Hôm nay,  

Phá Thai Và Đạo Đức Sinh Học: Các Nguyên Tắc Trong Tranh Luận Về Phá Thai Ở Hoa Kỳ

01/07/202200:00:00(Xem: 2967)
Picture1

ATLANTA, GA - 25 tháng 6: Mọi người diễu hành trên đường phố trong cuộc biểu tình phản đối phán quyết của Tòa án Tối cao trong Tổ chức Y tế Phụ nữ Dobbs v Jackson vào ngày 25 tháng 6 năm 2022 tại Atlanta, Georgia. Quyết định của Tòa án trong vụ Dobbs v Jackson Women's Health đã lật lại vụ án Roe v Wade 50 tuổi - loại bỏ quyền phá thai của liên bang. (Ảnh của Elijah Nouvelage / Getty Images)

 

ATLANTA, GA - 25 tháng 6: Mọi người diễu hành trên đường phố trong cuộc biểu tình phản đối phán quyết của Tòa án Tối cao trong Tổ chức Y tế Phụ nữ Dobbs v Jackson vào ngày 25 tháng 6 năm 2022 tại Atlanta, Georgia. Quyết định của Tòa án trong vụ Dobbs v Jackson Women's Health đã lật lại vụ án Roe v Wade 50 tuổi - loại bỏ quyền phá thai của liên bang. (Ảnh của Elijah Nouvelage / Getty Images)
 
Để chấm dứt những tranh cãi pháp lý xoay quanh việc phá thai sẽ đòi hỏi phải đạt được sự đồng thuận về mặt đạo đức. Nếu có thể trình bày rõ ràng quan điểm đạo đức của chúng ta và thấu hiểu quan điểm của người khác, tất cả các bên sẽ tiến đến gần hơn với một thỏa thuận có nguyên tắc. Bài tổng hợp này dựa theo các chi tiết phỏng dịch từ bài viết đăng trên The Conversation của Nancy S. Jecker, Giáo sư Đạo đức Sinh học và Nhân văn, School of Medicine, University of Washington, đã nghiên cứu các vấn đề đạo đức trong y học và chính sách y tế, bao gồm cả việc phá thai; và các vấn đề liên quan đến quyết định lật ngược án lệ Roe v Wade cuối tuần qua của Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ.

HOA KỲ – Tối Cao Pháp Viện Hoa Kỳ cuối tuần qua đã lật ngược án lệ nổi tiếng Roe v Wade 1973 - bảo vệ quyền phá thai của phụ nữ trong ba tháng đầu mang thai, với tỉ lệ phiếu 5-4. Cuộc bỏ phiếu chấm dứt quyền phá thai được sự ủng hộ của 5 trong số 6 thẩm phán 'bảo thủ' của tòa án, trong khi Chánh án John Roberts và 3 thẩm phán 'cấp tiến' phản đối.

Quyết định đảo ngược này của tòa cao nhất nước Mỹ tạo phản ứng khác nhau cho cả hai phía của cuộc tranh luận về phá thai.

Lật ngược án lệ Roe kiện Wade từ lâu đã trở thành mục tiêu của những người bảo thủ Cơ đốc giáo và nhiều thành viên đảng Cộng hòa.

Trong vụ kiện năm 1970, bà Norma McCorvey, gọi là Roe, đã nêu bị đơn là Henry Wade, khi đó là công tố viên quận Dallas.

Khi đó, McCorvey, 22 tuổi, đã mang thai đứa con thứ ba được 5 tháng.

Vào ngày 22/1/1973, Tòa án Tối cao Mỹ ban hành phán quyết 7-2 trong vụ Roe kiện Wade.

Phán quyết ghi rằng các quyền riêng tư theo thủ tục tố tụng và các điều khoản về quyền bình đẳng của Tu chính án thứ 14 mở rộng tới quyết định phá thai của phụ nữ trong 3 tháng đầu của thai kỳ sẽ "không bị nhà nước can thiệp".

Sang năm 1992, Tòa tối cao Mỹ xử vụ Planned Parenthood v Casey (Planned Parenthood kiện Casey), tái khẳng định rằng theo hiến pháp, phụ nữ có quyền phá thai cho đến thời điểm thai nhi có khả năng sống sót ngoài tử cung.

Nhưng giờ đây, các thẩm phán quyền uy nhất Hoa Kỳ đã xem lại án lệ Roe kiện Wade cho phép việc phá thai được thực hiện trước khi thai nhi có thể tồn tại bên ngoài tử cung - từ 24 đến 28 tuần của thai kỳ.

Bằng cách xóa bỏ phá thai như một quyền hiến định, phán quyết của Tòa tối cao Mỹ khôi phục khả năng các bang sẽ thông qua luật cấm phá thai, gồm 26 tiểu bang được coi là chắc chắn hoặc có khả năng cấm phá thai tại Mỹ.

Ba thẩm phán tòa tối cao - Stephen Breyer, Sonia Sotomayor và Elena Kagan - là phe 'cấp tiến' bỏ phiếu phản đối nhóm 'bảo thủ' thắng thế tại tòa tối cao.

Phán quyết ngày 24/6 của Tòa tối cao Mỹ đánh dấu một chiến thắng được chờ đợi từ lâu của những người chống phá thai. Những người ủng hộ quyền phá thai nói rằng việc lật ngược án lệ 1973 sẽ có tác động xấu, ảnh hưởng sâu rộng đối với phụ nữ da đen và gốc Latin, những người có nhiều khả năng thiếu tiền và không có điều kiện ra khỏi tiểu bang để phá thai.
 
Các cuộc tranh luận gay gắt về phán quyết thường bị chi phối bởi chính trị. Ít có người chú ý đến vấn đề đạo đức hơn, dù đó mới chính là cốt lõi của những tranh cãi.

Các phương pháp tiếp cận đạo đức sinh học đối với việc phá thai thường tuân theo 4 nguyên tắc: tôn trọng quyền tự chủ của bệnh nhân (Patient autonomy); tránh làm điều gây hại (nonmaleficence); làm điều có lợi (beneficence); và công lý (justice). Những nguyên tắc này được phát triển lần đầu tiên những năm 1970 để hướng dẫn cho các nghiên cứu liên quan đến các đối tượng là con người. Ngày nay, chúng là hướng dẫn cần thiết cho nhiều bác sĩ và nhà đạo đức học trong các vụ kiện tụng liên quan tới y tế.

Quyền tự chủ của bệnh nhân (Patient’s autonomy)

Nguyên tắc đạo đức về quyền tự chủ quy định rằng bệnh nhân có quyền tự quyết định về việc chăm sóc y tế cho mình khi có thể. American Medical Association’s Code of Medical Ethics công nhận quyền “được biết thông tin và đặt câu hỏi về các phương pháp điều trị được khuyến nghị” cho bệnh nhân để họ “cân nhắc kỹ lưỡng và đưa ra các quyết định mình được chăm sóc như thế nào.” Sự tôn trọng quyền tự chủ được ghi nhận trong các luật về sự đồng ý được nhận thông báo, bảo vệ quyền của bệnh nhân được biết các lựa chọn y tế có sẵn và đưa ra quyết định theo ý nguyện của họ.

Một số nhà đạo đức sinh học coi việc tôn trọng quyền tự chủ hỗ trợ cho quyền lựa chọn phá thai, lập luận rằng nếu một người mang thai muốn kết thúc thai kỳ thì nhà nước không nên can thiệp. Theo cách giải thích của quan điểm này, nguyên tắc tự chủ có nghĩa là một người sở hữu cơ thể họ và được tự do quyết định những gì xảy ra bên trong và với cơ thể họ.

Những người phản đối việc phá thai không nhất thiết phải tranh cãi về tính hợp lý của việc tôn trọng quyền tự chủ của mọi người, nhưng thay vào đó, họ có thể không đồng ý về cách giải thích nguyên tắc này. Một số người coi một thai phụ đang mang thai là “hai bệnh nhân” – người mang thai và thai nhi.
Một cách để ‘giảng hòa’ cho các quan điểm đối lập này, triết học gia Jeff McMahan có viết, một con người “ngày càng có ý thức, có suy nghĩ và tự chủ thì mức độ bị tổn hại mà họ có thể đối mặt cũng ngày càng tăng theo.” Theo quan điểm này, thai nhi ở giai đoạn cuối sẽ có nhiều quyền lợi hơn so với khi vừa mới thụ tinh, và do đó, việc phá thai diễn ra càng ở giai đoạn cuối, thì càng gây hại tới lợi ích phát triển của thai nhi. Ở Hoa Kỳ, có 92.7% các ca nạo phá thai xảy ra ở tuần 13 của thai kỳ hoặc sớm hơn, lúc này quyền của người mang thai thường có thể cao hơn quyền của thai nhi. Tuy nhiên, ở giai đoạn sau của thai kỳ, các quyền được quy cho thai nhi có thể sẽ lớn hơn so với quyền của thai phụ. Việc cân bằng các tuyên bố này vẫn còn gây tranh cãi.

Tránh Gây Tổn Hại và Làm Điều Có Lợi

Nguyên tắc đạo đức “không gây tổn hại” nghiêm cấm việc cố ý làm tổn hại hoặc gây thương tích cho bệnh nhân. Nguyên tắc này đòi hỏi sự chăm sóc về mặt y tế để giảm thiểu nguy hiểm. Tránh Gây Tổn Hại (Nonmaleficence) thường được kết hợp với nguyên tắc lợi ích (Beneficence), nghĩa vụ mang lại lợi ích cho bệnh nhân. Cả 2 nguyên tắc này nhấn mạnh đến việc làm nhiều điều tốt hơn là gây hại.

Giảm thiểu nguy cơ gây hại là công cụ chính Tổ chức Y tế Thế giới WHO sử dụng để phản đối việc cấm phá thai, vì những người mang thai đối mặt với các rào cản phá thai thường tìm đến các phương pháp không an toàn, đây là nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và bệnh tật, vốn có thể tránh được, ở các bà mẹ trên toàn thế giới.

Mặc dù 97% ca nạo phá thai không an toàn xảy ra ở các nước đang phát triển, nhưng với các nước đã phát triển bị thu hẹp quyền nạo phá thai, nó cũng tạo ra những tác hại khôn lường. Thí dụ, ở Ba Lan, các bác sĩ lo sợ bị truy tố đã do dự tiến hành điều trị ung thư trong thời kỳ mang thai, hoặc loại bỏ thai nhi sau khi người mang thai bị vỡ ối sớm trước khi bào thai còn sống. Tại Hoa Kỳ, luật phá thai hạn chế ở một số tiểu bang, như Texas, có quy định phức tạp về chăm sóc y tế đối với những ca sẩy thai và mang thai với nguy cơ cao, khiến tính mạng của thai phụ gặp rủi ro.

Tuy nhiên, những người dân Hoa Kỳ ủng hộ việc lật ngược án lệ Roe chủ yếu lo ngại về tác hại đối với thai nhi. Bất kể thai nhi có được coi là một người hay không, thai nhi đều có thể mong muốn tránh bị đau đớn. Vào cuối thai kỳ, một số nhà đạo đức học cho rằng việc chăm sóc nhân đạo cho thai phụ nên bao gồm giảm thiểu cơn đau cho thai nhi bất kể thai kỳ có tiếp tục hay không. Khoa học thần kinh cho rằng khả năng trải nghiệm cảm giác hoặc cảm giác của con người phát triển từ tuần 24 đến 28 thai kỳ.

Công lý

Công lý, một nguyên tắc cuối cùng của đạo đức sinh học, đòi hỏi phải giải quyết các trường hợp tương tự một cách tương tự. Nếu người mang thai và thai nhi được xem là bình đẳng về mặt đạo đức, nhiều người cho rằng sẽ là bất công khi giết thai nhi để tự vệ, nếu bào thai đe dọa tính mạng của người mang thai. Những người khác cho rằng ngay cả khi tự vệ, việc chấm dứt sự sống của thai nhi cũng là sai, vì thai nhi không phải chịu trách nhiệm về mặt đạo đức đối với bất kỳ mối đe dọa nào mà việc mang thai gây ra.

Tuy nhiên, những người bảo vệ quyền phá thai chỉ ra rằng ngay cả khi phá thai dẫn đến cái chết của một người vô tội (thai nhi), thì đó không phải là mục tiêu của nó. Nếu đạo đức của một hành động được đánh giá theo mục tiêu của nó, thì việc phá thai có thể được biện minh trong những trường hợp hành động đó thực hiện với mục đích đạo đức, chẳng hạn như cứu sống một người phụ nữ hoặc bảo vệ khả năng chăm sóc những đứa con đang hiện hữu của một gia đình. Những người bảo vệ quyền phá thai cũng cho rằng ngay cả khi chấp nhận rằng thai nhi có quyền được sống, thì một người cũng không có quyền được có tất cả mọi thứ họ cần để sống. Thí dụ: có quyền được sống không đồng nghĩa với việc có quyền đe dọa sức khỏe hoặc tính mạng của người khác, hoặc lấn át các kế hoạch và mục tiêu cuộc sống của người khác.

Công lý cũng giải quyết vấn đề phân chia đồng đều giữa lợi ích và gánh nặng. Trong số các quốc gia giàu có, Hoa Kỳ có tỷ lệ tử vong liên quan đến mang thai và sinh con cao nhất. Nếu không có sự bảo vệ của pháp luật đối với việc phá thai, việc mang thai và sinh con đối với phụ nữ Hoa Kỳ có thể gặp nhiều nguy hiểm hơn. Các nghiên cứu cho thấy phụ nữ có nhiều khả năng tử vong khi đang mang thai hoặc ngay sau khi sinh, ở những bang có chính sách hạn chế phá thai nhất.

Các nhóm cộng đồng thiểu số sẽ bị thiệt thòi nhiều nhất nếu quyền được phá thai bị hạn chế, vì họ sử dụng dịch vụ phá thai với tỷ lệ không tương xứng. Thí dụ, ở Mississippi, người da màu chiếm 44% dân số, nhưng tới 81% số ca phá thai. Các bang khác cũng tương tự, khiến một số nhà hoạt động y tế kết luận rằng “hạn chế phá thai là phân biệt chủng tộc.”

Các nhóm yếu thế khác, bao gồm cả các gia đình có thu nhập thấp, cũng có thể bị ảnh hưởng nặng nề bởi các quy định hạn chế phá thai vì chi phí phá thai dự kiến sẽ đắt đỏ hơn.

Không bàn về chính trị, phá thai đặt ra những câu hỏi sâu sắc về đạo đức vẫn chưa có lời giải đáp, trong khi các tòa án lại được phép giải quyết bằng cách sử dụng công cụ luật vô cảm. Nghĩ theo hướng này, thì phá thai “bắt đầu với lập luận đạo đức mà lại kết thúc thành tranh luận pháp lý,” theo cách nói của học giả luật và đạo đức Katherine Watson.

Để chấm dứt những tranh cãi pháp lý xoay quanh việc phá thai sẽ đòi hỏi phải đạt được sự đồng thuận về mặt đạo đức. Tóm lại, việc trình bày rõ ràng quan điểm đạo đức của chúng ta và thấu hiểu quan điểm của người khác sẽ có thể đưa tất cả các bên đến gần hơn với một thỏa thuận có nguyên tắc.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Viễn cảnh một ĐBSCL khô hạn và sa mạc hoá, không lẽ đây là “gia tài của mẹ”, một di sản thế hệ này để lại cho các thế hệ con cháu trong tương lai. Đây là cái giá rất đắt mà Việt Nam phải trả cho chuỗi những con đập thuỷ điện thượng nguồn và các dự án chuyển dòng lấy nước từ con sông Mekong, trong đó có con Kênh Phù Nam Techo... Một vấn đề nhức nhối và hết sức trọng đại hiện nay được nhà văn Ngô Thế Vinh, với cái tâm tha thiết luôn hướng về sinh mệnh đất nước và dân tộc Việt Nam, phân tích và nhận định trong bài viết công phu sau. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
✱ NARA: Thượng viện mở cuộc điều tra về Hoạt động Tình báo của Chính phủ nhằm điều tra âm mưu ám sát các nhà lãnh đạo nước ngoài của CIA, và sau 40 năm vào ngày 7.7.2015 bản văn được công khai ✱ NARA: HĐQMCM hội họp tìm cách giải quyết số phận của 2 anh em ông Diệm-Nhu. Quyết định chung cuộc là giết 2 ông Diệm-Nhu. Hội đồng chọn Đại Úy Nhung làm người thi hành lệnh xử tử. ✱ BNG/Đại sứ Lodge: Tướng Khánh nói với tôi chiếc cặp (của ông Diệm) đựng một triệu đô la Mỹ “mệnh giá lớn nhất”. Tướng Minh đã giữ chiếc cặp và chưa bao giờ giao nộp nó. Tướng Minh vào thời gian này đã lấy được 40 ký vàng miếng...
Israel đang tập trung quân đội tại khu vực biên giới giáp với Dải Gaza dự kiến cho một cuộc tấn công trên bộ. Đồng thời, họ cũng đang gấp rút sơ tán các ngôi làng ở gần biên giới với Lebanon vì lo ngại mặt trận thứ hai mở ra ở phía bắc. Hizbullah, một nhóm chiến binh Shia được Iran hậu thuẫn có trụ sở tại Lebanon, từng đụng độ với Israel. Cả hai bên, một nhà báo và ít nhất hai thường dân Lebanon đã thiệt mạng. Iran cảnh báo lực lượng ủy nhiệm sắp tung ra “đòn phủ đầu” chống lại Israel. Trước đây, Hizbullah đã từng tham chiến để ủng hộ Hamas, nhóm chiến binh kiểm soát Gaza. Sự tham gia của họ vào cuộc xung đột hiện tại sẽ đẩy căng thẳng leo thang đáng kể. Vậy Hizbullah là gì và đáng gờm đến mức nào?
"Dự án Kênh Phù Nam tại Cam Bốt do Trung Quốc đỡ đầu, tuy nói là tuyến thủy vận thôi nhưng vẫn có thể là kênh dẫn thủy nhập điền. Trung Quốc có chiến lược khai thác mối hận thù giữa dân tộc Cam Bốt và Việt Nam để chia rẽ họ, đồng thời tài trợ hàng chục tỉ Mỹ kim mua chuộc Lào và Cam Bốt, ràng buộc họ thành con nợ, để cô lập Việt Nam. Bài tham luận này trình bày một chiến lược hoàn toàn mới cho Việt Nam và liên minh chiến lược cho Việt Nam và Cam Bốt để đối phó với Trung Quốc và Lào." Đó là lời Dẫn nhập bài biên khảo về dự án đào kênh Phù Nam của Cam Bốt, bài của kỹ sư Phạm Phan Long, một chuyên gia về Đồng bằng sông Cửu Long. Sau bài viết của nhà văn Ngô Thế Vinh, đây là tiếng chuông cảnh báo thứ hai về vấn đề này. Việt Báo trân trọng giới thiệu.
Trong công cuộc chiến đấu chống thực dân Pháp để giành lại chủ quyền cho dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ cho đất nước Việt Nam, tiền nhân của chúng ta đã gian khổ cùng một lòng đánh đuổi bọn xâm lăng ra khỏi mảnh đất thân yêu mà Tổ tiên ta đã bao đời dầy công gầy dựng. Cho nên nhìn lại dòng lịch sử dân tộc từ Bắc vào Nam ở đâu và lúc nào cũng có những vị anh hùng dân tộc đứng lên liều mình cứu nước chống giặc ngoại xâm...
Dự án “Funan Techo Canal” nhằm phục hồi một hệ thống đường thủy đã được xây dựng và vận hành từ triều đại Đế chế Funan-Khmer [sic] có từ khoảng 500 năm trước Công Nguyên. Công trình này nhằm cải thiện giao thông đường thủy trong lãnh thổ Cam Bốt. Con kênh này có chiều dài 180 km, kết nối 4 tỉnh: Kandal, Takeo, Kampot, và Kep. Mục đích chính của dự án này như một kết nối lại với lịch sử và nhằm cải thiện giao thông đường thủy cho các cộng đồng cư dân địa phương. Triển khai dự án này phù hợp với cam kết của Cam Bốt theo điều khoản 1 và 2 của Hiệp Định Sông Mekong 1995, với sự bình đẳng về chủ quyền, tôn trọng những quyền hạn và các lợi ích chính đáng..
Người nhập cư Việt Nam được biết đến với “đạo đức làm việc” mạnh mẽ của họ. Họ sẵn sàng bỏ ra nhiều giờ và hy sinh để đạt được mục tiêu của mình. Tính cần cù này đã giúp họ thành công trong nhiều lĩnh vực, bao gồm kinh doanh, giáo dục và các ngành nghề khác...
Sau một vài năm ở Mỹ và đã quen hơn với vùng đất mới của họ, những người nhập cư Việt Nam đã chuyển đến các khu vực đô thị lớn để tạo ra các “biệt khu dân tộc” (ethnic enclaves) với những người Mỹ gốc Á khác...
Từ đợt đầu di tản sau biến cố 30/4/1975, chừng 125,000 người. Vào ngày 29 tháng 4 năm 1975, khi bộ đội miền Bắc tiến vào Sài Gòn, Hoa Kỳ đã ra lệnh sơ tán ngay lập tức nhân viên Hoa Kỳ và hàng nghìn quan chức quân sự và ngoại giao của miền Nam Việt Nam. Các kênh truyền hình tin tức Mỹ đã phát đi những hình ảnh đau lòng về cuộc không vận hỗn loạn, trong đó có đám đông công dân miền Nam Việt Nam tuyệt vọng tràn ngập ngoài cổng Đại sứ quán Mỹ ở Sài Gòn. Làn sóng đầu tiên đến vào năm 1975 như một phần của 140.000 người của Đông Dương được sơ tán ban đầu qua lệnh của Tổng thống Gerald Ford. Những người tị nạn đó, hầu hết đều có trình độ học vấn và nói được một ít tiếng Anh, đã nhận được sự chào đón nồng nhiệt từ công chúng Mỹ mong muốn được xóa bỏ ít nhiều mặc cảm tội lỗi về việc quân đội Mỹ đột ngột rời khỏi miền Nam Việt Nam. Đến năm 1978, kinh tế Mỹ bắt đầu suy thoái và sự chào đón nồng nhiệt này không còn nữa (1).
Giữa những hình ảnh cánh đồng hoa anh túc và những chiến hào sũng nước trong ký ức chung về Thế Chiến I, ít ai để ý đến sự hiện diện của các trại tù binh chiến tranh ở vùng đảo British Isles. Nhưng trong suốt cuộc chiến, Anh đã giam giữ gần 116,000 người trong các trại tù binh trên khắp đất nước, từ Cung điện Alexandra ở London đến một trang trại cũ trên Đảo Isle of Man. Trong số đó có một võ sĩ đấm bốc và nghệ sĩ biểu diễn xiếc người Đức tên là Joseph Pilates.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.