Hôm nay,  

Những Kẻ Nóng Nảy Có Thể Khơi Mào Chiến Tranh Lạnh

09/06/202222:20:00(Xem: 828)

temp

Sự mất lòng tin sâu sắc của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ và phương Tây đang khiến họ trở nên liều lĩnh. (Nguồn: pixabay.com)

 

Gọi sự ganh đua ngày càng nảy lửa giữa Trung Quốc và phương Tây (do Hoa Kỳ dẫn đầu) là một ‘cuộc chiến tranh lạnh mới’ là đã quá nhẹ nhàng. Cuộc chiến tranh lạnh ban đầu giữa Hoa Kỳ và Liên Xô là hoàn toàn hợp lý: một cuộc đối đầu vũ trang hạt nhân giữa các khối hệ tư tưởng thù địch mà cả hai đều mong đối phương thất bại. Với tất cả những khác biệt giữa 2 bên, Trung Quốc và các nước phương Tây thu lợi nhuận rất lớn và có thể là không đồng đều từ việc trao đổi hàng hóa, con người và dịch vụ trị giá hàng tỷ đô la mỗi năm. Các nhà lãnh đạo tương ứng đều biết rằng các vấn đề toàn cầu từ biến đổi khí hậu đến đại dịch hay phổ biến vũ khí hạt nhân chỉ có thể được giải quyết nếu họ cùng chung tay với nhau. Tuy nhiên, dù ngày càng phụ thuộc lẫn nhau, điều đó vẫn không đủ để ngăn một bên – thông thường, chứ không phải luôn luôn, là Trung Quốc – bắt đầu các cuộc tranh chấp liều lĩnh vì nghi ngờ đối phương.

Một trường hợp đáng lo ngại, liên quan đến máy bay chiến đấu của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (pla), trong những tháng gần đây đã thực hiện những pha vượt tốc độ cao và nguy hiểm để ‘dằn mặt’ máy bay quân sự phương Tây trong không phận quốc tế gần Trung Quốc. Các phi công Trung Quốc đã bay quá gần đến mức các nhà ngoại giao từ Hoa Kỳ, Úc và Canada đã gửi khiếu nại chính thức cho các viên chức ở Bắc Kinh. Các chính phủ phương Tây nhắc lại thảm kịch gây ra bởi một phi công Trung Quốc, đã thiệt mạng sau khi va chạm với một máy bay do thám của Hoa Kỳ trên Biển Đông năm 2001.

Trước công chúng, Bộ Trưởng Quốc Phòng Australia cáo buộc một máy bay phản lực bay ‘tạt đầu’ một trong những máy bay giám sát hàng hải của họ trong cùng một khu vực vào ngày 26 tháng 5, trước khi rải những mảnh “chaff” (các dải kim loại nhỏ có khả năng gây nhiễu ra đa), và chúng đã bị hút vào một trong các động cơ máy bay của Australia.

Canada cũng lên tiếng cáo buộc máy bay chiến đấu của Trung Quốc gây nguy hiểm cho một trong những máy bay tuần tra hàng hải của họ đang bay ra khỏi Nhật Bản. Các viên chức Canada lưu ý rằng máy bay của họ lúc đó đang thực hiện sứ mệnh kéo dài một tháng, nhằm điều tra hành vi buôn lậu của Bắc Triều Tiên (bao gồm cả việc chuyển nhiên liệu từ tàu sang tàu trên biển), tìm bằng chứng làm căn cứ cho các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc để ngăn chặn Bắc Triều Tiên phát triển tên lửa hạt nhân. Các biện pháp trừng phạt này đã được Trung Quốc thông qua với tư cách là thành viên thường trực của Hội Đồng Bảo An. Thủ tướng của Canada, Justin Trudeau cho biết, hành động của Trung Quốc “vừa gây nguy hiểm cho mọi phía, vừa thiếu tôn trọng đối với các quyết định của UN.”

Những vụ ‘gây hấn’ trên không này là bằng chứng đáng lo ngại về mức độ rủi ro mà Trung Quốc sẵn sàng đương đầu. Nhưng các biện pháp mà chính phủ Trung Quốc đưa ra chỉ ra một vấn đề lớn hơn. Sự mất lòng tin của Trung Quốc đối với Hoa Kỳ và các đồng minh sâu sắc đến mức hai phe bất đồng với nhau về các nguyên tắc cơ bản. Khi Hoa Kỳ và các cường quốc phương Tây cố gắng thảo luận các quy tắc để đảm bảo an toàn khi có chạm trán trên hải phận hoặc không phận quốc tế, Trung Quốc ‘gầm gừ’ rằng các tàu chiến và máy bay nước ngoài phải tránh xa bờ biển của họ. Bộ Ngoại Giao Trung Quốc, nơi có những phát ngôn nhân theo chủ nghĩa dân tộc cùng suy nghĩ khinh thường phương Tây, đặt câu hỏi về tính hợp pháp của các nhiệm vụ giám sát, mặc dù đây là điều bình thường đối với các lực lượng vũ trang tiên tiến, như trong tháng trước, một tàu do thám của Trung Quốc cách một Căn cứ thông tin liên lạc của quân đội Australia chỉ 50 hải lý (93km). Zhao Lijian, phát ngôn nhân ưa cãi của Bộ Ngoại Giao, nói rằng máy bay của Australia “đe dọa nghiêm trọng đến chủ quyền và an ninh của Trung Quốc,” đồng thời tung hô phản ứng của Trung Quốc là “chuyên nghiệp, an toàn, hợp lý và hợp pháp.” Bộ Quốc Phòng Trung Quốc thì cáo buộc Canada sử dụng các biện pháp trừng phạt làm cái cớ cho “các hành động khiêu khích Trung Quốc” và lưu ý rằng các nghị quyết về Bắc Triều Tiên không đưa ra quy định bắt buộc nào về các hoạt động chống buôn lậu.



Lùi lại một bước, sẽ thấy cuộc tranh luận về vấn đề loại bỏ vũ khí hạt nhân ở Bình Nhưỡng đã chỉ ra những hiềm nghi về nhau giữa Trung Quốc và phương Tây. Vào ngày 6 tháng 6 năm 2022, Cơ quan giám sát hạt nhân của LHQ, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế, đã cảnh báo nguy cơ xảy ra vụ thử hạt nhân đầu tiên của Bắc Triều Tiên kể từ năm 2017, với lưu ý có hoạt động tại một bãi thử. Markus Garlauskas của Trường Georgetown ở Washington là sĩ quan tình báo quốc gia của Hoa Kỳ về Bắc Triều Tiên từ năm 2014 đến năm 2020. Ông gọi “chủ nghĩa cản trở” của Trung Quốc đối với việc thực thi lệnh trừng phạt đã gửi một “thông điệp rất sai lầm” cho Bắc Triều Tiên vào thời điểm nhạy cảm như vậy. Tháng trước, Trung Quốc và Nga đã phủ quyết một nghị quyết LHQ do Hoa Kỳ soạn thảo nhằm thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với Bắc Triều Tiên sau khi nước này thử tên lửa đạn đạo. Các nhà ngoại giao phương Tây lo ngại rằng lĩnh vực hiếm hoi mà Hoa Kỳ và Trung Quốc có thể đạt thỏa thuận - mối quan tâm chung về một Bắc Triều Tiên được trang bị vũ khí hạt nhân - đang sụp đổ.

Lòng ngờ vực đó được phản ánh ở Trung Quốc, các nhà ngoại giao chì chiết Hoa Kỳ vì đã không có bất kỳ động lực nào mang Bắc Triều Tiên quay trở lại bàn đàm phán, sau các cuộc gặp thượng đỉnh thất bại giữa Kim Jong Un, nhà lãnh đạo Triều Tiên và Donald Trump, tổng thống Hoa Kỳ vào thời điểm đó. Zhao Tong, một chuyên gia về giải trừ quân bị tại Bắc Kinh thuộc Viện nghiên cứu Carnegie Endowment for International Peace, báo cáo rằng ngày càng nhiều học giả Trung Quốc nghi ngờ Hoa Kỳ “không muốn giải quyết vấn đề hạt nhân của Bắc Triều Tiên.” Những người đó tin rằng Hoa Kỳ chỉ đang lợi dụng mối đe dọa từ Bắc Triều Tiên để lôi kéo Hàn Quốc và Nhật Bản về cùng phe cho mục tiêu thực sự của họ – là kiềm kẹp Trung Quốc.

Những cuộc qua lại mật thiết  liều lĩnh

Li Nan, một chuyên gia về Bắc Triều Tiên tại Học viện Khoa học Xã hội Trung Quốc, cho biết Trung Quốc phải đối mặt với những lựa chọn không được hoan nghênh. Ông báo cáo rằng các viên chức Bắc Triều Tiên đang mỏi mắt mong chờ một cuộc chiến tranh lạnh nổ ra ở Châu Á, với niềm tin rằng Nga và Trung Quốc sẽ lên chung thuyền với họ, phá hỏng chính sách bấy lâu của Trung Quốc là tìm kiếm mối quan hệ cân bằng với cả Bắc Triều Tiên và Hàn Quốc, vốn đều là các đối tác thương mại quan trọng của Trung Quốc. Ông nói rằng Trung Quốc đang lo lắng muốn tránh một sự chia rẽ trong tư tưởng ở các quốc gia Châu Á, vì nó có thể đẩy Hàn Quốc và Nhật Bản đến gần hơn với Hoa Kỳ. Ông Li khẳng định trên thực tế, Trung Quốc vẫn ủng hộ các biện pháp trừng phạt của UN đối với Bắc Triều Tiên. Nhưng ông cũng giải thích rằng, Trung Quốc coi việc giải trừ quân bị Hàn Quốc là một lĩnh vực có thể bắt tay với Hoa Kỳ, nhưng không tin rằng Bắc Triều Tiên là vấn đề ưu tiên của Joe Biden, đương kim tổng thống Hoa Kỳ.

Viễn cảnh Bình Nhưỡng sở hữu những quả tên lửa hạt nhân có khả năng tấn công tới các lục địa xa xôi – cơn ác mộng đã đưa Trung Quốc và phương Tây xích lại gần nhau vào năm 2017 – nay không còn đủ để xây dựng lòng tin giữa 2 bên. Trong khi đó, TQ cố gắng sử dụng sự sợ hãi để trấn áp các cường quốc phương Tây và cho thấy rằng Trung Quốc chơi theo luật khác. Chiến tranh lạnh chưa bùng nổ. Nhưng những kẻ nóng nảy đang châm ngòi thảm họa.

Quý vị có thể đọc bài viết gốc tại đây: The hotheads who could start a cold war

Bài phỏng dịch theo bài viết xuất hiện trong phần về Trung Quốc của ấn bản in với tiêu đề “Hotheads threaten a cold war,” được đăng trên trang Economist với link gốc để ở trên đây.

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Cuộc bầu cử Tổng thống 2024 chỉ còn hơn 6 tháng nữa, để giúp quý độc giả nắm được tình hình bầu cử, Việt Báo sẽ thường xuyên cập nhật các bài phân tích đáng tin cậy từ những nguồn thông tin uy tín. Các bài phân tích này dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc phỏng vấn với các chiến dịch và chiến lược gia, báo cáo, hoạt động của các chiến dịch, cũng như các khuynh hướng lịch sử và nhân khẩu học.
Thứ Năm (25/4), Đại học Nam California (University of Southern California, USC) cho biết sẽ hủy lễ tốt nghiệp ra trường năm nay, một tuần sau khi thông báo hủy bài phát biểu của thủ khoa khóa 2024 – một nữ sinh viên gốc Hồi Giáo, theo Reuters.
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
California có thể tự hào với nền y tế hướng tới toàn dân của mình, với khoảng 15 triệu cư dân (tương đương 1/3 dân số) đang được hưởng Medi-Cal
Theo hai nguồn tin an ninh Iraq và một viên chức Hoa Kỳ, có ít nhất 5 hỏa tiễn đã được phóng từ thị trấn Zummar của Iraq nhắm tới một căn cứ quân sự của Hoa Kỳ ở đông bắc Syria vào Chủ Nhật (21/4), theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.