Hôm nay,  

Đi trong mùa Thu

02/11/202221:22:00(Xem: 3177)
Tản mạn

japanese lake


Tôi đứng trong buồng khách, nhìn ra ngoài trời. Trời quang và khô, cơn mưa hôm qua không để lại một vũng nước nào, chỉ giúp cho những chùm lá có mầu xanh sạch bóng, mướt rượt, và những cây có lá vàng thi nhau trút xuống nhưng vẫn giữ lại những cành đẹp nhất để rung múa với gió thu.

 

 Trời bên ngoài quyến rũ quá! Tôi quyết định rất nhanh cho mình một buổi sáng đi bộ dưới bầu trời mùa thu. Hoa tươi trong nhà cũng vừa tàn, cần hoa mới. Giầy vải, áo len, quần jeans, khăn quàng, cho mấy đồng vào túi, tôi đi bộ ra chợ mua hoa.

 

Tôi mở cửa bước ra ngoài, đứng một giây tĩnh lặng, ngắm nhìn rặng núi mùa thu xanh lam chạy một vòng trước nhà từ bên trái sang bên phải, bên dưới núi là thông xanh ngọc bích, phong đỏ, phong vàng, mọc chen kẽ với những mái nhà có ống, đang bốc khói. Trông toàn cảnh giống như một giải thắt lưng gấm dệt bọc ngang vòng eo của chiếc hồ bên dưới. Nước hồ trong xanh, những đám khói sóng bốc lên mơ màng, những đám mây trắng trên cao hoang mang thả xuống. Tôi ngửa mặt, hít không gian ngọt như đường vào lồng ngực, bước từng bước, tôi cũng hoang mang trôi mình xuống con dốc nhỏ, ra phố.

 

Quãng đường đầu tiên, còn trong xóm, tôi vừa đi vừa đếm những thùng thư bên đường trước mỗi căn nhà, nghĩ đến những hóa đơn nằm lẫn vào những lá thư tình (Có ai còn viết thư tình không nhỉ?) Tưởng tượng những tấm thiệp từ một nơi xa xăm nào đó của người lang bạt gửi về, chờ bàn tay ai rạo rực mở; những tờ quảng cáo đầy mầu sắc, sẽ bị vứt đi trước nhất. Đếm những gốc cây, tìm con sóc, con thỏ hoang như tìm một hạnh phúc tình cờ; nhìn vào từng cánh cửa mỗi ngôi nhà, đoán ai đã thức, ai còn đang ngủ, đoán có bao nhiêu tiếng cười, bao nhiêu giọt lệ (hy vọng giọt lệ ít hơn tiếng cười).

 

Khu xóm thật yên tĩnh, thỉnh thoảng mới thấy bóng người dậy sớm, thấp thoáng sau tấm kính mờ. Đã có một hai nhà sửa soạn chăng đèn giáng sinh sớm, trên những cây lá vàng chưa rụng hết, hãy còn từng chùm lưu luyến trên cánh tay cây. Thỉnh thoảng gặp người đi bộ, khăn quàng, giầy vải giống mình, đi ngược chiều với con chó và cái xích dài, con chó không mặc áo len, không đi giầy vải (sao nó không lạnh nhỉ?)

 

Tôi đã ra đến đường phố, tôi cần đi mười hai ngã tư mới đến chợ. Hai tay bỏ vào túi áo khoác cho ấm, tôi vừa đi vừa đếm từng ngọn đèn ở mỗi khúc đường, vừa đếm bước chân mình, nghe tiếng xe băng băng lướt qua mình, nhìn gió vò đầu những bụi cây thấp, nghe gió tuốt lá những cây cao thả xuống đường; lá vàng, lá đỏ rơi dưới đất trông như đàn cá vàng đang lội tung tăng. Mùa thu quyến rũ thật! Mặc dù tôi đang đi trong thu tàn, mùa đông đang dọn đến từ từ trên những cành trơ lá, trên những giọt mưa, trên những cơn gió. Tôi nhủ tôi, cuối năm rồi đó!

 

Từ nhà ra phố, ghé vào chợ, tôi đi mất bốn mươi phút. Tôi vào chợ, không dám mua nhiều, sợ không ôm hết, tôi chọn mua mấy quả táo đỏ rực, cây rau xà lách xanh mướt, đi vào khu hàng hoa, tôi cúi xuống lựa một bó hoa mùa thu với mầu vàng và mầu cam. Tôi ôm những mầu sắc rực rỡ đó vào lòng, quay trở về. Lần này tôi không hoàn toàn đi phía ngoài hè phố nữa, có một phần ba đường, tôi có thể băng qua “Công Viên Cá Voi.” Tôi đặt tên cho công viên đấy, vì trong công viên, chỗ để xích đu và cầu tuột cho trẻ em, có một cái hồ cát đặt con cá voi ciment xanh khổng lồ, phun nước cho trẻ chơi trong mùa hè.

 

Vào buổi sáng mùa thu cuối tuần như sáng nay, công viên rất vắng, cha mẹ chắc còn ôm con trong chăn ấm. Một mình tôi băng qua công viên. Tôi bước trên mặt đất ướt, cỏ vẫn có mầu xanh, nhưng trên mặt cỏ, đó đây rắc rải rác từng cụm  lá vàng, và rất nhiều lá mũi kim của thông đã ngả sang mầu nâu nằm chen chúc trong cỏ. Tôi nghe gót giầy thỉnh thoảng lún xâu xuống khi gặp chỗ đất sũng nước. Cả một vòm trời mở rộng trên cao, bao dung cúi xuống một tôi bé tí teo. Tôi ôm một ôm mùa thu: đỏ, cam, vàng, xanh trong ngực, ngước mặt lên nhìn trời. Mây vô xứ đang lang thang từng cụm, trôi về đâu? Mây đến rồi mây đi, mây tụ rồi mây tan. Tôi vô xứ lang thang một mình, đi về đâu? Tôi đang đi về một chỗ gọi là “Nhà”. Có nhà nhưng không có quê, có quê nhưng không có xứ, có xứ nhưng không có nước, có nước nhưng… biết nói sao bây giờ!

 

Tôi ôm mùa thu trong lòng, vừa đi vừa ấm ức với thu. Nhưng tôi phải trở về căn nhà tôi đang ở, nơi đó có những người thân yêu của tôi đang đợi tôi về nhóm lửa, làm ấm căn bếp nhỏ. Gạo cần được thổi thành cơm, thịt và rau cần nấu thành canh, những chiếc đũa cần xếp thành đôi như vợ như chồng, những chiếc bát bầy ra như con như cháu.

Mùa Thu đến rồi đi. Đông qua Xuân tới, Hạ về... Đời người là thế.

 

Một đời người, có được bao nhiêu lần đi trong mùa Thu? Những chiếc lá vàng có biết không?

 

Trần Mộng Tú

(11/02/2022)

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Độc giả Việt Báo hẳn đã quen với Bùi Chát – nhà thơ – qua nhiều thi phẩm đặc sắc từng đăng tải trên trang báo này suốt bao năm qua. Tuần rồi, Việt Báo vừa giới thiệu tập thơ mới Chúng Ta Đang Trôi Đi Đâu với bài viết của Nguyễn Đức Tùng. Hôm nay, mời bạn đọc gặp lại một Bùi Chát - người họa sĩ. Anh đang có cuộc triển lãm tranh mang tên “đang trôi” khai mạc từ hôm nay và kéo dài đến hết ngày 24 tháng 7, tại Sài Gòn – một dịp hiếm quý dành cho các độc giả Việt Báo hiện đang có mặt tại Tân Định.
Nay ăn nhờ ở đậu nơi đất nước người, lấy chi mà “những điều trông thấy” kiểu như ngày xưa ấy. Nhưng thấy ý kiến của “bà hàng xóm” là một giải pháp khả dĩ, tôi nghĩ phải làm sao cho ra một bài viết vui vui thích hợp với xã hội đang sống. Trăn trở mãi rồi cũng eureka. Tôi đặt cái khung cho những bài mà tôi gọi là “phiếm”. Thứ nhất, đề tài bám vào những chuyện thời sự, nhất là những chuyện có liên quan nhiều tới cộng đồng người Việt sinh sống rải rác khắp nơi trên thế giới. Thứ hai, phải viết với lối văn vui vui, tếu tếu nhưng vẫn giữ chừng mực. Thứ ba, phải có hơi hướm văn chương bằng cách dùng những giai thoại hoặc/và những chuyện thực nhưng vui khi tiếp xúc với các bạn văn.
“Sự thật bắt đầu bằng tưởng tượng.” Không phải là câu nói cao siêu rỗng, mà phải nghiền ngẫm rất lâu trong hệ lụy thăng trầm mới có thể cảm nhận. Đó là lý do người ta thường đố: sự thật ở đâu? Không ai thấy rõ sự thật nên nó trở thành phương tiện cho tôn giáo, mục đích cho khoa học, triết học, và giấc mơ cho văn chương nghệ thuật. Cũng là một thứ bình phong, mồi nhử, cạm bẫy trong đời sống thường nhật cho những người bình thường dễ tin.
Đêm 7/3/2025, trong khán phòng của Bowers Museum, một tiếng nói đậm chất “đài phát thanh” vang lên, dẫn dắt hàng trăm khán giả bên dưới bước vào đêm nhạc Mừng Sinh Nhật Khánh Ly 80 Tuổi. Một tháng sau, cũng tại Bowers Musem, người MC này bước lên sân khấu dẫn dắt những buổi hội luận về báo chí, văn học tại Hội Chợ Sách “Viet Book Fest” lần thứ 3 do Hội Văn Học và Nghệ Thuật Việt Mỹ (VAALA) tổ chức. Cô cũng là Giám Đốc Điều Hành, người lèo lái con tàu VAALA 34 năm nay.
Nhân dịp kỷ niệm 50 năm kết thúc chiến tranh Việt Nam, đại học UC Irvine tổ chức ba sự kiện văn hóa trong ba ngày 7,8,9 tháng 5 năm 2025. Mở đầu là hội thảo “Những Câu Chuyện Từ Việt Nam Tới Hoa Kỳ - 50 Năm Lịch Sử Và Cộng Đồng”; kế đến là buổi hoà nhạc The Odyssey—From Vietnam To America của nghệ sỹ đoạt giải Emmy Vân Ánh Võ; kết thúc là buổi chiếu phim New wave của đạo diễn Elizabeth Ai. Trong ba sự kiện này, buổi hòa nhạc The Odyssey đòi hỏi sự chuẩn bị công phu, kéo dài từ nhiều tháng trước. Trên sân khấu, Vân Ánh đã nhiều lần cảm ơn những tấm lòng hảo tâm đã giúp cô đem được buổi trình diễn đến với Quận Cam, thủ phủ của người Việt tị nạn ở Mỹ.
Một tay cầm micro, tay kia cố gắng lật trang sách để giữ nó cố định, Thái Nguyễn chỉ vào hình ảnh cô tài tử Hollywood gốc Việt đang tiếp nhận những ‘hào quang ánh sáng’ của báo chí điện ảnh Mỹ, trong tà áo dài màu xanh lá cây đậm, giới thiệu về sách thiếu nhi Mai’s áo dài: “Đây là lần đầu tiên áo dài Việt Nam hiện diện trên thảm đỏ Oscar!”
Từ đó, nàng được mang tên Nữ Hoàng Chân Đất (hay Nữ Hoàng Sân Cỏ)(*). Những bước chân trần tìm về dấu vết tình yêu nguyên thủy. Những bước chân đi khâu vá lại vết thương của một thời máu xương điên loạn.
“Nếu không có tiếng hát Khánh Ly thì chúng ta có những gì, còn gì?” Nếu chỉ được chọn một câu để nói về người ca sĩ đã cống hiến gần cả cuộc đời cho âm nhạc, thì tôi xin chọn câu nói trên của MC Lê Đình Ysa trong “Đêm mừng Khánh Ly 80 tuổi” được nhóm bạn trẻ Nina Hòa Bình Lê, Ann Phong, Lê Đình Ysa, Nguyễn Lập Hậu & Jimmy Nhựt Hà... tổ chức vào tối thứ Sáu 7/3/2025 tại quận Cam, Nam California.
Người ta thường gói ghém một cuộc đời trong dăm ba trang giấy để gọi là hồi ký. Người ta cũng thường dùng thước đo của 10 năm, 20 năm, 30 năm… để hoài niệm một điều gì đó, cho dù là hạnh phúc hay mất mát. Nhưng không dễ gì để tái hiện cả một cuộc đời dài 80 năm, trong đó có lịch sử, có tình yêu, có nhân quả, có triết lý sống, có ân tình, có nghệ thuật, có tài năng… chỉ trong một đêm. Vậy mà, Đêm-Khánh-Ly-80-Tuổi, đã làm được điều đó.
Bước vào phòng triển lãm, ba bức tranh đầu tiên bên tay phải đập vào mắt người thưởng ngoạn là ba tác phẩm của họa sĩ Ann Phong: “I Told You, The Earth Is Warming Up”; “Looking Back, Looking Forward”; “If We Don’t Care For Nature, It Will Disappear.” Chọn ba tác phẩm này cho cuộc triển lãm, họa sĩ giải thích: “Các tác phẩm nghệ thuật của tôi phản ánh mối quan hệ giữa người với người; trách nhiệm mà chúng ta phải có đối với trái đất nơi chúng ta đang sống. Thật đau lòng khi chứng kiến ​​thiên nhiên bị tàn phá bởi lòng tham và sự thiếu hiểu biết của con người. Có vẻ như khi chúng ta càng làm cho cuộc sống của mình trở nên tiện nghi, thì chúng ta càng tạo ra nhiều ô nhiễm hơn; càng làm cạn kiệt tài nguyên của trái đất một cách bất cẩn hơn…”
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.