Hôm nay,  

Nga: Cái Giá Nào Phải Trả Cho Chiến Tranh?

01/11/202222:14:00(Xem: 2649)

 

download (3)
Là một trong những nhà sản xuất dầu, khí đốt và nguyên liệu thô quan trọng nhất thế giới, Nga đã gầy dựng được những mối quan hệ đối tác thương mại vững bền và nhiều lợi ích. Không dễ để phá vỡ những ràng buộc đó. (Nguồn: pixabay.com)

 

 

Trong năm nay, nền thương mại quốc tế của Nga đã nở rộ, kể cả khi họ phải đối mặt với hàng loạt các lệnh trừng phạt của nhiều nước do cuộc xâm lược Ukraine. Bị trừng phạt, Moscow quay qua thay đổi liên minh.

Nhiều quốc gia tuyên bố sẽ dứt khoát cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế lên nước này vì cuộc xâm lược Ukraine. Nhưng là một trong những nhà sản xuất dầu, khí đốt và nguyên liệu thô quan trọng nhất thế giới, Nga đã gầy dựng được những mối quan hệ đối tác thương mại vững bền và nhiều lợi ích. Phá vỡ được những ràng buộc đó không phải là việc dễ dàng.

Năm 2020, Nga nhập cảng 220 tỷ đô la sản phẩm từ phần còn lại của thế giới, bao gồm xe hơi và phụ tùng, thuốc men và máy tính. Họ mua rất nhiều hàng hóa từ Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc và các nước khác.

Theo phân tích dữ liệu thương mại của New York Times, khối lượng nhập cảng của Nga đã giảm xuống khi các lệnh trừng phạt và giới hạn thương mại có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, đã ‘thắt chặt’ quan hệ với Nga hơn kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.

Nhiều quốc gia đã nhận thấy việc thiếu đi nguyên liệu thô của Nga sẽ khiến cho cuộc sống vô cùng khó khăn. Hơn 2/3 giá trị xuất cảng của Nga trước chiến tranh là dầu, khí đốt, các kim loại và khoáng sản chính, những thứ giúp cung cấp năng lượng cho xe hơi, sưởi ấm nhà và các nhà máy trên toàn thế giới.

Các viên chức phương Tây đã phải đối mặt với một thực tế phũ phàng; họ vốn ôm ấp hy vọng có thể cắt giảm nỗ lực chiến tranh của Nga bằng các đòn trừng phạt kinh tế; phân tích của The Times cho thấy, giá trị hàng hóa xuất cảng của Nga thực sự tăng lên từ sau cuộc chiến, ngay cả khi có nhiều quốc gia tích cực chống lại Moscow.

Mối quan hệ của Nga với thế giới vẫn phát triển nhanh chóng. Để đánh giá tình hình chuyển biến trên thế giới, trang Times đã phân tích dữ liệu thương mại cấp quốc gia trong nhiều năm, được biên soạn bởi nền tảng dữ liệu trực tuyến Observatory of Economic Complexity.

Khả năng thương mại của Nga với phần còn lại của thế giới có thể sẽ bị thu hẹp hơn nữa trong những tháng tới khi phương Tây đưa ra các hạn chế mới. Nhưng dữ liệu cho thấy Nga đã gắn bó với nền kinh tế toàn cầu sâu sắc như thế nào. Và điều này cho phép Moscow ung dung bỏ túi được những khoản hời lớn, dù cuộc chiến đã bước vào tháng thứ chín. Các nước phương Tây sử dụng các biện pháp trừng phạt và các biện pháp khác để cố gắng làm tê liệt nền kinh tế Nga; nhưng các tác động vẫn còn rất hạn chế.

Sergey Aleksashenko, cựu Thứ trưởng Bộ Tài Chánh và Phó Chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Nga cho biết: “Rất khó mà không cần tới các nguồn lực của Nga. Không có nguồn thay thế nào cả.”

Chiến tranh kéo dài và phản ứng của thế giới sẽ khiến cho dòng chảy thương mại quốc tế thay đổi đáng kể. Nhiều quốc gia dựa vào nhập cảng lúa mì và các mặt hàng chủ lực khác đang bị thiếu hụt thực phẩm. Giá nhiên liệu và các sản phẩm khác tăng vọt trong tình hình lạm phát cao kỷ lục. Các mối quan hệ kinh tế lâu đời giữa Nga với Châu Âu đang dần bị loại bỏ, và các liên minh mới đang hình thành, hàng hóa đang chuyển hướng đến các quốc gia khác.

Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Anh đã áp dụng các hình phạt kinh tế khắc nghiệt đối với Nga, xử phạt hàng trăm công dân, viên chức chính phủ giàu có và hầu như cắt hẳn Nga ra khỏi hệ thống tài chánh quốc tế. Họ cũng quyết ngừng chia sẻ các công nghệ tiên tiến và cấm các hãng hàng không của Nga bay tới các nước phương Tây.

Nhiều công ty toàn cầu đã quyết định ngừng hoạt động tại Nga. Điều này có tác động rất lớn. Các tàu container đầy ắp hàng hóa chẳng còn ghé cảng St. Petersburg. Lạm phát và bất ổn kinh tế đang khiến người dân Nga phải cắt giảm sức mua dù hàng hóa vẫn còn ê hề trên kệ hàng.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đối với ngành năng lượng của Nga, vốn là nguồn cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế phương Tây, có tác động chậm hơn. Hoa Kỳ đã cắt giảm mua dầu của Nga. Anh cũng hứa hẹn sẽ làm vậy vào cuối năm nay. Nhưng 2 quốc gia này không phải là khách hàng lớn.

Liên Minh Châu Âu thì chậm chân hơn một chút. Họ vốn phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga, và cũng giống như nhiều quốc gia, đang phải chật vật ứng phó với lạm phát. Châu Âu đã ngừng nhập cảng than của Nga vào tháng 8. Họ sẽ cấm tất cả các hoạt động nhập cảng dầu vận chuyển bằng đường biển từ Nga vào tháng 12, và cấm tất cả các sản phẩm dầu mỏ vào tháng 2. Đến lượt mình, Nga cấm lại một số mặt hàng xuất cảng của họ, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp và y tế.

Cho đến nay, dầu và khí đốt là mặt hàng xuất cảng quan trọng nhất của Nga và là ‘mỏ vàng’ của chính phủ. Giá dầu và khí đốt tăng cao trong năm ngoái đã làm tăng giá trị hàng hóa xuất cảng, giúp Moscow bù đắp khoảng thu bị mất bởi các lệnh trừng phạt. Gazprom, tập đoàn năng lượng nhà nước Nga, đã công bố lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm nay, ngay cả khi các chuyến hàng vận chuyển đến Châu Âu bắt đầu sụt giảm.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund – IMF) đã nhiều lần điều chỉnh các dự báo trong năm nay đối với nền kinh tế Nga, nói rằng nó sẽ thu hẹp lại ít hơn so với dự đoán. Tháng 10, IMF dự đoán ​​nền kinh tế Nga sẽ giảm 3.4% trong năm nay, mức giảm nhỏ hơn nhiều so với mức 6% dự báo vào tháng 7 và mức 8.5% dự báo vào tháng 4.

Gilberto Garcia-Vazquez, trưởng kinh tế gia tại Datawheel, công ty điều hành Observatory of Economic Complexity, cho biết: “Nga có vẻ khá là ‘dẻo dai’ trước các lệnh trừng phạt kinh tế, họ được hậu thuẫn bởi giá dầu và khí đốt cao cũng như sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch.”

Nga có thể sẽ bị tổn thất trước các lệnh cấm mới đối với dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ mà các viên chức Châu Âu đưa ra trong những tháng tới. Tuy nhiên, họ sẽ tìm đường đến các thị trường mới để bán dầu. Kể từ cuộc xâm lược Ukraine, Ấn Độ và Trung Quốc đã mua dầu thô của Nga nhiều hơn trước.

Trong khi đó, các quốc gia từng bán nhiều dầu hơn cho Ấn Độ và Trung Quốc – như Saudi Arabia, Iraq hay Angola – nay có thể chuyển sang bán cho Châu Âu. Ông Aleksashenko nói rằng điều đó sẽ dẫn đến một cuộc “cải tổ lại thị trường năng lượng” trên toàn cầu, trong đó, dầu của Nga chỉ đơn thuần là chuyển hướng sang các thị trường mới chứ không phải là bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn.

Cuối cùng, không thể nói trước được Nga sẽ hái được bao nhiêu tiền từ bán dầu. Khi nhu cầu đối với các sản phẩm của mình ở những nơi khác giảm, Moscow buộc phải bán dầu cho Ấn Độ và Trung Quốc với mức chiết khấu ‘nhỉnh’ hơn. Phương Tây đang nỗ lực đưa ra mức trần giá dầu, nhằm hạn chế mức doanh thu mà Moscow có thể kiếm được.

Giá năng lượng tăng cao hơn đã bù đắp những ảnh hưởng đó. Giá các loại dầu chuẩn như dầu thô Brent và Urals – những loại dầu thô được giao dịch nhiều đóng vai trò là giá tham chiếu toàn cầu cho bên mua và bên bán – đã giảm trong những tháng gần đây. Với giá năng lượng tăng cao trong năm nay, Nga đã bỏ túi được nhiều tiền hơn từ việc bán dầu và khí đốt, từ tháng 3 đến tháng 7 so với những năm trước, theo Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế.

Về lâu dài, triển vọng bán khí đốt của Nga có vẻ không mấy tươi sáng. Không giống như xuất cảng dầu, phần lớn được vận chuyển bằng tàu chở dầu trên biển, phần lớn khí đốt của Nga được vận chuyển thông qua các hệ thống đường ống dẫn phải mất nhiều năm để xây dựng; điều này khiến Moscow khó mà xoay sang thị trường mới.

Tính đến tháng 7, Đức đã cắt giảm một nửa lượng khí đốt tự nhiên nhập cảng từ Nga và chuyển sang nhập cảng nhiều hơn từ Na Uy và Hoa Kỳ. Vào tháng 9, các đường ống chính dẫn khí đốt từ Nga đến Đức đã bị hư hại trong các vụ nổ.

Nga đang cố gắng tìm khách hàng mua khí đốt ở nơi khác. Xuất cảng khí đốt sang Trung Quốc đã tăng lên, nhưng họ chỉ có một đường ống dẫn đến Trung Quốc để có thể chuyển một phần từ đường ống đi Châu Âu. Để vận chuyển khí đốt bằng tàu, Nga sẽ cần phải xây dựng các cơ sở mới để hóa lỏng khí đốt, quá trình này rất tốn kém và mất thời gian.

Ngoài năng lượng, Nga còn là nước xuất cảng hàng đầu các mặt hàng thiết yếu khác, từ phân bón, amiăng và lò phản ứng hạt nhân đến lúa mì. Các nhà sản xuất xe hơi quốc tế vẫn phụ thuộc vào palladium và rhodium của Nga để chế tạo bộ chuyển đổi xúc tác. Các nhà máy hạt nhân của Pháp dựa vào uranium của Nga, trong khi Bỉ vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán kim cương của Nga.

Thương mại phong phú của Nga và cái rương chiến tranh mà họ đã tạo ra, có thể bắt đầu cạn kiệt trong năm tới khi có thêm nhiều lệnh trừng phạt.

Alexander Gabuev, thành viên cấp cao của Carnegie Endowment for International Peace, dự đoán khối lượng xuất cảng của Nga sẽ giảm đáng kể trong thời gian dài hơn khi Châu Âu dần chuyển hướng sang các nguồn năng lượng mới, và các lệnh trừng phạt tiếp theo, bao gồm cả giới hạn giá dầu, có hiệu lực.

Những diễn biến trong chiến tranh cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ kinh tế. Cuối tuần này, Nga đã rút khỏi thỏa thuận xuất cảng ngũ cốc từ các cảng của Ukraine. Ông Gabuev nói, nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, điều đó có thể kích hoạt thêm các biện pháp trừng phạt toàn cầu, Nga sẽ có nguy cơ bị cắt đứt thương mại với Châu Á. Ông nói: “Trong năm tới, chúng ta có thể sẽ thấy một bức tranh khác.”

Việt Báo phỏng dịch theo bài “How Russia Pays for War” của Lazaro Gamio và Ana Swanson, được đăng trên trang NYTimes.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phân Ưu: Được tin bạn GIUSE NGUYỄN VĂN CHƯƠNG Sinh ngày 01 tháng 01 năm 1962 tại Bình Định Việt Nam. Đã từ trần vào ngày 19 tháng 6 năm 2025 tại San Diego California Hoa Kỳ. Hưởng thọ 63 tuổi
Phân Ưu: Nhận được tin buồn Ông NGUYỄN NGỌC TUYỀN, Pháp Danh QUANG MINH, sinh ngày 02 tháng 02, năm1932 tại Làng Hoành Lộ, huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định, Bắc phần Việt Nam đã mệnh chung ngày 17 tháng 6, năm 2025, tai Santa Ana, California. Hưởng thọ 94 tuổi.
Xét vụ các bà bầu và hội dân quyền kiện về lệnh Trump nói trẻ em sẽ không tự động có quốc tịch khi sinh ra trên đất Mỹ nếu ba mẹ không phải công dân Mỹ, Thẩm phán Deborah Boardman ra hạn hôm nay Bộ Tư Pháp phải ghi văn bản về việc thực hành lệnh Trump thế nào thì tòa mới xử. - Bộ Tư pháp bắt đầu lập ưu tiên tước quốc tịch của người Mỹ nhập tịch khi họ bị truy tố về tội phạm
(WASHINGTON, ngày 30 tháng 6, Reuters) – Một công trình nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí The Lancet báo động rằng nếu Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (U.S. Agency for International Development, USAID) tiếp tục bị cắt giảm ngân khoản, hoặc tệ hơn, bị giải thể, thế giới có thể sẽ có hơn 14 triệu người chết vào năm 2030.
(WASHINGTON, ngày 30 tháng 6, Reuters) – Một nhóm tin tặc tự xưng là “Robert”, bị tình nghi có liên hệ với Cộng hoà Hồi giáo Iran, vừa loan báo sẽ công bố thêm nhiều tài liệu lấy được từ hộp thư điện tử của các nhân vật thân cận với Tổng thống Donald Trump. Nhóm này từng gây xôn xao dư luận khi tung ra loạt tài liệu trước kỳ tổng tuyển cử Hoa Kỳ vào cuối năm 2024.
Dự luật One Big Beautiful Bill Act – hiện đang được phe Cộng Hòa xắn tay soạn thảo và cổ động – nếu được thông qua tuần này, sẽ bơm tiền khổng lồ cho các cơ quan công lực liên bang và hệ thống nhà tù, mở đường cho chiến dịch trục xuất chưa từng có và tham vọng quân sự hoá xã hội Mỹ dưới thời Tổng Thống Donald Trump
- Khi thuế xe hơi của Trump hiệu lực, người mua xe Mỹ có thể sẽ tốn thêm trung bình 1.760 đô/xe (tức là, người tiêu dùng chịu 80% gánh nặng thuế quan) - Dự luật ngân sách "bự và đẹp" Trump hy vọng Thượng Viện thông qua hôm nay, thứ Hai.
(Hồng Kông, ngày 29 tháng 6, Reuters) – Liên minh Dân chủ Xã hội (League of Social Democrats, LSD), tổ chức dân chủ cuối cùng còn hoạt động tại Hồng Kông, hôm Chủ nhật cho biết sẽ chính thức giải thể, vì “áp lực chính trị ghê gớm” dưới làn sóng trấn áp an ninh trong suốt 5 năm qua. Kể từ nay, thành phố do TQ kiểm soát sẽ không còn bất kỳ đại diện chính thức nào của phe đối lập dân chủ.
(SEVILLE, Tây Ban Nha, ngày 29 tháng 6, Reuters) – Giữa cái nắng gay gắt của miền nam Tây Ban Nha, hàng trăm người đã tuần hành qua thành phố Seville hôm Chủ Nhật, kêu gọi xóa nợ cho các quốc gia đang phát triển, thúc đẩy công bằng về trách nhiệm ứng phó với biến đổi khí hậu và đánh thuế giới siêu giàu. Hoạt động này diễn ra ngay trước khi hội nghị của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tài trợ phát triển chính thức bắt đầu.
- Tỷ phú Elon Musk lặp lại: Dự luật lớn & đẹp Cộng Hòa thông qua là điên khủng, phá hoại, tự sát chính trị - Quận Los Angeles: 1 xe kem bỏ hoang giữa phố khi đặc vụ ICE bắt người bán kem được khu phố yêu thương - Chấm dứt Quy chế Bảo vệ Tạm thời TPS, sẽ trục xuất 350.000 người Haiti ra khỏi Mỹ từ đầu tháng 9
Không ai ngờ nhà thơ này làm được các bài thơ kể chuyện về các Thiền sư Việt Nam trong thể thơ Đường luật, y hệt như khai mở lại một mạch nguồn thi ca sinh động. Những bài thơ của thầy, tinh luyện từng chữ, dịu dàng mang hơi thở Thiền Tông Việt Nam. Tôi đọc và kinh ngạc, như gặp lại một tri kỷ những năm rất xưa cũ, nhưng với một chân trời thi ca hoàn toàn mới. Nơi đó, riêng một mình Thầy Thích Chúc Hiền bước đi đơn độc, trong văn phong thanh thản, giữa những như dường gian nan trong từng chữ, từng ý đối, từng vần trau chuốt khó gieo, và trong từng âm vang Thiền ngữ. Tôi đọc và cảm nhận từng trang thơ đầy những tràn ngập hạnh phúc, hẳn nhiên là cho cả thi sĩ Thích Chúc Hiền và cho cả những độc giả khó tính như tôi. Từ thầy, tôi nhận ra rằng thơ Đường luật không hề cũ, chỉ là vì mình đã tránh né một lối đi rất khó khăn của thi ca.
- Quận Cam: mạng lưới người dân tự động cứu trợ các gia đình không dám đi chợ vì ICE. Santa Ana sẽ chính thức họp Thứ Ba tuần sau về cứu trợ. - Bắt đầu từ tháng 7, khoảng 450.000 người từ 62 tuổi trở lên có thể thấy trợ cấp An sinh xã hội của họ bị cắt giảm vì nợ thời sinh viên. - 27 nước Liên Âu và nhiều nước khác sẽ lập klhu tự do thương mại 39 nước (không có Mỹ)
19 tháng 6 năm 2025. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ tiếp tục lên lịch hẹn chiếu khán cho sinh viên quốc tế, nhưng sẽ yêu cầu tất cả đương đơn phải mở (chế độ công khai) tài khoản mạng xã hội của họ để có thể tra xét kỹ lưỡng hơn. Bộ Ngoại giao đã chỉ thị các viên chức lãnh sự mở rộng việc tra xét phương tiện truyền thông mạng xã hội của đương đơn và tìm kiếm bất kỳ bằng chứng nào về thái độ thù địch đối với công dân, văn hóa, chính phủ, các tổ chức hoặc hệ thống dân chủ của Hoa Kỳ.
Ngày 26 tháng 3 năm 2025, Kristi Noem – Bộ trưởng An ninh Nội địa trong chính quyền Trump – đến thăm Trung tâm Giam giữ Khủng bố CECOT tại El Salvador, đi cùng với Bộ trưởng Tư pháp và An ninh Công cộng Gustavo Villatoro. Chuyến thăm này tái khẳng định thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ: El Salvador sẽ nhận giam giữ di dân bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. CECOT, nhà tù nằm dưới chân núi lửa, vốn đã khét tiếng vì điều kiện giam giữ tàn bạo. Nhưng năm nay, nó tiếp nhận một loại tù nhân mới: di dân bị trục xuất từ Hoa Kỳ – không vì tội hình sự, mà vì chính sách mới của Tổng thống Donald Trump.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.