Hôm nay,  

10 Sự Kiện Quan Trọng Trong Năm 2021

31/12/202100:00:00(Xem: 2434)
 
mika-baumeister-DwgPkR02Wpc-unsplash
Những người biểu tình tham gia cuộc tập hợp với phong trào the Fridays for Future.(Nguồn:unplash)
 
Cuộc đời vô thường, không có gì dừng trụ. Mọi thứ đều luôn luôn biến dịch không ngừng. Cũng thế, một năm trôi qua với biết bao vật đổi sao dời. Thế giới đã chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng trong năm 2021 mà trong đó điều lạc quan nhất là khoa học đã có thuốc chích ngừa và thuốc viên điều trị Covid-19 để có thể ngăn ngừa đại dịch kéo dài hai năm mà vẫn chưa thấy dấu hiệu chấm dứt.

Ký giả James M. Lindsay đã điểm qua 10 sự kiện quan trọng nhất trong năm 2021 được đăng trên trang mạng của Hội Đồng Quan Hệ Đối Ngoại (Council On Foreign Relations) hôm 15 tháng 12 năm 2021. Việt Báo lượt dịch để cống hiến cho độc giả nhân cuối năm dương lịch 2021.
 
10- Ra Mắt Liên Minh Úc-Anh-Mỹ (AUKUS). Vào ngày 15 tháng 9 năm 2021,  Tổng Thống Mỹ Joe Biden, Thủ Tướng Úc Scott Morrison, và Thủ Tướng Anh Boris Johnson cùng tuyên bố bộ ba đối tác an ninh mới có tên AUKUS. Phần quan trọng nhất của thỏa thuận này là Hoa Kỳ cam kết cung cấp cho Úc kỹ thuật để kiến tạo 8 tàu ngầm chạy bằng nguyên tử lực (nhưng không trang bị vũ khí nguyên tử). Nước khác duy nhất nhận được kỹ thuật tương tự của Mỹ là Anh Quốc. Bản tuyên bố công bố hiệp ước xác định nó cần thiết để “duy trì an ninh và ổn định trong vùng Ấn Độ-Thái Bình Dương.” Dù ba nhà lãnh đạo đều không nói tới Trung Quốc, AUKUS được nhìn thấy như là đáp ứng trước sự quyết đoán ngày càng gia tăng của TQ. Không ngạc nhiên, Bắc Kinh lên án hiệp ước là “cực kỳ vô trách nhiệm” và “phân cực.”  Nhưng TQ không phải là nước duy nhất không vui với thỏa thuận này. Pháp đã phát cáu bởi vì AUKUS đã chấm dứt thỏa thuận 37 tỉ đô la mà nước Pháp ký với Úc vào năm 2016 để xây dựng hàng chục tàu ngầm chạy bằng dầu diesel. Kết quả, Paris đã triệu hồi các đại sứ tại Canberra và Washington về nước, một hành động chưa từng có trong các quan hệ song phương với hai quốc gia này. Biden sau đó đã thừa nhận rằng việc công bố hiệp ước là “vụng về,” trong khi Pháp dùng sự kiện này để nhấn mạnh trường hợp của họ đối với “quyền tự trị chiến lược,” có nghĩa là khả năng Liên Âu hành động độc lập với Hoa Kỳ trong các vấn đề quốc tế. Vẫn còn nhiều nghi ngờ về việc các tàu ngầm mới của Úc sẽ được chế tạo hay không; chúng có giá đắt đỏ và sẽ không hoạt động trong hơn một chục năm.
 
9- Khủng Hoảng Di Dân Thách Thức Các Nước Giàu. Sự xuống dốc trong lượng di dân quốc tế trong năm 2020 do Covid-19 tiếp tục trong năm 2021. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là đi vào chấm dứt khủng hoảng di dân. Một trường hợp được nêu bật là biên giới phía nam của Mỹ. Vào tháng 10, số người vào Hoa Kỳ bất hợp pháp đã lên tới 1.7 triệu nhiều hơn năm trước, là cao nhất kể từ năm 1960. Covid-19, khó khăn kinh tế, và các sự kiện chính trị và thiên nhiên – việc ám sát tổng thống Haiti và hậu quả động đất đã làm cho hàng chục ngàn người Haiti bỏ nước ra đi – khiến gia tăng. Nhưng cũng có kỳ vọng rằng chính phủ Biden sẽ chào đón di dân nhiều hơn chính phủ Trump. Để chận đứng di dân tràn vào chính phủ Biden đã tiếp tục nhiều chính sách chống di dân khắc khe của vị tiền nhiệm. Liên Âu chứng kiến 70% gia tăng so với năm 2020 trong số người di dân vào bất hợp pháp, với các nhà chỉ trích cho rằng Liên Âu đã không làm tròn trách nhiệm của họ để giúp các di dân. Sự gia tăng di dân qua Eo Biển Anh từ Pháp đã tạo ra sự xung đột ngoại giao giữa Paris và London. Trong khi đó, Belarus khuyến khích các di dân vượt lãnh thổ của họ vào Latvia, Lithuania, và Ba Lan gây sức ép Liên Âu để chấm dứt các trừng phạt mà họ đã đưa ra để chống lại cuộc bầu cử tổng thống Belarus gian dối vào năm 2020. Những khủng hoảng này khó có thể lắng xuống trong nhiều năm tới. Khoảng 84 triệu người trên thế giới đã bị buộc phải rời bỏ nhà cửa của họ. Xung đột, sự sụp đổ kinh tế, và biến đổi khí hậu làm cho số người di dân cao hơn.
 
8- Những Tiến Bộ Của Chương Trình Nguyên Tử Của Iran. Một năm bắt đầu với sự lạc quan rằng thương lượng nguyên tử với Iran có thể được tái tục 3 năm sau khi Tổng Thống Donald Trump từ bỏ thỏa thuận. Joe Biden nhậm chức gọi chính sách Iran của Trump là “thảm họa tự gây ra” và cam kết sẽ trở lại thương lượng nếu Iran tuân thủ trở lại. Tuy nhiên, làm cho điều đó xảy ra thì nói dễ hơn làm. Trong tháng 2, chính phủ Biden đã chấp thuận lời mời từ Liên Âu để tái tham gia đàm phán. Xung đột ngoại giao giữa Tehran và Washington đã làm trì trệ việc bắt đầu đối thoại cho đến tháng 4. Một vụ nổ cơ sở nguyên tử của Iran vào giữa tháng 4, có vẻ là sự phá hoại của Do Thái, đã làm cho Iran tuyên bố họ đã bắt đầu tinh chế uranium tới 60%, mức mà không phải cho sử dụng dân sự dù nó còn thấp dưới mức đòi hỏi cho vũ khí. Thêm 5 vòng đàm phán khác đã diễn ra trước cuộc bầu cử tổng thống Iran vào tháng 6, đã chứng kiến nhà lãnh đạo cứng rắn Ebrahim Raisi chiến thắng. Ông ấy lập tức đã dập tắt suy đoán rằng một thỏa thuận sắp đạt được, nói rằng “tình hình tại Iran đã thay đổi qua cuộc bỏ phiếu của người dân.” Các đàm phán cuối cũng đã tái tục vào tháng 11, nhưng Iran đã quay lưng với những nhượng bộ mà họ đã đưa ra trong các vòng đầu và tái tuyên bố yêu cầu ban đầu của họ rằng Hoa Kỳ phải gỡ bỏ tất cả các trừng phạt mà chính phủ Trump đã ban hành. Tính tới cuối năm 2021, các cuộc đàm phán trên bờ vực sụp đổ, với phỏng đoán Iran chỉ còn một tháng là có được uranium ở mức chế được vũ khí và chính phủ Biden đang đối diện câu hỏi phải làm gì nếu ngoại giao thất bại.
 
7- Các Hệ Thống Cung Ứng Trì Trệ. “Các hệ thống cung ứng” đã trở thành một thuật ngữ gia đình trong năm 2021. Qua nhiều thập niên các cơ sở kinh doanh tin rằng việc đưa sản xuất ra ngoài là chìa khóa thành công. Chiến lược đó đã hiệu quả: nhiều công ty đã mài dũa các hệ thống cung ứng của họ đã thấy tổn phí giảm và lợi nhuận tăng. Rồi đến Covid-19. Nó phô bày sự xuống dốc của các hệ thống cung ứng: thiếu hụt và ngưng trệ ở xa tạo ra thiếu hụt và ngưng trệ tại nhà. Khi đại dịch lần đầu tiên tấn công, các hãng xưởng đã đóng cửa và nhiều công ty để lượng hàng tồn kho giảm dần để tránh bị kẹt hàng không bán được. Nhưng khi nhu cầu của khách tiêu thụ gia tăng trong năm 2021 khi các thuốc chích ngừa đã phổ biến, nhiều công ty thấy thiếu trên nhiều bộ phận và cung ứng. Các thiếu hụt của việc chuyên chở thùng hàng và hàng dự trữ tại nhiều hải cảng khắp thế giới đã làm cho vấn đề thêm phức tạp. Đã không giúp gì vì trong tháng 3 tàu chở thùng hàng Ever Given đã mắc cạn tại Kênh Đào Suez, chận đứng một trong những thủy lộ chính của thế giới qua một tuần và gây ra tốn kém được phỏng đoán tới 9.6 tỉ đô la một ngày. Sự thiếu hụt gây nhiều chú ý nhất là trong các con chips máy điện toán, đặc biệt những thứ được sử dụng trong máy chơi game và sản xuất xe hơi. Công Ty Xe Hơi Ford đã dự kiến mất 1.1 triệu chiếc xe bán ra trong năm 2021 bởi vì thiếu chất bán dẫn. Các hàng hóa khác thiếu cung ứng trong năm 2021 gồm xăng, dầu cây cọ, gà, bắp, chlorine, và hot dogs. Ngay dù khi các cung ứng đã dồi dào, lực lượng lao động thường thiếu hụt. Chỉ riêng tại Hoa Kỳ, lực lượng lao động đã giảm 5 triệu người từ đầu đại dịch. Những gián đoạn hệ thống cung ứng tạo ra bởi Covid-19, mà đã góp phần gia tăng lạm phát trên toàn thế giới, có thể kéo dài nhiều năm.
 
6- Taliban Trở Lại Nắm Quyền. Cuộc chiến của Hoa Kỳ tại Afghanistan đã chấm dứt sau 20 năm: với Taliban lên nắm quyền. Vào năm 2020, Tổng Thống Donald Trump đã đạt được thỏa thuận với Taliban mà trong đó đòi hỏi rút tất cả quân đội Hoa Kỳ vào ngày 1 tháng 5 năm 2021. 2 tuần trước hạn chót đó, Tổng Thống Joe Biden đã ra lệnh rằng việc hoàn tất việc rút quân Hoa Kỳ phải được chấm dứt không trễ hơn ngày 11 tháng 9 năm 2021 – kỷ niệm 20 năm các cuộc tấn công khủng bố ngày 9 tháng 11 năm 2001. Khi cuộc rút quân tiến hành, quân đội quốc gia Afghanistan tan rã và Taliban tràn ngập khắp nước. Kabul thất thủ vào ngày 15 tháng 8, hàng ngàn người ngoại quốc tràn về thủ đô. Hoa Kỳ đã thực hiện nỗ lực rộng lớn để di tản những người Mỹ mắc kẹt tới ngày 31 tháng 8, hạn chót do Taliban đặt ra. Việc rút quân của Hoa Kỳ đã chấm dứt vào ngày 30 tháng 8, bỏ lại hơn 100 công dân Mỹ và tới 300,000 người Afghans là những người có thể đã đủ điều kiện để cấp visa vào Hoa Kỳ cấp tốc. Biden gọi cuộc rút quân là “thành công phi thường.” Hầu hết người Mỹ không đồng ý và các đánh giá chấp thuận công chúng của ông đã rớt xuống mức thấp mới. Nhiều lãnh đạo đồng minh gọi cuộc rút quân là “thất bại.” Hoa Kỳ đã chi hơn 2.3 ngàn tỉ đô la tại Afghanistan hơn 2 thập niên, gần 300 triệu đô la một ngày trong 20 năm. Hơn 2,500 binh sĩ Hoa Kỳ và 4,000 người làm theo hợp đồng dân sự đã chết tại Afghanistan. Số người Afghan mất mạng có thể hơn 170,000. Bất kể tuyên bố khác nhau, chính quyền mới Taliban cho đến nay đã hành động giống như chế độ mà đã làm kinh hoàng thế giới 20 năm trước và các khủng hoảng nhân đạo rộng lớn đang lộ diện.
 
5- Nội Chiến Ethiopia Ngày Càng Tồi Tệ. Thủ Tướng Ethiopia Abiy Ahmed được trao giải Nobel Hòa Bình năm 2019 vì sự môi giới hòa bình với lân bang Eritrea. Chưa đầy 2 năm sau, Ethiopia đã bị cuốn vào một cuộc nội chiến cay đắng. Nguyên do tức thì cho cuộc chiến đến trong tháng 11 năm 2020 khi Abiy ra lệnh quân đội Ethiopia tấn công tỉnh phía bắc của Tigray sau khi các lực lượng liên kết với Mặt Trận Giải Phóng Nhân Dân Tigray (TPLF) tràn ngập vào một căn cứ quân đội liên bang. Nhưng máu xấu giữa Abiy và TPLF đã có trước sự kiện đó; đến khi nắm quyền vào năm 2018 Abiy đã loại TPLF ra khỏi đảng chính trị cầm quyền, chấm dứt sự thống trị nền chính trị Ethiopia kéo dài nhiều thập niên. Các lực lượng liên bang đã giành nhiều chiến thắng quan trọng lúc đầu, đáng nói nhất là việc chiếm Mekelle, thủ đô của Tigray. Nhưng không lâu sau thì ngọn triều đã đổi. Vào tháng 6 năm 2021, các lực lượng TPLF đã tái chiếm Mekelle. Vào tháng 11, dân quân TPLF và các chi nhánh đã tiến vào miền nam Addis Ababa, thủ đô của Ethiopia, và tiến tới miền đông Djibouti, đe dọa cắt đứt đường tiếp tế Ethiopia với 95% hàng nhập cảng đường biển. Sự thành công của TPLF đã tạo ra viễn tượng rằng Ethiopia có thể sụp đổ, có khả năng gây biến động trong khu vực. Ngay cả khi cuộc chiến kết thúc, các hậu quả thật khủng khiếp. Khoảng 2 triệu người Ethiopia đã bị di tản, và tất cả các bên xung đột đều phạm vào tội ác chiến tranh như thanh trừng chủng tộc, thảm sát tập thể, và hãm hiếp hội đồng. Các nỗ lực ngoại giao để chấm dứt cuộc chiến cho đến nay không đi tới đâu. Năm tới có thể tạo ra nhiều đau lòng hơn cho một đất nước bị phân hóa cùng cực.

10-Su-Kien-Quan-Trong-Nam-2021_03

Nền dân chủ toàn cầu bị xói mòn. (nguồn: www.pixabay.com

 

4- Tiếp Tục Xói Mòn Nền Dân Chủ Toàn Cầu. Sự xói mòn trên toàn cầu của việc cai trị bằng dân chủ đã diễn ra từ năm 2006 tiếp tục tới năm 2021. Hoa Kỳ, nhà vô địch lâu đời của nền dân chủ, đã chứng kiến sự chuyển quyền ôn hòa của mình bị gián đoạn lần đầu tiên trong lịch sử bởi cuộc nổi dậy vào ngày 6 tháng 1. Sự kiện đó, cùng với những nỗ lực tại nhiều tiểu bang màu đỏ (Cộng Hòa) để hạn chế các quyền bầu cử và cho quốc  hội quyền đảo ngược các kết quả bầu cử, đã dẫn tới điều mà trước đây không thể nghĩ nổi – rằng Hoa Kỳ được đặt tên là “nền dân chủ thụt lùi.” Có nhiều đồng hành trên mặt trận đó. Chính quyền của Thủ Tướng Ấn Độ Narendra Modi đã thẳng tay đàn áp những người chỉ trích, khiến cho Freedom House đã hạ cấp Ấn Độ từ “tự do” xuống “tự do một phần” và tổ chức Phóng Viên Không Biên Giới gọi Ấn Độ là “một trong những quốc gia nguy hiểm nhất thế giới đối với các nhà báo đang cố gắng làm công việc của họ đúng đắn.” Tổng Thống Ba Tây Jair Bolsonaro đã tấn công tính hợp pháp của các cuộc bầu cử của đất nước ông, khiến nhiều người nói rằng “nền dân chủ đang dãy chết tại Ba Tây.” Các nền dân chủ còn non trẻ tại Miến Điện, Chad, Mali, Guinea, và  Sudan tất cả đều bị lật đổ trong các cuộc đảo chánh. Trong khi đó, các chính quyền độc tài tiếp tục đàn áp bất đồng chính kiến. Lãnh đạo đối lập Nga Alexei Navalny đã bị bỏ tù sau khi trở về từ Đức. Lân bang Belarus đã chuyển hướng một chuyến bay chở hành khách để bắt một nhà chỉ trích nổi tiếng. Trung Quốc đã siết chặt Hong Kong. Cuba bắt hàng ngàn người chỉ trích sau các cuộc biểu tình lớn nhất trong lịch sử của nước này. Vào tháng 12, Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden đã chủ trì Thượng Đỉnh Dân Chủ qua mạng để “tập trung vào các thách thức và các cơ hội mà các nền dân chủ đang đối diện.” Không rõ là sự kiện này sẽ, hay có thể, làm được gì nhiều để đảo ngược chiều hướng khó khăn trên toàn cầu.
 
3- Joe Biden Trở Thành Tổng Thống. “Nước Mỹ trở lại.” Joe  Biden đã lập đi lập lại điểm đó trong năm 2021. Ông ấy đã nhanh chóng nhậm chức để hoàn thành lời hứa tăng cường các mối quan hệ với những đồng minh của Mỹ. Ông đã đưa Hoa Kỳ trở lại Hiệp Ước Khí Hậu Paris và Tổ Chức Y Tế Thế Giới, gia hạn hiệp ước vũ khí New START 5 năm, tìm cách phục hồi thương lượng nguyên tử Iran, và chấm dứt sự ủng hộ của Hoa Kỳ đối với các hoạt động quân sự tấn công tại Yemen. Những hành động này đi ngược lại các chính sách Nước Mỹ Trước Tiên của cựu Tổng Thống Donald Trump đã thu hút sự tán trợ ở hải ngoại; các thăm dò sơ bộ cho thấy sự cải thiện mạnh mẽ trong hình ảnh của Hoa Kỳ trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thời gian qua đi, nhiều nước công khai thắc mắc khác nhau thế nào và vững vàng ra sao, đối với các chính sách đối ngoại của Biden. Trên các vấn đề quan trọng như TQ và mậu dịch, các chính sách của Biden khác với người tiền nhiệm bằng giọng điệu hơn là thực chất. Biden cũng đã cảnh báo nhiều đồng minh, đặc biệt tại Châu Âu, với khuynh hướng hành động đơn phương. Ông đã bãi bỏ đường ống Keystone XL, rút ra khỏi Afghanistan, ủng hộ việc bãi miễn quyền sở hữu trí tuệ đối với các thuốc chích ngừa, và tạo ra liên minh AUKUS mà không có sự tham vấn đáng kể nào với các đối tác quan trọng. Cuộc triệt thoái Afghanistan lúng túng, công bố AUKUS vụng về, và tốc độ chậm của việc công bố các đại sứ cũng tạo nhiều nghi ngờ về năng lực của chính phủ Biden, mà đã được coi là sức mạnh của họ. Với xếp hạng chấp thuận của Biden sút giảm ở trong nước và khả năng Cộng Hòa sẽ lấy lại một hay hai viện Quốc Hội trong cuộc bầu cử giữa kỳ năm 2022, các đồng minh của Mỹ phải nuôi suy nghĩ rằng Trump và Nước Mỹ Trước Tiên có thể trở lại Bạch Ốc vào năm 2025.

10 Su Kien Quan Trong  Nam 2021_02

Thuốc chích ngừa Covid-19 xuất hiện là tin vui cho nhân loại. (nguồn: www.pixabay.com

 
2- Các Thuốc Chích Ngừa Covid-19 Xuất Hiện Khi Vi Khuẩn Đột Biến. Nhiều thuốc chích ngừa được tạo ra để giải quyết vi khuẩn corona mới có thể cùng với các thuốc chích ngừa đậu mùa, bại liệt, sởi, quai bị, và hồng chẩn như những tiến bộ lớn lao trong việc cứu mạng và giảm sự hoành hành của dịch bệnh. Tốc độ mà các thuốc chích ngừa Covid-19 được phát triển là kinh ngạc. Trong lịch sử các thuốc chích ngừa mất từ 10 tới 15 năm để phát triển. Việc phát triển thuốc chích ngừa nhanh nhất trước đây là 4 năm để chế thuốc chích ngừa bệnh quai bị. Các thuốc chích ngừa Covid-19 được tạo ra chưa đầy một năm. Quan trọng là các thuốc chích ngừa Covid-19 hàng đầu có hiệu quả rất tốt; các thuốc chích ngừa của Pfizer và Moderna có hiệu quả hơn 90% chống lại các biển thể Covid-19 lúc đầu. Hơn 7.4 tỉ liều thuốc chích ngừa đã được thực hiện tại 184 quốc gia trong 11 tháng đầu năm 2021, với 70 nước hiến tặng. Không may, có quá nhiều người có thể được chích ngừa thì lại không chịu chích, và quá nhiều người muốn chích ngừa thì lại không thể chích. Điều đó là chết người bởi vì Covid-19 thích ứng rất nhanh. Biến thể Delta, lần đầu tiên được xác nhận vào tháng 12 năm 2020 tại Ấn Độ, lây nhiễm hơn các biến thể trước và nhanh chóng trở thành chủng khống chế trên toàn thế giới. Trong tháng 11 năm 2021, các nhà khoa học Nam Phi đã xác nhận sự phát sinh của biến thể Omicron. Trong vòng vài tuần nó đã được phát hiện trên khắp thế giới. Tính tới cuối năm 2021, không rõ là Omicron có phải là mối đe dọa sức khỏe lớn hơn hay sẽ đẩy kinh tế toàn cầu vào một vòng xoáy khác. Điều rõ ràng là hơn 5 triệu người trên toàn cầu và 800,000 người Mỹ đã chết từ Covid-19.
 
1-Các Nước Đã Thất Bại Với Thách Thức Biến Đổi Khí Hậu Lần Nữa. “Một dấu hiệu màu đỏ cho nhân loại.” Đó là cách Tổng Thư Ký Liên Hiệp Quốc António Guterres đã mô tả phúc trình của LHQ được công bố trong tháng 8 kết luận rằng nhân loại đang đối diện biến đổi khí hậu thảm khốc trừ khi việc thải khí hâm nóng bầu khí quyển được cắt giảm. Nhưng con người không cần phải đọc phúc trình dày 4,000 trang để biết điều đó. Thời tiết thái quá đã chiếm hết các tin tức trong năm 2021, như nó đã quá nhiều trong thập niên qua. Hạn hán kỷ lục bao trùm miền tây nam nước Mỹ. Lũ lụt kỷ lục đã tàn phá nước Bỉ và miền tây nước Đức. Những trận cháy rừng dữ dội đã xét nát Hy Lạp. Những trận gió mùa cuối mùa đã tàn phá Ấn Độ và Nepal. Những người lạc quan về khí hậu có thể tìm thấy một vài phát triển để vui vẻ trong năm 2021. Tổng Thống Biden đã cam kết rằng Hoa Kỳ sẽ tái tham gia Thỏa Thuận Khí Hậu Paris trong ngày đầu nhậm chức của ông. TQ đã đồng ý trong tháng 9 sẽ ngưng tài trợ cho các nhà máy điện chạy bằng than đá ở ngoại quốc, và Ái Nhĩ Lan đã mở cơ sở để lấy khí carbon dioxide ra khỏi không khí. Tại cuộc họp COP-26 tại Glasgow vào tháng 11 các quốc gia đã cam kết thực hiện các bước giải quyết biến đổi khí hậu, gồm việc cắt lượng thải khí methane. Nhưng những lời hứa không phải là những thành quả. Việc thải khí carbon đã nhảy vọt trong năm 2021 khi nền kinh tế toàn cầu tăng mạnh trở lại. Ngay cả khi Tỗng Thống Biden thúc đẩy Quốc Hội giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu trong dự luật hạ tầng cơ sở quan trọng, ông yêu cầu OPEC tăng sản lượng dầu để hạ giá xăng. Ông ấy không phải là nhà lãnh đạo thế giới duy nhất hy vọng có cái bánh và ăn nó nữa. Việc chuyển đổi khỏi nhiên liệu hóa thạch tạo ra nhiều chọn lựa khó khăn. Tuy nhiên, thiên nhiên không cho công trạng đối với mức độ của sự khó khăn.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Phân Ưu: Được tin bạn GIUSE NGUYỄN VĂN CHƯƠNG Sinh ngày 01 tháng 01 năm 1962 tại Bình Định Việt Nam. Đã từ trần vào ngày 19 tháng 6 năm 2025 tại San Diego California Hoa Kỳ. Hưởng thọ 63 tuổi
Phân Ưu: Nhận được tin buồn Ông NGUYỄN NGỌC TUYỀN, Pháp Danh QUANG MINH, sinh ngày 02 tháng 02, năm1932 tại Làng Hoành Lộ, huyện Giao Thủy, Tỉnh Nam Định, Bắc phần Việt Nam đã mệnh chung ngày 17 tháng 6, năm 2025, tai Santa Ana, California. Hưởng thọ 94 tuổi.
Xét vụ các bà bầu và hội dân quyền kiện về lệnh Trump nói trẻ em sẽ không tự động có quốc tịch khi sinh ra trên đất Mỹ nếu ba mẹ không phải công dân Mỹ, Thẩm phán Deborah Boardman ra hạn hôm nay Bộ Tư Pháp phải ghi văn bản về việc thực hành lệnh Trump thế nào thì tòa mới xử. - Bộ Tư pháp bắt đầu lập ưu tiên tước quốc tịch của người Mỹ nhập tịch khi họ bị truy tố về tội phạm
(WASHINGTON, ngày 30 tháng 6, Reuters) – Một công trình nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí The Lancet báo động rằng nếu Cơ Quan Phát Triển Quốc Tế Hoa Kỳ (U.S. Agency for International Development, USAID) tiếp tục bị cắt giảm ngân khoản, hoặc tệ hơn, bị giải thể, thế giới có thể sẽ có hơn 14 triệu người chết vào năm 2030.
(WASHINGTON, ngày 30 tháng 6, Reuters) – Một nhóm tin tặc tự xưng là “Robert”, bị tình nghi có liên hệ với Cộng hoà Hồi giáo Iran, vừa loan báo sẽ công bố thêm nhiều tài liệu lấy được từ hộp thư điện tử của các nhân vật thân cận với Tổng thống Donald Trump. Nhóm này từng gây xôn xao dư luận khi tung ra loạt tài liệu trước kỳ tổng tuyển cử Hoa Kỳ vào cuối năm 2024.
Dự luật One Big Beautiful Bill Act – hiện đang được phe Cộng Hòa xắn tay soạn thảo và cổ động – nếu được thông qua tuần này, sẽ bơm tiền khổng lồ cho các cơ quan công lực liên bang và hệ thống nhà tù, mở đường cho chiến dịch trục xuất chưa từng có và tham vọng quân sự hoá xã hội Mỹ dưới thời Tổng Thống Donald Trump
- Khi thuế xe hơi của Trump hiệu lực, người mua xe Mỹ có thể sẽ tốn thêm trung bình 1.760 đô/xe (tức là, người tiêu dùng chịu 80% gánh nặng thuế quan) - Dự luật ngân sách "bự và đẹp" Trump hy vọng Thượng Viện thông qua hôm nay, thứ Hai.
(Hồng Kông, ngày 29 tháng 6, Reuters) – Liên minh Dân chủ Xã hội (League of Social Democrats, LSD), tổ chức dân chủ cuối cùng còn hoạt động tại Hồng Kông, hôm Chủ nhật cho biết sẽ chính thức giải thể, vì “áp lực chính trị ghê gớm” dưới làn sóng trấn áp an ninh trong suốt 5 năm qua. Kể từ nay, thành phố do TQ kiểm soát sẽ không còn bất kỳ đại diện chính thức nào của phe đối lập dân chủ.
(SEVILLE, Tây Ban Nha, ngày 29 tháng 6, Reuters) – Giữa cái nắng gay gắt của miền nam Tây Ban Nha, hàng trăm người đã tuần hành qua thành phố Seville hôm Chủ Nhật, kêu gọi xóa nợ cho các quốc gia đang phát triển, thúc đẩy công bằng về trách nhiệm ứng phó với biến đổi khí hậu và đánh thuế giới siêu giàu. Hoạt động này diễn ra ngay trước khi hội nghị của Liên Hiệp Quốc (LHQ) về tài trợ phát triển chính thức bắt đầu.
- Tỷ phú Elon Musk lặp lại: Dự luật lớn & đẹp Cộng Hòa thông qua là điên khủng, phá hoại, tự sát chính trị - Quận Los Angeles: 1 xe kem bỏ hoang giữa phố khi đặc vụ ICE bắt người bán kem được khu phố yêu thương - Chấm dứt Quy chế Bảo vệ Tạm thời TPS, sẽ trục xuất 350.000 người Haiti ra khỏi Mỹ từ đầu tháng 9
Không ai ngờ nhà thơ này làm được các bài thơ kể chuyện về các Thiền sư Việt Nam trong thể thơ Đường luật, y hệt như khai mở lại một mạch nguồn thi ca sinh động. Những bài thơ của thầy, tinh luyện từng chữ, dịu dàng mang hơi thở Thiền Tông Việt Nam. Tôi đọc và kinh ngạc, như gặp lại một tri kỷ những năm rất xưa cũ, nhưng với một chân trời thi ca hoàn toàn mới. Nơi đó, riêng một mình Thầy Thích Chúc Hiền bước đi đơn độc, trong văn phong thanh thản, giữa những như dường gian nan trong từng chữ, từng ý đối, từng vần trau chuốt khó gieo, và trong từng âm vang Thiền ngữ. Tôi đọc và cảm nhận từng trang thơ đầy những tràn ngập hạnh phúc, hẳn nhiên là cho cả thi sĩ Thích Chúc Hiền và cho cả những độc giả khó tính như tôi. Từ thầy, tôi nhận ra rằng thơ Đường luật không hề cũ, chỉ là vì mình đã tránh né một lối đi rất khó khăn của thi ca.
- Quận Cam: mạng lưới người dân tự động cứu trợ các gia đình không dám đi chợ vì ICE. Santa Ana sẽ chính thức họp Thứ Ba tuần sau về cứu trợ. - Bắt đầu từ tháng 7, khoảng 450.000 người từ 62 tuổi trở lên có thể thấy trợ cấp An sinh xã hội của họ bị cắt giảm vì nợ thời sinh viên. - 27 nước Liên Âu và nhiều nước khác sẽ lập klhu tự do thương mại 39 nước (không có Mỹ)
19 tháng 6 năm 2025. Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ cho biết họ sẽ tiếp tục lên lịch hẹn chiếu khán cho sinh viên quốc tế, nhưng sẽ yêu cầu tất cả đương đơn phải mở (chế độ công khai) tài khoản mạng xã hội của họ để có thể tra xét kỹ lưỡng hơn. Bộ Ngoại giao đã chỉ thị các viên chức lãnh sự mở rộng việc tra xét phương tiện truyền thông mạng xã hội của đương đơn và tìm kiếm bất kỳ bằng chứng nào về thái độ thù địch đối với công dân, văn hóa, chính phủ, các tổ chức hoặc hệ thống dân chủ của Hoa Kỳ.
Ngày 26 tháng 3 năm 2025, Kristi Noem – Bộ trưởng An ninh Nội địa trong chính quyền Trump – đến thăm Trung tâm Giam giữ Khủng bố CECOT tại El Salvador, đi cùng với Bộ trưởng Tư pháp và An ninh Công cộng Gustavo Villatoro. Chuyến thăm này tái khẳng định thỏa thuận hợp tác giữa hai chính phủ: El Salvador sẽ nhận giam giữ di dân bị trục xuất khỏi Hoa Kỳ. CECOT, nhà tù nằm dưới chân núi lửa, vốn đã khét tiếng vì điều kiện giam giữ tàn bạo. Nhưng năm nay, nó tiếp nhận một loại tù nhân mới: di dân bị trục xuất từ Hoa Kỳ – không vì tội hình sự, mà vì chính sách mới của Tổng thống Donald Trump.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.