Hôm nay,  

CẬP NHẬT CHIẾN TRANH TẠI UKRAINA

22/05/202219:06:00(Xem: 1528)
 
temp
Một khu chung cư ở Kharkiv bị pháo kích của Nga


Trên chiến trường, quân Ukraine và quân Nga đã giao tranh vào Chủ nhật 22/5 gần Sievierodonetsk trong bối cảnh Matxcơva tiếp tục tiến công thành phố này, một trong những thành phố lớn cuối cùng của Ukraine ở một phần quan trọng của miền đông. Trận chiến giành Sievierodonetsk đã nổi lên như một điểm quan trọng tiếp theo trong cuộc chiến này. Sau các cuộc tấn công thất bại vào thủ đô Kyiv và Kharkiv, quân đội Nga đã tập hợp lại và hiện đang tập trung đánh chiếm vùng Donbas ở phía đông Ukraine. Một chiến thắng ở Sievierodonetsk sẽ giúp quân Nga kiểm soát Luhansk, một trong hai tỉnh của khu vực này. Moscow đã chịu tổn thất nặng nề khi tiến đánh thành phố, nhưng việc chiếm được nó có thể cho phép các lực lượng của họ tấn công vào Kramatorsk, bộ chỉ huy quân sự vùng của Ukraine. Đồng thời, các đồng minh phương Tây của Ukraine đang chạy đua đưa xe chở pháo và các loại vũ khí tầm xa khác ra tiền tuyến để tăng cường sức đề kháng.

Serhiy Haidai, người đứng đầu cơ quan hành chính quân sự Ukraine tại Luhansk, cho biết quân Nga đã rút lui về vị trí cũ khi bị quân Ukraine đẩy lùi. Quân Nga tiếp tục nã súng cối vào các khu dân cư ở Sievierodonetsk, làm hư hại ít nhất 7 ngôi nhà. Trước đó vào Chủ nhật, ông Haidai nói rằng lực lượng Vệ binh Quốc gia Ukraine đã phá hủy một phần pháo hạng nặng, một khẩu Pion, mà quân đội Nga đã sử dụng để bắn vào Sievierodonetsk và phá hủy một cây cầu nối Sievierodonetsk với thành phố Lysychansk ở phía bên kia của sông Seversky Donets. Quân đội Ukraine cho biết họ cũng đã phá hủy các phương tiện của Nga và một cây cầu phao bắc qua Seversky Donets gần thị trấn Serebrianka, nằm cách Sievierodonetsk khoảng 20 km về phía tây.

Phát biểu trên đài truyền hình quốc gia hôm 22/5, Vadym Denysenko, cố vấn Bộ Nội vụ Ukraine cho biết, các cuộc giao tranh ác liệt nhất tập trung xung quanh hai thành phố Sievierodonetsk và Lysychansk. Serhiy Gaidai, Thống đốc Luhansk cáo buộc quân Nga đang nỗ lực "xóa sổ Sievierodonetsk khỏi Trái đất". Quân đội Ukraine ra tuyên bố khẳng định đã đẩy lui được cuộc tập kích của người Nga vào làng Oleksandrivka lân cận Sievierodonetsk. Dù không tiết lộ con số thương vong ở Luhansk, nhưng nhà chức trách nói, 7 dân thường đã thiệt mạng và 8 người khác bị thương trong các vụ oanh tạc của quân Nga ở Donetsk, tỉnh còn lại thuộc Donbass.

Tại cuộc họp báo chung cùng ngày với người đồng cấp Ba Lan Andrzej Duda ở Kiev, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky cho biết, ước tính có tới 50 - 100 binh sĩ nước này tử trận mỗi ngày ở mặt trận miền đông. Theo trang Kyiv Independent, hơn một tháng qua, chính quyền Zelensky không công bố quân số thương vong trong cuộc chiến với Nga. Trước đó, hôm 16/4, ông Zelensky cho hay, Ukraine đã mất 2.500 - 3.000 binh sĩ và tới 10.000 quân nhân khác bị thương trong giao tranh.

Trưởng đoàn đàm phán Nga Vladimir Medinsky tuyên bố Matxcơva sẵn sàng nối lại tiến trình đàm phán nhưng phải có sự nhất trí từ phía Ukraine. "Về phần mình, chúng tôi sẵn sàng tiếp tục đối thoại", ông Medinsky trả lời phỏng vấn kênh truyền hình Belarusian TV. Nhà đàm phán Nga cho rằng đàm phán đình trệ là do phía Ukraine và việc trở lại cũng là quyết định của phía Kiev. "Nga chưa bao giờ khước từ những cuộc đàm phán", ông Medinsky nói.
Trước đó, Hãng thông tấn Ukrinform của Ukraine dẫn phát biểu của Tổng thống nước này Volodymyr Zelensky khẳng định Kiev sẵn sàng nối lại tiến trình đàm phán giải quyết xung đột với Matxcơva sau khi quân Nga quay trở lại vị trí như trước ngày 24-2 - thời điểm Nga phát động tấn công Ukraine. Trong tuyên bố, Tổng thống Zelensky cho rằng các lực lượng của Nga cần rút về các đường ranh giới hoặc giới tuyến tạm thời. Có như vậy, hai bên mới “có thể bắt đầu những cuộc đàm phán đầy đủ”. Bên cạnh đó, nhà lãnh đạo Ukraine cũng nhấn mạnh “không phải tất cả những cây cầu” dành cho hòa đàm với Nga đã bị phá hủy.

Bộ Quốc phòng Nga tuyên bố quân đội nước này đã tấn công các lực lượng Kiev ở miền đông và miền nam Ukraine bằng pháo binh và không kích. Thiếu tướng Igor Konashenkov, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga ngày 22/5 cho biết, mục tiêu tấn công của quân đội nước này là binh lính, các trung tâm chỉ huy và kho đạn dược của Ukraine. Theo ông Konashenkov, chỉ trong vòng 24 giờ qua, các tên lửa phóng từ trên không của Nga đã bắn trúng 3 sở chỉ huy và 4 kho đạn dược của Kiev ở vùng Donbass, miền đông nước láng giềng. Tại vùng Mykolaiv, miền nam Ukraine, Nga đã nã tên lửa vào một hệ thống chống máy bay không người lái di động của đối phương gần khu định cư Hannivka, cách thành phố thủ phủ Mykolaiv khoảng 100km về phía đông bắc. Phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Nga nói thêm, binh lính nước nay tổng cộng đã nhắm bắn 583 địa điểm tập trung binh lính và khí tài, 41 trung tâm chỉ huy, 76 đơn vị pháo binh và súng cối ở các vị trí khai hỏa, kể cả 3 khẩu đội Grad, cũng như một trạm tác chiến điện tử Bukovel của các lực lượng Kiev gần khu dân cư Hannivka thuộc vùng Mykolaiv.

Ukraine ngày 22/5 từ chối ra lệnh ngừng bắn, khẳng định chính quyền Kyiv sẽ không chấp nhận bất kỳ thỏa thuận nào với Moscow liên quan đến việc nhượng bộ lãnh thổ. "Cuộc chiến phải kết thúc cùng với việc khôi phục hoàn toàn toàn vẹn lãnh thổ và chủ quyền của Ukraine", Andriy Yermak, Chánh văn phòng Tổng thống Ukraine cho biết trong một bài đăng trên Twitter hôm 22/5. Trước đó, ông Mykhailo Podolyak, cố vấn của Tổng thống Zelensky và nhà đàm phán hàng đầu của Ukraine nói với Reuters ngày 21/5 rằng: "Các lực lượng (Nga) phải rời khỏi Ukraina và sau đó có thể nối lại tiến trình hòa bình". Ông cho rằng việc nhượng bộ lúc này sẽ không dẫn tới kết thúc chiến sự mà còn phản tác dụng. Theo đó, ông nói khi xung đột tạm dừng, Nga sẽ có thời gian xây dựng lại kho vũ khí, nhân lực, để tiến hành những chiến dịch mới. Ông Podolyak đồng thời cho rằng việc các nước phương Tây kêu gọi ngừng bắn lập tức vào lúc này là “rất kỳ lạ”, đề cập đến lời kêu gọi gần đây nhất của từ Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin và Thủ tướng Ý Mario Draghi. Ông Podolyak nói rằng khả năng ban hành lệnh ngừng bắn nằm ở hành xử của Điện Kremlin.

Quốc hội Ukraine, Verkhovna Rada, đã gia hạn thiết quân luật và tổng động viên trong 90 ngày nữa, cho đến ngày 23 tháng 8, theo hãng thông tấn quốc gia Ukraine. Thiết quân luật và tổng động viên lần đầu tiên được đưa ra khi Nga xâm lược Ukraine vào tháng Hai.

Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda tuyên bố trước các nhà lập pháp ở Kiev rằng Ukraine có quyền tự quyết định tương lai của đất nước mình. Phát biểu trước Quốc hội Ukraine ngày 22/5, Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda cho hay: "Đã có những tiếng nói đầy lo lắng rằng Ukraine nên nhượng bộ trước các đòi hỏi của (Tổng thống Nga) Putin. Chỉ Ukraine có quyền quyết định về tương lai của mình ... Không có gì về các bạn mà không do các bạn quyết định". Ông Duda đã trở thành nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên trực tiếp phát biểu trước cơ quan lập pháp Ukraine ở Kiev kể từ khi Nga mở chiến dịch tấn công quân sự vào nước láng giềng ngày 24/2. Theo ông, cộng động quốc tế cần phải yêu cầu Nga hoàn toàn rút quân khỏi lãnh thổ Ukraine. Reuters dẫn lời tổng thống Ba Lan nhấn mạnh: "Nếu Ukraine hy sinh dù chỉ 1 cm lãnh thổ của mình vì lí do kinh tế hoặc tham vọng chính trị thì đó sẽ là một đòn mạnh giáng vào không chỉ đối với quốc gia này, mà còn đối với toàn bộ thế giới phương Tây".

Ngoại trưởng Phần Lan Pekka Haavisto nói nước này có thể đảm bảo với Ankara rằng Helsinki sẽ không chứa chấp các thành viên của Đảng Công nhân người Kurd (PKK) - vốn bị cả Thổ Nhĩ Kỳ và Liên minh châu Âu (EU) liệt vào danh sách "những phần tử khủng bố". "Những đảm bảo như vậy chắc chắn có thể được đưa ra với Thổ Nhĩ Kỳ. Bởi vì PKK là một tổ chức nằm trong danh sách khủng bố ở châu Âu, nên điều quan trọng là chúng ta phải làm hết sức để không cho phép bất kỳ hoạt động khủng bố nào diễn ra trên lãnh thổ Phần Lan", ông Haavisto phát biểu trên đài phát thanh quốc gia Yle ngày 22-5. Ngoại trưởng Phần Lan cũng tin rằng chỉ mất vài tuần để Phần Lan có thể gia nhập Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Trước đó, ông Haavisto cho biết sắp đạt được đột phá trong các cuộc đàm phán gia nhập NATO trong vài ngày tới, theo Hãng tin Sputnik.

Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) cho biết các đại diện của Mỹ và 4 quốc gia khác bước ra khỏi cuộc họp của bộ trưởng thương mại APEC vào hôm nay (21-5) để phản đối Nga tấn công Ukraine. Hãng tin này dẫn lời các quan chức Nhật Bản cho biết các đại diện của Mỹ, Nhật Bản, Úc, Canada và New Zealand bỏ ra ngoài khi ông Maxim Reshetnikov, bộ trưởng Bộ Phát triển kinh tế Nga, bắt đầu phát biểu trong phiên họp sáng 21-5. Các phái đoàn của 5 nước này rời phòng họp trong khoảng 3 phút trong lúc Bộ trưởng Maxim Reshetnikov phát biểu, nhưng sau đó họ quay trở lại.

Cù Tuấn tổng hợp
Nguồn: Facebook Cù Tuấn - https://www.facebook.com/tuan.cu.5


Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Buổi ra mắt sách của nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc hôm Chủ Nhật 21/4/2024 tại Nhà sách Tự Lực cũng là một cơ duyên để nhiều bạn văn gặp nhau, trong một thời đại thống trị của văn học Internet, khi không còn bao nhiêu sách giấy được xuất bản, và cũng không còn bao nhiêu buổi ra mắt sách giấy ngay giữa Quận Cam, California.
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Cuộc bầu cử Tổng thống 2024 chỉ còn hơn 6 tháng nữa, để giúp quý độc giả nắm được tình hình bầu cử, Việt Báo sẽ thường xuyên cập nhật các bài phân tích đáng tin cậy từ những nguồn thông tin uy tín. Các bài phân tích này dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc phỏng vấn với các chiến dịch và chiến lược gia, báo cáo, hoạt động của các chiến dịch, cũng như các khuynh hướng lịch sử và nhân khẩu học.
Thứ Năm (25/4), Đại học Nam California (University of Southern California, USC) cho biết sẽ hủy lễ tốt nghiệp ra trường năm nay, một tuần sau khi thông báo hủy bài phát biểu của thủ khoa khóa 2024 – một nữ sinh viên gốc Hồi Giáo, theo Reuters.
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.