Hôm nay,  

Chủ Đích của Putin Khi Xâm Lăng Ukraine

24/02/202210:17:00(Xem: 2710)

Bình luận thời cuộc

russia-ukraine

 

Khi Vladimir Putin ra lệnh phóng tên lửa vào thủ đô Kyiv của Ukraine và xua đại quân cùng chiến xa xâm lăng xứ sở lân bang này một cách trắng trợn, coi thường công luận quốc tế, ông ta không chỉ có chủ đích tiến chiếm một vùng đất làm trái độn bảo vệ lãnh thổ Nga. Mục đích tối hậu trong đầu Putin xa hơn thế nhiều. Ông ta muốn đặt Hoa Kỳ và đồng minh thành trọng điểm của cuộc tranh chấp, và không ngần ngại buộc tội Hoa Kỳ và đồng minh đã đẩy nước Nga vào tình thế bắt buộc phải khởi chiến để tự vệ.

 

Putin nói như thế trong bài diễn văn dài một tiếng đồng hồ hiệu triệu quốc dân Nga trước khi tiếng súng đầu tiên nổ. Trong bài diễn văn này, Putin nói: “Tất cả những gì mà cái-gọi-là khối Tây phương, một khối tập hợp các quốc gia theo Mỹ, toàn bộ là một đế quốc gian dối, láo khoét…” Hoa Kỳ và đồng minh sau khi Liên bang Xô-viết sụp đổ đã “cố hết sức đập nát, đè bẹp và triệt tiêu chúng ta… Chúng ta nhớ mãi chứ không bao giờ quên điều đó.”

 

Bài diễn văn Putin đọc hôm thứ Hai 21/2/2022, nội dung vạch ra chủ đích rõ rệt như thế, nhưng sang ngày thứ Ba 22/2, Tây phương vẫn hy vọng Putin chỉ công nhận nền độc lập của hai vùng đất sát biên thùy rồi ngưng ở đó – tuy là một hành động vi phạm trắng trợn công pháp quốc tế, nhưng chiến tranh không có nguy cơ lan rộng. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken hôm thứ Ba còn tuyên bố với truyền thông báo chí là ông sẵn sàng ngồi lại vào bàn hội nghị để thương thảo tìm kiếm một đáp án ngoại giao. Kỳ thực, khi tuyên bố lệnh cấm vận trừng phạt kinh tế, Tây phương chỉ mới sử dụng vài biện pháp nhẹ nhắm vào vài ngân hàng Nga và ngưng chỉ thủ tục chấp thuận đường ống dầu khí từ Nga vào Đức.

 

Mọi việc thay đổi nhanh chóng vì sang ngày thứ Năm, tên lửa Nga bay khắp bầu trời Ukraine phá hủy nhiều căn cứ quân sự và dân sự. Điều này cho thấy Putin không nhân nhượng, ông ta quyết tâm sử dụng cuộc chiến này như sự trả thù và trả đũa Tây phương, nhất là Hoa Kỳ.

 

Bài diễn văn của Putin là lời đe dọa trực tiếp đối với Tây phương. Trong lời tuyên chiến, ông ta cảnh cáo thẳng thừng là “các lực lượng thù địch bên ngoài” chớ có vọng động đem quân trợ giúp Ukraine, bởi làm như thế là sẽ nhận lãnh “một hậu quả khôn lường, một hậu quả khủng khiếp chưa từng bao giờ xảy ra trong lịch sử bọn chúng bay.”

Một lời đe dọa suông hay Putin đã sẵn sàng mở rộng chiến tranh?



Khó đoán. Putin xưa nay vẫn là người khó đoán. Ta chỉ có thể biết chắc một điều là Putin sẽ không ngần ngại hành động bất cứ chuyện gì miễn lợi cho Nga và hại cho Tây phương. Lời đe dọa của Putin nguy hiểm ở chỗ nó mơ hồ, không rõ rệt, và đó là thủ thuật của tay cựu trùm KGB quyền biến.

Suốt năm qua, Hoa Kỳ viện trợ quốc phòng cho Ukraine cả trăm triệu Mỹ kim để giúp quốc gia này củng cố quân đội chống Nga. Tổng thống Joe Biden tuyên bố rõ là Hoa Kỳ sẽ tiếp tục viện trợ ngay khi Nga xua quân sang xâm lăng. Và khi cuộc xâm lăng bắt đầu, lãnh đạo Ukraine chính thức kêu gọi sự trợ giúp nhiều hơn từ khối Tây phương. Sáng hôm thứ Năm, tổng thống Volodymyr Zelenskyy tiết lộ ông mới nói chuyện với tổng thống Biden và các nhà lãnh đạo Tây Âu khác về việc thành lập một liên minh “chống-Putin”. Trong số những mục tiêu của liên minh này là trợ giúp quân sự và tài chính cho Ukraine, đồng thời bảo vệ không phận để ngăn chặn không cho Nga tấn công từ trên không.

Liệu Nga có xem một liên minh như vậy là hành động lâm chiến của Tây phương và sẽ có phản ứng quyết liệt và tích cực? Bài diễn văn của Putin không cho ta một diễn giải thỏa đáng nào về chuyện này. Nhưng đấy chính là chủ đích của Putin. Khi gây chiến, ông ta đặt Tây phương vào một tư thế lúng túng, không biết phải đối phó ra sao cho đúng. Một mặt, họ đành bỏ Ukraine cho Nga (quyền lợi của Mỹ ở Ukraine không nhiều, đa số dân Mỹ nghĩ thế); mặt khác, họ bị cuốn vào một cuộc chiến với một quốc gia hùng mạnh có rất nhiều vũ khí nguyên tử.

Đối với Putin, đó chính là điều ông ta mong đợi. Trong bài diễn từ tuyên chiến đọc sáng thứ Năm 24/2/2022, ông ta đổ mọi thứ tội lỗi lên Hoa Kỳ và Tây Âu, từ sự sụp đổ của Xô-viết cho đến các cuộc xung đột lớn nhỏ ở Trung Đông. “… Bất cứ nơi nào trên thế giới có vết chân của Tây phương đặt tới, nơi đó có máu đổ, có những vết thương không thể chữa lành, và sôi sục máu khủng bố, cực đoan…” Ông ta nói như thế.

Đấy không phải lập luận của kẻ đang tìm cách giải quyết chuyện tranh chấp vặt vãnh giữa hàng xóm láng giềng, nó là lời tuyên chiến với khối đại thù địch gần như truyền kiếp.

Một điều chắc chắn trong những ngày tháng sắp tới: máu của nhân dân Ukraine sẽ đổ xuống thấm đẫm mảnh đất hiền hòa của một dân tộc nằm sát bên cạnh con gấu Nga hung tợn.

– Trịnh Khải Nguyên Chương

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
HOA KỲ – Như vậy là cựu Tổng thống Donald Trump sẽ đối đầu với Phó Tổng thống Kamala Harris trong cuộc bầu cử ngày 5 tháng 11 sắp tới, và sau đây, xin mời quý vị cùng điểm qua các mốc thời gian quan trọng liên quan đến cuộc bầu cử từ trước ngày 7/8 cho đến Lễ nhậm chức vào tháng 1/2025:
HOA KỲ – Hôm thứ Hai (7/10), tòa án cao nhất bang Georgia đã quyết định khôi phục lệnh cấm gần như toàn bộ trường hợp phá thai sau khi thai nhi được 6 tuần tuổi, trong thời gian chờ xem xét đơn kháng cáo của bang đối với phán quyết của tòa án cấp dưới đã chặn luật này hồi tuần trước, theo Reuters.
Sau đây là một thiền pháp tổng hợp và đơn giản hóa từ Kinh Pháp Cú và nhiều kinh khác, thích nghi cả cho Phật tử và không phải Phật tử. Nơi đây, người tập có thể quán sát và cảm thọ qua các pháp quán: quán như huyễn, quán vô thường, và quán vô ngã.
Giải Nobel Y học đã được trao cho hai nhà khoa học người Mỹ Victor Ambros và Gary Ruvkun hôm Thứ Hai vì đã khám phá ra microRNA, một nguyên lý cơ bản chi phối cách thức hoạt động của gen được điều hòa. Hội đồng Nobel cho biết khám phá của họ "có tầm quan trọng cơ bản đối với
Seoul - Trung Quốc và Bắc Hàn đã cam kết tăng cường hợp tác song phương nhân kỷ niệm 75 năm quan hệ ngoại giao giữa hai quốc gia, thông tin từ hãng thông tấn nhà nước KCNA của Bắc Hàn cho biết, theo Reuters ngày 6 tháng 10.
LS Bách cho biết anh và mọi người tuyệt thực từ 28/9, đến nay là ngày thứ 6 rồi, 3 anh em vẫn đảm bảo sức khỏe tốt (vì ai cũng có kinh nghiệm rồi), tinh thần rất ổn, vững vàng, lần này làm kiên quyết nên đã chuẩn bị tinh thần để tuyệt thực dài. Anh kể đã từng tuyệt thực 24 ngày khi bị tạm giam ở Hỏa Lò, lúc đó hoàn toàn không thể trao đổi tin tức với bên ngoài mà vẫn vững vàng nên gia đình đừng lo. Lần này anh tin là mọi người đủ sức khỏe để kiên trì đi tiếp.
Hôm nay, Sở Thống Kê Lao Động công bố phúc trình tháng 9, một tháng trước ngày bầu cử. Theo đó tổng số việc làm không kể khu vực nông nghiệp tăng 254,000 trong tháng 9, cao hơn con số 150,000 mà nhiều kinh tế gia ước đoán, và làm tỷ lệ thất nghiệp hạ xuống chút ít ở mức 4.1%. Việc thuê người tiếp tục có xu hướng gia tăng trong các dịch vụ ăn uống, chăm sóc sức khỏe, khu vực chính phủ, trợ giúp xã hội, xây dựng. Ngoài ra, các số thống kê của hai tháng 7 và 8 được cập nhật hóa cho thấy có thêm 72,000 công nhân mà ban đầu bị bỏ sót. Tỷ lệ thất nghiệp trong tháng 9 giảm đối với mọi nhóm sắc tộc, bao gồm cả nam và nữ. Tỷ lệ thất nghiệp của khối công nhân da đen giảm xuống 5.7% và khối công nhân gốc Tây Ban Nha là 5.1%. Trong khi đó, mức lương lại gia tăng mạnh mẽ khoảng 0.4% so với tháng 8. Lương giờ trung bình tăng 4% trong năm 2024 tới mức $35.36 / giờ. Việc làm trong lĩnh vực dịch vụ ăn uống tăng thêm 69,000 trong tháng 9. Khu vực chăm sóc sức khỏe có thêm 45,000 việc
Ngày 5/10, thông tin từ Công an tỉnh Lạng Sơn cho biết, bước đầu, cơ quan chức năng xác định nguyên nhân gây ra vụ cháy tại Công ty TNHH MTV Xe điện DK Việt Nhật (gọi tắt là DK Bike), trụ sở tại xã Hoàng Đồng, TP Lạng Sơn là do chập điện. Vụ việc cũng khiến hơn 3.000 xe máy điện thành phẩm bị thiêu rụi hoàn toàn. Ngoài ra còn hàng nghìn linh kiện, dùng để lắp ráp hơn 2.000 xe điện khác cũng bị thiệt hại hoàn toàn.
Độc giả Việt Báo phần nào đã quen thuộc qua các bài viết về họa sĩ Nguyễn Việt Hùng cũng như họa sĩ Nguyễn Bảo Khang. Cuối tuần này, mời quý vị ghé đến với buổi tiếp tân khai mạc triển lãm “The Universal & The Particular” tại Santa Ana College Arts Gallery.
Bộ Ngoại giao thông báo rằng hệ thống gia hạn sổ thông hành (Passport) trực tuyến hiện đã đi vào hoạt động hoàn toàn. Công dân Hoa Kỳ tuổi từ 25 trở lên và có sổ thông hành đã hết hạn trong vòng năm năm qua hoặc sẽ hết hạn trong năm tới sẽ không cần phải điền hoặc in đơn, gửi séc, đặt lịch hẹn hoặc in ảnh passport mới. Một người có thể tạo tài khoản trên trang web của Bộ Ngoại giao để bắt đầu quy trình gia hạn. Bạn có thể chụp ảnh cho sổ thông hành bằng điện thoại di động và tải lên, miễn là ảnh mới chụp gần đây và không phải là ảnh chụp theo kiểu selfie. Bạn cần đứng trước phông nền trắng và không đeo mắt kính.
Thời tiền sử, một tiểu hành tinh (asteroid) có đường kính hơn 6 dặm (khoảng 10 km) đã đâm vào khu vực Trung Mỹ, gây ra một đợt dao động nhiệt độ trên toàn bộ địa cầu và mùa đông giá lạnh khắc nghiệt kéo dài suốt nhiều năm. Thảm họa này đã xóa sổ hơn 60% các loài sinh vật có trên địa cầu vào thời điểm đó, và là nguyên nhân gây ra sự kiện nổi tiếng: khủng long tuyệt chủng. Từ các loài khủng long không bay được (non-avian dinosaurs) như Tyrannosaurus rex và các loài thuộc loại Triceratops, đến các loài bò sát bay được (Pterosaurs), và cả các loài thủy quái thuộc loại Mosasaurus cùng hàng loạt các loài bò sát khác, tất cả đều dần dần biết mất.
Một nghiên cứu mới đã chỉ ra rằng gen di truyền (genes) đóng vai trò quan trọng trong việc xác định loại ung thư vú phụ nữ có thể mắc phải. Cụ thể, các gen này quyết định cách mà epitopes – là những protein trên bề mặt tế bào, quyết định vị trí gắn của kháng nguyên (antigenic) với kháng thể – thể hiện ra bên ngoài. Các epitope giống như cái bảng hiệu của một cửa hàng, giúp cơ thể nhận biết tế bào nào là bình thường và tế bào nào có thể là ung thư.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.