Hôm nay,  

Nga: Cái Giá Nào Phải Trả Cho Chiến Tranh?

01/11/202222:14:00(Xem: 1644)

 

download (3)
Là một trong những nhà sản xuất dầu, khí đốt và nguyên liệu thô quan trọng nhất thế giới, Nga đã gầy dựng được những mối quan hệ đối tác thương mại vững bền và nhiều lợi ích. Không dễ để phá vỡ những ràng buộc đó. (Nguồn: pixabay.com)

 

 

Trong năm nay, nền thương mại quốc tế của Nga đã nở rộ, kể cả khi họ phải đối mặt với hàng loạt các lệnh trừng phạt của nhiều nước do cuộc xâm lược Ukraine. Bị trừng phạt, Moscow quay qua thay đổi liên minh.

Nhiều quốc gia tuyên bố sẽ dứt khoát cắt đứt quan hệ kinh tế với Nga và áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế lên nước này vì cuộc xâm lược Ukraine. Nhưng là một trong những nhà sản xuất dầu, khí đốt và nguyên liệu thô quan trọng nhất thế giới, Nga đã gầy dựng được những mối quan hệ đối tác thương mại vững bền và nhiều lợi ích. Phá vỡ được những ràng buộc đó không phải là việc dễ dàng.

Năm 2020, Nga nhập cảng 220 tỷ đô la sản phẩm từ phần còn lại của thế giới, bao gồm xe hơi và phụ tùng, thuốc men và máy tính. Họ mua rất nhiều hàng hóa từ Trung Quốc, Đức, Hàn Quốc và các nước khác.

Theo phân tích dữ liệu thương mại của New York Times, khối lượng nhập cảng của Nga đã giảm xuống khi các lệnh trừng phạt và giới hạn thương mại có hiệu lực. Tuy nhiên, một số quốc gia, bao gồm cả Trung Quốc và Thổ Nhĩ Kỳ, đã ‘thắt chặt’ quan hệ với Nga hơn kể từ khi cuộc chiến bắt đầu.

Nhiều quốc gia đã nhận thấy việc thiếu đi nguyên liệu thô của Nga sẽ khiến cho cuộc sống vô cùng khó khăn. Hơn 2/3 giá trị xuất cảng của Nga trước chiến tranh là dầu, khí đốt, các kim loại và khoáng sản chính, những thứ giúp cung cấp năng lượng cho xe hơi, sưởi ấm nhà và các nhà máy trên toàn thế giới.

Các viên chức phương Tây đã phải đối mặt với một thực tế phũ phàng; họ vốn ôm ấp hy vọng có thể cắt giảm nỗ lực chiến tranh của Nga bằng các đòn trừng phạt kinh tế; phân tích của The Times cho thấy, giá trị hàng hóa xuất cảng của Nga thực sự tăng lên từ sau cuộc chiến, ngay cả khi có nhiều quốc gia tích cực chống lại Moscow.

Mối quan hệ của Nga với thế giới vẫn phát triển nhanh chóng. Để đánh giá tình hình chuyển biến trên thế giới, trang Times đã phân tích dữ liệu thương mại cấp quốc gia trong nhiều năm, được biên soạn bởi nền tảng dữ liệu trực tuyến Observatory of Economic Complexity.

Khả năng thương mại của Nga với phần còn lại của thế giới có thể sẽ bị thu hẹp hơn nữa trong những tháng tới khi phương Tây đưa ra các hạn chế mới. Nhưng dữ liệu cho thấy Nga đã gắn bó với nền kinh tế toàn cầu sâu sắc như thế nào. Và điều này cho phép Moscow ung dung bỏ túi được những khoản hời lớn, dù cuộc chiến đã bước vào tháng thứ chín. Các nước phương Tây sử dụng các biện pháp trừng phạt và các biện pháp khác để cố gắng làm tê liệt nền kinh tế Nga; nhưng các tác động vẫn còn rất hạn chế.

Sergey Aleksashenko, cựu Thứ trưởng Bộ Tài Chánh và Phó Chủ tịch Ngân Hàng Trung Ương Nga cho biết: “Rất khó mà không cần tới các nguồn lực của Nga. Không có nguồn thay thế nào cả.”

Chiến tranh kéo dài và phản ứng của thế giới sẽ khiến cho dòng chảy thương mại quốc tế thay đổi đáng kể. Nhiều quốc gia dựa vào nhập cảng lúa mì và các mặt hàng chủ lực khác đang bị thiếu hụt thực phẩm. Giá nhiên liệu và các sản phẩm khác tăng vọt trong tình hình lạm phát cao kỷ lục. Các mối quan hệ kinh tế lâu đời giữa Nga với Châu Âu đang dần bị loại bỏ, và các liên minh mới đang hình thành, hàng hóa đang chuyển hướng đến các quốc gia khác.

Liên Minh Châu Âu, Hoa Kỳ và Anh đã áp dụng các hình phạt kinh tế khắc nghiệt đối với Nga, xử phạt hàng trăm công dân, viên chức chính phủ giàu có và hầu như cắt hẳn Nga ra khỏi hệ thống tài chánh quốc tế. Họ cũng quyết ngừng chia sẻ các công nghệ tiên tiến và cấm các hãng hàng không của Nga bay tới các nước phương Tây.

Nhiều công ty toàn cầu đã quyết định ngừng hoạt động tại Nga. Điều này có tác động rất lớn. Các tàu container đầy ắp hàng hóa chẳng còn ghé cảng St. Petersburg. Lạm phát và bất ổn kinh tế đang khiến người dân Nga phải cắt giảm sức mua dù hàng hóa vẫn còn ê hề trên kệ hàng.

Tuy nhiên, các biện pháp trừng phạt đối với ngành năng lượng của Nga, vốn là nguồn cung cấp năng lượng cho các nền kinh tế phương Tây, có tác động chậm hơn. Hoa Kỳ đã cắt giảm mua dầu của Nga. Anh cũng hứa hẹn sẽ làm vậy vào cuối năm nay. Nhưng 2 quốc gia này không phải là khách hàng lớn.

Liên Minh Châu Âu thì chậm chân hơn một chút. Họ vốn phụ thuộc nhiều vào năng lượng của Nga, và cũng giống như nhiều quốc gia, đang phải chật vật ứng phó với lạm phát. Châu Âu đã ngừng nhập cảng than của Nga vào tháng 8. Họ sẽ cấm tất cả các hoạt động nhập cảng dầu vận chuyển bằng đường biển từ Nga vào tháng 12, và cấm tất cả các sản phẩm dầu mỏ vào tháng 2. Đến lượt mình, Nga cấm lại một số mặt hàng xuất cảng của họ, bao gồm các sản phẩm nông nghiệp và y tế.

Cho đến nay, dầu và khí đốt là mặt hàng xuất cảng quan trọng nhất của Nga và là ‘mỏ vàng’ của chính phủ. Giá dầu và khí đốt tăng cao trong năm ngoái đã làm tăng giá trị hàng hóa xuất cảng, giúp Moscow bù đắp khoảng thu bị mất bởi các lệnh trừng phạt. Gazprom, tập đoàn năng lượng nhà nước Nga, đã công bố lợi nhuận kỷ lục trong nửa đầu năm nay, ngay cả khi các chuyến hàng vận chuyển đến Châu Âu bắt đầu sụt giảm.

Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (International Monetary Fund – IMF) đã nhiều lần điều chỉnh các dự báo trong năm nay đối với nền kinh tế Nga, nói rằng nó sẽ thu hẹp lại ít hơn so với dự đoán. Tháng 10, IMF dự đoán ​​nền kinh tế Nga sẽ giảm 3.4% trong năm nay, mức giảm nhỏ hơn nhiều so với mức 6% dự báo vào tháng 7 và mức 8.5% dự báo vào tháng 4.

Gilberto Garcia-Vazquez, trưởng kinh tế gia tại Datawheel, công ty điều hành Observatory of Economic Complexity, cho biết: “Nga có vẻ khá là ‘dẻo dai’ trước các lệnh trừng phạt kinh tế, họ được hậu thuẫn bởi giá dầu và khí đốt cao cũng như sự phụ thuộc của chúng ta vào nhiên liệu hóa thạch.”

Nga có thể sẽ bị tổn thất trước các lệnh cấm mới đối với dầu mỏ và các sản phẩm dầu mỏ mà các viên chức Châu Âu đưa ra trong những tháng tới. Tuy nhiên, họ sẽ tìm đường đến các thị trường mới để bán dầu. Kể từ cuộc xâm lược Ukraine, Ấn Độ và Trung Quốc đã mua dầu thô của Nga nhiều hơn trước.

Trong khi đó, các quốc gia từng bán nhiều dầu hơn cho Ấn Độ và Trung Quốc – như Saudi Arabia, Iraq hay Angola – nay có thể chuyển sang bán cho Châu Âu. Ông Aleksashenko nói rằng điều đó sẽ dẫn đến một cuộc “cải tổ lại thị trường năng lượng” trên toàn cầu, trong đó, dầu của Nga chỉ đơn thuần là chuyển hướng sang các thị trường mới chứ không phải là bị ‘cấm cửa’ hoàn toàn.

Cuối cùng, không thể nói trước được Nga sẽ hái được bao nhiêu tiền từ bán dầu. Khi nhu cầu đối với các sản phẩm của mình ở những nơi khác giảm, Moscow buộc phải bán dầu cho Ấn Độ và Trung Quốc với mức chiết khấu ‘nhỉnh’ hơn. Phương Tây đang nỗ lực đưa ra mức trần giá dầu, nhằm hạn chế mức doanh thu mà Moscow có thể kiếm được.

Giá năng lượng tăng cao hơn đã bù đắp những ảnh hưởng đó. Giá các loại dầu chuẩn như dầu thô Brent và Urals – những loại dầu thô được giao dịch nhiều đóng vai trò là giá tham chiếu toàn cầu cho bên mua và bên bán – đã giảm trong những tháng gần đây. Với giá năng lượng tăng cao trong năm nay, Nga đã bỏ túi được nhiều tiền hơn từ việc bán dầu và khí đốt, từ tháng 3 đến tháng 7 so với những năm trước, theo Cơ Quan Năng Lượng Quốc Tế.

Về lâu dài, triển vọng bán khí đốt của Nga có vẻ không mấy tươi sáng. Không giống như xuất cảng dầu, phần lớn được vận chuyển bằng tàu chở dầu trên biển, phần lớn khí đốt của Nga được vận chuyển thông qua các hệ thống đường ống dẫn phải mất nhiều năm để xây dựng; điều này khiến Moscow khó mà xoay sang thị trường mới.

Tính đến tháng 7, Đức đã cắt giảm một nửa lượng khí đốt tự nhiên nhập cảng từ Nga và chuyển sang nhập cảng nhiều hơn từ Na Uy và Hoa Kỳ. Vào tháng 9, các đường ống chính dẫn khí đốt từ Nga đến Đức đã bị hư hại trong các vụ nổ.

Nga đang cố gắng tìm khách hàng mua khí đốt ở nơi khác. Xuất cảng khí đốt sang Trung Quốc đã tăng lên, nhưng họ chỉ có một đường ống dẫn đến Trung Quốc để có thể chuyển một phần từ đường ống đi Châu Âu. Để vận chuyển khí đốt bằng tàu, Nga sẽ cần phải xây dựng các cơ sở mới để hóa lỏng khí đốt, quá trình này rất tốn kém và mất thời gian.

Ngoài năng lượng, Nga còn là nước xuất cảng hàng đầu các mặt hàng thiết yếu khác, từ phân bón, amiăng và lò phản ứng hạt nhân đến lúa mì. Các nhà sản xuất xe hơi quốc tế vẫn phụ thuộc vào palladium và rhodium của Nga để chế tạo bộ chuyển đổi xúc tác. Các nhà máy hạt nhân của Pháp dựa vào uranium của Nga, trong khi Bỉ vẫn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động buôn bán kim cương của Nga.

Thương mại phong phú của Nga và cái rương chiến tranh mà họ đã tạo ra, có thể bắt đầu cạn kiệt trong năm tới khi có thêm nhiều lệnh trừng phạt.

Alexander Gabuev, thành viên cấp cao của Carnegie Endowment for International Peace, dự đoán khối lượng xuất cảng của Nga sẽ giảm đáng kể trong thời gian dài hơn khi Châu Âu dần chuyển hướng sang các nguồn năng lượng mới, và các lệnh trừng phạt tiếp theo, bao gồm cả giới hạn giá dầu, có hiệu lực.

Những diễn biến trong chiến tranh cũng có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ kinh tế. Cuối tuần này, Nga đã rút khỏi thỏa thuận xuất cảng ngũ cốc từ các cảng của Ukraine. Ông Gabuev nói, nếu Nga sử dụng vũ khí hạt nhân ở Ukraine, điều đó có thể kích hoạt thêm các biện pháp trừng phạt toàn cầu, Nga sẽ có nguy cơ bị cắt đứt thương mại với Châu Á. Ông nói: “Trong năm tới, chúng ta có thể sẽ thấy một bức tranh khác.”

Việt Báo phỏng dịch theo bài “How Russia Pays for War” của Lazaro Gamio và Ana Swanson, được đăng trên trang NYTimes.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Canada: Sáu người đã bị bắt trong vụ trộm vàng trị giá hàng chục triệu đô la năm ngoái tại Sân bay Quốc tế Pearson ở Toronto, theo lời cảnh sát Canada và Mỹ cho biết hôm thứ Tư. Cảnh sát cũng đã ra lệnh truy nã ba người khác. Tất cả 9 nghi phạm đã bị truy tố tội trộm với hơn 19 tội danh.
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Trong phiên tòa hình sự xét xử vụ chi tiền bịt miệng tài tử khiêu dâm, các công tố viên muốn thẩm vấn Donald Trump về các vụ kiện dân sự mà cựu Tổng thống bị cáo buộc gian lận và lạm dụng tình dục, nếu ông quyết định cho lời khai trước tòa, theo Reuters.
Thượng Viện với đa số Đảng Dân Chủ đã bác bỏ các cáo buộc luận tội đối với Bộ trưởng Nội An Alejandro Mayorkas, đặt dấu chấm hết cho nỗ lực mà các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đã khởi xướng từ nhiều tháng trước, theo Reuters.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Biden kêu gọi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tăng gấp ba lần mức thuế 7,5% hiện tại đối với thép và nhôm nhập cảng từ Trung Quốc, với lý do TQ cạnh tranh không công bằng đối với công nhân Mỹ từ “các sản phẩm thay thế giá rẻ giả tạo của Trung Quốc được sản xuất với lượng khí thải cao hơn”.
Một ủy ban Quốc Hội đã điều tra và phát hiện ra rằng Trung Quốc đang trực tiếp tài trợ sản xuất các tiền chất của fentanyl để bán ra nước ngoài, và khiến cho cuộc khủng hoảng opioid ở Hoa Kỳ thêm phần trầm trọng. Kết quả điều tra được công bố hôm thứ Ba (16/4), đã vạch trần những động cơ của Bắc Kinh đằng sau việc tiếp tay sản xuất ra các loại hóa chất độc hại này, theo Reuters.
Hôm thứ Ba (16/4), đã có bảy vị bồi thẩm viên được chọn vào bồi thẩm đoàn tham gia phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump ở New York. Phiên tòa này sẽ xét xử các cáo buộc đối với cựu Tổng thống, liên quan đến vụ chi tiền bịt miệng cho một nữ diễn viên phim khiêu dâm. Đến buổi chiều, quá trình chọn lựa bồi thẩm viên tạm kết thúc và dự kiến sẽ tiếp tục vào 9:30 sáng thứ Năm (17/4), theo Washington Post.
Phá giá đôla để tăng xuất cảng... Các cố vấn chủ chốt của Donald Trump được cho là đang âm mưu những cách mới để phá giá đồng tiền Mỹ nếu Trump thắng cử tổng thống vào tháng 11, theo Politico đưa tin. Động thái này sẽ là một nỗ lực mạnh mẽ và đầy rủi ro nhằm nâng cao xuất cảng của Mỹ và giảm thâm hụt thương mại với cái giá phải trả là lạm phát tăng cao và gây nguy hiểm cho sự thống trị toàn cầu của đồng đô la cũng như vị thế là đồng tiền dự trữ chính của thế giới.
FBI loan tin đã mở một cuộc điều tra hình sự về vụ sập cầu ở Baltimore. Hồi tháng 3, một tàu chở hàng lớn đã đâm vào trụ cầu, khiến cho cầu Francis Scott Key bị sập, theo Reuters.
Hạ Viện sẽ tách các gói viện trợ cho Israel và Ukraine thành hai dự luật riêng biệt và tiến hành biểu quyết trong tuần này. Thông tin được Chủ tịch Hạ Viện Mike Johnson công bố, sau hơn 2 tháng kể từ khi Thượng Viện thông qua một dự luật kết hợp cả 2 vấn đề, theo Reuters.
Thêm một vụ đâm dao ở Úc châu: làn trước ở thương xá, lần này ở nhà thờ. Bốn người bị thương trong vụ đâm tại Nhà thờ Christ the Good Shepherd ở Sydney, theo cơ quan dịch vụ khẩn cấp New South Wales cho biết hôm thứ Hai. Cảnh sát cho biết họ đã bắt giữ một nghi phạm đang "hỗ trợ [họ] điều tra."
Theo các viên chức Hoa Kỳ, Tổng thống Joe Biden cảnh báo Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu rằng Hoa Kỳ sẽ không tham gia vào bất kỳ hành động phản công nào đối với Iran, theo Reuters.
Bộ Tư Lệnh đặc trách miền Trung (Central Command, CENTCOM) cho biết, các lực lượng của Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ từ các tàu khu trục của Bộ Tư Lệnh Châu Âu (U.S. European Command), đã ngăn chặn hơn 80 máy bay không người lái tấn công một chiều (máy bay không người lái cảm tử, suicide drone) và ít nhất 6 hỏa tiễn đạn đạo nhằm vào Israel từ Iran và Yemen, theo Reuters.
Medi-Cal hiện nay đang chăm sóc y tế cho khoảng 1/3 dân số California, đang đi đầu trong cuộc cách mạng y tế toàn dân ở nước Mỹ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.