh giác rằng: “Nếu đội ngũ cán bộ lý luận “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì hiểm họa sẽ gấp bội phần so với đội ngũ cán bộ khác. Vì vậy, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ lý luận là vấn đề cấp bách hiện nay.”
SINH VIÊN CŨNG CHÁN
Trong lĩnh vực giáo dục, việc học bắt đầu từ bậc Tiểu học với các bài về “công dân giáo dục”, nhưng lên Trung học, Đại học và cấp Cao đẳng thì chương trình tập trung vào các môn “Lý luận chính trị” gồm Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Đây là những môn học bắt buộc, nhưng học sinh và sinh viên không mặn mà chút nào.
Hậu quả nhãn tiền là có gần 70% số sinh viên trả lời không thích học các môn LLCT vì các lý do: “Nội dung các môn học khô khan, trừu tượng; phương pháp dạy của giảng viên không hấp dẫn; cho rằng môn học không quan trọng...” (báo QĐND, ngày 18/02/2022)
Trong khi đó, trang báo điện tử của Thừa Thiên ngày 02/08/2022 cho biết: “TS. Nguyễn Văn Quang, giảng viên Khoa Giáo dục chính trị, Trường ĐH Sư phạm nhìn nhận, trong giờ học, vẫn có trường hợp cầm điện thoại làm việc riêng. Chưa có điều tra, khảo sát mang tính quy mô, song theo nhiều giảng viên giảng dạy các học phần LLCT, qua nắm tính hình trên lớp, tình trạng lười, học đối phó với các học phần này có thể thấy rõ. Tại một số lớp, kết quả kết thúc học phần của khá nhiều SV chỉ đủ điểm đạt, mức trung bình, không ít SV phải thi lại.”
Như vậy rõ ràng có “hai bộ phận không nhỏ” Trí thức và Sinh viên đã không còn muốn duy trì “quan hệ máu thịt” với Đảng nữa.
Hội đồng Lý luận Trung ương và Ban Tuyên giáo đảng CSVN biết rõ cán bộ, đảng viên, sinh viện và học sinh chán học Chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đướng lối Đảng như thế nào nhưng vẫn cứ “cố đấm ăn xôi” để lãng phí thời giờ và tiền bạc. Về mặt “cán bộ, đảng viên”, từ năm 2018 đã có bài viết của Trường Chính trị Tỉnh Cà Mâu ngày 07/12/2018, theo đó: “Lười học tập lý luận chính trị là một trong những biểu hiện của suy thoái về tư tưởng chính trị. Đây là một căn bệnh khá nguy hiểm đối với cán bộ, đảng viên. Suy thoái đó diễn ra mà không ngăn chặn sẽ dẫn đến coi thường lý luận, không đủ sức bảo vệ chính mình và dễ tiếp thu tư tưởng trái chiều.”
TS Văn Thị Thanh Mai cũng nói với báo QĐND ngày 19/12/2019 rằng: “Trong nhiều năm qua, nhiều địa phương, cơ quan, đơn vị và không ít cán bộ, đảng viên không nhận thức đầy đủ về yêu cầu cần thiết phải học tập LLCT mà thường tập trung cho học tập chuyên môn, nghiệp vụ. Đã có không ít người thiếu tự giác, không chủ động tham gia học tập LLCT, thậm chí trốn tránh hoặc xin thôi không tham gia học tập. Khi đi học thì “đánh trống ghi tên”, vừa học, vừa tham gia các công việc khác hoặc nghỉ giữa chừng, học không nghiêm túc, gượng ép, đối phó; vi phạm quy chế học tập như nhờ học, nhờ thi hộ, bỏ học, bỏ thi. Cá biệt, có người đã xin “nợ” việc học tập LLCT, nợ cả bằng cao cấp LLCT khi bổ nhiệm…”
LÝ DO CHÁN HỌC
Lý do lười học, theo Tạp chí Cộng sản (TCCS) ngày 06/05/2022: nhiều người cho việc học là vô ích, gây lãng phí vì không tạo ra công ăn việc làm; học không đi đôi với hành; lý luận chưa gắn với thực tiễn. TCCS viết: “Nhiều cán bộ, đảng viên có biểu hiện coi thường học tập lý luận chính trị nói chung, nghị quyết của Đảng nói riêng, cho rằng chỉ cần có trình độ chuyên môn là đủ, chưa dành nhiều thời gian, tâm huyết để nghiên cứu, học tập, nắm vững đường lối, nghị quyết của Đảng nói riêng, lý luận chính trị nói chung.”
Bài báo kể tiếp: “ Không ít cán bộ, đảng viên được cơ quan, đơn vị chọn cử đi học nhưng lại mang tư tưởng học theo kiểu đối phó, “có mặt” để điểm danh mà chưa tuân thủ đúng quy định về giờ giấc học tập, chưa thực tâm chú ý lắng nghe báo cáo viên, giảng viên truyền thụ kiến thức; một bộ phận học viên còn mặc nhiên sử dụng điện thoại để lướt web hoặc vô tư nói chuyện riêng trong giờ học. Thậm chí, sau mỗi buổi học, đợt học, nhiều học viên còn “bỏ quên” tài liệu học tập ngay tại hội trường, trong bàn học, lớp học. Khi làm bài thi, bài thu hoạch thì tình trạng sao chép tài liệu một cách máy móc diễn ra khá phổ biến, ít chịu đào sâu suy nghĩ cho thấu đáo vấn đề thực tiễn đã và đang đặt ra.”
Học viên còn bị lên án: “Học không vì mục đích tự thân mà vì lý do thăng tiến; học để lấy bằng cấp, để đáp ứng tiêu chuẩn được đề bạt, bổ nhiệm lên những vị trí cao hơn…”
Đối với cán bộ giảng viên, tạp chí Cộng sản than phiền đã có “những hạn chế trong công tác giáo dục lý luận”, như là: “Công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, đảng viên về chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, giảng dạy và học tập nghị quyết của Đảng chưa được coi trọng đúng mức, kém hiệu quả, nội dung và phương pháp giáo dục, truyền đạt chậm đổi mới…”
Chi tiết hơn, bài báo cho biết: “Trong công tác giảng dạy, một bộ phận giảng viên, báo cáo viên chưa tích cực, chủ động trong việc cập nhật những thông tin, kiến thức mới trong các quan điểm, chủ trương, nghị quyết của Đảng. Nội dung và phương pháp giảng dạy, kiểm tra đánh giá kết quả còn nhiều bất cập. Thiếu sự phối hợp giữa đơn vị cử cán bộ đi học với cơ sở đào tạo trong quản lý người học…”
Báo Quân đội nhân dân (QĐND) viết: “Một số lượng lớn đội ngũ cán bộ làm công tác giảng dạy các môn LLCT (lý luận chính trị) chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới, còn lúng túng trong quá trình cập nhật những kiến thức mới. Một bộ phận cán bộ giảng dạy không tích cực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra, đánh giá sinh viên. Giảng dạy thuyết trình theo kiểu tiếp nhận một chiều còn khá phổ biến; chưa phát huy hết tính sáng tạo và tư duy phản biện của người học dẫn tới tâm lý chán nản, không hứng thú ở người học, học chỉ là để thi qua môn, học đối phó chứ không phải “học để hành” như lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh.” Bài báo kết luận: “Học theo kiểu ‘cưỡi ngựa xem hoa’” (báo QĐND, ngày 22/02/023).
Như vậy, kể cả “người đi học” và “người dậy học” đều “tự diễn biến” và “tự chuyển hóa” đối với Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hố Chí Minh. Họ không còn muốn “kiện định” và “tuyệt đối trung thành” mù quáng như Lãnh đạo đảng.
NGUY TO
Vì vậy, đảng đã ra lệnh phải “theo dõi tư tưởng chính trị” của cán bộ, đảng viên, đặc biệt trong Quân đội và Công an. Riêng đối với lớp “cán bộ lý luận”, một bài viết trên Tạp chí Cộng sản ngày 05/12/2022 đã cảnh giác rằng: “Nếu đội ngũ cán bộ lý luận “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” thì hiểm họa sẽ gấp bội phần so với đội ngũ cán bộ khác. Vì vậy, phòng, chống “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong đội ngũ cán bộ lý luận là vấn đề cấp bách hiện nay.”
Những người này bị lên án đã “Rơi vào xét lại chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh”, hoặc : “Từ đó, từng bước xuyên tạc, phủ nhận giá trị khoa học, cách mạng từng luận điểm đến xuyên tạc, phủ nhận từng bộ phận tiến tới toàn bộ chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh.” (Tạp chí Cộng sản, ngày 95/12/2022).
Bài báo còn tiết lộ: “Ngoài ra, một số cán bộ lý luận được Đảng và Nhà nước cử đi đào tạo, tham quan, nghiên cứu ở nước ngoài, thay vì trau dồi kiến thức, lại bị tác động bởi sự phát triển của chủ nghĩa tư bản; ca ngợi, tán dương một chiều hình mẫu chủ nghĩa tư bản, tự do tư sản; đồng thời, xuyên tạc, bịa đặt, áp đặt ý chí chủ quan khi đánh giá về Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội mà chúng ta đang xây dựng; bi quan và dao động với mục tiêu, lý tưởng và con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.”
ĐỐI KHÁNG
Nghiêm trọng hơn, TCCS còn tố cáo những “ông thầy, bà giáo” này đã có quan điểm chống đảng khi giảng dậy như: “Trong giảng dạy lý luận chính trị, cố ý lồng ghép quan điểm cá nhân trái với quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng; phụ họa theo các quan điểm sai trái, thù địch của những phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch cả trong và ngoài nước; cố tình thổi phồng các khuyết điểm, sai lầm của Đảng trước đổi mới, vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước của một bộ phận cán bộ, đảng viên để phủ nhận nền tảng tư tưởng, phủ nhận sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng đối với toàn xã hội tới các thế hệ sinh viên, học viên.”
Nhưng họ là ai trong hàng ngũ trí thức? Bài báo không cho biết chi tiết mà chỉ lên án chung chung rằng: “Lợi dụng Đảng và Nhà nước ta phát huy dân chủ trong toàn xã hội, một bộ phận trí thức, trong đó có người từng là cán bộ lý luận nhân danh cái gọi là “nhà dân chủ” trong các hội nhóm phản động tung hàng loạt “kiến nghị”, “thư ngỏ”, “tâm thư” với âm mưu đen tối như: Đòi Đảng, Quốc hội sửa đổi Hiến pháp theo hướng bỏ Điều 4, thực hiện “tam quyền phân lập”, đất đai thuộc quyền sở hữu tư nhân, lực lượng vũ trang phải “trung lập”; kích động các tầng lớp xã hội đấu tranh đòi thay đổi thể chế chính trị; lợi dụng những vấn đề nhạy cảm liên quan tới chủ quyền biển - đảo để xuyên tạc, phân hóa nội bộ và kích động chống phá quan hệ hữu nghị với một số nước láng giềng; phủ nhận công cuộc đổi mới đất nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, mưu toan hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng.”
Đáng chú ý là lần đầu tiên, hoạt động của nhóm Trí thức đòi thay đổi chế độ đã được bài báo hé lộ: “Thậm chí, có nhóm đã tiến hành soạn thảo và tán phát dự thảo “Cương lĩnh xây dựng đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh” trên cơ sở nền tảng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011), nhưng cắt bỏ tất cả những gì đề cập đến việc xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ hết các cụm từ “chủ nghĩa Mác-Lênin”, “chủ nghĩa xã hội” và “định hướng xã hội chủ nghĩa”.
Bài báo còn tiết lộ: “Ngoài ra, một số cán bộ lý luận được Đảng và Nhà nước cử đi đào tạo, tham quan, nghiên cứu ở nước ngoài, thay vì trau dồi kiến thức, lại bị tác động bởi sự phát triển của chủ nghĩa tư bản; ca ngợi, tán dương một chiều hình mẫu chủ nghĩa tư bản, tự do tư sản; đồng thời, xuyên tạc, bịa đặt, áp đặt ý chí chủ quan khi đánh giá về Đảng, Nhà nước và chế độ xã hội mà chúng ta đang xây dựng; bi quan và dao động với mục tiêu, lý tưởng và con đường mà Đảng, Bác Hồ và nhân dân ta đã lựa chọn.”
ĐỐI KHÁNG
Nghiêm trọng hơn, TCCS còn tố cáo những “ông thầy, bà giáo” này đã có quan điểm chống đảng khi giảng dậy như: “Trong giảng dạy lý luận chính trị, cố ý lồng ghép quan điểm cá nhân trái với quan điểm chủ nghĩa Mác-Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Cương lĩnh, đường lối của Đảng; phụ họa theo các quan điểm sai trái, thù địch của những phần tử cơ hội chính trị và các thế lực thù địch cả trong và ngoài nước; cố tình thổi phồng các khuyết điểm, sai lầm của Đảng trước đổi mới, vi phạm các quy định của Đảng và Nhà nước của một bộ phận cán bộ, đảng viên để phủ nhận nền tảng tư tưởng, phủ nhận sự lãnh đạo trực tiếp, tuyệt đối của Đảng đối với toàn xã hội tới các thế hệ sinh viên, học viên.”
Nhưng họ là ai trong hàng ngũ trí thức? Bài báo không cho biết chi tiết mà chỉ lên án chung chung rằng: “Lợi dụng Đảng và Nhà nước ta phát huy dân chủ trong toàn xã hội, một bộ phận trí thức, trong đó có người từng là cán bộ lý luận nhân danh cái gọi là “nhà dân chủ” trong các hội nhóm phản động tung hàng loạt “kiến nghị”, “thư ngỏ”, “tâm thư” với âm mưu đen tối như: Đòi Đảng, Quốc hội sửa đổi Hiến pháp theo hướng bỏ Điều 4, thực hiện “tam quyền phân lập”, đất đai thuộc quyền sở hữu tư nhân, lực lượng vũ trang phải “trung lập”; kích động các tầng lớp xã hội đấu tranh đòi thay đổi thể chế chính trị; lợi dụng những vấn đề nhạy cảm liên quan tới chủ quyền biển - đảo để xuyên tạc, phân hóa nội bộ và kích động chống phá quan hệ hữu nghị với một số nước láng giềng; phủ nhận công cuộc đổi mới đất nước và chế độ xã hội chủ nghĩa, mưu toan hạ thấp vai trò lãnh đạo của Đảng.”
Đáng chú ý là lần đầu tiên, hoạt động của nhóm Trí thức đòi thay đổi chế độ đã được bài báo hé lộ: “Thậm chí, có nhóm đã tiến hành soạn thảo và tán phát dự thảo “Cương lĩnh xây dựng đất nước theo tư tưởng Hồ Chí Minh” trên cơ sở nền tảng của Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung và phát triển năm 2011), nhưng cắt bỏ tất cả những gì đề cập đến việc xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ hết các cụm từ “chủ nghĩa Mác-Lênin”, “chủ nghĩa xã hội” và “định hướng xã hội chủ nghĩa”.
SINH VIÊN CŨNG CHÁN
Trong lĩnh vực giáo dục, việc học bắt đầu từ bậc Tiểu học với các bài về “công dân giáo dục”, nhưng lên Trung học, Đại học và cấp Cao đẳng thì chương trình tập trung vào các môn “Lý luận chính trị” gồm Triết học Mác-Lênin, Kinh tế chính trị Mác-Lênin, Chủ nghĩa xã hội khoa học, Tư tưởng Hồ Chí Minh và Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam.”
Đây là những môn học bắt buộc, nhưng học sinh và sinh viên không mặn mà chút nào.
Hậu quả nhãn tiền là có gần 70% số sinh viên trả lời không thích học các môn LLCT vì các lý do: “Nội dung các môn học khô khan, trừu tượng; phương pháp dạy của giảng viên không hấp dẫn; cho rằng môn học không quan trọng...” (báo QĐND, ngày 18/02/2022)
Trong khi đó, trang báo điện tử của Thừa Thiên ngày 02/08/2022 cho biết: “TS. Nguyễn Văn Quang, giảng viên Khoa Giáo dục chính trị, Trường ĐH Sư phạm nhìn nhận, trong giờ học, vẫn có trường hợp cầm điện thoại làm việc riêng. Chưa có điều tra, khảo sát mang tính quy mô, song theo nhiều giảng viên giảng dạy các học phần LLCT, qua nắm tính hình trên lớp, tình trạng lười, học đối phó với các học phần này có thể thấy rõ. Tại một số lớp, kết quả kết thúc học phần của khá nhiều SV chỉ đủ điểm đạt, mức trung bình, không ít SV phải thi lại.”
Như vậy rõ ràng có “hai bộ phận không nhỏ” Trí thức và Sinh viên đã không còn muốn duy trì “quan hệ máu thịt” với Đảng nữa.
Cố đấm ăn xôi có lợi ích gì?
– Phạm Trần
(08/023)
Gửi ý kiến của bạn