Bây giờ vẫn chưa phải là mùa hè, và sự kết hợp dữ dội giữa nhiệt và độ ẩm đã khiến gần một phần ba dân số Hoa Kỳ phải chịu cái nóng gay gắt gây nguy hiểm. Chỉ số nhiệt dự kiến sẽ đạt trên 100 độ F ở Minneapolis, Chicago, Cincinnati và trên khắp các khu vực rộng lớn của Trung Tây và Đông Nam.
Nhiệt độ ba con số, trong khi không phải là bất thường ở Tây Nam Hoa Kỳ, đến sớm hơn và thường xuyên hơn vào mùa hè do biến đổi khí hậu. Tệ hơn nữa, nhiệt độ trên mức trung bình luôn đeo bám suốt đêm - một hậu quả khác, các nghiên cứu khí hậu cho thấy, là hành tinh ngày càng ấm nóng lên. Tại các khu vực mà các viên chức chuyên môn đã ban hành cảnh báo nhiệt độ quá cao vào cuối tuần này, nhiệt độ vào ban đêm vẫn ở mức trên 75 độ, có nghĩa là người dân không được nghỉ ngơi vì nắng nóng vào ban đêm.
Trong đợt nắng nóng, một số việc quý vị có thể làm là hạn chế tiếp xúc với nhiệt bằng cách tắm nước mát, tránh hoạt động thể chất thể chất tối đa vào ban ngày và sử dụng máy điều hòa nhiệt độ nếu có sẽ giúp bạn và những người thân của bạn được an toàn. Quý vị cũng nên để ý các dấu hiệu cảnh báo của sự kiệt sức vì nóng, chẳng hạn như buồn nôn, đổ mồ hôi nhiều và mạch nhanh.
Việt Nam
Theo bản tin VOA - “An ninh, an toàn hàng hải và hàng không ở Biển Đông có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các nước trong khu vực và Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN)”, Thứ trưởng Quốc phòng Việt Nam, ông Hoàng Xuân Chiến, nói tại Hội nghị Quan chức Quốc phòng cấp cao các nước ASEAN mở rộng (ADSOM+) vào ngày 18/5.
Trong bài phát biểu tại hội nghị diễn ra ở Pnom Penh trong hai ngày 17-18/5, đại diện của Việt Nam đề cập đến sự cần thiết phải tuân thủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và đẩy nhanh việc sớm ký kết hiệp ước “thiết thực và hiệu quả” là Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
“Việt Nam nhất quán theo đuổi giải quyết các tranh chấp trên biển bằng các biện pháp hòa bình, trên cơ sở luật pháp quốc tế, trong đó có Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển (UNCLOS) năm 1982, Thông tấn xã Việt Nam dẫn lời ông Chiến nói.
Đề cập đến những diễn biến phức tạp mới liên quan đến các vấn đề an ninh truyền thống và những thách thức an ninh phi truyền thống, đại diện của Việt Nam khẳng định về đường lối “đối ngoại độc lập” cùng với việc đa phương hóa, đa dạng hóa mối quan hệ và mong muốn các nước giải quyết mâu thuẫn, bất đồng bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở tôn trọng luật pháp quốc tế.
Hội nghị ADSOM+ năm nay do Campuchia chủ trì, với sự tham gia của các quan chức quốc phòng hàng đầu đến từ các nước thành viên ASEAN và từ Nga, Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia, New Zealand, Ấn Độ cũng như đại diện từ Ban Thư ký ASEAN.
Tại hội nghị, đại diện các nước cũng thảo luận về sự hợp tác hiện tại của khối, xem xét các sáng kiến mới cho Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng (ADMM), các văn kiện sẽ đệ trình lên ADMM và ADMM + để thông qua vào năm 2022, trong đó bao gồm các sáng kiến mới, Tuyên bố Tầm nhìn Phnom Penh về vai trò của các cơ quan quốc phòng ở các nước ASEAN trong việc hỗ trợ công tác khôi phục hậu COVID-19, và tuyên bố chung ADMM và ADMM +.
Phát biểu tại cuộc họp, ông Chiến nói việc tổ chức trực tiếp các hội nghị, trong đó có ADSOM và ADSOM+, tạo điều kiện hơn cho các nước tham gia có cơ hội chia sẻ quan điểm về vấn đề cùng quan tâm. Ông Hoàng Xuân Chiến cũng thông báo về việc Việt Nam sẽ tổ chức Hội nghị thường niên Mạng lưới Trung tâm gìn giữ hòa bình ASEAN (APCN) vào tháng 9 này.
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam cũng đã có cuộc gặp người đồng cấp Nhật Bản Tsuchimichi Akihiro bên lề ADSOM. Hai bên nhất trí tiếp tục tăng cường hợp tác, tham vấn và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, đồng thời hợp tác chặt chẽ để hoàn thành vai trò đồng chủ tịch nhóm công tác của các chuyên gia ADMM+ về các hoạt động gìn giữ hòa bình giai đoạn 2021-2023.
Việt Nam xếp gần cuối bảng Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới 2022
Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2022 do Tổ chức Phóng Viên Không Biên giới (RSF) công bố ngày 3/5 xếp Việt Nam ở vị trí 174 trên 180 quốc gia và vùng lãnh thổ. Với thứ hạng này, Việt Nam có tăng một bậc so với chỉ số năm ngoái, theo bản tin của RFA.
Các chỉ số cụ thể của Việt Nam được nêu ra gồm chỉ số chính trị ở hạng 173, chỉ số kinh tế xếp hạng 176, chỉ số lập pháp 172, chỉ số xã hội 170 và chỉ số an ninh 170.
Trong thông cáo báo chí phát đi nhân ngày Tự do Báo chí Thế giới 3/5, RSF nhận định rằng tình trạng phân cực trong lĩnh vực truyền thông tăng gấp hai lần do thực trạng hỗn loạn thông tin. Thực tế phân cực tạo nên chia rẽ trong chính các nước cũng như phân cực giữa các quốc gia ở cấp độ quốc tế.
Chỉ số Tự do Báo chí Thế giới năm 2022 của RSF nêu rõ những tác động tệ hại của không gian thông tin mạng toàn cầu hóa và không theo qui định dẫn đến khuyến khích đưa tin giả và tuyên truyền.
Thông cáo cho biết tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá, các chỉ số được dựa trên căn bản khảo sát định lượng về những vụ vi phạm , lạm dụng quyền tự do báo chí đối với các phóng viên và giới truyền thông; song song đó là căn cứ chất lượng dựa trên đánh giá của hằng trăm chuyên gia về tự do báo chí theo bảng câu hỏi được RSF đưa ra. Bảng với 123 câu hỏi được cập nhật nhằm có được đánh giá tốt hơn về những thách thức mới gồm những thách thức liên quan đến số hóa truyền thông.
Truyền thông Việt Nam vẫn bị cho là chịu sự kiểm soát chặt chẽ của Đảng Cộng sản độc quyền lãnh đạo. Giới phóng viên và các bloggers độc lập thường bị bỏ tù khiến Việt Nam thuộc nhóm bỏ tù nhà báo nhiều nhất đứng hàng thứ ba thế giới.
Thống kê của RSF cho thấy có chừng 40 nhà báo đang bị giam cầm tại những nhà tù vốn tiếng là ngược đãi tù nhân ở Việt Nam. Trong số những người đang bị cầm tù có những người thuộc Hội Nhà báo Độc lập Việt Nam, nhóm Báo Sạch và bà Phạm Đoan Trang.
Theo bảng xếp hạng năm 2022 về Chỉ số Tự do Báo chí của RSF, Việt Nam đứng trên Trung Quốc, Myanmar và Bắc Hàn.
Thứ trưởng Ngoại giao Mỹ lại nêu vấn đề nhân quyền với lãnh đạo Việt Nam
Tin VOA, trong chuyến công du vừa qua đến Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã đề cập đến vấn đề nhân quyền với giới lãnh đạo Việt Nam. Đây là lần thứ hai liên tiếp trong hơn một tháng qua nhà ngoại giao quan trọng thứ nhì của Hoa Kỳ nêu vấn đề nhân quyền với Hà Nội trong khi truyền thông Việt Nam phớt lờ vấn đề nhạy cảm này.
Hôm 14/6, một thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết vào ngày 13/6, tại Hà Nội, Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Wendy Sherman đã có các cuộc gặp với Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Thứ trưởng ngoại giao Hà Kim Ngọc, Trưởng Ban đối ngoại Trung ương Đảng Lê Hoài Trung và Thứ trưởng Quốc phòng Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến.
Trong các cuộc gặp này, Thứ trưởng Ngoại giao Sherman nhấn mạnh tầm quan trọng của Quan hệ Đối tác Toàn diện giữa Hoa Kỳ và Việt Nam và việc Hoa Kỳ ủng hộ một Việt Nam mạnh mẽ, thịnh vượng và độc lập.
“Thứ trưởng Ngoại giao Sherman cũng thảo luận về vấn đề nhân quyền ở Việt Nam và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc duy trì đối thoại song phương”, thông cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ viết.
Bà Sherman viết trên Twitter hôm 13/6: “Rất vui được gặp người bạn tốt của tôi, Thứ trưởng Ngoại giao Hà Kim Ngọc hôm nay tại Hà Nội. Chúng tôi đã trao đổi quan điểm về những diễn biến ở Biển Đông, tiểu vùng sông Mekong, cuộc chiến của Nga ở Ukraine và nhân quyền”.
Tiếp xúc với báo giới trước khi kết thúc chuyến thăm Việt Nam từ ngày 10 đến 13-6, bà Sherman nói rằng đó là chuyến công du “rất hiệu quả”. Bà cho biết đã gặp gỡ và thảo luận với phía Việt Nam nhiều vấn đề có ý nghĩa với quan hệ song phương như thương mại và phát triển kinh tế, hợp tác năng lượng sạch và y tế, các vấn đề an ninh trong đó có an ninh hàng hải.
Truyền thông Việt Nam không đề cập đến chủ đề nhân quyền trong các cuộc tiếp xúc giữa bà Sherman với giới lãnh đạo Việt Nam.
Trước đó, hôm 12/5 tại thủ đô Washington, Thứ trưởng Sherman đã nêu vấn đề nhân quyền với ông Hà Kim Ngọc, hối thúc Hà Nội tuân thủ các cam kết quốc tế về quyền con người.
Bà Sherman nêu vấn đề nhân quyền với Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, cựu Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ, người tháp tùng Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính trong chuyến công du tại thủ đô Hoa Kỳ tham dự Hội nghị Thượng đỉnh Hoa Kỳ-ASEAN từ ngày 12-13/5.
Thứ trưởng Ngoại giao Sherman nêu lên vấn đề nhân quyền và “tầm quan trọng của việc Việt Nam thực hiện các nghĩa vụ và cam kết quốc tế về quyền con người”, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ Ned Price cho biết vào tối ngày 12/5.
Nhân quyền, từ lâu đã là vấn đề nhạy cảm nhất trong quan hệ giữa Hoa Kỳ và Việt Nam, và hai bên thường có các phát biểu bất đồng do tồn tại các khác biệt, dù đã qua hơn 25 lượt đối thoại thường niên về nhân quyền.
Giới tranh đấu cho nhân quyền Việt Nam tin rằng chính phủ Hoa Kỳ luôn đặt vấn đề nhân quyền là một trong những ưu tiên trong quan hệ đối ngoại với Việt Nam, với việc Washington liên tục thúc ép Hà Nội thả tù nhân chính trị.
Theo tổ chức Theo dõi nhân quyền (HRW), ở Việt Nam hiện có hơn 150 tù nhân chính trị bị giam giữ chỉ vì đã thực thi các quyền cơ bản của mình. Các blogger và nhà hoạt động nhân quyền hàng ngày phải đối mặt với nạn sách nhiễu, đe dọa, theo dõi và thẩm vấn của công an.
“Trong một chế độ độc đảng công an trị không chấp nhận bất đồng chính kiến, các nhà hoạt động bị tạm giam trong thời gian dài mà không được tiếp xúc với luật sư hay gia đình”, HRW cho biết.
Hàng năm Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ công bố báo cáo về tình hình nhân quyền Việt Nam, theo đó cho rằng chính quyền Việt Nam bắt bớ tùy tiện những người lên tiếng ôn hòa bảo vệ nhân quyền, vi phạm quyền tự do phát biểu, tự do báo chí.
Bộ ngoại giao Việt Nam thường lên tiếng phản bác các báo cáo này, cho rằng nhận định của phía Mỹ là “không khách quan”, “không phản ánh tình hình thực tế tại Việt Nam”.
Thế Giới
Kho Vũ Khí Hạt Nhân Thế Giới Có Chuyển Biến Đáng Ngại Kể Từ Chiến Tranh Lạnh
STOCKHOLM – Kho vũ khí hạt nhân toàn cầu dự kiến sẽ tăng lên trong những năm tới, lần đầu tiên kể từ Chiến Tranh Lạnh, với nguy cơ khả năng sử dụng những vũ khí này ở mức cao nhất trong nhiều thập niên, theo trang Reuters đưa tin ngày Chủ Nhật, 12 tháng 6 năm 2022.
Viện nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm (Stockholm International Peace Research Institute – SIPRI) cho biết trong một nghiên cứu mới, việc Nga xâm lược Ukraine và sự ủng hộ của phương Tây đối với Kyiv đã làm gia tăng căng thẳng giữa 9 quốc gia có trang bị vũ khí hạt nhân trên thế giới.
Dù số lượng vũ khí hạt nhân đã giảm nhẹ trong khoảng thời gian từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 1 năm 2022, SIPRI cho biết nếu các cường quốc hạt nhân không có hành động ngay lập tức, kho đầu đạn hạt nhân trên toàn thế giới có thể sẽ sớm tăng số lượng, lần đầu tiên sau nhiều thập niên.
“Tất cả các quốc gia trang bị vũ khí hạt nhân đều đang tăng hoặc nâng cấp kho vũ khí và hầu hết đều đang củng cố vị trí và vai trò của vũ khí hạt nhân trong chiến lược quân sự của họ,” Wilfred Wan, Giám đốc Chương trình Vũ khí Hủy diệt Hàng loạt của SIPRI, cho biết trong cuốn kỷ yếu 2022 (2022 yearbook), và nhấn mạnh rằng, “Đây là một xu hướng rất đáng lo ngại.”
Ba ngày sau khi Moscow xâm lược Ukraine, cuộc chiến mà Điện Kremlin luôn gọi là “chiến dịch quân sự đặc biệt,” Tổng thống Vladimir Putin đã đặt lực lượng răn đe hạt nhân của Nga trong tình trạng báo động cao. Ông cũng cảnh báo về những hậu quả “chưa từng thấy trong toàn bộ lịch sử” đối với các quốc gia cản đường Nga.
Nga có kho vũ khí hạt nhân lớn nhất thế giới với tổng cộng 5,977 đầu đạn, nhiều hơn Hoa Kỳ khoảng 550 đầu đạn. Hai nước sở hữu hơn 90% đầu đạn của thế giới, dù SIPRI cho biết Trung Quốc cũng đang trong giai đoạn mở rộng với ước tính hơn 300 hầm chứa tên lửa mới.
SIPRI cho biết số lượng đầu đạn hạt nhân trên toàn cầu đã giảm xuống còn 12,705 đầu đạn hạt nhân vào tháng 1 năm 2022 từ con số 13,080 đầu đạn trong tháng 1 năm 2021. Ước tính có khoảng 3,732 đầu đạn được triển khai cùng tên lửa và máy bay, và khoảng 2,000 đơn vị – gần như tất cả thuộc về Nga hoặc Hoa Kỳ - được giữ nguyên trong trạng thái sẵn sàng cao độ.
Chủ tịch hội đồng quản trị SIPRI kiêm cựu Thủ tướng Thụy Điển Stefan Lofven cho biết: “Mối quan hệ giữa các cường quốc trên thế giới đã xấu hơn vào thời điểm mà nhân loại và hành tinh phải đối mặt với một loạt các thách thức chung sâu đậm và cấp bách, những thách thức chỉ có thể giải quyết bằng hợp tác quốc tế.”
Tình hình Ukraine: Nga Vi Phạm Hiệp Ước Quốc Tế
Hội Ân xá Quốc tế đã lên tiếng rằng quân Nga đã 7 lần bắn bom chùm (cluster munition rockets) tại thành phố Kharkiv lớn thứ 2 tại Ukraine, làm nhiều dân thường chết. Các hiệp ước quốc tế hiện cấm xài bom chùm, vì là loại bom khi nổ sẽ bung ra hàng trăm hay hàng ngàn bom bi nhỏ hơn, và là hành động bạo lực cố ý giết người chứ không chỉ để bắn sập một mục tiêu.
.
Hội Ân xá Quốc tế đã đưa nhân viên đến thành phố Kharkiv sau khi có báo cáo về việc sử dụng bom chùm, đã phỏng vấn 160 người, cả những người sống sót sau các vụ tấn công của Nga. Họ cũng thu thập và phân tích vật chứng tại các địa điểm báo cáo xảy ra đánh bom chùm.
.
Hội Ân xá Quốc tế đã đưa nhân viên đến thành phố Kharkiv sau khi có báo cáo về việc sử dụng bom chùm, đã phỏng vấn 160 người, cả những người sống sót sau các vụ tấn công của Nga. Họ cũng thu thập và phân tích vật chứng tại các địa điểm báo cáo xảy ra đánh bom chùm.
Ngoài ra, cảnh sát Ukraine đã cho biết xác của một số người Ukraine được khai quật từ một ngôi mộ tập thể vào đầu tuần này có dấu hiệu bị tra tấn, với hai tay bị trói sau lưng và có vết thương do đạn bắn ở đầu gối. Các nạn nhân được tìm thấy trong một ngôi mộ tập thể ở Bucha, gần Kyiv, nơi các nhà chức trách đã tìm thấy 1,316 xác kể từ khi quân Ukraine tái chiếm khu vực từ quân xâm lược Nga vào tháng 4/2022.
Andriy Nebytov, Tư lệnh cảnh sát khu vực Kyiv, nói với AP: “Những cú bắn vào đầu gối cho chúng tôi biết rằng mọi người đã bị tra tấn.“Hai tay bị trói vòng sau lưng bằng băng dính nói rằng mọi người đã bị bắt giữ [làm con tin] trong một thời gian dài và [quân Nga] đã cố gắng muốn họ khai về thông tin nào họ biết.” Không chỉ xác lính, mà cũng có 7 xác dân thường được tìm thấy trong ngôi mộ tập thể, hai trong số đó đã bị trói tay và bắn đầu gối.
.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một bài đăng trên Telegram đã cam kết quân đội Ukraine sẽ giải phóng vùng đất ở Donbas và ở khu vực Kharkiv, hiện do người Nga chiếm đóng: "Tất nhiên, chúng ta cũng sẽ giải phóng Crimea của chúng ta. Và hãy để mọi quan chức Nga đã chiếm giữ mảnh đất quý giá ở Crimea hãy nhớ rằng: đây không phải là vùng đất mà họ sẽ có hòa bình."
Andriy Nebytov, Tư lệnh cảnh sát khu vực Kyiv, nói với AP: “Những cú bắn vào đầu gối cho chúng tôi biết rằng mọi người đã bị tra tấn.“Hai tay bị trói vòng sau lưng bằng băng dính nói rằng mọi người đã bị bắt giữ [làm con tin] trong một thời gian dài và [quân Nga] đã cố gắng muốn họ khai về thông tin nào họ biết.” Không chỉ xác lính, mà cũng có 7 xác dân thường được tìm thấy trong ngôi mộ tập thể, hai trong số đó đã bị trói tay và bắn đầu gối.
.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky trong một bài đăng trên Telegram đã cam kết quân đội Ukraine sẽ giải phóng vùng đất ở Donbas và ở khu vực Kharkiv, hiện do người Nga chiếm đóng: "Tất nhiên, chúng ta cũng sẽ giải phóng Crimea của chúng ta. Và hãy để mọi quan chức Nga đã chiếm giữ mảnh đất quý giá ở Crimea hãy nhớ rằng: đây không phải là vùng đất mà họ sẽ có hòa bình."
Putin và Tập Hợp Tác
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, hôm thứ Tư đã đồng thuận mở rộng hợp tác năng lượng, tài chính và công nghiệp của hai nước. Theo Phòng báo chí của Điện Kremlin, tình hình này được đưa ra nhằm đáp trả các lệnh trừng phạt của phương Tây trong bối cảnh Nga đang xâm chiếm Ukraine.
Hơn nữa, cả hai nguyên thủ đều tuyên bố rằng quan hệ Nga-Trung Quốc đang ở “cấp độ cao và không ngừng được tăng cường”. Hai bên cũng tái khẳng định mong muốn "liên tục đẩy mạnh" quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược trên mọi lĩnh vực.
Trong buổi họp 2 lãnh tụ qua điện thoại, Tập tuyên bố thêm rằng Nga đang thực hiện "các hành động hợp pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia" trước những thách thức về an ninh quốc gia. (Có vẻ lời nói này khi ca ngợi Nga xâm lăng Ukraine là ám chỉ TQ sẽ có quyền xâm lăng Đài Loan.)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Tư tuyên bố rằng TQ sẽ tiếp tục ủng hộ một giải pháp hòa bình đối với cuộc chiến ở Ukraine giữa Nga và Ukraine, nhấn mạnh rằng tất cả các bên phải làm việc cùng nhau để đạt được "một giải pháp thỏa đáng."
Trong cuộc điện đàm với Putin, Tập đã chỉ ra rằng quan hệ TQ-Nga vẫn tích cực bất chấp tình hình bất ổn toàn cầu, vì Nga ủng hộ sáng kiến an ninh toàn cầu của TQ, cũng như [ủng hộ] các vấn đề nội bộ của Trung Quốc liên quan đến "cuộc khủng hoảng" Đài Loan.
Cùng lúc, cận thần của Vladimir Putin là Dmitry Medvedev (cựu tổng thống Nga và đang là phó chủ tịch Hội đồng An ninh của Liên bang Nga), đã viết trên Telegram vào hôm thứ Tư rằng Ukraine có thể sẽ không "tồn tại trên bản đồ thế giới" trong hai năm nữa.
Bài viết đăng lên dường như là bài đăng mới nhất trong một loạt các bình luận chống Ukraine có tính chất diệt chủng, xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Medvedev gọi người Ukraine là “lũ khốn nạn và cặn bã”.
Bài viết ghi nhận rằng Medvedev đã đọc các bản tin về việc Ukraine đang tìm kiếm một kế hoạch xin vay với các đồng minh phương Tây để nhập cảng khí đốt, Medvedev đã đặt vấn đề với Kyiv được cho là đã cam kết sẽ trả lại cho phương Tây trong thời gian hai năm. Medvedev đã viết : "Câu hỏi. Ai nói rằng trong hai năm nữa, Ukraine sẽ còn tồn tại trên bản đồ thế giới?”
Hơn nữa, cả hai nguyên thủ đều tuyên bố rằng quan hệ Nga-Trung Quốc đang ở “cấp độ cao và không ngừng được tăng cường”. Hai bên cũng tái khẳng định mong muốn "liên tục đẩy mạnh" quan hệ đối tác toàn diện và hợp tác chiến lược trên mọi lĩnh vực.
Trong buổi họp 2 lãnh tụ qua điện thoại, Tập tuyên bố thêm rằng Nga đang thực hiện "các hành động hợp pháp để bảo vệ lợi ích quốc gia" trước những thách thức về an ninh quốc gia. (Có vẻ lời nói này khi ca ngợi Nga xâm lăng Ukraine là ám chỉ TQ sẽ có quyền xâm lăng Đài Loan.)
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình hôm thứ Tư tuyên bố rằng TQ sẽ tiếp tục ủng hộ một giải pháp hòa bình đối với cuộc chiến ở Ukraine giữa Nga và Ukraine, nhấn mạnh rằng tất cả các bên phải làm việc cùng nhau để đạt được "một giải pháp thỏa đáng."
Trong cuộc điện đàm với Putin, Tập đã chỉ ra rằng quan hệ TQ-Nga vẫn tích cực bất chấp tình hình bất ổn toàn cầu, vì Nga ủng hộ sáng kiến an ninh toàn cầu của TQ, cũng như [ủng hộ] các vấn đề nội bộ của Trung Quốc liên quan đến "cuộc khủng hoảng" Đài Loan.
Cùng lúc, cận thần của Vladimir Putin là Dmitry Medvedev (cựu tổng thống Nga và đang là phó chủ tịch Hội đồng An ninh của Liên bang Nga), đã viết trên Telegram vào hôm thứ Tư rằng Ukraine có thể sẽ không "tồn tại trên bản đồ thế giới" trong hai năm nữa.
Bài viết đăng lên dường như là bài đăng mới nhất trong một loạt các bình luận chống Ukraine có tính chất diệt chủng, xuất hiện chỉ vài ngày sau khi Medvedev gọi người Ukraine là “lũ khốn nạn và cặn bã”.
Bài viết ghi nhận rằng Medvedev đã đọc các bản tin về việc Ukraine đang tìm kiếm một kế hoạch xin vay với các đồng minh phương Tây để nhập cảng khí đốt, Medvedev đã đặt vấn đề với Kyiv được cho là đã cam kết sẽ trả lại cho phương Tây trong thời gian hai năm. Medvedev đã viết : "Câu hỏi. Ai nói rằng trong hai năm nữa, Ukraine sẽ còn tồn tại trên bản đồ thế giới?”
Hoa Kỳ
Trump và Ủy Ban Đặc Nhiệm 6 tháng Một
Cựu Tổng thống Donald Trump đang bị chế giễu sau khi Ông đưa ra một tuyên bố dài 12 trang mà một phần là những câu nói điển hình của Trump nhưng sau đó là một trường hợp mà chiến dịch của ông đã đưa ra những câu hỏi ngớ ngẩn như "nhét phiếu [bầu vào thùng]" và Trump vu khống rằng các lá phiếu đếm sau nửa đêm [bầu cử] đều là phiếu gian lận. Bi hài vì Trump tự nghịch lý: tất cả các cuộc bầu cử xưa nay đều đếm phiếu nhiều tuần lễ sau ngày bầu cử cho hoàn tất, chứ không chỉ đếm phiếu sau nửa đêm.
Luật sư tranh cử của đảng Dân chủ Marc Elias đã lưu ý, các luật sư của Trump nên cho ông biết rằng những tuyên bố như thế này [bản văn 12 trang Trump đưa ra hôm Thứ Hai] có thể được sử dụng để chống lại ông trong bất kỳ hồ sơ pháp lý nào sắp tới. Thông thường, các luật sư khuyên thân chủ của họ nên im lặng và không nói ra.
Người viết tiểu sử về Trump, Tim O'Brien, đã chỉ ra rằng tuyên bố này là ngoan cố duy trì "lời nói dối lớn".
Người dẫn chương trình CNN Erin Burnett nói rằng nhiều tuyên bố Trump đưa ra rõ ràng là sai và ngay cả Fox News cũng đã không loan tải và lặp lại chúng.
Trong một bài viết trên báo Bulwark bảo thủ, nhà quan sát chính trị lâu năm William Saletan cho rằng một sự thực từ các phiên điều trần hồ sơ bạo loạn 6/1 về tội hình sự của Donald Trump trong cuộc nổi dậy ở Điện Capitol: Trump có thể không phải là một kẻ [cố ý] nói dối khi khẳng định cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đã bị đánh cắp và thay vào đó, và nguy hiểm là Trump bị ảo tưởng --- và như thế, đó là điều cần báo động vì các hành vi mất lý trí của Trump như thế.
Với việc cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Bill Barr nói rõ ràng trong lời khai được ghi lại rằng cựu tổng thống Trump đã "trở nên xa rời thực tế" khi Trump tìm cách lật ngược kết quả bầu cử, bài trên báo Bulwark viết rằng việc Trump sa vào các thuyết âm mưu bầu cử có thể không phải là một lần.
Để làm rõ trường hợp của mình, báo này viết, "Trump không nói dối theo cách mà các tổng thống khác đã làm. Trump chỉ đơn giản là không hiểu được sự thực. Trump từ chối chấp nhận những sự thật Trump không thích. Và mức độ bác bỏ sự thực như thế, ở một tổng thống, còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với nói dối."
Trump cũng có khả năng dính tội hình sự về tiền vận động. Ủy Ban hội thẩm đã đưa ra trường hợp rằng Trump, một cách sai luật moi tiền MAGA, theo nhà báo Domenico Montanaro viết tại NPR. Một điều tra viên nói với ủy ban rằng Trump đã gom rất nhiều tiền từ những người ủng hộ thông qua cáo buộc gian lận cử tri của ông - 150 triệu đô la chỉ trong tuần đầu tiên sau cuộc bầu cử.
Nhưng số tiền đã được chuyển đến một ủy ban PAC mới cho mục đích chính trị hoàn toàn, không phải dùng để ra tòa án như Trump hứa là "moi tội bầu cử gian lận".
Dân biểu Dân chủ Zoe Lofgren nói: “Vì vậy, không chỉ có sự bịa đặt lớn [của Trump] mà còn có chuyện Trump rút ruột tiền dân góp cho quỹ pháp lý [sang tiền vận động chính trị]”. Các thành viên ủy ban cho biết vấn đề này có lẽ là vấn đề duy nhất có thể khiến những người ủng hộ Trump khó chịu về Trump.
Luật sư tranh cử của đảng Dân chủ Marc Elias đã lưu ý, các luật sư của Trump nên cho ông biết rằng những tuyên bố như thế này [bản văn 12 trang Trump đưa ra hôm Thứ Hai] có thể được sử dụng để chống lại ông trong bất kỳ hồ sơ pháp lý nào sắp tới. Thông thường, các luật sư khuyên thân chủ của họ nên im lặng và không nói ra.
Người viết tiểu sử về Trump, Tim O'Brien, đã chỉ ra rằng tuyên bố này là ngoan cố duy trì "lời nói dối lớn".
Người dẫn chương trình CNN Erin Burnett nói rằng nhiều tuyên bố Trump đưa ra rõ ràng là sai và ngay cả Fox News cũng đã không loan tải và lặp lại chúng.
Trong một bài viết trên báo Bulwark bảo thủ, nhà quan sát chính trị lâu năm William Saletan cho rằng một sự thực từ các phiên điều trần hồ sơ bạo loạn 6/1 về tội hình sự của Donald Trump trong cuộc nổi dậy ở Điện Capitol: Trump có thể không phải là một kẻ [cố ý] nói dối khi khẳng định cuộc bầu cử tổng thống năm 2020 đã bị đánh cắp và thay vào đó, và nguy hiểm là Trump bị ảo tưởng --- và như thế, đó là điều cần báo động vì các hành vi mất lý trí của Trump như thế.
Với việc cựu Bộ Trưởng Tư Pháp Bill Barr nói rõ ràng trong lời khai được ghi lại rằng cựu tổng thống Trump đã "trở nên xa rời thực tế" khi Trump tìm cách lật ngược kết quả bầu cử, bài trên báo Bulwark viết rằng việc Trump sa vào các thuyết âm mưu bầu cử có thể không phải là một lần.
Để làm rõ trường hợp của mình, báo này viết, "Trump không nói dối theo cách mà các tổng thống khác đã làm. Trump chỉ đơn giản là không hiểu được sự thực. Trump từ chối chấp nhận những sự thật Trump không thích. Và mức độ bác bỏ sự thực như thế, ở một tổng thống, còn nguy hiểm hơn rất nhiều so với nói dối."
Trump cũng có khả năng dính tội hình sự về tiền vận động. Ủy Ban hội thẩm đã đưa ra trường hợp rằng Trump, một cách sai luật moi tiền MAGA, theo nhà báo Domenico Montanaro viết tại NPR. Một điều tra viên nói với ủy ban rằng Trump đã gom rất nhiều tiền từ những người ủng hộ thông qua cáo buộc gian lận cử tri của ông - 150 triệu đô la chỉ trong tuần đầu tiên sau cuộc bầu cử.
Nhưng số tiền đã được chuyển đến một ủy ban PAC mới cho mục đích chính trị hoàn toàn, không phải dùng để ra tòa án như Trump hứa là "moi tội bầu cử gian lận".
Dân biểu Dân chủ Zoe Lofgren nói: “Vì vậy, không chỉ có sự bịa đặt lớn [của Trump] mà còn có chuyện Trump rút ruột tiền dân góp cho quỹ pháp lý [sang tiền vận động chính trị]”. Các thành viên ủy ban cho biết vấn đề này có lẽ là vấn đề duy nhất có thể khiến những người ủng hộ Trump khó chịu về Trump.
Trong khi đó, Bộ Trưởng Tư Pháp New York Letitia James đã có kế hoạch điều tra 250 triệu đô la quyên góp mà Donald Trump nhận được sau khi Trump kêu gọi giúp tiền cho quỹ pháp lý để kiện vì cuộc bầu cử 2020 đã bị đánh cắp trong những tháng sau chiến thắng của Joe Biden, theo báo Business Insider.
Một nguồn tin thân cận với Bộ Trưởng James nói với báo này rằng James, trong khi điều tra về nghi vấn Trump gian lận tiền gây quỹ (vì nói quyên tiền để kiện vụ bầu cử nhưng không hề có quỹ pháp lý nào, mà nhận tiền là ủy ban PAC riêng của Trump), sẽ có thể yêu cầu quyền tài phán đối với bất kỳ người góp tiền nào ở New York.
Bản tin được đưa ra vài giờ sau khi James phóng tweet một lời cảnh báo khó hiểu để đáp lại các chi tiết mới "đáng lo ngại" được tiết lộ vào đêm thứ Hai bởi Ủy ban Hạ viện điều tra bạo loạn 6/1. James viết: “Nhiệm vụ của tôi là điều tra các cáo buộc về hành vi phạm luật xảy ra trong tiểu bang New York. Sự kiện [gạt tiền] này không phải là ngoại lệ."
Một tin buồn cho Trump: Vào đêm thứ Ba 14/6/2021, tòa án cấp cao nhất của New York đã xóa sổ nỗ lực cuối cùng của Trump và gia đình để né tránh việc ra tòa khai về hồ sơ điều tra khác đối với gian lận tài chánh của Trump Organization.
---- Một phóng viên điều tra gần đây đã có thời gian tiếp xúc với một quan chức Bộ Tư pháp cho biết ông "lạc quan" rằng cựu Tổng thống Donald Trump và các đồng minh của ông sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi tấn công nền dân chủ của họ. David Rohde, Trưởng phòng tin trực tuyến của The New Yorker, nói với "Morning Joe" của đài MSNBC rằng các cuộc điều trần của Ủy ban Hạ viện Điều tra Bạo lọan 6/1 đã đưa ra các bằng chứng quan trọng có thể quy tội hình sự cho Trump.
Một nguồn tin thân cận với Bộ Trưởng James nói với báo này rằng James, trong khi điều tra về nghi vấn Trump gian lận tiền gây quỹ (vì nói quyên tiền để kiện vụ bầu cử nhưng không hề có quỹ pháp lý nào, mà nhận tiền là ủy ban PAC riêng của Trump), sẽ có thể yêu cầu quyền tài phán đối với bất kỳ người góp tiền nào ở New York.
Bản tin được đưa ra vài giờ sau khi James phóng tweet một lời cảnh báo khó hiểu để đáp lại các chi tiết mới "đáng lo ngại" được tiết lộ vào đêm thứ Hai bởi Ủy ban Hạ viện điều tra bạo loạn 6/1. James viết: “Nhiệm vụ của tôi là điều tra các cáo buộc về hành vi phạm luật xảy ra trong tiểu bang New York. Sự kiện [gạt tiền] này không phải là ngoại lệ."
Một tin buồn cho Trump: Vào đêm thứ Ba 14/6/2021, tòa án cấp cao nhất của New York đã xóa sổ nỗ lực cuối cùng của Trump và gia đình để né tránh việc ra tòa khai về hồ sơ điều tra khác đối với gian lận tài chánh của Trump Organization.
---- Một phóng viên điều tra gần đây đã có thời gian tiếp xúc với một quan chức Bộ Tư pháp cho biết ông "lạc quan" rằng cựu Tổng thống Donald Trump và các đồng minh của ông sẽ phải chịu trách nhiệm về hành vi tấn công nền dân chủ của họ. David Rohde, Trưởng phòng tin trực tuyến của The New Yorker, nói với "Morning Joe" của đài MSNBC rằng các cuộc điều trần của Ủy ban Hạ viện Điều tra Bạo lọan 6/1 đã đưa ra các bằng chứng quan trọng có thể quy tội hình sự cho Trump.
Gửi ý kiến của bạn