Hôm nay,  

Chuyện vãn [Trích đoạn]

28/05/202313:48:00(Xem: 1099)
Truyện

Nam Bộ

Chương Ba

Nhà thì có nền có mái (1)
Chín cái lênh đênh (2)

 

***


    – Trông cậu có vẻ không được khỏe lắm?
    – Thế sao...
    – Da mặt trắng xanh. Mà hình như có sụt cân, phải không?
    – Vâng. Hai tuần trước bệnh trĩ tự dưng tái phát. May mà được cháu Thiên Di đưa đi cấp cứu kịp thời. Nhờ vậy mà chỉ sau một đêm chữa trị thì tình trạng ổn định, được cho về dưỡng ở nhà...
    – Ồ. Cô bé Thiên Di ấy sao...Năm nay Thiên Di lớn lắm rồi phỏng?
    – Cháu nó sinh năm 1991, anh ạ.
    – Vậy hả! Tớ tò mò một chút, được không?
    – Anh cứ tự nhiên.
    – Vừa nẩy ra một thắc mắc là sao cậu lại đặt tên cháu là Thiên Di nhỉ?
    – Ấy. Thiên Di, ra đi ngàn dặm, tới nơi khác sống cách xa quê hương đến cả ngàn dặm đường. Cái tên này đột nhiên đã nẩy ra trong trí tôi lúc ấy... Thực ra nó vốn sẵn mang nội dung của một dự tính cấp thiết trong tôi ở thời buổi ấy. Vậy mà càng về sau tôi lại chiêm nghiệm rõ ra rằng không những thế, nó vô tình còn là mốc điểm chi phối đến sự sống còn của cả gia đình tôi...

***

Phải đ
âu ăn xổi ở thì (3)

Như đã có lần thổ lộ với anh: Đại khái là tôi được thả ra từ trại tù cải tạo vào cuối năm 1981, một mình về tạm trú tại căn nhà trong khu Thanh Đa, quận Bình Thạnh. Căn nhà này vốn được cho phép mua hồi bố tôi làm đốc công của Tổng Cục Gia Cư trước Bẩy Lăm. Ở tạm là vì đã có sẵn giấy báo là phải thu xếp ngay để đi vùng kinh tế mới ở nông trường Phước Bình, Phước Long. Vợ con vốn trước đấy, trong thời gian tôi ở tù, đã phải co cụm lại mới mong sống còn, rúm ró về cư ngụ nhà mẹ vợ; mình tôi vác xác đi kinh tế mới.
    Nhưng chỉ mấy tháng sau là ốm liệt giường, sốt rét trọc cả đầu, nên tôi kiếm đường trốn về Sàigòn. Bà mẹ vợ phải thu xếp cho cả gia đình tôi, lúc ấy mới chỉ có đứa con gái đầu là Gia Trung, 3 nhân mạng nhét vào một căn phòng kín đáo trên lầu một. Thế rồi vợ chồng cứ thế mà bươn chải suốt cả ngày: Vợ đi may vá cho người ta, chắt bóp một thời gian để thuê rồi sau đó mua luôn được chiếc máy may cũ mèm mà vẫn để tại tiệm của người ta, vừa nhận đồ sửa vừa may quần áo mới bán sỉ cho các nơi đặt hàng. Còn tôi vì trốn lánh từ nông trường về nên cùng lắm thì sáng sớm trời còn tối mịt đã rời khỏi nhà, cho tới khuya, thường là gần nửa đêm mới dám mò về. Ban đầu được một anh bạn quen từ trong tù cho phụ chạy xe ba gác, sau thuê chiếc xích lô chạy riêng. Cứ thế, trên hai năm sau, mới cố mua chiếc Honda Dame cũ chạy mối; trong thời gian đó tôi cũng phải mánh mung mua dần được mấy thứ giấy tờ tùy thân hợp lệ thủ thân để mỗi khi đi đường ngộ nhỡ bị xét hỏi bất ngờ.
    Đến đầu năm 1985, vợ chồng tôi ăn nên làm ra vượt bực: Vợ tôi điều khiển một tiệm may, ban đầu quần quật tự quản bằng tay nghề khéo; sau nhờ tôi bắt được mối thầu dây chuyền từ những con buôn chuyên mua trực tiếp đồ cứu trợ của thân nhân gửi về được bán lại ngay tại phi trường Tân Sơn Nhất. Tất cả đều là hàng xịn, mua một bán lời ba, năm! Chừng một năm là vợ chồng tôi đã banh ra mở thêm những 2 tiệm nữa: Một chuyên bán quần jean, áo Polo thời trang xịn của Mỹ bậc nhất tại Sàigòn hồi đó, ngay ở đại lộ Trần Hưng Đạo cũ. Hai là tiệm vàng, chuyên phân kim, đáp ứng với phong trào đang cần các thứ trang sức mang theo người để đút lót mong giữ được mạng sống trên đường vượt biển, vượt biên lậu.
    Sau này nghiệm lại mới thấy rằng bộc phát nhanh như vậy thì ắt rồi sẽ gặp trở ngại. Số là cả vợ lẫn chồng cứ thế mà bươn chải không ngừng nghỉ, trong khi con so mới sinh chưa đầy năm, bắt buộc phải mướn đỡ một cô bé nuôi mười mấy tuổi mới từ quê lên thì mới được giá rẻ. Một buổi tối 9 giờ có chuyện tạt qua nhà, đúng lúc bé Gia Trung một mình lầm lũi bò ra đầu cầu thang, nếu tôi đỡ không kịp thì nó đã hụt rớt lăn trên những bậc thang dốc xuống tầng trệt!
    Đang mệt mỏi mà bụng thì đói lả, tôi bỗng dưng nổi giận hét lớn gọi cô bé người làm. Nó bận làm gì chẳng biết, chạy đến nơi thì bị tôi điên tiết đá cho nó một cái vào mông. Con bé người làm lẫn Gia Trung con tôi đều khóc thét lên, khiến anh hai của vợ tôi ở căn phòng lầu bên cạnh bước ra thấy thế thì đột buông nặng những lời chửa rủa, làm như sẵn dịp anh ta muốn trút ra những bực tức dồn nén trong lòng lâu nay vì tình trạng vợ chồng tôi về ở lậu, khiến gia đình anh ta phải ép bụng nhường bớt phòng. Rồi khi bước xuống nhà trệt, anh ta chưa đã nư, tiện chân đá chiếc Honda của tôi đổ lăn kềnh, xăng bật đổ ra lênh láng!
    Bà mẹ vợ tôi chạy ra hết lời can ngăn con trai, con rể. Nhưng riêng phần tôi lúc ấy tự nghiệm thấy tình thế như nước đổ đã tràn khỏi ly, lại còn lo rằng nhân dịp này ông anh vợ dám báo công an là tôi trốn từ vùng kinh tế mới về ở lậu nữa; mặc dù tôi đã chịu 'chung' hàng tháng đều lâu nay để cho tên công an khu vực lơ đi! Thế là tôi đã thấy cần dứt khoát trong bụng là phải ra ở riêng gấp, càng sớm càng an toàn.
    Tiện mấy ngày trước có được người bạn hàng giới thiệu đến một căn nhà nép sau ngõ hẻm góc Kỳ Đồng-Trương Minh Giảng. Vào xem thì thấy đấy là căn nhà mái ngói đỏ sậm màu rêu, nằm khuất nẻo ngay sát một căn biệt thự mới xây bên ngoài, tính từ góc đường đi vào. Thăm hỏi một lượt, tôi biết thêm nhiều chi tiết về căn nhà này: Nó cũ cũng đến ít nhất cả nửa thế kỷ rồi, trước 75 căn nhà này vốn đây được dùng làm căn cứ giao liên bí mật của đường dây nằm vùng, bây giờ bị bỏ hoang lâu vì nghe nói có ma ám gì đó. Nhưng đang trong hoàn cảnh bí lối, dù mẹ vợ gia sức cản ngăn, tôi đành liều đặc cọc mua và tức khắc chở vợ con từ căn gác xép của nhà mẹ vợ đến ngay, rồi nhờ thợ sửa sang sơ lại gấp. Thợ sửa vài ngày xong. Lúc thanh toán tiền công, họ trao lại tôi một gói giấy dầu cũ đầy bụi bậm; trong ấy có bộ bài tứ sắc và chiếc nanh heo rừng, đầu lớn bịt bạc nối với một sợi dây lụa, dường như để đeo vào cổ. Anh thợ sửa nhà còn góp ý theo kinh nghiệm cá nhân: Đây có thể là thứ mà người ta 'yểm' ở trên góc cột kèo cao sát gần mái nhà!
    Nghe vậy, vợ tôi ớn sợ. Còn tôi sẵn tính bướng quen nên cố 'cương' mở miệng trấn an vợ để trì hoãn bằng cách bảo là cứ ở đại, xem sao cái đã. Mà quả thật, vợ chồng dù đều chộn rộn trong lòng đấy nhưng thực tế thì gia đình tôi đang phải ở thế bó buộc 'cố đấm ăn xôi', nấn ná cư ngụ riết rồi sau mấy tháng vẫn được yên ổn, thấy chẳng có gì lạ xẩy đến cả. Chỉ khổ một cái là ở thế của vợ tôi bắt buộc phải cẩn thận hơn trước, nghĩa là chịu khó mỗi sáng đưa con ra tiệm cùng với nhỏ người làm để tiện luôn ngó chừng. Và cứ thế, đầu tắt mặt tối từng ngày như vậy cũng đã khiến phai nhạt dần đi nỗi sợ hãi trong tâm trí của vợ tôi.

***

Ng
àn dặm ra đi (4)

Lu bu quay cuồng trong cuộc sống hằng ngày, thế mà trong thâm tâm tôi vẫn luôn và càng ngày càng nhận thấy rõ mình chỉ đang sống ở bên rìa xã hội này, mặc dù vợ chồng tôi càng ngày càng kiếm tiền một cách dễ dàng hơn bao giờ hết, và đồng thời cũng vẫn chịu 'chung' cho không những đủ mọi thứ công an phường – khóm – quận mà phải nín nhịn ngọt nhạt với hàng xóm láng giềng để mua lấy tình trạng yên thân mong manh từng chập: Từ giấy tờ tùy thân đến nhà ở và những đường dây buôn bán chui; trong ấy, giao tế bao giờ cũng phải luôn mềm mỏng xí xóa sao cho luôn bằng mặt chứ ít khi trong lòng hể hả vui thực sự, mục đích là để mọi thứ được trót lọt một cách lửng lơ...
    Thoắng một cái, mấy năm trôi tuột qua mau, đến sự kiện chấn động toàn thế giới, khối cộng sản quốc tế tan rã năm 1990 ập tới. Trong khi ấy, cái xã hội của chính trên lãnh thổ dân tộc mình vốn đã nhầy nhụa vận hành lâu nay, bấy giờ còn xem ra lại càng thêm rối mù hơn nữa. Tôi thấy mịt mờ tương lai trước mặt, chẳng những cho cá nhân tôi mà cả gia đình.., nhất là cho con cháu tôi.
    Và đầu năm 1991, đứa con gái thứ hai của vợ chồng tôi chào đời.
    Độ tháng sau, tên công an quen trong đường dây buôn bán ở gần nhà tự dưng đưa tới giấy báo chính thức bảo tôi lên nộp đơn xin xuất ngoại theo diện HO. Hắn sốt sắng đưa giấy báo này rõ rệt là để nhận 'hoa hồng' và còn thòong một câu rằng muốn 'bôi trơn' cho trót lọt thì cứ việc cùng hắn từng chặng từng chặng tiến tới. Rõ rệt là hắn đang trâng tráo mong dẫn mốt để hưởng lợi. Còn tôi và gia đình cứ như kiểu này thì chả biết theo đuổi và chi tới bao giờ mới thực sự hiện thực đây!
    Nghe hắn rỉ tai mà tôi vừa chán ngán vừa tủi hổ trong ngập ngừng. Còn vợ tôi thì sốt nóng nên nhất định lôi tôi đến một bà 'đồng' hiện đang nổi tiếng bói toán linh nghiệm. Bà ta đã phán một câu ngon lành: " Đi biển là chết. Nhưng ngược lại, sẽ rời Việt Nam mà có võng lọng trống kèn tiễn đưa!" Tôi bật cười.

    Đúng lúc ấy, vợ tôi hỏi chuyện đặt tên cho đứa con gái thứ nhì mới sinh để thiết lập giấy khai sinh, tôi liền buột miệng: Thiên Di.
    Và một ông bác họ của tôi ở Hànội vào Sàigòn thăm con cháu ông đã rời Bắc đi làm việc trong Nam lâu nay, nhân dịp đến nhận họ hàng với tôi. Được cái tính tình điềm đạm và rất thân mật với bố tôi từ thuở nhỏ ở quê, ông ấy đã không những chẳng tỏ ra "nhận họ nhận hàng" (5) theo thói đời đã và đang từng thực hiện cả từ trên mười lăm năm nay mà còn xem ra thực sự chân tình đối với con cháu được may mắn gặp lại. Nghe đến chuyện đi HO của tôi, ông gợi ý: Đằng nào giấy tờ thì cũng phải gốc từ cơ quan trung ương quyết định, vậy thì sao tôi chẳng nên ra Bắc một chuyến với ông. Bàn bạc với vợ xong, tôi quyết định theo ông bác ấy ra Hànội, ngụ tại nhà ông trên một tháng. Ông ấy dẫn tới một vị tóc đã bạc đang cư ngụ với vợ căn nhà cũ kỹ trong một ngõ hẻm cụt. Nghe sơ qua vấn đề, vị ấy trao cho tôi tấm danh thiếp, bảo lên đó sẽ giải quyết cho.
    Sáng hôm sau, tôi lên trụ sở bộ Quốc Phòng, trình danh thiếp và được hướng dẫn tới văn phòng cục xuất nhập cảnh. Tôi bước vào thì chính vị ấy đeo lon đại tá từ bàn giấy đứng dậy tiếp, nhận đủ giấy tờ cần thiết ông ta hẹn gặp lại. Ba ngày nữa, tôi trở lên thì vị ấy trao tay cái giấy chính thức cho phép cả gia đình tôi bốn nhân khẩu được xuất cảnh theo chương trình HO.
    Sững sờ vì có bao giờ ngờ được lại xuôi rót như vậy, tôi thấy phải cụ thể thể hiện lòng biết ơn của mình nên hội ý ngay với ông bác họ ... Cuối cùng được vị ấy trả lời là chỉ đồng tình sẵn sàng dự một bữa tiệc nhỏ tại nhà riêng, như để tôi thỏa mãn cách thức tạ ơn mà thôi.
    Như vậy, chưa đầy một tuần, việc hệ trọng nhất ấy kết thúc tốt đẹp quá sức tưởng tượng. Ông bác họ điềm đạm đề nghị tôi nên nhân dịp hiếm này về thăm quê cha đất tổ, họ nội ở Nam Định và họ ngoại ở Phủ Lý, cho lần đầu tiên trong đời. Tôi hứng chí đồng ý ngay; và ông bác có lẽ cảm thấy an ủi nên đã chịu khó chủ động hướng dẫn đường đi nước bước cho tôi thông suốt chuyến ngoái lại cội nguồn này.
    Về lại Sàigòn, tôi hưởng thêm một tin vui bất ngờ nữa: Ông bác ngoài Hànội gọi vào cho biết người em của ông đã sang định cư ở Mỹ từ năm Bẩy Lăm, bây giờ nghe nói gia đình tôi vừa được phép xuất cảnh, ông ấy bắn tiếng là sẵn sàng đứng tên bảo lãnh theo diện HO. Và ông bác ở Hànội đã tự động trực tiếp vội để gặp hỏi thăm xem sao thì vị đại tá kia liền cho bổ túc ngay chi tiết có người bảo trợ vào hồ sơ xin xuất cảnh của tôi!
    Thế rồi mấy tháng sau, tháng 10-1991 (ngày nào, tôi quên mất rồi), đúng vào buổi gia đình tôi ra phi trường thì ông chủ biệt thự sát bên đường đột ngột mất, họ tổ chức đưa đám tang rình rang đến độ thuê cả đội nhạc tây lẫn một phường bát âm, cờ quạt muôn màu tở mở, kèn trống tây ta vang lừng cả ngày trước ngõ nhà tôi!
    Bà vợ tôi hứng khởi quá đến độ lớn tiếng phát ngôn với họ hàng đưa tiễn gia đình tôi rằng bà thầy đã phán đúng phóc từ nửa năm trước là chúng tôi ra đi giữa đám rước trống kèn tưng bừng! Tôi trong bụng nghiệm thấy 'nhận vơ' như thế có phần khiên cưỡng o ép đấy, nhưng chỉ khó chịu trong lòng mà yên lặng lờ đi.
    Gia đình tôi bốn nhân mạng, mỗi người cầm một cái túi đựng hồ sơ ngoài đề ba chữ tắt của Cơ quan Di Trú Liên Hiệp Quốc to tổ bố IOM, khuân lỉnh kỉnh hòm rương, lếch thếch lên chiếc máy bay thương mại quốc tế khổng lồ của hãng Cathay Pacific Airlines, từ phi trường Tân Sơn Nhất sang Hồng Kông, nghỉ mấy tiếng đồng hồ rồi lên bay tiếp sang đến Seattle đúng quá khuya về sáng.
    Rời phi cơ, chúng tôi lạnh run, lủi thủi mà ngơ ngáo trong đoàn khách lũ lượt. Chỉ chốc lát là khách cùng chuyến tản mát mất tiêu, hành lang chỉ chỏng trơ những hàng ghế, lặng  như tờ! Kiếm một góc tường sát quầy soát vé trống trơn, vội moi từ hòm rương lỉnh kỉnh ra mấy bộ quần áo để quấn cho vợ và hai con, vậy mà xem ra họ vẫn đều run cầm cập, tôi cũng có khác gì đâu nhưng tình thế vẫn phải cứ một mình xoay trở, mà trong bụng rối beng chẳng biết phải làm gì nữa, cứ vẩn vơ quay trước ngoặt sau...
    Bấn bíu như vậy chẳng còn biết bao nhiêu sau mới thấy có một anh mặc chiếc áo khoác đề chữ IOM, anh ta gốc người Phi Luật Tân đến dòm chùng rồi lên tiếng hỏi: Có phải gia đình đi HO đấy không. Tôi lõm bõm nghe vậy, gật đầu lia lịa. Anh ta vội đi kiếm mấy chiếc áo khoác phát cho rồi bảo rằng người bảo lãnh đã rời nhà mà chưa kịp thông báo, bây giờ có muốn về nơi phía nam nắng ấm không. Tôi gật đầu đại. Thế là khoảng độ trên 6 giờ sáng, gia đình tôi được anh ta hướng dẫn lên chiếc Boeing 747 của Alaska Airlines. 8:45 sáng đến phi trường John Wayne. Phái đoàn ông Nguyễn Hậu của Hội Tù Nhân Chính Trị Nam Cali ra đón đem ngay về một căn chung cư ở thành phố Garden Grove. Gần trưa, bà Kiều Mỹ Duyên rộn ràng tới, đem theo nào cơm gà, những lon nước , nào chè, bánh kẹo, nào khăn tắm, áo khoác lạnh... Bà ta tíu tít thăm hỏi, vừa trao đồ ăn thức uống vừa tự giới thiệu mình là chủ một cơ sở địa ốc, đã cộng tác với hội này để đặc biệt cung cấp những căn chung cư đang trong thời kỳ đợi bán để làm nơi tạm cư cho gia đình HO đến tái định cư tại địa phương này.
    Từ đó, gia đình tôi mỗi ngày sáng ra liền có các thiện nguyện viện của hội bảo trợ đến dẫn đi. Đi khám và thiết lập hồ sơ sức khỏe. Đi ghi danh ở sở xã hội địa phương và nhận phiếu trợ cấp thực phẩm hằng tháng. Đi chợ mua thực phẩm cũng như những vật dụng cần thiết hằng ngày. Đi tập lái xe hơi. Đi ghi danh học: trẻ thì vào học phổ thông; còn người lớn thì  buổi tối đến trung tâm học bổ túc (adults school ) gần nhà để vào lớp nghe và nói tiếng anh căn bản (ESL) rồi tham dự tiếp sang các khóa huấn luyện nghề cấp tốc để có thể được nhận vào làm công nhân loại assembly tại các hãng xưởng quanh vùng.
    Cứ lục đục, lấn bấn, lu bu như vậy, mấy tháng trời trôi qua nhanh như chớp mắt.
    Hai vợ chồng tôi bắt đầu những bước chập chững cụ thể làm quen vào xã hội mới tái định cư: Lên trụ sở hội, vợ tôi phụ dọn dẹp văn phòng, nấu nướng, còn tôi thì làm thư ký phụ trách việc ghi biên bản họp và thành nhân viên trong nhóm thiện nguyện viên thay phiên nhau trực văn phòng cho hội.
    Nhưng chỉ một năm sau thôi là vợ tôi đã bắt kịp nhịp khai mở cuộc sống của gia đình tôi ở nơi đây: Bắt được việc phụ bếp rồi trở thành bếp chính của một nhà hàng trong khu trung tâm Little Sàigòn, và cứ thế mà cố ấy lầm lũi tiến lên bước ra riêng tự mình mở một nhà hàng bán thức ăn chay.
    Riêng tôi thì cứ vừa lẹt đẹt vừa lêu bêu.
    Một hôm đi làm mãi tối mịt mới rời sở, lụi đụi thế nào tôi lên lầm xe bus công cộng đi lạc xuống mãi tận phía đông thành phố Santa Ana, mà trong túi chả còn đồng bạc nào nữa, đành phải cuốc bộ. Đằng nào cũng trễ rồi, tôi vừa nhủ thầm trong lòng vừa thong thả bước lên cầu bắc qua sông Santa Ana.

Bước tới cầu chân đã quá rã rời
Đường về nh
à sao xa ôi vời vợi
Chung quanh ta người xe cứ lấn tới
dưới cầu nước cũng vội miên man…

Giữa đất trời cuộc sống thản nhi
ên lan
tỏa nhiệt m
ãi đến muôn vàn phương hướng...
Ta phải tự bắt nhịp v
ào cộng hưởng
th
ì cuộc đời mới hội chứng vươn cao.

Như dòng nước kia – trăng sao huyền ảo
dải ng
ân hà giục giã rảo bước lên
phía trước mặt chờ ta chiếm ưu tiên
những cơ hội sẵn trao truyền nguồn sống.

H
ãy nỗ lực mới tràn đầy năng động
tự sức m
ình cương quyết chống tai ương
d
ù gian lao đến mấy cũng chẳng màng
sinh
-tử đã xếp vào chương sách cũ.

Bài thơ "Rõi theo bóng Ngân Hà" này tôi đã viết ra vào khuya hôm ấy khi trở về nhà. Và đầu năm đó, năm 1993, vợ tôi sinh bé Ngân Hà.

Phạm Quốc Bảo
[Trích Chương Ba, cuốn Chuyện Vãn, sắp xuất bản]
22/05/2023
 
Chú thích:

(1) Ngôi nhà thì có nền có mái, con cái thì có mẹ có cha.
(2) Ba chìm bẩy nổi chín cái lênh đênh.
(3) Phải điều ăn xổi ở thì, Tiết trăm năm nỡ bỏ đi một ngày! Hai câu thứ 509 & 510 trong Truyện Kiều của Nguyễn Du.
(4) Câu hát "Nước non ngàn dặm ra đi..." của ca khúc thứ 10 trong trường ca 'Con Đường Cái Quan' của Phạm Duy.
(5) Nhận họ chỉ với mục đích được nhận và vơ vét đủ mọi thứ 'quà' mang về Bắc! Trường hợp ấy đã tràn lan xẩy ra cả trên một thập niên đầu (1975-1985) tại hầu hết những gia đình còn có bà con từ Bắc vào. Khách quan nhận định, chẳng qua cũng chỉ vì cuộc sống họ bần cùng quá rồi thêm sống lâu nhiễm nặng nếp văn hóa lật lọng, thiếu nền tảng nhân cách dưới chế độ ấy.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Mỗi 30 tháng 4 là mỗi năm xa hơn ngày đó, 1975, thêm một bước nữa xa hơn, đi vào dĩ vãng. Hầu hết những người trực tiếp tham gia vào cuộc chiến trước 75, nay đã vắng mặt. Non nửa thế kỷ rồi còn gì. Khi không còn ai nữa, không hiểu những thế hệ trẻ tha hương sẽ nhớ gì? Một thoáng hơi cay? Có khi nào bạn đọc ngồi một mình chợt hát lên bài quốc ca, rồi đứng dậy, nghiêm chỉnh chào bức tường, thằng cháu nhỏ thấy được, cười hí hí. Ông ngoại mát rồi. Trí tưởng tượng của người thật kỳ diệu. Rượu cũng kỳ diệu không kém. Nửa chai vơi đi, lơ mơ chiến sĩ trở về thời đó. Lạ lùng thay, quá khứ dù kinh hoàng, khốn khổ cách mấy, khi nhớ lại, có gì đó đã đổi thay, dường như một cảm giác đẹp phủ lên như tấm màn mỏng, che phía sau một thiếu phụ trẻ đang khóc chồng. Cô có mái tóc màu nâu đậm, kiểu Sylvie Vartan, rủ xuống che nửa mặt. Nhưng thôi, đừng khóc nữa. Chỉ làm đất trời thêm chán nản. Để tôi hát cho em nghe, ngày đó, chúng tôi, những người lính rất trẻ.
Ngày 30 tháng 4 năm nay, 2024, đánh dấu 49 năm ngày Sài Gòn thất thủ vào tay cộng sản Bắc Việt (30 tháng 4 năm 1975). Biến cố này đã mở ra một tương lai đen tối cho dân tộc Việt Nam mà một trong những hệ lụy thảm khốc nhất là hàng triệu đồng bào đã bỏ nước ra đi tìm tự do, trong đó có khoảng hơn 400,000 người chết thảm giữa lòng biển cả. Cuộc chiến tranh Việt Nam kéo dài trong 20 năm đã khiến cho hơn 950,000 bộ đội và thường dân miền Bắc chết và khoảng 600,000 lính cộng sản bị thương. Trong khi đó, có khoảng hơn 700,000 thường dân và binh sĩ Việt Nam Cộng Hòa thiệt mạng, cùng với 1,170,000 lính VNCH bị thương. Phía Hoa Kỳ có 58,281 binh sĩ tử thương và 303,644 lính bị thương. Đó là chưa kể số thương vong của binh sĩ các nước tham chiến ở hai miền Nam-Bắc, theo www.en.wikipedia.org.
Thế giới đang bùng nổ nhiều cuộc chiến tranh, và đang ngún lửa ở nhiều nơi khác: Trung Đông, Ukraine, Miến Điện, Đài Loan, Biển Đông… Một thời Việt Nam cũng đã trải qua nhiều cuộc binh lửa. Khi đọc kỹ Tam tạng Kinh điển, chúng ta cũng sẽ thấy có những cuộc chiến. Bản thân Đức Phật khi mới lớn cũng học kỹ thuật kiếm cung. Trong nhiều kiếp quá khứ, Đức Phật, khi còn ở cương vị Bồ Tát, cũng đã từng ra trận. Nhiều hình ảnh ẩn dụ trong kinh điển cũng cho thấy dấu tích chiến tranh: ngựa chiến, voi chiến, áo giáp, mũi tên… Và rồi tận cùng, Đức Phật nói trong Kinh SN45.7 rằng chiến thắng vinh quang nhất chính là nhiếp phục tham, sân, si – nơi đó chính là Niết Bàn. Đó là mặt trận lớn nhất, gian nan nhất.
Vào ngày 6 tháng 12, 2023, nhà thơ, nhà văn, giáo sư văn học và nhà hoạt động xã hội được yêu mến người Palestine Refaat Alareer đã thiệt mạng trong một cuộc không kích từ Israel cùng với người anh, em gái và bốn đứa con của họ. Trong tuần để tang kể từ đó, những lời tri ân dành cho cuộc đời, sự nghiệp viết lách và các hoạt động nghệ thuật tích cực của Alareer đã tràn ngập khắp nơi trên thế giới. Nhiều lời tri ân được đăng cùng với bài thơ cuối cùng “Nếu tôi phải chết” được ông đăng trên Twitter của mình vào ngày 1 tháng 11 năm 2023. Cho đến nay, bài thơ chia tay như một điềm báo đau lòng của Alareer hiện đã được dịch sang hơn 40 thứ tiếng; được đọc trên các sân khấu thế giới và được viết trên các bức tường sân ga tàu điện; được in trên các biểu ngữ, bảng hiệu, cờ và diều, được giương cao trong các cuộc biểu tình đòi ngưng bắn trên khắp thế giới.
Nhà xuất bản của Ocean Vương trên Marketplace cũng như Ocean Vương trên Instagram của mình đã thông báo về cuốn tiểu thuyết mới sẽ được xuất bản vào tháng 6 năm 2025, Emperor of Gladness. “Emperor of Gladness” là cuốn tiểu thuyết thứ hai của Ocean Vương, “kể về một năm trong cuộc đời của một thanh niên ương ngạnh ở New England, người tình cờ trở thành người chăm sóc cho một góa phụ 82 tuổi bị mất trí nhớ, tạo nên câu chuyện về tình bạn. sự mất mát và mức độ chúng ta sẵn sàng mạo hiểm để đòi hỏi một trong những ân huệ quý giá nhất của cuộc đời: cơ hội thứ hai.”
Tuyển tập “9 Khuôn Mặt: 9 Phong Khí Văn Chương” của Bùi Vĩnh Phúc là những trang sách phê bình văn học độc đáo, nơi đây 9 người cầm bút nổi tiếng của Miền Nam – Thanh Tâm Tuyền, Mai Thảo, Vũ Khắc Khoan, Võ Phiến, Nguyễn Mộng Giác, Nguyễn Xuân Hoàng, Phạm Công Thiện, Bùi Giáng, Tô Thùy Yên – được chiếu rọi trên trang giấy rất mực trân trọng, công phu, phức tạp, và nổi bật là kiểu phê bình văn học rất mực thơ mộng của họ Bùi.
Nhận được tin buồn nhà thơ Phan Xuân Sinh sau một cơn bạo bệnh, nhập viện vì bệnh tim mạch, hôn mê sau 10 ngày vô phương cứu chữa đã qua đời tại Texas ngày 28/2/2024. Thọ 76 tuổi...
Từ hồi trẻ, tôi đã có thói quen là những ngày giáp Tết thì bắt đầu chọn một vài bài nhạc xuân để nghe; và trong những ngày đầu năm thì sẽ đọc một cuốn sách. Thói quen “khai sách đầu xuân” có thêm một chi tiết khi tuổi quá độ “ngũ thập nhi tri thiên mệnh”: đọc một cuốn sách có chủ đề về Phật Giáo. Trong năm Giáp Thìn này, tôi chọn cuốn “Từ Mặc Chiếu Đến Như Huyễn” của một tác giả cũng tuổi con rồng: cư sĩ Nguyên Giác, cũng là nhà báo Phan Tấn Hải. Giới thiệu “tác giả, tác phẩm” dài dòng như vậy, nhưng đối với tôi, người viết đơn giản chỉ là anh Hải, một người anh thân thiết, đã từng có một thời ngồi gõ bàn phím chung trong tòa soạn Việt Báo ở phố Moran. Đọc sách của anh Hải, tôi cũng không dám “điểm sách” hay “phê bình sách”, vì có thể sẽ bị anh phán rằng “… viết như cậu thì chỉ… làm phí cây rừng thôi!” Bài viết này chỉ ghi lại một vài niềm hứng khởi khi được tặng sách, khi đọc qua cuốn sách mà cái tựa cũng đã chạm sâu thẳm vào những điều bản thân đang chiêm nghiệm.
Chúng ta thường được nghe nói, rằng mọi người đều bình đẳng trước Thượng Đế. Tuy nhiên, Thượng đế thì không ai thấy, nhưng có một thứ còn đáng sợ hơn nhân vật cổ sử đó (nếu thật sự là có Thượng Đế): đó là những trận mưa bom. Người dân Ukraine và Palestine ý thức rất rõ, vì đó là chuyện hằng ngày của họ: mọi người đều bình đẳng khi đứng dưới mưa bom. Già, trẻ, nam, nữ, trí thức, nông dân, nhà thơ, họa sĩ… đều bình đẳng: khi bom rơi trúng là chết. Cuộc chiến giữa người Palestine muốn giữ đất và người Israel từ nơi xa tới nhận phần đất mới do quốc tế trao tặng từ đất Palestine đã kéo dài nhiều thập niên. Bây giờ căng thẳng mới nhất là ở Gaza, cuộc chiến đang tiếp diễn giữa nhóm Hamas, thành phần chủ trương bạo lực của dân Palestine, và quân Israel. Trong những người chết vì bom Israel, có những người hiền lành nhất, đó là trẻ em và phụ nữ.
Thông thường khi nghe hai chữ “cô đơn” chúng ta liên tưởng đến trạng thái tinh thần yếm thế, tâm tư buồn bã, ngày tháng chán chường, thậm chí, cuộc đời trống rỗng. Có lẽ, vì ý nghĩa từ điển của từ vựng này; có lẽ, vì ảnh hưởng văn chương nghệ thuật; có lẽ vì chúng ta đã từ lâu tin như thế, mà không bao giờ đặt một nghi vấn nào. Đây là định nghĩa của “cô đơn” qua Bách thư toàn khoa Wikipedia: “Cô đơn là một trạng thái cảm xúc phức tạp và thường gây khó chịu, đáp ứng lại với sự cách ly xã hội. Cô đơn thường bao gồm cảm giác lo lắng về sự thiếu kết hợp hay thiếu giao tiếp với những cá nhân khác, cả ở hiện tại cũng như trong tương lai. Như vậy, người ta có thể cảm thấy cô đơn ngay cả khi xung quanh có nhiều người. Nguyên nhân của sự cô đơn rất đa dạng, bao gồm các vấn đề về xã hội, tâm thần, tình cảm và các yếu tố thể chất.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.