
TEHRAN Đã 40 ngày kể từ ngày Mahsa Zhina Amini, 22 tuổi bị cảnh sát Iran giết chết - và hy vọng về sự thay đổi ở Iran chưa bao giờ lớn hơn bây giờ. Phụ nữ, đặc biệt là ngay cả nam giới, bất chấp đe dọa và bạo lực của chế độ, vẫn hàng ngày xuống đường trong những cuộc biểu tình lớn nhất kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979, theo tin từ đài truyền hình SVT, Thụy điển ngầy 26 tháng 10 năm 2022.
Hôm thứ Tư 26 tháng 10, mặc cho sự đàn áp của chính quyền, hàng trăm người vẫn đã tập trung tại ngôi mộ vẫn chưa được đánh dấu của thiếu nữ 22 tuổi, người đã qua đời khởi đầu cho các cuộc biểu tình vẩn đang diễn ra sôi nổi trên toàn quốc ở Iran.
“Cho dù điều gì xảy ra chăng nữa, xã hội Iran sẽ mãi mãi bị thay đổi,” Farad - một trong những người tham dự cuộc biểu tình bất chấp sự đàn áp của chế độ, đã nói.
Farad, là một cái tên không thật, ông là nghệ sĩ và là cha của một cô con gái 16 tuổi. Cả ông và con gái mình đều là chứng nhân cho việc các lực lượng an ninh của chế độ trong những tuần gần đây đã đe dọa và nã đạn vào những người biểu tình, nhưng chính lòng dũng cảm của con gái mình đã khiến ông lên tiếng.
“Chúng tôi đã ở ngoài đường khi họ bắt đầu nổ súng. Tôi rất sợ, nhưng điều khiến tôi ngạc nhiên là phản ứng của con gái tôi,” Farad nói.
Cô không sợ. Thay vào đó, cô ấy bắt đầu cười. “Đó chính là sự khác biệt giữa thế hệ của chúng tôi và chúng nó. Thế hệ trẻ bây giờ không hề sợ.”
Các cuộc biểu tình ở Iran đã diễn ra trong gần 40 ngày. Khởi đầu là một cuộc biểu tình của phụ nữ đã phát triển thành làn sóng phản đối lớn nhất kể từ cuộc Cách mạng Hồi giáo năm 1979.
“Những phụ nữ ở Iran nhìn thấy sự bất công trong xã hội và phản đối. Sau đó, đàn ông cũng tham gia và cuối cùng họ cùng hét lên: "Phụ nữ, hãy sống, tự do".
Farad nói rằng điều này rất quan trọng - không chỉ đối với Iran mà còn đối với các quốc gia khác trên thế giới.
“Phụ nữ là một nửa của xã hội và là kẻ tạo ra và giáo dục nửa kia. Họ là những người tạo ra cuộc sống và cuộc sống chỉ có thể có ý nghĩa trong tự do. Vì vậy, điều quan trọng ngay cả đối với các nước khác, là cuộc cách mạng này thành công.”
Trong những tuần gần đây, ít nhất 270 người đã chết trong các cuộc biểu tình và hơn 1.100 người bị thương, theo tin từ các tổ chức nhân quyền.
“Cũng có những trường hợp những nạn nhân chết chôn cất không có gia đình, và chính quyền không cho gia đình để tang, những người bị thương thường không dám đến bịnh viện vì sợ bị bắt” Farad nói.
Nhưng niềm hy vọng lớn hơn nỗi sợ hãi, và cái khác biệt lớn nhất chính là sự thay đổi ngầm, tất cả những nguồn tin mà đài SVT được phỏng vấn đều nói như vậy. Họ còn kể rằng cứ mỗi tối vào khoảng 10 giờ đêm thì người dân Tehran đền đến cửa sổ lan can và la to lên “lật đổ kẻ độc tài”
“Điều này cho người Iran chúng tôi niềm hy vọng. Đây chính là âm thanh của sự thay đổi.” Farad nói.