Hôm nay,  

Nghiên Cứu Mới: Con Người Hút Quá Nhiều Nước Ngầm, Khiến Trục Quay Trái Đất Bị Thay Đổi

07/07/202300:00:00(Xem: 2447)
truc trai dat
Một nghiên cứu mới cho thấy việc khai thác nước ngầm liên tục trong hơn một thập niên đã làm thay đổi trục quay của Trái Đất. Hành tinh chúng ta bị nghiêng về phía đông khoảng 1.7 inch (4.3 cm) mỗi năm. (Nguồn: pixabay.com)
  
Theo một nghiên cứu mới, cơn khát nước ngầm không nguôi của nhân loại đã khiến cho quá nhiều chất lỏng từ các nguồn dự trữ ngầm trong lòng đất bị hút ra, đến mức ảnh hưởng đến độ nghiêng của Trái Đất, theo CNN*.
 
Nước ngầm cung cấp nước uống cho con người và gia súc, đồng thời giúp tưới tiêu cho cây trồng những khi khan hiếm mưa. Tuy nhiên, một nghiên cứu mới cho thấy việc khai thác nước ngầm liên tục trong hơn một thập niên đã làm thay đổi trục quay của hành tinh chúng ta. Nó đã nghiêng về phía đông khoảng 1.7 inch (4.3 cm) mỗi năm.
 
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Geophysical Research Letters ngày 15 tháng 6, các nhà nghiên cứu cho biết sự thay đổi đó thậm chí có thể quan sát được trên bề mặt Trái Đất, vì nó góp phần làm tăng mực nước biển toàn cầu.
 
Ki-Weon Seo, tác giả chính của nghiên cứu và là giáo sư khoa giáo dục khoa học Trái Đất tại Seoul National University ở Hàn Quốc, cho biết: “Cực quay của Trái Đất thực sự thay đổi rất nhiều. Nghiên cứu của chúng tôi chỉ ra rằng trong số các nguyên nhân liên quan đến khí hậu, thì việc tái phân phối nước ngầm thực sự có tác động lớn nhất đến sự thay đổi của trục quay.”
 
Trục quay của Trái Đất
 
Chúng ta có thể không cảm nhận được sự quay của Trái Đất, nhưng nó đang quay trên trục bắc-nam với tốc độ khoảng 1,000 dặm một giờ (1,609 km một giờ).
 
Surendra Adhikari, một khoa học gia nghiên cứu tại Jet Propulsion Laboratory của NASA, cho biết thủy triều và dòng chảy thay đổi theo mùa đều có liên quan đến góc của trục quay của hành tinh, và theo thời gian địa chất, sự thay đổi trục quay có thể ảnh hưởng đến khí hậu trên phạm vi toàn cầu.
 
Bên trong Trái Đất được xếp lớp bằng đá và magma bao quanh một lõi nóng, dày đặc. Nhưng ở lớp đá ngoài cùng cũng có lượng nước bao la. Bên dưới bề mặt hành tinh, các hồ chứa đá được gọi là tầng ngậm nước, được ước tính chứa lượng nước nhiều hơn 1,000 lần so với tất cả các sông và hồ trên bề mặt Trái Đất.
 
Từ năm 1993 đến 2010, khoảng thời gian được xem xét trong nghiên cứu, con người đã khai thác hơn 2,150 tỷ tấn nước ngầm từ bên trong Trái Đất, chủ yếu ở phía tây Bắc Mỹ và tây bắc Ấn Độ. Để dễ hình dung, nếu mang lượng nước đó là đổ vào đại dương, nó sẽ làm tăng mực nước biển toàn cầu khoảng 0.24 inch (6mm).
 
Vào năm 2016, một nhóm các nhà nghiên cứu khác đã phát hiện ra rằng sự dịch chuyển trục quay của Trái đất từ năm 2003 đến năm 2015 có thể liên quan đến những thay đổi về khối lượng của các sông băng và tảng băng, cũng như trữ lượng nước lỏng trên mặt đất của hành tinh.
 
Trên thực tế, bất kỳ sự thay đổi lớn nào xảy ra trên Trái Đất, bao gồm cả áp suất khí quyển, đều có thể ảnh hưởng đến trục quay của nó. Nhưng sự thay đổi trục quay gây ra bởi sự thay đổi áp suất khí quyển là định kỳ, có nghĩa là trục quay sẽ dịch chuyển rồi sau đó quay trở lại vị trí ban đầu.
 
Sự dịch chuyển trục của Trái Đất được đo gián tiếp thông qua các quan sát bằng kính viễn vọng vô tuyến, lấy các vật thể bất động trong không làm điểm tham chiếu cố định. Đối với nghiên cứu mới, các khoa học gia đã lấy dữ liệu về khai thác nước ngầm năm 2010, cùng với dữ liệu quan sát về sự thất thoát băng trên bề mặt và mực nước biển dâng, kết hợp nó vào các mô hình máy tính để ước tính về sự thay đổi của trục quay.
 
Theo các mô hình, sự tái phân phối lại nước ngầm đã làm nghiêng trục quay của Trái Đất về phía đông hơn 31 inch (78.7 cm) chỉ trong vòng chưa đầy hai thập niên. Động lực đáng chú ý nhất với sự dịch chuyển trục quay của Trái Đất trong dài hạn là dòng chảy của lớp phủ – chuyển động của đá nóng chảy trong lớp giữa vỏ và lõi ngoài của hành tinh. Và theo mô hình mới, khai thác nước ngầm là yếu tố quan trọng thứ hai.
 
Hút nước ngầm có thể là biện pháp cứu cánh, đặc biệt là ở những nơi bị ảnh hưởng nặng nề bởi hạn hán do biến đổi khí hậu. Nhưng trữ lượng nước trong lòng đất là hữu hạn; một khi cạn kiệt, chúng sẽ cần một thời gian rất dài để phục hồi trở lại.
 
Và việc khai thác nước ngầm không chỉ làm cạn kiệt nguồn tài nguyên quý giá; mà còn gây ra những hậu quả ngoài ý muốn trên toàn thế giới. Seo nói: “Mọi người cần phải nhận thức được là con người chúng ta đã ảnh hưởng đến các hệ thống trên Trái Đất theo nhiều cách khác nhau.”
 
Nguồn: Humans pump so much groundwater that Earth’s axis has shifted, study finds” của Mindy Weisberger, được đăng trên trang CNN.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
California: Hôm thứ Năm rằng một vụ tai nạn xe kinh hoàng ở Pleasanton vào tối thứ Tư đã khiến một gia đình bốn người, đang đi trên một xe Vinfast, đã chết một cách bi thảm. Cảnh sát Pleasanton cho biết tai nạn xảy ra vào khoảng 9 giờ tối trên Foothill Road giữa Stoneridge Drive và Đại lộ W. Las Positas Boulevard ở rìa phía tây của thành phố. Chiều thứ Năm, cảnh sát xác nhận bốn người đã chết trong vụ tai nạn, một người mẹ, người cha và hai đứa trẻ dưới 15 tuổi.
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
Nhà văn, sử gia Nguyên Vũ - Vũ Ngự Chiêu đã ra đi. Tên khai sanh là Vũ Ngự Chiêu, sử dụng hai bút hiệu là Nguyên Vũ và Chính Đạo. Ông sinh ngày 6 tháng 10/1942 tại Hải Dương, VN, và từ trần ngày 19 tháng 4 năm 2024 tại Houston, TX, Hoa Kỳ. Hưởng thọ 82 tuổi.
Donald Trump đã tung ra một loạt bài đăng trên mạng xã hội yêu cầu quyền miễn tố của tổng thống và đe dọa những người tiền nhiệm trước khi bước vào ngày thứ tư của phiên tòa hình sự hôm thứ Sáu. Tòa án Tối cao Hoa Kỳ sẽ nghe các tranh luận vào tuần tới trong đơn kháng cáo của Trump đối với vụ truy tố về lật đổ cuộc bầu cử ở Washington, D.C.,
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Nếu có thể kéo dài tuổi thọ hoặc thậm chí là bất tử, liệu chúng ta có thực sự muốn điều đó không? Trong cuốn sách mới có tựa đề “Why We Die: The New Science of Aging and the Quest for Immortality” (Tạm dịch “Tại Sao Chúng Ta Chết: Phát Hiện Mới Về Lão Hóa và Đi Tìm Sự Bất Tử”), Venki Ramakrishnan, khoa học gia về sinh học phân tử đoạt giải Nobel, đã sàng lọc các nghiên cứu từ trong quá khứ đến tiên tiến nhất để tìm hiểu những lý thuyết kéo dài tuổi thọ cùng với những hạn chế thực tế. Trong quá trình tìm hiểu, ông cũng đặt ra các câu hỏi quan trọng về những vấn đề liên quan đến xã hội, chính trị và đạo đức của những nỗ lực đi tìm sự sống vĩnh cửu.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.