Song ngữ: Toa Thuốc - Dhamma (Pháp) / Prescription: The Dhamma
Thích Tánh Tuệ
Một người đàn ông ngã bệnh và tìm đến bác sĩ. Vị bác sĩ khám cho bệnh nhân này và sau đó viết cho anh ta một toa thuốc trên một mảnh giấy. Rất hạnh phúc, bệnh nhân này trở về nhà.
Anh ta có niềm tin rất lớn vào vị bác sĩ. Không có gì sai với điều đó cả, bệnh nhân cần phải có niềm tin vào bác sĩ hay thầy thuốc của mình. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi niềm tin này trở thành niềm tin mù quáng, sự sùng bái mù quáng?
Người đàn ông đó đặt một bức tượng hoặc chân dung của vị bác sĩ trên bàn thờ trong phòng cầu nguyện của mình. Anh ta dâng kẹo, trái cây, hoa và nhang đèn trên đó. Rồi anh ta đi xung quanh bức tượng hoặc bức chân dung của vị bác sĩ 108 lần và lạy ba lạy. Tiếp sau đó, anh ta mang mẩu giấy mà bác sĩ đã cho mình và đọc đi đọc lại:
“Một viên thuốc vào buổi sáng,
một viên vào buổi chiều,
một viên vào buổi tối.
Một viên vào buổi sáng,
một viên vào buổi chiều …”
Anh ta được lợi ích gì khi làm thế? Điều này thật là ngây ngô. Đây là những gì xảy ra khi niềm tin trở thành niềm tin mù quáng, khi sự sùng bái trở thành sự sùng bái mù quáng.
Tuy nhiên, con người là một hữu thể có lý trí. Giả sử người đàn ông đó tìm đến bác sĩ và hỏi:
“Tại sao ông đưa cho tôi mẩu giấy này?
Đây là thuốc gì và làm thế nào nó sẽ chữa bệnh cho tôi như thế nào? ”
Vị bác sĩ đó là một người thông minh. Ông ta trả lời:
“Được thôi, anh hãy xem đây, đây là bệnh của ông và đây là nguyên nhân gây bệnh. Nếu ông dùng thuốc này, nguyên nhân đó sẽ được loại trừ. Khi nguyên nhân gây bệnh không còn thì bệnh của ông cũng sẽ hết.”
“À, thật là tuyệt!” – người đàn ông đó nghĩ – “Giờ tôi đã hiểu. Bác sĩ của tôi thật là tuyệt vời. Thuốc của ông ấy thật là tuyệt”.
Và bây giờ anh ta lại làm gì? Sau khi về nhà, anh ta bắt đầu tranh luận với tất cả những người hàng xóm của mình, anh ta nói: “Bác sĩ của ông bà đều vô tích sự cả. Chỉ có bác sĩ của tôi mới thật là tài ba. Các loại thuốc mà bác sĩ của quý vị đưa ra đều là đồ bỏ, chỉ thuốc mà bác sĩ của tôi đưa ra mới thật là tuyệt vời”. Cứ thế, anh ta mải mê tranh cãi nhưng không chịu dùng viên thuốc nào. Ôi, mọi việc vẫn như thế đó! Khi một người thông thái, thánh nhân, một đấng giác ngộ nhận thấy con người đang sống trong phiền não và khổ đau, con người đáng kính đó đưa ra toa thuốc Dhamma (Pháp):
“Hãy thực hành cách sống với Sīla (giới),
hãy rèn luyện Samādhi (định)
và phát triển Paññā (bát nhã,hay tuệ),
rồi quý vị sẽ thoát khỏi khổ đau.”
Nhưng không mấy ai chịu thực hành đâu.
Thay vì đó, họ bắt đầu lập ra một loạt các tông phái, tín ngưỡng, giáo điều, nghi lễ và nghi thức rồi bị ràng buộc vào đó.
Tuy nhiên, không thực tập thì họ sẽ chẳng thu được lợi lạc gì.
Namo Buddhaya
Nguồn:
https://thuvienhoasen.org/a37845/toa-thuoc-dhamma-phap-
.... o ....
Bilingual: Prescription: The Dhamma / Toa Thuốc: Pháp
Author: Thích Tánh Tuệ
Translated by Nguyên Giác
A man fell ill and went to the doctor. The doctor examined this patient and then wrote him a prescription on a piece of paper. This patient went home with joy.
He has great faith in the doctor. Patients need to have faith in their doctors or physicians, and there is nothing wrong with that. However, what takes place when this belief transforms into a blind faith or a blind cult?
The man places a statue or portrait of the doctor on the altar in his prayer room. He offered candy, fruit, flowers, and incense on it. Then he goes around the statue or portrait of the doctor 108 times and makes three prostrations. Next, he takes the piece of paper the doctor gave him and reads and rereads the prescription.
“One pill in the morning
one pill in the afternoon,
one pill in the evening.
One pill in the morning,
one pill in the afternoon...”
What benefit does he get by doing so? This is really silly. This is what happens when divination becomes a blind cult and belief becomes blind faith.
However, man is a rational being. Imagine that the patient asks the physician, "Why did you give me this piece of paper? What is this medication, and how will it help me?"
That doctor was a smart man. He replied, "Okay, look here, this is your disease and this is the cause of it. If you take this medicine, that cause will be ruled out. When the cause of your illness is gone, your illness will also be gone.”
The man thought, "Ah, that's great! Now I understand. My doctor is amazing. His medicine is great."
And then, what does he do now? After coming home, he started arguing with every one of his neighbors. He said, “Your doctors are all useless. Only my doctor is so talented. Only the medications prescribed by my doctor are superior to those prescribed by your doctor." He quickly became engrossed in the argument and refused to take any medication. Oh, it's still the same! When a wise scholar, a saint, or an enlightened being perceives that a person is living in affliction and suffering, that respectable human gives a prescription of Dhamma.
"If you practice living by Precepts,
focus on Concentration,
and cultivate Wisdom,
you will be free from suffering."
But not many people practice as prescribed. Instead, they start to create a number of sects, dogmas, rites, and rituals that bind them. However, if they don't practice, they won't get any benefit.
Namo Buddhaya
.... o ....