Phía Trung Quốc tuyên bố rằng quả khí cầu đầu tiên – khinh khí cầu cao 60 mét bay qua lãnh thổ Hoa Kỳ – là một “khí cầu dân sự không người lái” với mục đích chỉ là để quan sát tình hình thời tiết. Nó đã bị bắn hạ bởi một máy bay chiến đấu F-22. (Nguồn: Chụp lại từ YouTube)
Những quả khinh khí cầu do thám vẫn đang là chủ đề ‘chễm chệ’ trên trang nhất của nhiều tờ báo. Tin tức mới nhất mà Tòa Bạch Ốc công bố về việc các vật thể không người lái vừa bị bắn hạ gần đây có thể có mục đích thương mại hoặc mục đích vô hại khác.
Chính phủ Trung Quốc đã tuyên bố rằng quả khí cầu đầu tiên – khinh khí cầu cao 60 mét bay qua lãnh thổ Hoa Kỳ – là một “khí cầu dân sự không người lái” của Trung Quốc. Theo Bắc Kinh thì mục đích của nó chỉ là để quan sát tình hình thời tiết, nên họ phản đối mạnh mẽ việc nó bị bắn hạ bởi một máy bay chiến đấu F-22.
Bất đồng gay gắt liên quan đến khinh khí cầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không chỉ giới hạn ở những khu vực gần lục địa Hoa Kỳ.
Các chuyên gia phân tích an ninh quốc gia tin rằng một đơn vị tối tân của Giải Phóng Quân Nhân Dân (People's Liberation Army – PLA), được thành lập theo lệnh của Tập Cận Bình, có thể đứng sau các hoạt động này.
Theo một báo cáo của Ngũ Giác Đài trước Quốc Hội Hoa Kỳ, Lực Lượng Hỗ Trợ Chiến Lược (Strategic Support Force – SSF) bí ẩn, được thành lập từ năm 2015 như một phần trong công cuộc cải tổ PLA, là một tổ chức cấp chỉ huy chiến trường, tập trung vào các nhiệm vụ và năng lực chiến lược không gian, mạng, điện tử, thông tin, liên lạc và chiến tranh tâm lý của PLA.
Có vẻ như khu vực quan trọng nhất là Biển Đông, nơi đơn vị này đã tiến hành các hoạt động cảnh báo và giám sát cũng như thu thập thông tin. Khí cầu do thám phù hợp với kịch bản này, và vào đầu năm 2021 đã xảy ra một sự kiện có liên quan.
Khi hàng không mẫu hạm USS Theodore Roosevelt và các tàu hộ tống tiến hành các hoạt động tự do hàng hải ở Biển Đông, đi qua gần các cơ sở quân sự mà Trung Quốc đang thiết lập ở vùng biển này, Bắc Kinh đã cho triển khai các biện pháp đối phó.
Bay cao phía trên nhóm hàng không mẫu hạm là một khinh khí cầu do thám thu thập thông tin về mọi động thái của Hoa Kỳ. Có thể nó đã bị phát hiện bởi hạm đội Hoa Kỳ.
Biển Đông trải rộng về phía nam đảo Hải Nam, nơi PLA đang dần thiết lập sự hiện diện quân sự quan trọng. Lực lượng hải quân, không quân và hỏa tiễn của Trung Quốc hiện diện trên đảo để hỗ trợ cho hàng không mẫu hạm, tàu hải quân, tàu ngầm, máy bay và hỏa tiễn.
Năm 2001, một máy bay chiến đấu của Trung Quốc và một máy bay giám sát điện tử của Hải Quân Hoa Kỳ đã va chạm trên vùng trời Biển Đông. Máy bay Hoa Kỳ phải hạ cánh khẩn cấp xuống đảo Hải Nam. Vụ va chạm trên không đã khiến phi công Trung Quốc thiệt mạng, và trở thành một ‘củ khoai nóng’ trên trường quốc tế.
SSF rất bí ẩn, nhưng phạm vi nhiệm vụ của lực lượng này đã được đề cập đôi chút trong một bài báo đăng trên Thời Báo Hoàn Cầu năm 2016. Thời Báo Hoàn Cầu (Global Times) là một tờ báo tiếng Anh trực thuộc Nhật Báo Nhân Dân (People's Daily), cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng Sản TQ.
Bài báo của Global Times cho biết SSF bao gồm ba đơn vị với các chức năng khác nhau: đơn vị chiến tranh mạng, bảo vệ chống lại các cuộc tấn công của tin tặc; đơn vị chiến tranh không gian, có thẩm quyền đối với các vệ tinh do thám và Hệ thống vệ tinh dẫn đường BeiDou (Bắc Đẩu) của Trung Quốc; và đơn vị tác chiến điện tử, làm gián đoạn hệ thống radar và thông tin liên lạc của đối phương.
Khinh khí cầu khổng lồ bị bắn rơi ngoài khơi bờ biển South Carolina được trang bị các ăng-ten được cho là có liên quan đến việc chặn liên lạc, cho thấy nó có liên quan với SSF.
Hải Nam cũng là nơi đặt các cơ sở phóng vệ tinh quan trọng của Trung Quốc. Căn cứ nằm ở Văn Xương, trong khu vực được coi là thành trì của SSF.
Gần đây, có dấu hiệu cho thấy SSF đang mở rộng quy mô với sự xuất hiện của các quảng cáo tuyển dụng nhân sự trực tuyến.
Lực lượng này đang tuyển dụng sinh viên tốt nghiệp đại học và những người có trình độ học vấn cao hơn; họ còn tuyển luôn học sinh tốt nghiệp trung học và trung cấp nghề cho các công việc không cần trình độ cao, liên quan đến công nghệ thông tin.
Ngạc nhiên là quá trình tuyển dụng lại công khai và cởi mở giống như mấy công ty tư nhân thường hay tuyển dụng các tài năng trẻ. Thật vậy, SSF là một biểu tượng của “sự kết hợp giữa quân sự và dân sự,” một chính sách tiêu biểu của Tập Cận Bình.
Ông Tập đã thị sát SSF vào tháng 8 năm 2016, chuyến thăm được đưa tin rộng rãi trên các phương tiện truyền thông nhà nước.
Bối cảnh của SSF bắt đầu từ năm 1999, khi một cuốn sách có tựa đề “Unrestricted Warfare”, viết bởi hai đại tá của PLA, được xuất bản. Cuốn sách đưa ra ý tưởng huy động tất cả các khía cạnh của xã hội – chính trị, kinh tế, văn hóa, hệ tư tưởng và tâm lý – để tận dụng thành những loại vũ khí phi quân sự. Khái niệm này đã cung cấp nền tảng cho SSF.
Một báo cáo của Ngũ Giác Đài trước Quốc Hội đã mô tả SSF thực hiện các sứ mệnh và nhiệm vụ trong khuôn khổ “tam chủng chiến pháp” (three warfares, hay còn gọi là chiến lược tam chiến) – bao gồm chiến tranh dư luận, chiến tranh tâm lý và chiến tranh pháp lý.
Hoa Kỳ đoán rằng nếu Đài Loan xảy ra trường hợp khẩn cấp, đơn vị chiến tranh mạng của Trung Quốc sẽ cố gắng khởi động các hoạt động chiến tranh tâm lý nhằm gây ảnh hưởng đến dư luận ở Đài Loan.
Trong khi lời khẳng định của Trung Quốc rằng vụ “khinh khí cầu dân sự” ở Hoa Kỳ chỉ là sự xâm nhập ngoài ý muốn chẳng thuyết phục được ai, thì tuyên bố của Bắc Kinh rằng khí cầu này được sử dụng để quan sát tình hình thời tiết là có cơ sở, bởi vì thời tiết luôn có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động quân sự. Các điều kiện thời tiết luôn cần được tính đến vì chúng ảnh hưởng đến sự thành công hay thất bại của một vụ phóng rocket, độ chính xác của hỏa tiễn và hiệu quả bắn phá.
Ở Trung Quốc, luật và các quy định có đề cập rõ ràng rằng Quân Ủy Trung Ương, do ông Tập làm Chủ tịch, giám sát các vấn đề thời tiết liên quan đến các hoạt động quân sự. Kể từ cuộc cải cách quân sự năm 2015, SSF được cho là đã đảm nhận trách nhiệm này.
Theo các chuyên gia phân tích, việc vận hành các khinh khí cầu cỡ lớn, công nghệ cao cũng là một nhiệm vụ quan trọng của quân đội. Sau khi xây dựng các đảo nhân tạo khổng lồ ở Biển Đông thông qua cải tạo đất, người ta đã nhìn thấy khinh khí cầu xuất hiện trên bầu trời.
Khinh khí cầu đã xuất hiện không ít lần trong lịch sử chiến tranh. Trong Thế Chiến II, Quân đội Đế quốc Nhật Bản đã phóng rất nhiều khinh khí cầu có gắn bom cháy về phía lục địa Hoa Kỳ, gây ra một số vụ hỏa hoạn. Sau này, chúng thường được gọi là “bom khinh khí cầu.”
Học sinh, sinh viên đã được huy động để chế tạo những vũ khí này. Quả bom khinh khí cầu đầu tiên được thả từ Kujukuri ở tỉnh Chiba, phía đông Tokyo, vào năm 1944. Tổng cộng đã có khoảng 9,000 quả bom khinh khí cầu được thả từ nhiều vùng khác nhau của Nhật Bản, nhưng Hoa Kỳ đã áp đặt lệnh cấm truyền thông nghiêm ngặt đối với bất kỳ thiệt hại nào mà chúng gây ra. Không có cách nào để đo lường hiệu quả của cuộc tấn công thầm lặng bằng đường không này, Nhật Bản đành tạm thời ‘bỏ ngang’ chiến dịch bom khinh khí cầu.
Các diễn biến trong những tuần gần đây đã nhấn mạnh nguy cơ khinh khí cầu có thể gây ra những hậu quả khó lường. Khi khí cầu không người lái và máy bay công nghệ cao không người lái thay thế máy bay có người lái, nguy cơ tình cờ xảy ra va chạm có thể tăng lên.
Mặc dù các vật thể bay không người lái cũng dễ bị ‘lầm đường lạc lối,’ nhưng khó khăn trong việc bắn hạ các vật thể bay ở độ cao cực lớn có thể khuyến khích người điều khiển chúng càng táo bạo hơn. Trong mắt các quốc gia khác, những động thái gần đây được cho là có vẻ khiêu khích.
Ngay cả khi khinh khí cầu bay qua lãnh thổ Hoa Kỳ thật sự chỉ là ‘lạc đường,’ như lời Trung Quốc khẳng định, thì Bắc Kinh cũng đã chẳng buồn thông báo cho Hoa Kỳ khi khinh khí cầu của họ xâm phạm không phận nước người ta.
Thay vào đó, ngày 13 tháng 2, Bộ Ngoại Giao Trung Quốc lại ‘tố ngược’ rằng trong năm qua, Hoa Kỳ đã hơn 10 lần thả khinh khí cầu vào không phận Trung Quốc mà không xin phép. Chính phủ Hoa Kỳ đã mạnh mẽ bác bỏ tuyên bố này.
Trung Quốc cũng tuyên bố phát hiện một vật thể bay không xác định trên vùng biển ngoài khơi tỉnh Sơn Đông.
Nguy cơ vô tình xảy ra xung đột giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc không chỉ ‘nhen nhóm’ ở khu vực Biển Đông mà còn xung quanh Đài Loan. Càng ‘châm dầu’ vào ‘đốm lửa’ này càng khiến cho hoạt động ngoại giao trở nên khó khăn hơn.
Cuộc gặp mặt trực tiếp đầu tiên giữa Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Joe Biden bên lề hội nghị thượng đỉnh G-20 ở Bali, Indonesia, vào tháng 11 năm ngoái đã bắt đầu quá trình hàn gắn giữa hai bên.
Nhưng quá trình đó bị gián đoạn bởi sự kiện khinh khí cầu, khi Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken hủy bỏ chuyến thăm dự kiến của ông tới Trung Quốc. Dư luận đang tập trung chú ý vào việc liệu Vương Nghị, nhà ngoại giao hàng đầu của Trung Quốc, có thể ngồi lại với Blinken ở Đức hay không. Tình hình phần lớn sẽ phụ thuộc vào cuộc gặp mặt này.
Việt Báo phỏng dịch theo bài viết “Futuristic Chinese military unit most likely behind balloon campaign” của Katsuji Nakazawa, được đăng trên trang Nikkei Asia.
✱ ABC News: Mặc dù biết được sự thật - Fox vẫn loan truyền và tán thành những 'tuyên bố gian lận về cuộc bầu cử' do Dominion gây ra, ngay cả khi nội bộ công ty xác nhận những lời dối trá đó là 'điên rồ', 'lố bịch' và 'liều lĩnh một cách đáng kinh ngạc' . ✱ Delaware Court documents: Tờ New York Post do gia đình Murdoch kiểm soát đã viết một bài xã luận yêu cầu Trump "ngừng luận điệu về cuộc bầu cử bị đánh cắp" và ngừng cho Rudy Giuliani xuất hiện trên truyền hình. ✱ Reuters: Grossberg -Fox News Producer, kiện lại Fox News - cáo buộc Fox quảng bá những tuyên bố sai trái của Donald Trump về gian lận bầu cử - Fox đã cho cô ta tạm nghỉ việc vào ngày thứ Hai (20.3.2023)...
Ngay tại Việt Nam mà qui vị lãnh đạo có ai thiết tha gì đến chuyện bảo vệ ngư dân, ngư trường, biển đảo, môi trường, và sức khoẻ của người dân đâu (tất cả chỉ chăm lo vơ vét thôi) thì trách chi những anh quan sứ...
Mississippi: bão lớn, giông thổi làm ít nhất 24 người chết. Có ít nhất 24 người chết, hàng chục người bị thương và 4 người mất tích sau những cơn bão mạnh và ít nhất một cơn lốc xoáy đổ bộ vào Mississippi vào tối thứ Sáu
Chủ Nhật, ngày 19/3/2023 lúc 10 giờ sáng, ban trị sự Phật Giáo Hòa Hảo tổ chức kỷ niệm 76 năm Đức Thầy vắng bóng, với sự hiện diện của cựu Dân biểu Vi Anh, luật sư Đỗ Đức Hậu, dược sĩ Quách Nhật Danh, nhà báo Nguyễn Tú Anh và nhiều đồng hương tham dự buổi lễ này...
Đảng CSVN tìm mọi cách để cổ võ dân đọc báo đảng, nhưng họ lại tìm vào mạng xã hội nhiều hơn. Đây là mối lo không nhỏ của lãnh đạo đảng mà còn của báo chí, vì thị trường thương mại và ảnh hưởng trong dư luận đã bị chia phần. Tình trạng này đã đươc thảo luận tại 3 ngày Hội báo Toàn quốc, được tổ chức tại Hà Nội từ 17 đến 19/3/2023.
Trump rạng sáng Thứ Sáu 24/3/2023 viết trên mạng Truth Social, cảnh báo sẽ có "chết chóc và hủy diệt có thể xảy ra" nếu Trump bị Biện lý Alvin Bragg truy tố vì một khoản tiền bịt miệng cô bạn tình cũ Stormy Daniels. Trump viết rằng Trump vô tội và hành vi truy tố ứng cử viên hàng đầu (cho đến nay) cho đề cử của Đảng Cộng hòa không có tội hình sự sẽ dẫn tới chết chóc và hủy diệt tiềm ẩn.
Chuyến đi của Tập Cận Bình tới Moscow được truyền thông nhà nước Trung Quốc thổi phồng lên với các bài báo minh họa hình ảnh hai nhà lãnh đạo nâng ly chúc mừng, nhấn mạnh tình hữu nghị bền chặt giữa Trung Quốc và Nga. Tập Cận Bình được mô tả là một nhà lãnh đạo thế giới có thể thách thức Washington. Rõ ràng là Trung Quốc không ngại tăng cường quan hệ với Nga vào thời điểm mà các nhà lãnh đạo khác ngược lại, đang xa lánh. Tại Moscow, Tập Cận Bình cho biết một chương mới trong mối quan hệ giữa hai nước đã bắt đầu, ông cũng đã mời Vladimir Putin đến thăm Trung Quốc vào cuối năm nay. Hai nước đã ký Thỏa thuận hợp tác chiến lược và làm sâu sắc hơn quan hệ kinh tế kéo dài đến năm 2030.
Ngày 17 tháng 3 năm 2023, Tòa Án Hình Sự Quốc Tế (International Criminal Court – ICC) đã ban hành lệnh bắt giữ Tổng thống Nga Vladimir Putin vì tội ác chiến tranh ở Ukraine, cáo buộc ông phải chịu “trách nhiệm hình sự cá nhân” vì đã bắt cóc hàng ngàn trẻ em của nước này. Ngoài ông Putin thì Maria Alekseyevna Lvova-Belova, Ủy Viên về Quyền Trẻ Em của Nga, cũng bị truy tố với tội danh tương tự.
Theo một nghiên cứu mới được trình bày tại Hội Nghị Thượng Đỉnh Quốc Tế Về Chỉnh Sửa Bộ Gen Người (International Summit on Human Genome Editing) lần thứ ba ở London, các khoa học gia đã thành công tạo ra những con chuột con từ cả hai chuột đực.
Trung Tâm Quốc Gia Châu Á Thái Bình Dương Về Người Cao Niên (NAPCA) là một tổ chức phi lợi nhuận, chuyên cải thiện chất lượng cuộc sống của người cao tuổi Việt Nam và gia đình họ. Chúng tôi điều hành một Trung Tâm Hỗ Trợ Cao Niên NAPCA dành cho Người Lớn Tuổi và Người Chăm Sóc và có sẵn bằng 5 ngôn ngữ khác nhau. Trong chuyên mục này, chúng tôi muốn chia sẻ một số câu hỏi quan trọng mà chúng tôi nhận được từ độc giả. Hy vọng quý vị sẽ thấy chúng rất hữu ích.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.