Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

Phá Thai Và Đạo Đức Sinh Học: Các Nguyên Tắc Trong Tranh Luận Về Phá Thai Ở Hoa Kỳ

01/07/202200:00:00(Xem: 3753)
Picture1

ATLANTA, GA - 25 tháng 6: Mọi người diễu hành trên đường phố trong cuộc biểu tình phản đối phán quyết của Tòa án Tối cao trong Tổ chức Y tế Phụ nữ Dobbs v Jackson vào ngày 25 tháng 6 năm 2022 tại Atlanta, Georgia. Quyết định của Tòa án trong vụ Dobbs v Jackson Women's Health đã lật lại vụ án Roe v Wade 50 tuổi - loại bỏ quyền phá thai của liên bang. (Ảnh của Elijah Nouvelage / Getty Images)

 

ATLANTA, GA - 25 tháng 6: Mọi người diễu hành trên đường phố trong cuộc biểu tình phản đối phán quyết của Tòa án Tối cao trong Tổ chức Y tế Phụ nữ Dobbs v Jackson vào ngày 25 tháng 6 năm 2022 tại Atlanta, Georgia. Quyết định của Tòa án trong vụ Dobbs v Jackson Women's Health đã lật lại vụ án Roe v Wade 50 tuổi - loại bỏ quyền phá thai của liên bang. (Ảnh của Elijah Nouvelage / Getty Images)
 
Để chấm dứt những tranh cãi pháp lý xoay quanh việc phá thai sẽ đòi hỏi phải đạt được sự đồng thuận về mặt đạo đức. Nếu có thể trình bày rõ ràng quan điểm đạo đức của chúng ta và thấu hiểu quan điểm của người khác, tất cả các bên sẽ tiến đến gần hơn với một thỏa thuận có nguyên tắc. Bài tổng hợp này dựa theo các chi tiết phỏng dịch từ bài viết đăng trên The Conversation của Nancy S. Jecker, Giáo sư Đạo đức Sinh học và Nhân văn, School of Medicine, University of Washington, đã nghiên cứu các vấn đề đạo đức trong y học và chính sách y tế, bao gồm cả việc phá thai; và các vấn đề liên quan đến quyết định lật ngược án lệ Roe v Wade cuối tuần qua của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

HOA KỲ – Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cuối tuần qua đã lật ngược án lệ nổi tiếng Roe v Wade 1973 - bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ trong ba tháng đầu mang thai, với tỉ lệ phiếu 5-4. Cuộc bỏ phiếu chấm dứt quyền phá thai được sự ủng hộ của 5 trong số 6 thẩm phán 'bảo thủ' của tòa án, trong khi Chánh án John Roberts và 3 thẩm phán 'cấp tiến' phản đối.

Quyết định đảo ngược này của tòa cao nhất nước Mỹ tạo phản ứng khác nhau cho cả hai phía của cuộc tranh luận về phá thai.

Lật ngược án lệ Roe kiện Wade từ lâu đã trở thành mục tiêu của những người bảo thủ Cơ đốc giáo và nhiều thành viên đảng Cộng hòa.

Trong vụ kiện năm 1970, bà Norma McCorvey, gọi là Roe, đã nêu bị đơn là Henry Wade, khi đó là công tố viên quận Dallas.

Khi đó, McCorvey, 22 tuổi, đã mang thai đứa con thứ ba được 5 tháng.

Vào ngày 22/1/1973, Tòa án Tối cao Mỹ ban hành phán quyết 7-2 trong vụ Roe kiện Wade.

Phán quyết ghi rằng các quyền riêng tư theo thủ tục tố tụng và các điều khoản về quyền bình đẳng của Tu chính án thứ 14 mở rộng tới quyết định phá thai của phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ "không bị nhà nước can thiệp".

Sang năm 1992, Tòa tối cao Mỹ xử vụ Planned Parenthood v Casey (Planned Parenthood kiện Casey), tái khẳng định rằng theo hiến pháp, phụ nữ có quyền phá thai cho đến thời điểm thai nhi có khả năng sống sót ngoài tử cung.

Nhưng giờ đây, các thẩm phán quyền uy nhất Hoa Kỳ đã xem lại án lệ Roe kiện Wade cho phép việc phá thai được thực hiện trước khi thai nhi có thể tồn tại bên ngoài tử cung - từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ.

Bằng cách xóa bỏ phá thai như một quyền hiến định, phán quyết của Tòa tối cao Mỹ khôi phục khả năng các bang sẽ thông qua luật cấm phá thai, gồm 26 tiểu bang được coi là chắc chắn hoặc có khả năng cấm phá thai tại Mỹ.

Ba thẩm phán tòa tối cao - Stephen Breyer, Sonia Sotomayor và Elena Kagan - là phe 'cấp tiến' bỏ phiếu phản đối nhóm 'bảo thủ' thắng thế tại tòa tối cao.

Phán quyết ngày 24/6 của Tòa tối cao Mỹ đánh dấu một chiến thắng được chờ đợi từ lâu của những người chống phá thai. Những người ủng hộ quyền phá thai nói rằng việc lật ngược án lệ 1973 sẽ có tác động xấu, ảnh hưởng sâu rộng đối với phụ nữ da đen và gốc Latin, những người có nhiều khả năng thiếu tiền và không có điều kiện ra khỏi tiểu bang để phá thai.
 
Các cuộc tranh luận gay gắt về phán quyết thường bị chi phối bởi chính trị. Ít có người chú ý đến vấn đề đạo đức hơn, dù đó mới chính là cốt lõi của những tranh cãi.

Các phương pháp tiếp cận đạo đức sinh học đối với việc phá thai thường tuân theo 4 nguyên tắc: tôn trọng quyền tự chủ của bệnh nhân (Patient autonomy); tránh làm điều gây hại (nonmaleficence); làm điều có lợi (beneficence); và công lý (justice). Những nguyên tắc này được phát triển lần đầu tiên những năm 1970 để hướng dẫn cho các nghiên cứu liên quan đến các đối tượng là con người. Ngày nay, chúng là hướng dẫn cần thiết cho nhiều bác sĩ và nhà đạo đức học trong các vụ kiện tụng liên quan tới y tế.

Quyền tự chủ của bệnh nhân (Patient’s autonomy)

Nguyên tắc đạo đức về quyền tự chủ quy định rằng bệnh nhân có quyền tự quyết định về việc chăm sóc y tế cho mình khi có thể. American Medical Association’s Code of Medical Ethics công nhận quyền “được biết thông tin và đặt câu hỏi về các phương pháp điều trị được khuyến nghị” cho bệnh nhân để họ “cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra các quyết định mình được chăm sóc như thế nào.” Sự tôn trọng quyền tự chủ được ghi nhận trong các luật về sự đồng ý được nhận thông báo, bảo vệ quyền của bệnh nhân được biết các lựa chọn y tế có sẵn và đưa ra quyết định theo ý nguyện của họ.

Một số nhà đạo đức sinh học coi việc tôn trọng quyền tự chủ hỗ trợ cho quyền lựa chọn phá thai, lập luận rằng nếu một người mang thai muốn kết thúc thai kỳ thì nhà nước không nên can thiệp. Theo cách giải thích của quan điểm này, nguyên tắc tự chủ có nghĩa là một người sở hữu cơ thể họ và được tự do quyết định những gì xảy ra bên trong và với cơ thể họ.

Những người phản đối việc phá thai không nhất thiết phải tranh cãi về tính hợp lý của việc tôn trọng quyền tự chủ của mọi người, nhưng thay vào đó, họ có thể không đồng ý về cách giải thích nguyên tắc này. Một số người coi một thai phụ đang mang thai là “hai bệnh nhân” – người mang thai và thai nhi.
Một cách để ‘giảng hòa’ cho các quan điểm đối lập này, triết học gia Jeff McMahan có viết, một con người “ngày càng có ý thức, có suy nghĩ và tự chủ thì mức độ bị tổn hại mà họ có thể đối mặt cũng ngày càng tăng theo.” Theo quan điểm này, thai nhi ở giai đoạn cuối sẽ có nhiều quyền lợi hơn so với khi vừa mới thụ tinh, và do đó, việc phá thai diễn ra càng ở giai đoạn cuối, thì càng gây hại tới lợi ích phát triển của thai nhi. Ở Hoa Kỳ, có 92.7% các ca nạo phá thai xảy ra ở tuần 13 của thai kỳ hoặc sớm hơn, lúc này quyền của người mang thai thường có thể cao hơn quyền của thai nhi. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau của thai kỳ, các quyền được quy cho thai nhi có thể sẽ lớn hơn so với quyền của thai phụ. Việc cân bằng các tuyên bố này vẫn còn gây tranh cãi.

Tránh Gây Tổn Hại và Làm Điều Có Lợi

Nguyên tắc đạo đức “không gây tổn hại” nghiêm cấm việc cố ý làm tổn hại hoặc gây thương tích cho bệnh nhân. Nguyên tắc này đòi hỏi sự chăm sóc về mặt y tế để giảm thiểu nguy hiểm. Tránh Gây Tổn Hại (Nonmaleficence) thường được kết hợp với nguyên tắc lợi ích (Beneficence), nghĩa vụ mang lại lợi ích cho bệnh nhân. Cả 2 nguyên tắc này nhấn mạnh đến việc làm nhiều điều tốt hơn là gây hại.

Giảm thiểu nguy cơ gây hại là công cụ chính Tổ chức Y tế Thế giới WHO sử dụng để phản đối việc cấm phá thai, vì những người mang thai đối mặt với các rào cản phá thai thường tìm đến các phương pháp không an toàn, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và bệnh tật, vốn có thể tránh được, ở các bà mẹ trên toàn thế giới.

Mặc dù 97% ca nạo phá thai không an toàn xảy ra ở các nước đang phát triển, nhưng với các nước đã phát triển bị thu hẹp quyền nạo phá thai, nó cũng tạo ra những tác hại khôn lường. Thí dụ, ở Ba Lan, các bác sĩ lo sợ bị truy tố đã do dự tiến hành điều trị ung thư trong thời kỳ mang thai, hoặc loại bỏ thai nhi sau khi người mang thai bị vỡ ối sớm trước khi bào thai còn sống. Tại Hoa Kỳ, luật phá thai hạn chế ở một số tiểu bang, như Texas, có quy định phức tạp về chăm sóc y tế đối với những ca sẩy thai và mang thai với nguy cơ cao, khiến tính mạng của thai phụ gặp rủi ro.

Tuy nhiên, những người dân Hoa Kỳ ủng hộ việc lật ngược án lệ Roe chủ yếu lo ngại về tác hại đối với thai nhi. Bất kể thai nhi có được coi là một người hay không, thai nhi đều có thể mong muốn tránh bị đau đớn. Vào cuối thai kỳ, một số nhà đạo đức học cho rằng việc chăm sóc nhân đạo cho thai phụ nên bao gồm giảm thiểu cơn đau cho thai nhi bất kể thai kỳ có tiếp tục hay không. Khoa học thần kinh cho rằng khả năng trải nghiệm cảm giác hoặc cảm giác của con người phát triển từ tuần 24 đến 28 thai kỳ.

Công lý

Công lý, một nguyên tắc cuối cùng của đạo đức sinh học, đòi hỏi phải giải quyết các trường hợp tương tự một cách tương tự. Nếu người mang thai và thai nhi được xem là bình đẳng về mặt đạo đức, nhiều người cho rằng sẽ là bất công khi giết thai nhi để tự vệ, nếu bào thai đe dọa tính mạng của người mang thai. Những người khác cho rằng ngay cả khi tự vệ, việc chấm dứt sự sống của thai nhi cũng là sai, vì thai nhi không phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức đối với bất kỳ mối đe dọa nào mà việc mang thai gây ra.

Tuy nhiên, những người bảo vệ quyền phá thai chỉ ra rằng ngay cả khi phá thai dẫn đến cái chết của một người vô tội (thai nhi), thì đó không phải là mục tiêu của nó. Nếu đạo đức của một hành động được đánh giá theo mục tiêu của nó, thì việc phá thai có thể được biện minh trong những trường hợp hành động đó thực hiện với mục đích đạo đức, chẳng hạn như cứu sống một người phụ nữ hoặc bảo vệ khả năng chăm sóc những đứa con đang hiện hữu của một gia đình. Những người bảo vệ quyền phá thai cũng cho rằng ngay cả khi chấp nhận rằng thai nhi có quyền được sống, thì một người cũng không có quyền được có tất cả mọi thứ họ cần để sống. Thí dụ: có quyền được sống không đồng nghĩa với việc có quyền đe dọa sức khỏe hoặc tính mạng của người khác, hoặc lấn át các kế hoạch và mục tiêu cuộc sống của người khác.

Công lý cũng giải quyết vấn đề phân chia đồng đều giữa lợi ích và gánh nặng. Trong số các quốc gia giàu có, Hoa Kỳ có tỷ lệ tử vong liên quan đến mang thai và sinh con cao nhất. Nếu không có sự bảo vệ của pháp luật đối với việc phá thai, việc mang thai và sinh con đối với phụ nữ Hoa Kỳ có thể gặp nhiều nguy hiểm hơn. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng tử vong khi đang mang thai hoặc ngay sau khi sinh, ở những bang có chính sách hạn chế phá thai nhất.

Các nhóm cộng đồng thiểu số sẽ bị thiệt thòi nhiều nhất nếu quyền được phá thai bị hạn chế, vì họ sử dụng dịch vụ phá thai với tỷ lệ không tương xứng. Thí dụ, ở Mississippi, người da màu chiếm 44% dân số, nhưng tới 81% số ca phá thai. Các bang khác cũng tương tự, khiến một số nhà hoạt động y tế kết luận rằng “hạn chế phá thai là phân biệt chủng tộc.”

Các nhóm yếu thế khác, bao gồm cả các gia đình có thu nhập thấp, cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi các quy định hạn chế phá thai vì chi phí phá thai dự kiến sẽ đắt đỏ hơn.

Không bàn về chính trị, phá thai đặt ra những câu hỏi sâu sắc về đạo đức vẫn chưa có lời giải đáp, trong khi các tòa án lại được phép giải quyết bằng cách sử dụng công cụ luật vô cảm. Nghĩ theo hướng này, thì phá thai “bắt đầu với lập luận đạo đức mà lại kết thúc thành tranh luận pháp lý,” theo cách nói của học giả luật và đạo đức Katherine Watson.

Để chấm dứt những tranh cãi pháp lý xoay quanh việc phá thai sẽ đòi hỏi phải đạt được sự đồng thuận về mặt đạo đức. Tóm lại, việc trình bày rõ ràng quan điểm đạo đức của chúng ta và thấu hiểu quan điểm của người khác sẽ có thể đưa tất cả các bên đến gần hơn với một thỏa thuận có nguyên tắc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có nghiên cứu đã chỉ ra rằng sắc đẹp sẽ mang lại lợi thế trong các mối quan hệ, học tập và công việc. Nhưng điều gì sẽ xảy ra nếu việc “không được đẹp đẽ” không chỉ là một điều bất lợi mà còn bị coi là phạm pháp? Từ giữa thế kỷ 19 đến giữa thế kỷ 20, ở Hoa Kỳ từng có các luật gọi là “luật xấu xí” (ugly laws), cấm những người có vẻ ngoài “khó coi” xuất hiện ở các nơi công cộng.
Dự án 2025 đề ra những thay đổi sâu rộng trong toàn bộ chính phủ liên bang, đặc biệt trong chính sách kinh tế và xã hội, và vai trò của chính phủ và các cơ quan liên bang. Trong những thay đổi đó có cả việc cắt giảm tài trợ cho Bộ Tư pháp Hoa Kỳ (DOJ), tháo dỡ cơ quan điều tra FBI và Bộ An ninh Nội địa, hủy bỏ các quy định về môi trường và biến đổi khí hậu để giúp gia tăng sản xuất nhiên liệu như dầu hỏa, cùng loại bỏ các Bộ Giáo dục và Thương mại ra khỏi nội các chính phủ. Hãng thông tấn Associated Press có một bài tóm tắt song rành mạch những chương trình của Dự án 2025 đối nội cũng như đối ngoại, tại đường dẫn này. Bao gồm trong Dự án 2025 cũng gồm cả việc lập tức dùng Đạo luật nổi dậy năm 1807 để tổng thống có thể ra lệnh cho quân đội vào dẹp các vụ biểu tình chống đối chính phủ, cùng chỉ đạo Bộ Tư pháp truy lùng các đối thủ của ông Trump. Chính ông Trump cũng đã từng tuyên bố với những người ủng hộ ông là ông là người sẽ giúp họ phục hận. Theo luật hiện hành, quân đội không đượ
Nghèo đói là yếu tố quyết định mạnh mẽ của bệnh Lao. Môi trường sống và làm việc đông đúc và kém thông gió thường liên quan đến nghèo đói, tạo thành các yếu tố gây nguy cơ trực tiếp cho việc lây truyền bệnh lao. Suy dinh dưỡng cũng là một yếu tố nguy cơ quan trọng để bệnh phát triển. Nghèo đói lại cũng liên quan đến tình trạng kém kiến thức về sức khỏe và từ đó thiếu những sự bảo vệ sức khỏe trong đời sống hàng ngày dẫn đến nguy cơ tiếp xúc và truyền bệnh.
Trong hai ngày Thứ Bảy & Chủ Nhật 17 & 18/08/2024, tại Bowers Museum, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt phối hợp cùng Trung Tâm Việt Nam Texas Tech University, Trung Tâm Nghiên Cứu Việt - Mỹ University of Oregon đã tổ chức hai buổi triển lãm và thảo luận về hai chủ đề: Cải Cách Ruộng Đất Miền Bắc Việt Nam và Cuộc Di Cư Năm 1954. Khoảng 1,000 lượt người đã đến tham dự hai sự kiện về lịch sử từ bảy thập niên trước. Có thể nói rằng lâu lắm rồi tại Thủ Đô Người Việt Tị Nạn mới có một sự kiện lịch sử được tổ chức với qui mô lớn và công phu như thế. Động lực nào đã khiến ba tổ chức chuyên nghiên cứu lịch sử cận đại Việt Nam cùng nhau tổ chức sự kiện này? Ông Châu Thụy, Giám Đốc Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt nói lời khai mạc, chào mừng mọi người đến với cuộc triển lãm và hội thảo, để cùng nhau ôn lại, nhìn theo những góc nhìn mới về hai sự kiện lịch sử vẫn còn ảnh hưởng đến người Việt cả trong nước lẫn hải ngoại đến tận ngày hôm nay.
Hiểu cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam đòi hỏi phải đặt nó trong một bối cảnh lịch sử rộng lớn hơn, thay vì xem xét nó một cách tách biệt. Được khởi xướng bởi Đảng Cộng sản Việt Nam vào năm 1953, cải cách ruộng đất bị ảnh hưởng sâu sắc bởi các sự kiện biến động sau Thế chiến II. Sự kết thúc của cuộc chiến, nạn đói năm 1945, và cuộc đấu tranh sau đó để giành độc lập khỏi ách thực dân Pháp đã tạo ra một không khí cách mạng ở Việt Nam. Cuộc chiến tranh Pháp-Việt (1946-1954) đã làm tăng sự cấp bách cho những thay đổi xã hội và kinh tế triệt để khi Việt Minh tìm cách củng cố quyền lực và giải quyết các bất bình giữa người giàu và người nghèo do khai thác thực dân gây ra.
Cuối tuần vừa qua tôi đi dự hội thảo về Việt Nam tại Bảo tàng Bowers ở thành phố Santa Ana, thủ phủ của Quận Cam. Hai ngày hội thảo với hai chủ đề có liên quan với nhau là Cải cách Ruộng đất 1953-56 và Di cư 1954. Xong ngày đầu của hội thảo, đi ăn tối với một bạn sống ở Quận Cam từ năm 1978, khi biết chủ đề là về cải cách ruộng đất, bạn hỏi ngay: “Có hình Hồ Chí Minh cầm khăn khóc không?”. Bạn tôi ít quan tâm đến sinh hoạt cộng đồng nhưng cũng biết sử Việt vì là con trong gia đình bắc di cư 54, lớn lên tại miền Nam và sống ở đó cho đến khi vượt biển. Hình Hồ Chí Minh khóc và sự kiện bà Nguyễn Thị Năm đóng góp nhiều vàng cho Việt Minh rồi cũng bị đấu tố trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam từ 1953 đến 1956 có lẽ là những hiểu biết cơ bản của nhiều người Việt, dù không chứng kiến hay trực tiếp là nạn nhân trong sự việc. Những hình ảnh đó hôm nay cũng đã được trưng bày tại Bảo tàng Bowers và có trong bài nói chuyện của diễn giả tại hội thảo.
Chương trình Triển Lãm Và Thảo Luận Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt & Cuộc Di Cư 1954 vừa chấm dứt. Việt Báo đăng lại toàn bài của giáo sự Trần Huy Bích chiều Chủ Nhật ngày 18 tháng 8 tại Bowers Museum kể lại câu chuyện di cư của Ông và bối cảnh Bắc Việt những ngày tháng 8, 1954.
John Andrew Jackson vừa chào đời đã mang phận nô lệ, và được định sẵn là sẽ dành trọn kiếp sống tủi nhục trên những cánh đồng bông vải ở Nam Carolina. Nhưng, không cúi đầu trước số phận, Jackson đã thoát khỏi cảnh nô dịch, trở thành một diễn giả và văn nhân có ảnh hưởng lớn đến phong trào bãi nô. Ông cũng là nguồn cảm hứng cho tác phẩm kinh điển Uncle Tom's Cabin (Túp Lều của Chú Tom) của Harriet Beecher Stowe, xuất bản năm 1852. Cuốn tiểu thuyết nổi tiếng về chế độ nô lệ này được nhiều sử gia đánh giá là đã góp phần thúc đẩy cuộc Nội chiến của Hoa Kỳ.
(Little Saigon-VB) - Để đánh dấu 70 năm cuộc di cư Bắc Nam hậu Hội nghị Geneva; và cùng nhìn lại sự kiện Cải cách Ruộng đất ở miền Bắc Việt Nam dưới thời VNDCCH với tác động, hệ lụy trên cả nước đối với quốc gia, dân tộc Việt, Viện Bảo Tàng Di Sản Người Việt, Trung Tâm Việt Nam ĐH Texas Tech, Trung Tâm Nghiên Cứu Việt-Mỹ ĐH Oregon phối hợp tổ chức Triển Lãm Thảo Luận Cải Cách Ruộng Đất ở Bắc Việt và Cuộc Di Cư 1954: Hai Biến Cố Thay Đổi Lịch Sử Việt Nam Hiện Đại vào hai ngày: Thứ Bảy, ngày 17 tháng 8: Cải cách ruộng đất và đấu tranh giai cấp ở miền Bắc Việt Nam, 1953-1957; Chủ nhật, ngày 18 tháng 8: Cuộc di cư của gần 1 triệu người từ miền Bắc vào miền Nam năm 1954 tại Bowers Museum 2002 N. Main St, Santa Ana, CA 92706.
Ở Hy Lạp thời cổ đại, Thế vận hội Olympics không chỉ là sự kiện để các vận động viên thể hiện sức mạnh và tài năng, mà còn là dịp để những tâm hồn thi ca tỏa sáng – họ sẽ mang những vầng thơ của mình xướng lên trước đám đông khán giả đang háo hức. Và thời đó, các vận động viên cũng thường cậy nhờ những thi sĩ nổi tiếng sáng tác những bài thơ ca ngợi chiến thắng vinh quang của mình. Sau đó, những bài thơ này sẽ được các dàn hợp xướng biểu diễn trong các buổi lễ long trọng. Có một thời văn-võ đã song hành với nhau như thế.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.