Hôm nay,  

Điều gì xảy ra khi một quả bom hạt nhân phát nổ?

11/08/202300:00:00(Xem: 1563)
Hiroshima bomb
Vào cuối Đệ Nhị Thế Chiến, khoảng 140,000 người đã chết trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản hôm 06/08/1945 và 74,000 người thiệt mạng trong vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki 3 ngày sau đó. (Ảnh minh họa: youtube)

 

LTS: Tưởng niệm 78 năm ngày thành phố Hiroshima bị Mỹ ném bom nguyên tử, thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida vào đầu tuần đã lên án việc Nga đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân. Khoảng 140,000 người đã chết trong vụ Mỹ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima của Nhật Bản vào ngày 6 tháng 8, 1945 và 74,000 người thiệt mạng trong vụ ném bom nguyên tử xuống Nagasaki 3 ngày sau đó. Với tình hình nguy cơ hạt nhân đang trên đà tăng trưởng, đây là một trong loạt bài được biên dịch cho số báo này quanh vấn đề bom nguyên tử.


***

 

Bộ phim Oppenheimer của đạo diễn Christopher Nolan được công chiếu trong thời gian xảy ra cuộc chiến Nga-Ukraine, làm khơi dậy mối quan tâm của công chúng đối với vũ khí nguyên tử, bởi vì nguy cơ xung đột hạt nhân cũng đang tăng cao.
 
Nhưng thật sự thì một vụ nổ bom hạt nhân sẽ diễn ra như thế nào đối với những người gần đó, và điều gì sẽ xảy ra sau đó?
 
Tất nhiên, câu trả lời phụ thuộc vào số lượng vũ khí được thả xuống. Theo Federation of American Scientists, Nga và Hoa Kỳ sở hữu 90% vũ khí hạt nhân trên thế giới. Nga có 1,588 đầu đạn hạt nhân được triển khai trên các hỏa tiễn liên lục địa, có tầm bắn ít nhất 3,417 dặm (5,500 km), cùng với các căn cứ máy bay ném bom hạng nặng. Hoa Kỳ thì có 1,644 cái. Cả hai quốc gia cũng nắm trong tay gần 5,000 quả bom khác đang trong tình trạng chỉ chờ phóng.
 
Một cuộc chiến tranh hạt nhân toàn diện sẽ dễ dàng đẩy nhân loại đến sự kiện tuyệt chủng – chết chóc sẽ kéo đến không chỉ bởi bom đạn, mà còn bởi vì theo sau đó sẽ là “mùa đông hạt nhân”, hay hiện tượng lạnh dần toàn cầu.
 
Theo một số chuyên gia chính sách đối ngoại, chuyện có khả năng xảy ra hơn sẽ là một cuộc xung đột hạt nhân trong quy mô giới hạn với các loại vũ khí nguyên tử chiến thuật. Theo James Martin Center từ Nonproliferation Studies, các loại vũ khí này chiếm từ 30% đến 40% kho vũ khí của Hoa Kỳ và Nga. Chúng có tầm bắn dưới 310 dặm (500 km) trên đất liền và dưới 372 dặm (600 km) trên biển hoặc trên không. Vũ khí nguyên tử chiến thuật vẫn sẽ có tác động tàn phá, nhưng sẽ không gây ra thảm họa tồi tệ nhất là thảm họa hạt nhân toàn cầu.
 
Khi một quả bom hạt nhân phát nổ
 
Vũ khí hạt nhân cũng chia thành nhiều loại và kích cỡ khác nhau, nhưng các loại bom hiện đại khởi động bằng cách kích hoạt phản ứng phân hạch. Phân hạch là sự phân tách hạt nhân của các nguyên tử nặng thành các nguyên tử nhẹ hơn – quá trình giải phóng các neutron. Những neutron này lại lao vào hạt nhân của các nguyên tử xung quanh, tiếp tục phân tách chúng và gây ra phản ứng dây chuyền vượt ngoài tầm kiểm soát.
 
Một vụ nổ phân hạch có sức tàn phá vượt xa tưởng tượng của nhiều người. Có lẽ ai cũng từng nghe về quả bom nguyên tử (hay A-bombs) “Little Boy” đã hủy diệt thành phố Hiroshima và Nagasaki, Nhật Bản, với sức công phá từ 15 kiloton đến 20 kiloton TNT. Đó chính là bom phân hạch. Và ngày nay, có rất nhiều loại vũ khí hiện đại có khả năng gây sát thương còn kinh khủng hơn như vậy.
 
Bom nhiệt hạch, hay bom hydro, sử dụng sức mạnh của phản ứng phân hạch ban đầu để đốt nóng các nguyên tử hydro trong vũ khí. Phản ứng nhiệt hạch này lại kích hoạt thêm nhiều neutron hơn, tạo ra nhiều phản ứng phân hạch hơn, rồi lại đốt nóng, rồi lại phân hạch, rồi lại tiếp diễn…  Theo Union of Concerned Scientists, kết quả sẽ là một quả cầu lửa nóng ngang ngửa với nhiệt độ ở trung tâm Mặt trời. Bom nhiệt hạch đã được thử nghiệm, nhưng chưa bao giờ được sử dụng trong thực chiến.
 
Khỏi phải nói, đứng ở tâm điểm “Ground Zero” của một vụ nổ như vậy có nghĩa là sẽ chết ngay lập tức. Thí dụ, một vũ khí hạt nhân có đương lượng nổ 10-kiloton, tương đương với kích thước của “Little Boy,” sẽ ngay lập tức giết chết khoảng 50% số người trong vòng bán kính 2 dặm (3.2 km) tính từ vị trí phát nổ trên mặt đất, theo một báo cáo trong một workshop Preventive Defense Project năm 2007. ICAN, tổ chức không phổ biến vũ khí hạt nhân, cho biết nếu kích nổ trên không, bán kính vụ nổ sẽ còn rộng hơn.
 
Những cái chết đó có thể do bị thiêu cháy, bị phơi nhiễm phóng xạ mạnh và các thương tích khác. Một số sẽ chết do bị thương bởi áp lực từ vụ nổ; và hầu hết sẽ bị thương do các tòa nhà bị sập hoặc do mảnh vỡ bay trúng; hầu hết các tòa nhà trong bán kính 0.5 dặm (0.8 km) sẽ bị đánh sập hoặc nát bét.
 
Trang web của chính phủ Hoa Kỳ Ready.gov khuyên rằng bất kỳ ai được cảnh báo, bằng thông báo hoặc trông thấy tia sáng từ một vụ nổ gần đó, cần di chuyển xuống tầng hầm hoặc vào ngay trung tâm của một tòa nhà lớn và ở đó ít nhất 24 tiếng để tránh bụi phóng xạ hạt nhân.
 
Còn theo Ủy Ban Hồng Thập Tự Quốc Tế (International Committee of the Red Cross – ICRC), những người còn sống sót gần khu vực phát nổ cũng sẽ chẳng nhận được giúp đỡ gì nhiều. Bởi vì khi đó, đường sá đều bị phá hủy, bệnh viện thì bị san bằng, các bác sĩ, y tá và những người phản ứng đầu tiên trong khu vực xảy ra vụ nổ đều đã chết hoặc bị thương, và đặc biệt với mức độ phóng xạ sau vụ nổ đang ở mức rất cao, khả năng tiếp tế hoặc giúp đỡ gần như bằng 0.
 
Những người sống sót cũng sẽ bị nhiễm bụi phóng xạ và cần được khử nhiễm. Trong cuốn sách “Nuclear Choices for the Twenty-First Century: A Citizen's Guide” (MIT Press, 2021), hầu hết mọi người sẽ bị phỏng nhiệt trong vụ nổ nhiệt hạch ban đầu. Tùy vào địa hình của khu vực xảy ra vụ nổ, các đám cháy do vụ nổ gây ra ban đầu có thể kết hợp hoặc/và tự tạo ra gió, tạo ra bão lửa. Trong sự kiện Hiroshima, một cơn bão lửa đã bao trùm lên 4.4 dặm vuông (11.4 km vuông).
 
Bụi phóng xạ
 
Trong một vụ nổ hạt nhân, phóng xạ tuy là hậu quả phụ nhưng nguy hiểm hơn nhiều. Theo “Nuclear Choices for the Twenty-First Century,” quả bom ném xuống Nhật Bản chỉ tạo ra bụi phóng xạ cục bộ, còn các loại vũ khí nhiệt hạch hiện đại sẽ làm nổ tung chất phóng xạ lên cao vào tầng bình lưu (tầng giữa của bầu khí quyển Trái Đất), sẽ khiến cho cả thế giới bị nhiễm bụi phóng xạ. Mức độ bụi phóng xạ còn tùy thuộc vào việc bom phát nổ trên mặt đất hay trên không trung. Bom phát nổ trên không trung thì bụi phóng xạ sẽ lan ra toàn cầu, nhưng giảm bớt được phần nào tác động tàn phá tức thì ở vùng trung điểm. Còn bom phát nổ trên mặt đất thì hạn chế bớt bụi phóng xạ lan ra toàn cầu, nhưng vùng tâm điểm sẽ bị xóa sổ nặng nề.
 
Nguy cơ bụi phóng xạ nghiêm trọng nhất trong vòng 48 tiếng sau vụ nổ. Tuyết hoặc mưa sẽ giúp kéo bụi phóng xạ xuống mặt đất nhanh hơn. Trong trường hợp không có tuyết cũng chẳng có mưa, bạt ngàn bụi phóng xạ sẽ trôi nổi khắp nơi trên Trái Đất, theo "Nuclear War Survival Skills" (Oak Ridge National Laboratory, 1987).
 
48 tiếng sau vụ nổ, một khu vực ban đầu tiếp xúc với 1,000 roentgen/ giờ (đơn vị đo liều chiếu, đo khả năng ion hóa của tia X hoặc tia gamma trong không khí) sẽ giảm xuống còn 10 roentgen/giờ. Khoảng một nửa số người bị nhiễm phóng xạ khoảng 350 roentgen trong vài ngày có khả năng chết vì ngộ độc phóng xạ cấp tính. (Để dễ hình dung, mỗi lần chụp CT vùng bụng, chúng ta sẽ tiếp xúc với không tới 1 roentgen.)
 
Những người sống sót bị nhiễm bụi phóng xạ có nguy cơ mắc bệnh ung thư rất cao. Theo ICRC, các bệnh viện chuyên khoa ở Hiroshima và Nagasaki đã điều trị cho hơn 10,000 người được công nhận là những người sống sót sau sự kiện năm 1945, và hầu hết các trường hợp tử vong trong nhóm này đều là do ung thư. Theo Hội Hồng Thập Tự, tỷ lệ bệnh bạch cầu ở các nạn nhân bị nhiễm phóng xạ cao gấp 4 đến 5 lần so với mức bình thường trong 10 đến 15 năm đầu tiên sau vụ nổ.
 
Thảm họa môi trường
 
Phóng xạ và bụi phóng xạ sẽ có tác động nghiêm trọng đến môi trường và sức khỏe. Tùy thuộc vào quy mô của cuộc xung đột hạt nhân, thậm chí khí hậu cũng có thể bị ảnh hưởng.
 
Ở một nơi như Ukraine, nơi sản xuất 10% lúa mì của thế giới, bụi phóng xạ có thể lan rộng trên các vùng đất trồng trọt. Michael May tại Center for International Security and Cooperation của Trường Stanford và là giám đốc danh dự của Lawrence Livermore National Laborator, cho biết nếu các nguồn cung cấp thực phẩm bị nhiễm bụi phóng xạ, nó có thể gây ra các vấn đề dài hạn, chẳng hạn như ung thư. Đặc biệt i-ốt phóng xạ có thể là một vấn đề nan giải.
 
“Ở bò, iodine tập trung trong sữa, và với trẻ em, iodine tập trung ở tuyến giáp.” Điều này có thể dẫn đến ung thư tuyến giáp hàng loạt.
 
Trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, nếu số lượng bom được thả xuống đủ nhiều, tro và bồ hóng bay trong bầu khí quyển có thể làm cho khí hậu trở nên lạnh nghiêm trọng. Một hoặc hai vụ nổ hạt nhân sẽ không gây ra tác động toàn cầu. Nhưng với 100 quả bom tương đương với “Little Boy,” nhiệt độ toàn cầu sẽ giảm xuống thấp hơn cả nhiệt độ của Thời đại Little Ice Age (xảy ra từ khoảng năm 1300 đến 1850) theo một phân tích năm 2012 được công bố trên The Bulletin of the Atomic Scientists. Khí hậu sẽ thay đổi đột ngột và dữ dội hơn nhiều. Nhiệt độ trong Thời đại Little Ice Age từng giảm tới 3.6 độ F (2 độ C), mức giảm lớn hơn so với mức tăng nhiệt độ từng thấy kể từ khi bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp (khoảng 1.8 độ F, hoặc 1 độ C). Một đợt lạnh đột ngột như thế có thể gây ra ảnh hưởng lớn đến nông nghiệp và nguồn cung cấp thực phẩm. Thời đại Little Ice Age đã gây ra mất mùa và nạn đói, mà thời điểm đó, dân số toàn cầu chưa bằng 1/7 so với ngày nay.
 
Để tối đa hóa cơ hội sống sót sau một cuộc tấn công hạt nhân, Ready.gov khuyên mọi người nên chuẩn bị sẵn bộ vật dụng khẩn cấp (emergency supply kit, bao gồm thực phẩm, nước, thuốc men, vật dụng vệ sinh cá nhân, bản sao các tài liệu cá nhân và một ít tiền) ở một nơi trú ẩn an toàn. Bộ vật dụng khẩn cấp này cũng có thể được sử dụng trong các thảm họa khác, chẳng hạn như bão bùng hoặc mất điện dài hạn.
Nguyên Hòa biên dịch
 
Nguồn: “What happens when a nuclear bomb explodes?” của Stephanie Pappas, được đăng trên trang Livescience.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mới đây ở Việt Nam lại bùng nổ ra một vài vụ tham nhũng khá nghiêm trọng như vụ Vạn Thịnh Phát và Việt Á. Vào đầu năm nay, Transparency International báo cáo kết quả nghiên cứu tình trạng tham nhũng tại 180 nước trên thế giới trong đó có Việt Nam. Nhân dịp này chúng ta duyệt lại tình trạng tham nhũng ở Việt Nam.
Câu nói của cố thủ tướng Việt Cộng là Võ Văn Kiệt rằng ngày 30-4 có một triệu người vui và một triệu người buồn...
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.