Hôm nay,  

Thời Sự Trong Tuần

25/03/202200:00:00(Xem: 1104)

Thoi Su Trong Tuan chinh

LVIV, UKRAINE - Ngày 22 tháng 3: Một em bé gái khóc trên toa tàu khi cha mẹ tiễn con gái mình tại nhà ga vào ngày 22 tháng 3 năm 2022 ở Lviv, Ukraine. Lviv đã đóng vai trò là điểm dừng chân và nơi tạm trú ẩn cho hàng triệu người Ukraine chạy trốn khỏi cuộc xâm lược của Nga, đến các quốc gia lân cận. (Ảnh của Alexey Furman / Getty Images)


Tin Hoa Kỳ và Thế Giới

Tổng Thống Hoa Kỳ tới Brussels và Ba Lan

Tổng Thống Joe Biden đã có mặt tại Brussels tuần này vào Thứ Tư để dự thượng đỉnh NATO, một trong nhiều buổi họp thượng đỉnh ở Châu Âu tuần này. Tại các thượng đỉnh, Biden công bố trừng phạt tất cả các dân cử Nga ở Quốc Hội Duma. Nghĩa là, thêm hàng trăm người vào danh sách cấm vận, trừng phạt. Cùng lúc, Nga đưa ra tuyên bố rằng một khi NATO đưa lính gìn giữ hòa bình vào Ukraine sẽ gây ra giao chiến trực tiếp với Nga.

Tổng thống Hoa Kỳ Joseph Biden sẽ đến Ba Lan vào hôm nay, thứ Sáu 25/3 để thảo luận về phản ứng quốc tế đối với việc Nga xâm lược Ukraine và đã gây ra một "cuộc khủng hoảng nhân đạo và nhân quyền.

Tòa Bạch Ốc cho biết Tổng thống Biden hôm nay sẽ họp với Tổng thống Andrzej Duda tại Warsaw. Hơn 2 triệu người tị nạn Ukraine đã vào Ba Lan từ kể từ khi Nga bắt đầu cuộc xâm lược vào ngày 24 tháng 2 – theo lực lượng biên phòng Ba Lan cho biết trong tuần qua.

Tổng thống Biden đến Ba Lan một ngày sau khi ông gặp các đồng minh NATO, G7 và các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu tại Brussels để thảo luận về các nỗ lực quốc tế hỗ trợ Ukraine chống lại cuộc xâm lược của Nga.

Dữ liệu của Liên Hiệp Quốc cho thấy tính đến ngày thứ Năm 17/3, khoảng 3,2 triệu người Ukraine đã sơ tán ra nước ngoài từ kể từ khi cuộc xâm lăng bắt đấu. Đây là cuộc khủng hoảng người tị nạn gia tăng nhanh nhất ở châu Âu kể từ Thế chiến thứ hai. Liên Hiệp Quốc cho biết một số trong số 2 triệu người nhập cảnh vào Ba Lan từ Ukraine đã chuyển sang các nước khác trong EU nhưng "phần lớn được cho là vẫn ở Ba Lan."

Hôm qua 24/3, Tổng thống Biden đã tham dự Hội nghị Thượng đỉnh NATO khẩn cấp về Ukraine và một cuộc họp G7. Ông cũng tham gia Hội nghị thượng đỉnh của Hội đồng châu Âu thảo luận về Ukraine "bao gồm các nỗ lực xuyên Đại Tây Dương nhằm áp đặt các chế tài kinh tế đối với Nga, hỗ trợ nhân đạo cho những người bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng và giải quyết các thách thức khác liên quan đến cuộc chiến.

Trung Quốc Đứng Ngoài Lề

Trong Ngoại Giao Quốc Tế Về Vấn Đề Ukraine

Putin & Tap Can Binh
Bất chấp sức mạnh kinh tế và quân sự cùng mối quan hệ ‘thắm thiết’ với Nga, Trung Quốc ‘bó tay’ không làm gì được.

HOA KỲ – Theo bài phân tích của Steven Lee Myers và Chris Buckley được đăng trên tạp chí NYTimes trong tuần này, bất chấp sức mạnh kinh tế và quân sự cùng mối quan hệ ‘thắm thiết’ với Nga, Trung Quốc cũng ‘bó tay’ không ngăn cản được Vladimir Putin ngừng gieo rắc chiến tranh.

Ờ thì Trung Quốc cũng có đôi lần lên tiếng kêu gọi tiến hành các cuộc đàm phán hòa bình ở Ukraine. Nhưng họ chẳng mấy tích cực trong việc thúc ép Nga đàm phán để chấm dứt cuộc giao tranh. Thay vì đóng vai trò chủ động hơn, Trung Quốc đã cố gắng giữ khoảng cách: cũng hô hào kêu gọi hòa bình đó, nhưng không ra sức hòa giải hoặc tổ chức các cuộc đàm phán.

Theo các viên chức Bắc Kinh, việc can thiệp mạnh tay hơn sẽ mang tới những rủi ro chính trị và kinh tế mà nhà lãnh đạo Tập Cận Bình không sẵn lòng đón nhận. Thay vào đó, họ đã thận trọng tìm cách đánh 1 vòng ngoài rìa giữa “phản đối chiến tranh” và “ủng hộ đối tác.”

Kết quả là, về mặt ngoại giao, Trung Quốc ở bên lề cuộc xung đột, không thể hoặc không sẵn sàng tạo ảnh hưởng tương xứng với sức mạnh kinh tế và quân sự ngày càng tăng của họ.

John Delury, giáo sư nghiên cứu về Trung Quốc tại Trường Yonsei ở Seoul, cho biết: “Nếu mà ông Tập thật lòng muốn chiến tranh kết thúc, thì kiểu phản ứng nửa vời vừa qua cho thấy sự hèn nhược của Trung Quốc trong chính trường thế giới, bất chấp nhiều thập niên họ lặn lội vươn lên vị thế cường quốc.”
Các viên chức Bắc Kinh bày tỏ họ muốn cuộc tàn sát ở Ukraine kết thúc. Trong cuộc họp trực tuyến online với Tổng thống Biden hôm thứ Sáu tuần trước, ông Tập đã tán thành cách tiếp cận gồm hai phần - ngừng bắn, tiếp theo là viện trợ nhân đạo. Tuy nhiên, không rõ liệu ông Tập có thông báo điều đó với Tổng thống Nga, Vladimir V. Putin hay không. Hai vị đã nói chuyện một ngày sau khi cuộc chiến bắt đầu vào ngày 24 tháng 2 năm 2022. Và cho tới nay, ông Tập vẫn chưa nói với lãnh đạo của Ukraine, Volodymyr Zelensky, một câu nào.

Khi chiến sự kéo dài cùng với bất hạnh và khổ đau, các viên chức ngoại giao của Trung Quốc ngày càng phải căng thẳng trong việc ‘bảo vệ lập trường’ của Bắc Kinh.

Họ đã hô hào sẽ viện trợ nhân đạo cho Ukraine nhưng từ chối chỉ trích chính quyền Putin vì đã gây ra cuộc khủng hoảng nhân đạo. Đại sứ Trung Quốc tại Ukraine, Fan Xianrong, nói với các viên chức ở Lviv rằng Trung Quốc sẽ là “một nguồn viện trợ” và ca ngợi sự đoàn kết của Ukraine khi đối mặt với cuộc chiến (mà các viên chức ở Bắc Kinh sẽ không coi là một cuộc xâm lược).

Việc Trung Quốc tránh đưa ra bất kỳ lời chỉ trích nào đối với Nga sẽ khó mà thuyết phục rằng họ là một bên trung lập.

“Đừng ngây thơ vậy chứ,” đại sứ Trung Quốc tại Hoa Kỳ, Qin Gang, trả lời trong chương trình “Face the Nation” của CBS khi bị hỏi tại sao Trung Quốc không chịu lên tiếng chỉ trích cuộc xâm lược của Nga. “Lên án cũng đâu giải quyết được vấn đề.”

Chính sách của Trung Quốc bị ràng buộc bởi mối quan hệ cá nhân, thậm chí sâu sắc, mà ông Tập đã tạo dựng với nhà lãnh đạo Nga. Dù chiến tranh rất căng thẳng nhưng nó vẫn chưa đủ để phá vỡ những ràng buộc đó.

Các viên chức Trung Quốc cũng chia sẻ quan điểm của Putin về Hoa Kỳ, cáo buộc Washington đã thổi bùng ngọn lửa châm ngòi chiến tranh bằng cách mở rộng NATO. Họ cũng chỉ trích việc Hoa Kỳ áp các biện pháp trừng phạt kinh tế và thương mại đối với Nga. Khi nghĩ sâu xa, việc thúc ép Nga nhượng bộ sẽ củng cố hiệu quả vị thế của Hoa Kỳ và các đồng minh. Đồng thời, Trung Quốc cũng không có khả năng cắt đứt quan hệ với họ.

Bilahari Kausikan, cựu đại sứ Singapore tại Nga và Liên Hợp Quốc, cho biết: “Với Trung Quốc, Nga là đối tác chiến lược quan trọng nhất. Và đó là điểm mấu chốt. Họ sẽ không làm bất cứ điều gì gây nguy hiểm tới mối quan hệ với Nga hoặc làm suy yếu quyền hạn của Putin.”

Tại Washington, các viên chức coi quan điểm của ông Tập là ‘tiêu chuẩn kép’ khi so sánh với việc Trung Quốc giải quyết ngoại giao xung quanh chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên. Trong trường hợp đó, họ đã kêu gọi Bình Nhưỡng từ bỏ tham vọng hạt nhân, đồng thời vẫn cung cấp năng lượng và các sản phẩm khác để giảm bớt tác động của các lệnh trừng phạt của Liên Hiệp Quốc.

Ở một số khía cạnh, các cuộc đàm phán về chương trình hạt nhân của Bắc Triều Tiên là một dấu ấn đậm nét cho chính sách ngoại giao quốc tế của Trung Quốc. Họ đóng vai trò chủ nhà của một số vòng đàm phán, đạt được một thỏa thuận mang tính bước ngoặt vào năm 2005 về việc Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí để đổi lấy viện trợ kinh tế và đảm bảo an ninh. Ấy vậy mà một năm sau, thỏa thuận tan vỡ và nhà lãnh đạo của đất nước vào thời điểm đó, Kim Jong-il, đã cho tiến hành một vụ thử hạt nhân.

Kể từ đó, vai trò của Trung Quốc trong ngoại giao quốc tế bị hạn chế.

Trong Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc, nơi Trung Quốc là 1 trong 5 cường quốc thường trực, có quyền phủ quyết, họ thường đóng vai trò hỗ trợ nhiều hơn là lãnh đạo. Trong nhiều trường hợp, điều đó có nghĩa là họ về phe Nga. Tuy nhiên, khi chiến tranh bắt đầu, Trung Quốc là 1 trong 15 thành viên bỏ phiếu trắng trong một nghị quyết lên án cuộc xâm lược. (Nga dĩ nhiên đã phủ quyết)

Điều đó làm dấy lên một số kỳ vọng rằng một vết nứt đã xuất hiện trong mối quan hệ giữa hai nước. Nhưng không, kể từ đó, Trung Quốc vẫn tiếp tục ‘yểm trợ’ ngoại giao cho Nga.

Tuần trước, Xue Hanqin, thẩm phán của Trung Quốc tại Tòa Án Công lý Quốc Tế, cơ quan tư pháp hàng đầu của Liên Hiệp Quốc, đã cùng với một thẩm phán Nga lên tiếng bất đồng quan điểm với phán quyết kêu gọi Nga dừng chiến dịch quân sự ở Ukraine. Thẩm phán Xue viết rằng phán quyết tạm thời về tuyên bố của Ukraine về một cuộc diệt chủng đang diễn ra sẽ “không góp phần vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng ở Ukraine.” Trên các diễn đàn quốc tế khác, Trung Quốc không hề khuyến khích các nỗ lực hòa bình đa phương.


Trung Quốc có thể nhận thấy vị thế của mình ngày càng lung lay khi thiệt hại về người và kinh tế gia tăng ở Ukraine, và hơn thế nữa. Trưởng đoàn ngoại giao của Liên minh châu Âu và Ngoại trưởng Singapore đã kêu gọi Trung Quốc có nhiều hành động hơn nữa.

Ngay cả ở Trung Quốc, cũng có những tiếng nói thúc giục chính phủ Trung Quốc, cho rằng một quốc gia khao khát dẫn đầu toàn cầu thì cần phải có những nỗ lực táo bạo hơn.

Wang Huiyao, chủ tịch Center for China and Globalization in Beijing, đã kêu gọi Trung Quốc làm trung gian để đưa cho Putin bậc thang leo xuống. Ông nói: “Chúng ta cần gắn kết mọi người với nhau, gắn kết một cách thực sự. Đó là thứ đang thiếu.”

Mặt khác, cũng có những người khác coi cuộc chiến ở Ukraine là cơ hội cho Trung Quốc, nếu được giải quyết cẩn thận.

Trong một cuộc họp của các học giả về chính sách đối ngoại và an ninh của Trung Quốc ở Bắc Kinh để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Ukraine, một số người đã kết luận rằng “không cần phải vội vàng chấm dứt chiến tranh.” Thực tế, Trung Quốc cũng không dạn dày kinh nghiệm trong việc dẫn dắt các cuộc đàm phán toàn cầu. Bản tóm tắt cuộc họp có viết: “Chiến tranh đang tước đi sức mạnh của các cường quốc già cỗi như Hoa Kỳ, Châu Âu và Nga. Trung Quốc cần phải đứng ngoài cuộc chiến, để có thể tọa sơn quan hổ đấu.” Bản tóm tắt đã bị xóa sau đó.

Tin Việt Nam 

Trong Khi Tổ Chức Theo Dõi Nhân Quyền Kêu Gọi Hủy Bỏ Cáo Trạng và Trả Tự Do cho Lê Dũng Vova – Hà Nội Xử 5 Năm Tù Giam và 5 Năm Quản Chế

hình 2

Nhà báo tự do Lê Văn Dũng (Facebook Lễ Dũng Vova)


Theo các bản tin RFA trong tuần, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền Human Rights Watch ra tuyên bố kêu gọi chính quyền Việt Nam hủy bỏ cáo trạng và trả tự do cho nhà báo độc lập Lê Văn Dũng, hay còn gọi là Lê Dũng Vova trước thềm phiên toà sơ thẩm.

Thông cáo được đưa ra hôm 22 tháng 3, một ngày trước khi diễn ra phiên xét xử sơ thẩm ông Dũng.

Ông Phil Roberson, Phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền, nói với đài Á châu Tự do về phiên toà xét xử nhà báo công dân Lê Văn Dũng sắp xảy ra:

Lê Văn Dũng là một trong số hơn 60 người mà chính quyền Việt Nam truy tố hoặc bỏ tù chỉ vì đã lên tiếng chỉ trích nhà nước. Điều luật quy định tội tuyên truyền chống Nhà nước trong luật hình sự được sinh ra nhằm de doạ người dân, khiến người dân phải chọn hoặc im lặng hoặc bị bỏ tù.”

Nhà báo độc lập này bị cáo buộc dưới tội danh “Tuyên truyền chống Nhà nước” theo Điều 88 của Bộ Luật Hình sự cũ năm 1999.

Trước đó phía cơ quan an ninh đã bắt ông dưới tội danh “phát tán tài liệu chống nhà nước” theo Điều 117 của Bộ Luật Hình sự năm 2015, nhưng sau khi kết thúc quá trình điều tra, thì tội danh của ông Dũng đã bị thay đổi.

Nói về chính sách bắt bớ những tiếng nói bất đồng của nhà nước Việt Nam, đơn cử như trường hợp của ông Lê Văn Dũng, ông Phil Robertson nói:

Việc Nhà nước Việt Nam bắt bớ và khởi tố ông Lê Văn Dũng cho thấy họ rõ ràng không muốn người dân tham gia làm báo, họ không muốn người dân điều tra các vụ tham nhũng, hoặc phanh phui những việc làm sai trái của cán bộ.

Họ cũng không quan tâm đến lợi ích chung của cộng đồng, hay của các hội nhóm đang cố gắng đấu tranh cho một nền hành chính tốt đẹp hơn, hoặc đấu tranh cho cải cách dân chủ và luật pháp.

Vụ việc này cho thấy chính quyền Việt Nam chỉ quan tâm đến việc duy trì quyền lực của họ, thay vì lắng nghe những tiếng nói phản biện.”

Chỉ sau hơn hai giờ đồng hồ xét xử toà án Hà Nội đưa ra bản án 5 năm tù giam và 5 năm quản chế đối với nhà báo độc lập Lê Văn Dũng hay còn gọi là Lê Dũng Vova.

Ông Dũng bị đem ra xét xử sơ thẩm vào sáng 23/3/2022 với cáo buộc “tuyên truyền chống nhà nước” theo điều 88 Bộ luật hình sự cũ năm 1999.

Phóng viên Đài Á châu Tự do phỏng vấn luật sư Đặng Đình Mạnh, người bào chữa cho ông Lê Văn Dũng, để tìm hiểu thêm về diễn biến phiên toà:

“Phiên toà bắt đầu lúc 8h30 đến khoảng 11 giờ thì kết thúc, đối với ông Lê Văn Dũng thì toà tuyên hình phạt là 5 năm tù giam và 5 năm quản chế, trước đó thì viện kiểm sát họ đề nghị từ 5 cho đến 6 năm tù giam.”

Luật sư cũng cho biết lý do phiên tòa diễn ra một cách nhanh chóng như vậy, là vì ông Dũng thừa nhận đã làm ra các video, được phía viện kiểm sát sử dụng làm bằng chứng để buộc tội mình.

Do đó phiên toà tập trung tranh luận về việc liệu nội dung của các video đó có vi phạm pháp luật hay không, luật sư Mạnh cho biết thêm:

“Ông Dũng khẳng định là ông ấy thực hiện quyền tự do ngôn luận và vì vậy những phát ngôn của ông ấy, ông cho rằng là không vi phạm pháp luật.

Bên cơ quan công tố thì họ đánh giá cho rằng những phát ngôn đó vi phạm khá nhiều vấn đề, ví dụ ho cho rằng là gây hoang mang trong nhân dân, rồi xúc phạm cơ quan nhà nước, hoặc là các cá nhân là lãnh đạo.”

Luật sư tranh luận rằng, những phát ngôn của ông Dũng nằm trong phạm vi của quyền tự do ngôn luận được quy định trong hiến pháp.
Dù đã rời khỏi nhà từ tối hôm trước để tránh bị cản trở việc tham dự phiên toà xét xử chồng mình, tuy nhiên bà Bùi Thị Huệ, vợ của ông Dũng vẫn không thể tham dự phiên toà mặc cho đã đến được cổng toà.

Phía cơ quan an ninh viện lý do bà không có giấy mời nên không thuộc diện được tham gia, dù được thông báo phiên tòa xét xử theo thủ tục công khai.
Bà Huệ cho biết quan điểm của mình về kết quả phiên xét xử:

“Tôi nghĩ là anh Dũng không có tội, cho nên là mức án 5 năm, kể cả là 5 ngày, tôi cũng thấy nó rất là vô lý!”

Phản ứng trước bản án 5 năm tù mà nhà báo tự do Lê Dũng Vova phải nhận, ông Phil Robertson, Phó giám đốc khu vực Châu Á của tổ chức Theo dõi Nhân quyền, đã bày tỏ sự tức giận của ông trên Twitter và gọi bản án này là “quá đáng và không thể chấp nhận được”.

Theo luật sư bào chữa thì ông Dũng đã quyết định từ trước khi phiên tòa sơ thẩm diễn ra rằng dù kết quả có thế nào thì ông cũng sẽ kháng cáo.

Trong phiên tòa, ông Nguyễn Văn Son (66 tuổi) bị tuyên phạt 18 tháng tù nhưng cho hưởng án treo với tội danh "che giấu tội phạm" khi cho ông Dũng nương nhờ lúc bị công an Việt Nam phát lệnh truy nã.

Trung Quốc xả hàng tỷ mét khối nước vào Đồng Bằng Sông Cửu Long

 

hình 3

Hình minh hoạ: Chợ nổi trên sông Hậu ở Cần Thơ

Cũng theo tin từ RFA tuần qua, Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam đang phải đối mặt với những nguy cơ về lâu dài khi các đập thuỷ điện của Trung Quốc trong các tuần qua đã xả hàng tỷ mét khối nước khiến mực nước sống Mekong cao kỷ lục trong mùa khô.

Theo báo cáo của Uỷ hội sông Mekong quốc tế (MRC) và dự án Theo dõi đập Mekong (MDM) thuộc Trung tâm Stimson và Dự án quan sát trái đất (Eyes on Earth) của Mỹ, nhiều trạm đo trên sông Mekong đã ghi nhận mực nước tăng liên tục trong tuần qua. Cụ thể là tại hai trạm đo ở Chiang Khan (Thái Lan) và Vientiane (Lào), mực nước ở hai trạm này đang hơn khoảng 2,37 m so với mức trung bình nhiều năm và được coi là bất thường.

Theo MDM, từ ngày 1/3, việc xả nước ở Trung Quốc đã làm tăng mực nước sông ở Thái Lan lên hơn 1,5 mét. Từ ngày 7 đến 13/3, riêng đập Noạ Trác Độ và Tiểu Loan của Trung Quốc đã xả tổng cộng hai tỷ mét khối nước, cao hơn nhiều so với con số một tỷ mét khối nước trong các tuần trước đó.

MDM dự đoán đến hết tháng 6 các con đập trên thượng nguồn Mekong sẽ tiếp tục xả nước ở mức độ cao như tuần qua và có thể lớn hơn, làm tăng mực nước sông ở hạ lưu sông.

Báo Thanh Niên phỏng vấn một số người dân ở ĐBSCL và các chuyên gia và được cho biết mực nước sông lên cao trong năm nay ở Việt Nam nhưng không đỏ quạch vì thiếu phù sa, làm ảnh hưởng đến năng suất của các vườn cây ăn trái.

Báo Thanh Niên trích lời Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thiện, chuyên gia về sinh thái ĐBSCL, cho hay: Hoạt động tích nước mùa lũ, xả ra để phát điện trong mùa khô của các đập thủy điện Mê Kông có thể giúp giảm hạn mặn ven biển ĐBSCL trong những năm bình thường. Tuy nhiên, về lâu dài, ông Thiện cho rằng hậu quả lâu dài của việc các đập thuỷ điện thượng nguồn tích nước mùa mưa và xả nước ồ ạt vào mùa khô như thời gian qua sẽ khiến đất đai ĐBSCL sẽ bạc màu nhanh chóng, sạt lở bờ sông, bờ biển sẽ gia tăng theo thời gian.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Các thành viên trong đại gia đình của dòng họ Kennedy phần lớn đã xa lánh chiến dịch tranh cử tổng thống của Robert F. Kennedy Jr., gọi nó là nguy hiểm và chính thức ủng hộ việc Tổng thống Biden tái tranh cử. Dòng họ Kennedy đã đưa ra sự chứng thực chính thức và nhấn mạnh vào thứ Năm, Politico đưa tin, xuất hiện cùng Biden vào thứ Năm tại Philadelphia.
Trung tâm chiếu khán Quốc gia (NVC) là một bộ phận của Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ. Đây là trung tâm duyệt xét tất cả các đơn xin chiếu khán di dân cho những người sống bên ngoài Hoa Kỳ. NVC duyệt xét các đơn xin chiếu khán di dân theo diện gia đình đối với các đơn đã được Sở Di Trú chấp thuận. NVC cũng thực hiện việc thanh toán phí, thu thập giấy tờ và cung cấp dịch vụ khách hàng cho đương đơn. Sau khi quá trình duyệt xét ở NVC hoàn tất, họ gửi hồ sơ đã được phê duyệt đến lãnh sự quán Hoa Kỳ để tiếp tục quy trình duyệt xét.
Hiệp Hội Pháp Huy Công lý Người Mỹ gốc Á Nam California (AJSOCAL) đã công bố gói lập pháp năm 2024, bao gồm 04 ưu tiên nâng cao cộng đồng gốc Á. Các ưu tiên này nhằm mục đích tăng cường lực lượng lao động song ngữ, giáo dục những người lao động có trình độ Anh ngữ hạn chế về quyền lao động, cung cấp nghiên cứu về nạn buôn người và chấm dứt phương thức tuyển sinh truyền thống ở các trường đại học tư ở California.
– Vào trưa ngày Thứ Năm 11 tháng 4 2024, tổ chức Phục Vụ Truyền Thông Sắc Tộc (Ethnic Media Services -EMS), kết hợp với tổ chức Truyền Thông Gốc Phi California (California Black Media) đã có buổi họp báo qua zoom với giới truyền thông cộng đồng sắc tộc. Chủ đề của buổi họp báo là để giới thiệu về những đặc điểm ưu việt của chương trình Medi-Cal mở rộng. EMS dự định sẽ có 6 buổi họp báo về chủ đề này, nhằm nâng cao nhận thức của các cộng đồng sắc tộc về những cải tiến gần đầy của Medi-Cal.
Tòa Bạch Ốc đã chỉ đạo NASA thiết lập một tiêu chuẩn thời gian thống nhất cho Mặt Trăng và các hành tinh khác trong thái dương hệ. Trong tình hình ngày càng có nhiều quốc gia và công ty tư nhân tham gia vào cuộc đua khám phá Mặt Trăng, Hoa Kỳ đang muốn thiết lập các quy chuẩn quốc tế cho những hoạt động trong không gian vũ trụ.
Quốc Hội đang xúc tiến nỗ lực buộc ByteDance, công ty mẹ của TikTok tại Trung Quốc, phải bán lại ứng dụng mạng xã hội phổ biến này hoặc đối mặt với lệnh cấm ở Hoa Kỳ. Hạ Viện đã lên lịch biểu quyết vào thứ Bảy tuần này, và một nghị sĩ Dân Chủ hàng đầu tại Thượng Viện cũng đã lên tiếng ủng hộ biện pháp này, theo Reuters.
Theo Giám đốc FBI Christopher Wray, các tin tặc có liên kết với chính phủ Trung Quốc đã xâm nhập vào cơ sở hạ tầng quan trọng của Hoa Kỳ, và đang chờ đợi “thời cơ thích hợp để giáng một đòn tàn khốc,” theo Reuters.
Tại Liên Hiệp Quốc, Hoa Kỳ đã ngăn chặn Hội Đồng Bảo An thông qua quy chế thành viên của nhà nước Palestine bằng quyền phủ quyết, theo Reuters.
Canada: Sáu người đã bị bắt trong vụ trộm vàng trị giá hàng chục triệu đô la năm ngoái tại Sân bay Quốc tế Pearson ở Toronto, theo lời cảnh sát Canada và Mỹ cho biết hôm thứ Tư. Cảnh sát cũng đã ra lệnh truy nã ba người khác. Tất cả 9 nghi phạm đã bị truy tố tội trộm với hơn 19 tội danh.
EMS cảnh báo khuynh hướng xã hội ngày nay xem người gầy như một chuẩn mực, dẫn đến tâm lý sợ hãi cơ thể mập một cách thái quá, đặc biệt đối với phụ nữ và thanh thiếu niên.
Trong phiên tòa hình sự xét xử vụ chi tiền bịt miệng tài tử khiêu dâm, các công tố viên muốn thẩm vấn Donald Trump về các vụ kiện dân sự mà cựu Tổng thống bị cáo buộc gian lận và lạm dụng tình dục, nếu ông quyết định cho lời khai trước tòa, theo Reuters.
Thượng Viện với đa số Đảng Dân Chủ đã bác bỏ các cáo buộc luận tội đối với Bộ trưởng Nội An Alejandro Mayorkas, đặt dấu chấm hết cho nỗ lực mà các nghị sĩ Đảng Cộng Hòa đã khởi xướng từ nhiều tháng trước, theo Reuters.
kính mời quí đồng hương tham dự buổi nói chuyện với các vị tăng ni tu viện Lộc Uyển về những phương cách kết nối truyền thông trong gia đình, cải thiện liên hệ giữa cha mẹ con cái.
Biden kêu gọi Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) tăng gấp ba lần mức thuế 7,5% hiện tại đối với thép và nhôm nhập cảng từ Trung Quốc, với lý do TQ cạnh tranh không công bằng đối với công nhân Mỹ từ “các sản phẩm thay thế giá rẻ giả tạo của Trung Quốc được sản xuất với lượng khí thải cao hơn”.
Một ủy ban Quốc Hội đã điều tra và phát hiện ra rằng Trung Quốc đang trực tiếp tài trợ sản xuất các tiền chất của fentanyl để bán ra nước ngoài, và khiến cho cuộc khủng hoảng opioid ở Hoa Kỳ thêm phần trầm trọng. Kết quả điều tra được công bố hôm thứ Ba (16/4), đã vạch trần những động cơ của Bắc Kinh đằng sau việc tiếp tay sản xuất ra các loại hóa chất độc hại này, theo Reuters.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.