Hôm nay,  

Thi tập “NGỤC TRUNG MỊ NGỮ” – Thơ Tuệ Sỹ

01/01/202316:57:00(Xem: 3138)
tuesy

Trân trọng giới thiệu thi tập “NGỤC TRUNG MỊ NGỮ” – Thơ Tuệ Sỹ.


Quyển thơ có 18 bài trong 50 bài được thầy Tuệ Sỹ viết bằng Hán tự trong thời gian bị bắt giam lần thứ nhất hơn 2 năm (1978-1981).  


blankblank


blank


Tuy có 18 bài thơ nhưng sách dày 200 trang, gồm có:


- 18 bài Hán thi, bút pháp của Thiền sư Takaoka Shucho trụ trì chùa Đức Lâm ở Nagoya, Nhật Bản.

- 18 bài thơ Hán văn; 18 bài chuyển âm Việt; 18 bài dịch nghĩa.

- 18 bài thơ Anh Ngữ do nhà thơ Nguyễn Phước Nguyên dịch.

- 18 bài thơ Việt ngữ do thầy Nguyên Hiền dịch.

- 18 bài thơ Nhật Ngữ do giáo sư Bùi Chí Trung dịch.

- Phần đoản văn” Xoay Quanh Chữ Nghĩa Ngục Trung Mị Ngữ” của Bùi Chí Trung và thầy Tuệ Sỹ trong thời gian ở Nagoya. 


blank


blank
Thầy Tuệ Sỹ & Giáo sư Bùi Chí Trung.

… Trong thời gian dịch chùm thơ Thiên Lý Độc Hành (xuất bản năm 2020) ra tiếng Nhật, đôi khi muốn thay đổi ý tưởng nên tìm đọc một số bài thơ của Thầy Tuệ Sỹ trên sách hay internet, tình cờ thấy một vài bài thơ chữ Hán khi Thầy ở trong tù, dùng chữ đơn giản nhưng ý thâm sâu, đã được dịch và giới thiệu ra tiếng Việt hoặc tiếng Anh, nhưng chưa thấy sát ý lắm, một phần bởi tính cách hàm súc của chữ Hán, chữ ít mà ý nhiều, và khi dịch ra thơ cũng có những chỗ càng thêm xa nguyên ý.


Tôi vào internet dò tìm ra được khá nhiều dữ liệu giới thiệu những bài thơ này, đầy đủ nhất là bản PDF “Thơ Tuệ Sỹ” do Quảng Hương Tùng Thư và Ni Sư Tuệ Hạnh phát hành ở Texas năm 1988, trong đó có mười tám bài thơ chữ Hán “Ngục Trung Mị Ngữ” với thủ bút do chính Thầy viết lại sau khi ra tù. Rất tiếc là còn hơn ba mươi bài nữa không biết thất lạc nơi nao, Thầy thì không thể nào nhớ lại hết được. Mong có ngày nào những bài thơ này được tìm ra, xin liên lạc đến Thư Quán Hương Tích, trả về cố chủ và giới thiệu cho mọi người, để tập thơ “Ngục Trung Mị Ngữ” được trọn vẹn thơ được trùng phùng và thơ lại gặp thơ. 


… Gom góp mười tám bài thơ đó đưa Thầy xem, Thầy nói có vài chữ không chính xác lắm, cũng cần phải chỉnh sửa đôi chút; thế là tôi đánh máy lại và phiên ra âm Việt những bài thơ này, đã cùng hội ý và sửa lại theo ý Thầy. Sau những lần được Thầy giảng nghĩa các bài thơ, tôi viết lại phần dịch nghĩa tiếng Việt ra văn xuôi và xin phép Thầy được cùng với nhóm biên soạn tập thơ Thiên Lý Độc Hành thực hiện phát hành tập thơ này.


Trước tiên là cần tìm người dịch ra thơ tiếng Việt. Theo lời Thầy Tuệ Sỹ, Thượng toạ Nguyên Hiền là người dịch thơ Hán Việt rất chuẩn và hay. Thầy đã trực tiếp nhờ dịch. Thầy Nguyên Hiền rất hoan hỷ nhưng vì trong hai năm qua, nhà chùa có nhiều công tác khẩn cấp hơn nhất là cứu trợ chẩn tế các đồng bào gặp khó khăn ảnh hưởng dịch Covid nên công việc dịch thơ bị chậm trễ. Thế là dịch này làm phiền dịch kia vậy.


Lúc đầu chỉ dự định dịch ra thơ Việt xong phổ biến nhưng trao đổi ý kiến với nhóm biên soạn thì quyết định dịch thêm ra tiếng Anh để sẽ có thêm nhiều độc giả ở nước ngoài, nhất là với thế hệ lưu vong thứ hai thứ ba của cộng đồng người Việt hải ngoại, và sau này còn có thể làm tài liệu nghiên cứu văn học Việt Nam cuối thế kỷ hai mươi đầu hai mươi mốt.


Khi trình bày ý định dịch thêm tiếng Anh, Thầy nói thế thì dịch luôn ra tiếng Nhật đi, có sẵn người dịch rồi và nhất là vì cùng văn hoá chữ Hán và ảnh hưởng Phật giáo nên dịch từ chính xác hơn tiếng phương Tây. Vì vậy tập thơ này có thêm phần dịch Nhật ngữ.


Năm nay Thầy Tuệ Sỹ sắp bát tuần, tuy sức khoẻ có phần yếu đi nhưng hằng ngày Thầy vẫn đều đều làm việc như dịch kinh sách, biên soạn và giảng Pháp. Ở Nhật tuổi tám mươi gọi là Tán thọ 傘寿vì trong chữ tán khi viết đơn giản làcó chữ bátvà chữ thập, mong tập thơ này sẽ là quà tặng dâng Thầy bát tuần.


Thủ bút chữ Hán là do Hoà thượng Takaoka Shucho (高岡秀暢), trụ trì chùa Đức Lâm (徳林寺Tokurinji) tại Nagoya, Nhật Bản viết tặng. Thiền sư Takaoka cũng ngang tuổi với Thầy Tuệ Sỹ, từng tu học ở Nepal và đã đi thăm Việt Nam nhiều lần. Hiện tại chùa Đức Lâm có một đại hồng chung được đúc ở Huế mang về đang được sử dụng trong Phật sự hằng ngày ở chùa.


Bản chữ Hán mỗi bài thơ được viết hai bản, một trên giấy Lokta đem từ Nepal về và một trên Washi (和紙) giấy thủ công của Nhật (giống giấy Dó của ta nhưng rất mịn và bền thường được sử dụng viết kinh sách ngày xưa). Sư phải tập trung tinh thần rất nhiều, tập viết thử nhiều lần trước, và sau đó dành trọn ba ngày đóng cửa tắt điện thoại để khỏi phân tâm mà viết một loạt ba mươi sáu bài thơ chữ Hán trên hai loại giấy. Cảm tạ Sư Takaoka thật nhiều đã giúp cho tập thơ thêm giá trị nghệ thuật.


Tập thơ này có cả thảy mười tám bài, mới đầu đọc thì không để ý nhưng đọc đi đọc lại nhiều lần thì cảm nhận được từng bài có thứ tự trước sau, tâm sự của Thầy lúc mơ mộng lúc chán nản lúc trầm lặng lúc dâng cao. Ngẫu nhiên hay vô tình, tôi cảm thấy giống một bản giao hưởng.


Chương một (First Movement) mở ra cảnh lao lý cô đơn nhưng vẫn tự tại, tâm sự với người bạn trung thành là cái bóng mình. Sau đó nhắc đến những sinh hoạt hằng ngày từ việc đi vệ sinh cho đến bữa ăn, trước khi thọ trai, cúng dâng Chư Phật rồi đến thầm cám cảnh mong thế gian mau hết hận thù. Những ngày tù vô vị đằng đẵng nối tiếp, nhất là cảm thấy bất lực trước công việc cần thiết nhưng dở dang, bắt đầu thấy hơi tuyệt vọng chỉ biết gởi gắm tình mình qua mấy vần thơ, thơ tuyệt mệnh, tơ lòng cắt đoạn rải trời xanh.


Như khúc nhạc giao hưởng sau Chương một Sonata mở đầu câu chuyện, đến Chương hai biến tấu kể lể tâm tình. Bắt đầu từ bài “Dạ toạ” là vào Chương ba Menuet, tự nói chuyện hằng ngày nhưng là những hoang mang thêm chút bất an, có chút lo lắng về sau; nửa đêm thức giấc nhớ chùa nhớ sư mong một ngày về. Và không chỉ nhớ khi thức dậy mà trong giấc mộng cũng nhớ nhung, nhớ chùa, nhớ Thiền hữu đến nỗi lo rằng chẳng còn ai chờ mình về, sân chùa vắng vẻ đìu hiu chỉ còn cây khô rêu mọc. Ngủ đêm nằm mộng cũng chưa đủ đến ngủ ngày cũng nằm mơ. Đêm ngày gì cũng thấy tương lai mình mờ mịt mọi chuyện đều là huyễn sự cả. Rối ren trong lòng tự hỏi tại sao mình lại ra đến nông nỗi này? Tâm và cảnh đối chọi dằng kéo nhau. Và cả đến những quỉ ma quấy rối kinh thiên động địa làm nghiêng đổ cả núi Nam ngăn trở mục tiêu tu tập của mình.


Tới đây là bắt đầu Chương bốn, chương cuối cùng của nhạc khúc, điệu luân vũ quay tròn quay tròn nhưng càng về cuối càng hùng tráng và hưng phấn lên. Đoạn đầu nhắc lại ý thức trong tâm đây là mộng hay là thật, mộng và thật thay phiên nối tiếp nhau nhưng khi tan mộng thì đớn đau, ngây ra vén mi thương tiếc giấc mộng giang hồ. Đã đến đỉnh tột cùng tuyệt vọng tiếc cho những ngày dài học Đạo mà chưa giúp được gì cho Đời, ngẫm nghĩ chuyện luân hồi thôi đành buông tay khỏi vách núi thì may ra mới đạt được “Chân Như”. Nhưng có thật thế không nhỉ? Khi qua đỉnh tuyệt vọng thì mầm hy vọng lại đến. Dù hoàn cảnh khó khăn mấy đi nữa nhưng tịnh tâm thì nỗi nhớ nào cũng qua, nhìn ráng chiều mà nhớ người phương xa. Cuối cùng là giác ngộ, tự mình có thể cười mình, sống với cái mình đang có và đang sống.


Viết gần xong tôi cũng bỗng dưng nhớ tới bản “Giao hưởng dở dang số 8” của Schubert, lặng một chút, thì thầm điệu nhạc trong đầu; rồi lại nhớ đến khúc “Giao hưởng dở dang số 10” của Beethoven còn một vài chỗ chưa hoàn thành trong mỗi Chương như những bài thơ thất lạc chưa tìm được, thiếu sót của tập thơ này, thêm nữa Beethoven còn khúc giao hưởng số 5, ở Nhật thường có đặt thêm nhan đề là “Vận mệnh” có lẽ gần với hoàn cảnh của Thầy; “Dở dang”, “Vận mệnh”, là những điều xoay quanh trong đầu tôi khi đọc hoặc nghĩ đến chùm thơ Ngục Trung Mị Ngữ. [Bùi Chí Trung].


*


Phần thoại ngữ trao đổi giữa thầy Tuệ Sỹ và Nguyễn Phước Nguyên trong thời gian chuyển ngữ.


blank
Nhà thơ Nguyễn Phước Nguyên.


... Chuyển ngữ những bài thơ mình thích là một niềm vui, một đam mê.


Chuyển ngữ những bài thơ mình thích của một người thơ mình kính quí, là một hân hạnh.

Làm được hai điều, và cùng lúc, được tương trao cảm niệm với người thơ đó – thật, là hạnh phúc hiếm hoi.


Đây là cảm xúc duy nhất còn lại trong tôi, sau khi phiên bản tiếng Anh của 18 bài thơ trong Ngục Trung Mị Ngữ đã được hoàn tất, đồng thuận, và gửi đi.


... Và mãi mãi ... [Nguyễn Phước Nguyên]


Riêng phần hình ảnh thầy Tuệ Sỹ là những khoảnh khắc lưu giữ lại thời gian thầy ở “Thị Ngạn Am” chùa Già Lam vào năm 2002, chuyến đi thăm làng Nghệ Sỹ, quận 2 năm 2004, và thời gian ở Thiền viện Đức Lâm, Nagoya năm 2020 trong máy ảnh của Đào Nguyên Dạ Thảo.


Sách đã được 

CULTURE ART EDUCATION EXCHANGE RESOURCE

và Đào Nguyên Dạ Thảo xuất bản, phát hành tại Mỹ

Sách in màu bìa mềm giá bán: US$40.00 - bìa cứng giá bán: US$50.00

Liên lạc qua địa chỉ email sau:
daodathao@yahoo.com

hoặc inbox qua facebook messenger của DaoNguyen DaThao

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Cuối năm là lúc con người nhìn lại về giá trị cuộc sống. Một bài viết trên trang mạng The Conversation nêu vấn đề về những vực thẳm chính trị, các cuộc chiến tranh, áp bức… và con người vì thế cảm thấy vô vọng và bất lực khi chứng kiến những thế lực đen tối diễn ra khắp nơi trên thế giới. Liệu chúng ta có thể làm được điều gì đem lại thay đổi trước những bi hoại này hay không?
Nhóm Vietnamese American Art Club (VAAC) triển lãm hội họa với chủ đề Hương Sắc Quê Nhà...
Chúng ta đang sống trong một thế giới đầy hận thù, xung đột, phân hóa và cực đoan. Mạng sống vốn bình đẳng và quý giá của con người đã chẳng còn chút giá trị thiêng liêng và cao quý nào cả trong cái nhìn lạnh lùng và trái tim sắt đá của những nhà lãnh đạo và chính trị gia cuồng vọng, hay của những đảng phái và chủ nghĩa cực đoan, độc tài và tàn bạo! Nhân loại đang rơi vào thảm họa của một thời kỳ nhuốm màu sắc văn hóa cục bộ, phiến diện và bất bao dung. Đó là sắc thái văn hóa, mà trong đó hoặc là anh đúng, hoặc là tôi đúng; hoặc là anh chết, hoặc là tôi sống; không có thỏa hiệp, không có cộng sinh. Và dĩ nhiên, không ai chấp nhận mình sai, cũng không ai muốn mình chết. Cho nên, chúng ta phải quyết đấu nhau, một còn một mất.
Tại Westminster Civic Center (Sunken Gardens) 8200 Westminster Blvd Thành phố Westminster CA 92683, ban Liên Lạc các Hội Đoàn Giới Trẻ Nam California tổ chức Tết Trung Thu năm 2023 cho các em Thiếu Nhi.
Thời gian thắm thoát trôi qua nhanh. Chuyến hành hương một tháng: Phật tích, hội thảo Phật giáo và từ thiện của Chùa Hương Sen tại ba nước Hàn Quốc, Ấn Độ và Tích Lan đã khép lại với nhiều thành tựu đáng nhớ. Thành kính tri ân Chư tôn thiền đức Tăng ni và các Phật tử đồng hương xa gần đã ủng hộ cho chương trình Bảo trợ Tăng Ni Sinh du học và Từ thiện ba nước.
Khởi viết từ năm 2013, sách Tự Điển Tiếng Việt Đổi Đời vừa hoàn tất và được Ananda Viet Foundation ở Nam California xuất bản, Amazon phát hành...
Với tư cách một công dân, nhà văn Khuất Đẩu đã, ít nhất, không hổ thẹn là một người cầm bút...
"Một Tuần Một Đời", tác phẩm thứ bảy của Đặng Mai Lan, là một truyện dài hai trăm trang. Theo lời tâm sự của tác giả, truyện được hoàn tất chỉ sau vài tháng. Tác giả đã viết như được ai cầm tay ghi lên giấy...
Cô Liudmyla Chychuk là nhạc sĩ piano người Ukraine, một nhà giáo dục danh tiếng, và là sáng lập viên của Tổ chức “Power of Art” với mục đích giới thiệu âm nhạc, văn học, nghệ thuật và văn hóa cổ truyền của Ukraine đến công chúng Ukraine và thế giới...
Bản dịch Việt ngữ dựa trên nguyên bản Anh ngữ bài điểm sách ‘Wild Dances’ puts consequences of a long-ago, faraway conflict at center (NPR May 9, 2023) của Đinh Từ Bích Thúy...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.