Hôm nay,  

Nhà Văn Mỹ Gốc Phi Châu Alex Haley, Vinh Và Nhục Của ‘Nguồn Cội’

27/08/202100:00:00(Xem: 3474)
Nha-Van-My-Goc-Phi-Chau-Alex-Haley-01

Nhà Văn Alex Haley giới thiệu cuốn sách “Nguồn Cội” của ông tại Đại Học Texas ở Arlington vào năm 1980. (nguồn: www.en.wikipedia.org)

 
Ngày 11 tháng 8 năm 2021 đánh dấu 100 năm ngày sinh nhật của nhà văn người Mỹ Alexander Murray Palmer Haley, tác giả của cuốn tiểu thuyết nổi tiếng “Roots” [Nguồn Cội] – câu chuyện về một gia đình người Mỹ đã được xuất bản năm 1976. Cuốn sách này và tập phim do Đài ABC chiếu trên đài truyền hình vào năm 1977 đã đánh thức công chúng về lịch sử người Mỹ da đen và tạo cảm hứng cho sự quan tâm rộng rãi trong gia phả và lịch sử gia đình, theo www.en.wikipedia.org cho biết.
 
Vài nét về cuộc đời của Alex Haley
 
Alex Haley sinh tại thành phố Ithaca, New York, vào ngày 11 tháng 8 năm 1921. Ông là con trai trưởng trong gia đình 4 anh em, gồm 3 trai và một gái, cùng cha khác mẹ. Haley sống với gia đình tại Henning, Tennessee, trước khi trở lại Ithaca lúc ông lên 5 tuổi. Cha của ông là Simon Haley, một giáo sư về canh nông tại Đại Học Alabama A&M, và mẹ của ông là Bertha George Haley, người đã lớn lên tại Henning. Gia đình ông có nhiều nguồn gốc Mandinka (bao gồm Senegal, Gambia, và Sierra Leone), gốc Phi Châu khác, bộ tộc Cherokee, Tô Cách Lan, và Tô Cách Lan-Ái Nhĩ Lan. Chàng thanh niên Haley thường nói lên niềm tự hào về người cha của mình và những trở ngại của kỳ thị chủng tộc mà ông đã vượt qua.

Giống như cha của mình, năm 15 tuổi Alex Haley đã vào học Trường Đại Học Alcorn State University, một trường đại học của người da đen lịch sử tại Mississippi, và năm sau, ông vào học Trường Elizabeth City State College, cũng là trường da đen lịch sử, tại Thành Phố Elizabeth, North Carolina. Năm kế tiếp, ông đã bỏ trường. Cha ông có cảm nghĩ rằng Alex cần phải có kỷ luật và trưởng thành, và đã thuyết phục ông ghi tên vào quân đội khi ông lên 18 tuổi. Vào ngày 24 tháng 5 năm 1939, Alex Haley đã bắt đầu vào nghề nghiệp 20 năm trong lực lượng Duyên Phòng Hoa Kỳ.

Haley đã truy nguyên tổ tiên bên ngoại, qua việc nghiên cứu phả hệ, tới Jufureh là một thị trấn tại nước Cộng Hòa Gambia ở Tây Phi.

Haley nhập ngũ với vai trò tiếp viên làm đủ thứ việc. Sau đó ông được cân nhắc cho lên sĩ quan cấp ba trong xếp hạng của người phục vụ dưới tàu, một trong những đánh giá hiếm có cho những người da đen vào thời đó. Trong thời gian ông phục vụ trong rạp hát hoạt động Thái Bình Dương mà Haley đã tự rèn luyện nghề viết truyện. Trong thời gian ông tòng quân nhiều thủy thủ khác thường trả tiền để ông viết những bức thư tình gửi cho các bạn gái của họ. Ông kể rằng kẻ thù lớn nhất mà ông và những thủy thủ đoàn đối diện trong cuộc hành trình dài của họ không phải là quân đội Nhật Bản mà là sự buồn chán.

Sau Thế Chiến Thứ Hai, Haley thỉnh cầu Duyên Phòng Hoa Kỳ cho ông chuyển vào lãnh vực báo chí. Vào năm 1949 ông đã trở thành sĩ quan nhỏ cấp đầu tiên trong xếp hạng của nhà báo. Sau đó ông được thăng lên hạ sĩ quan cao cấp và ở cấp bậc này cho đến khi ông về hưu năm 1959. Ông là phóng viên trưởng đầu tiên trong Duyên Phòng, xếp hạng đã được thực hiện cho ông ấy để thừa nhận khả năng văn học của ông.

Sau khi về hưu từ Duyên Phòng Hoa Kỳ, Haley đã bắt đầu giai đoạn khác của sự nghiệp báo chí của ông. Cuối cùng ông đã trở thành chủ bút cho tờ tạp chí Reader’s Digest. Haley đã viết một bài cho tờ tạp chí này về sự khó khăn của người em của ông là George để thành công như một trong những sinh viên da đen đầu tiên tại trường luật Miền Nam.

Haley đã thực hiện cuộc phỏng vấn đầu tiên cho tạp chí Playboy. Haley đã mang ra những bình luận thẳng thắn từ nhạc sĩ jazz Miles Davis về suy nghĩ và cảm giác của ông ấy về sự kỳ thị chủng tộc trong cuộc phỏng vấn mà ông đã bắt đầu, nhưng không hoàn tất, cho Show Business Illustrated, là tờ tạp chí khác được thành lập bởi người sáng lập tờ Playboy là Hugh Hafner mà đã đóng cửa vào đầu năm 1962. Haley đã hoàn tất cuộc phỏng vấn và bài báo đã đăng trên số tháng 9 năm 1962 của Playboy. Cuộc phỏng vấn đó đã tạo nên một giai điệu cho điều mà đã trở thành nét đặc trưng ý nghĩa của tờ tạp chí. Cuộc phỏng vấn với Mục Sư Martin Luther King Jr. mà Haley thực hiện cho tạp chí Playboy là cuộc phỏng vấn dài nhất mà ông đã đăng tải.

Suốt thập niên 1960s Haley đảm trách một số bài phỏng vấn đáng ghi nhớ nhất của tạp chí, gồm cuộc phỏng vấn với George Lincoln Rockwell, lãnh đạo của Đảng Quốc Xã Mỹ. Ông này đã đồng ý gặp Haley chỉ sau khi biết chắc rằng nhà văn này không phải người Do Thái. Haley đã giữ được sự chuyên nghiệp trong cuộc phỏng vấn, dù Rockwell đã để một khẩu súng lục trên bàn suốt cuộc phỏng vấn. Cuộc phỏng vấn này đã được tái tạo trong tác phẩm “Roots: The Next Generations,” với Jame Earl Jones trong vai Haley và Marlon Brando trong vai Rockwell, theo Les Brown trong bài viết “TV Sequel to 'Roots': Inevitable Question,” được đăng trên Báo The New York Times vào ngày 15 tháng 2 năm 1979. Haley cũng đã phỏng vấn Muhammad Ali, đã nói về việc đổi tên của ông từ Cassius Clay.

Haley lấy Nannie Branche vào năm 1941. Họ sống với nhau 23 năm trước khi ly dị vào năm 1964. Cùng năm đó, ông kết hôn Juliette Collins, nhưng rồi họ lại chia tay vào năm 1972. Sau đó, ông đã lấy Myra Lewis, là người sống với ông một thời gian, dù hai người đã chia tay vào lúc ông qua đời. Haley có 3 người con, một trai và hai gái.
 
Tự Truyện của Malcolm X

Nha-Van-My-Goc-Phi-Chau-Alex-Haley-02

Hình bìa của cuốn sách “Tự Truyện Của Malcolm X,” ấn bản lần đầu tiên năm 1965 của nhà văn Haley. (nguồn: www.en.wikipedia.org)

 
Cuốn “Autobiography of Malcolm X” [Tự Truyện Của Malcolm X], được xuất bản vào năm 1965, là cuốn sách đầu tay của Haley. Cuốn sách miêu tả vòng xoáy cuộc đời của Malcolm X từ một kẻ tội phạm ngoài đường phố tới một phát ngôn viên quốc gia cho Quốc Gia Hồi Giáo tới việc cải đạo của ông sang Hồi Giáo Sunni. Cuốn sách cũng phác họa triết lý về niềm tự hào của người da đen, chủ nghĩa quốc gia của người da đen, và Chủ Nghĩa Toàn Châu Phi của “Malcolm X.” Haley đã viết phần kết cho cuốn sách tóm tắt sự chấm dứt cuộc đời của “Malcolm X,” gồm cuộc ám sát của ông tại Phòng Khiêu Vũ Audubon ở New York.

Haley đã viết cuốn “Tự Truyện Của Malcolm X” dựa vào hơn 50 cuộc phỏng vấn sâu sắc mà ông đã thực hiện với Malcolm X từ năm 1963 tới cuộc ám sát vào tháng 2 năm 1965 của “Malcolm X.” 2 người đàn ông lần đầu gặp mặt vào năm 1960 khi Haley đã viết bài về Quốc Gia Hồi Giáo cho báo Reader’s Digest. Họ lại gặp nữa khi Haley phỏng vấn Malcolm X cho báo Playboy.

Các cuộc phỏng vấn lúc đầu cho tự truyện làm Haley thất vọng. Thay vì thảo luận chính cuộc đời của ông, “Malcolm X” đã nói về Elijah Muhammad, nhà lãnh đạo của Quốc Gia Hồi Giáo; ông đã giận dữ về những lời nhắc nhở của Haley rằng cuốn sách dự trù là viết về Malcolm X. Sau nhiều lần gặp mặt, Haley đã yêu cầu Malcolm X kể cho ông nghe vài điều về mẹ của ông ấy. Câu hỏi đó đã lôi cuốn Malcolm X vào việc kể lại câu chuyện cuộc đời mình.

“Tự Truyện Của Malcolm X” đã trở thành cuốn sách bán chạy nhất liên tục kể từ khi nó mới ra đời vào năm 1965, theo Gene Seymour trong bài viết “What Took So Long?” được đăng trên Newsday ngày 15 tháng 11 năm 1992. Báo The New York Times tường thuật rằng 6 triệu bản của cuốn sách đã được bán ra tính tới năm 1977. Vào năm 1998 Báo Time xếp hạng cuốn “Tự Truyện Của Malcolm X” vào một trong 10 cuốn sách không hư cấu ảnh hưởng nhất của thế kỷ 20, theo Paul Gray trong bài viết “Required Reading: Nonfiction Books” đăng ở báo Time số ra ngày 8 tháng 6 năm 1998.
 
Cuốn tiểu thuyết “Nguồn Cội”

Nha-Van-My-Goc-Phi-Chau-Alex-Haley-03

Hình bìa của cuốn “Nguồn Cội: Câu Chuyện Của Một Gia Đình Người Mỹ,” ấn bản đầu tiên năm 1976 của nhà văn Alex Haley. (nguồn: www.en.wikipedia.org)

 
Năm 1976 Haley xuất bản cuốn “Roots: The Saga of an American Family” [Nguồn Cội: Câu Chuyện Của Một Gia Đình Người Mỹ], là cuốn tiểu thuyết dựa vào lịch sử của gia đình ông, trở lui lại những ngày nô lệ. Cuốn sách đã bắt đầu với câu chuyện của Kunta Kinte, người bị bắt cóc tại Gambia vào năm 1767 và được chở tới Tỉnh Maryland để bị bán làm nô lệ. Haley tự nhận mình là hậu duệ đời thứ bảy của Kunta Kinte, và ông đã mất 12 năm nghiên cứu, đi lại khắp thế giới và viết. Ông đã đến ngôi làng của Juffure, nơi Kunta Kinte trưởng thành và lắng nghe sử gia bộ lạc kể câu chuyện về việc bắt cóc Kinte, theo Linda T. Wynn trong tác phẩm “Alex Haley, (1921–1992)” trong Thư Viện của Trường Đại Học Tiểu Bang  Tennessee. Haley cũng đã tìm tòi các hồ sơ về chiếc tàu, The Lord Ligonier, mà ông cho biết đã chở tiền nhân của ông tới Châu Mỹ.

Haley viết rằng khoảnh khắc xúc động nhất của cuộc đời ông đã xảy ra vào ngày 29 tháng 9 năm 1967, khi ông đứng tại một mảnh đất ở Annapolis, Maryland, nơi tổ tiên của ông đã đến đây từ Phi Châu trong chuỗi dài đúng 200 năm trước đó. Một đài tưởng niệm mô tả Haley đang đọc truyện cho những trẻ em tập trung dưới chân ông kể từ đó đã được xây dựng tại trung tâm thành phố Annapolis.

Cuốn sách “Nguồn Cội” đã được ấn hành bằng 37 thứ tiếng. Haley đã thắng Giải Pulitzer cho tác phẩm này vào năm 1977. Cùng năm này, cuốn “Nguồn Cội” đã được mô phỏng như là tập phim truyền hình có cùng tên bởi Đài ABC. Loạt phim truyền hình này đã đạt tới số người xem kỷ lục 130 triệu người. “Nguồn Cội” đã nhấn mạnh rằng người Mỹ da đen có lịch sử lâu dài và không phải tất cả lịch sử đó nhất thiết bị mất, như nhiều người đã tin như vậy. Sự phổ cập của cuốn sách cũng tạo ra sự thích thú của công chúng gia tăng trong phả hệ, theo Krissah Thompson trong bài viết “Her mother said they descended from 'a president and a slave.' What would their DNA say?” được đăng trên Báo The Washington Post, vào ngày 14 tháng 11 năm 2017.

Vào năm 1979 Đài ABC đã chiếu loạt phim ngắn tiếp theo có tựa đề “Roots: The Next Generations” [Nguồn Cội: Các Thế Hệ Tiếp Theo], là tiếp tục câu chuyện của các thế hệ con cháu của Kunta Kinte. Nó kết thúc với chuyến đi tới Juffure của Haley. Haley đã được Kristoff St. John, diễn viên phim The Jefferson là Damon Evans, và người đoạt gải Tony là James Earl Jones thủ vai qua các độ tuổi khác nhau của Haley. Vào năm 2016, History đã chiếu phiên bản làm lại của loạt phim ngắn gốc. Haley đã xuất hiện chớp nhoáng, được thủ vai bởi người thắng giải Tony là Laurence Fishburne.

Haley có thời gian ngắn là “nhà văn thường trú” tại Đại Học Hamilton tại Clinton, New York, nơi ông đã bắt đầu viết cuốn “Nguồn Cội.” Ông thích dành thời gian tại một quán rượu gần đó, có tên Savoy ở gần Rome, nơi ông đôi lúc nghe trình tấu dương cầm. Hiện nay, có một cái bàn đặc biệt để vinh danh Haley tại quán Savoy, và bức tranh của Haley viết cuốn “Nguồn Cội” trên một máy tính bảng màu vàng.
 
Các vụ kiện và chỉ trích về cuốn “Nguồn Cội”
 
Cuốn “Nguồn Cội” đã đối diện 2 vụ kiện về đạo văn và vi phạm bản quyền. Vụ kiện do Margaret Walker đứng nguyên đơn đã bị bác bỏ, nhưng vụ kiện của Harold Courlander thì đã thành công. Cuốn tiểu thuyết của Courlander có tên “The African” mô tả một cậu bé Phi Châu là người đã bị bắt cóc bởi những tay buôn nô lệ, chở cậu bé này vượt Đại Tây Dương trên một chiếc tàu nô lệ, và mô tả các nỗ lực của anh ấy để duy trì các truyền thống Phi Châu tại một đồn điền ở Mỹ. Haley thừa nhận rằng một vài thông điệp từ cuốn “The African” đã được lấy đưa vào cuốn “Nguồn Cội,” việc dàn xếp vụ kiện ngoài tòa vào năm 1978 và trả cho Courlander $650,000, theo Arnold H. Lubasch trong bài viết “'Roots' Plagiarism Suit Is Settled” được đăng trên báo The New York Times, vào ngày 15 tháng 12 năm 1978.

Các nhà phả hệ cũng đã tranh cãi về nghiên cứu và các kết luận của Haley trong cuốn “Nguồn Cội.” Sử gia của Gambia thật ra không phải là sử gia thật, và câu chuyện của Kunta Kinte có vẻ là một trường hợp tường thuật của báo chí, mà trong đó các chữ của chính Haley được lập lại. Không có hồ sơ nào được viết tại Virginia và North Carolina trùng hợp với câu chuyện của “Nguồn Cội” cho đến sau Cuộc Nội Chiến. Một số yếu tố của câu chuyện gia đình cùa Haley có thể được tìm thấy trong các hồ sơ được viết, nhưng hầu hết phả hệ thì khác với điều được mô tả trong cuốn “Nguồn Cội,” theo Elizabeth Shown Mills và Gary B. Mills trong bài viết “The Genealogist's Assessment of Alex Haley's Roots” được đăng trong  National Genealogical Society Quarterly số 72 tháng 3 năm 1984.

Haley và tác phẩm của ông đã bị loại bỏ khỏi Norton Anthology of African-American Literature [Tuyển Tập Văn Học Người Mỹ Gốc Phi Châu Norton], dù thực tế ông nằm trong tác giả da đen có sách bán chạy nhất ở Hoa Kỳ. Giáo sư Đại Học Harvard là Henry Louis Gates, Jr., một trong những tổng biên tập của tuyển tập nói trên, đã bác bỏ nói rằng những tranh cãi chung quanh các tác phẩm của Haley là lý do cho sự loại bỏ này. Vào năm 1998, Tiến Sĩ Gates đã thừa nhận những nghi ngờ xoay quanh các tuyên bố của Haley về “Nguồn Cội,” nói rằng, “Hầu hết chúng tôi cảm thấy không có khả năng là Alex đã thực sự phát hiện ra ngôi làng mà từ đó các tổ tiên của ông đã xây dựng. “Nguồn Cội” là một tác phẩm tưởng tượng hơn là nghiên cứu lịch sử nghiêm túc,” theo Alex Beam trong bài viết  “The Prize Fight Over Alex Haley's Tangled 'Roots'” được đăng trong The Boston Globe vào ngày 30 tháng 10 năm 1998.
 
Những năm tháng cuối đời

Nha-Van-My-Goc-Phi-Chau-Alex-Haley-04

Tượng Đài của Nhà Văn Alex Haley tại Annapolis, Maryland. Trong tượng đài nhà văn Alex Haley đang kể chuyện cho những đứa trẻ nghe. (nguồn: www.en.wikipedia.org

 
Vào đầu thập niên 1980s, Haley đã làm việc với Công Ty Walt Disney để phát triển một gian hàng Equatorial Africa cho công viên giải trí Epcot Center của Disney. Haley đã xuất hiện trên chương trình truyền hình CBS về ngày lễ khai trương của Epcot Center, nói về các kế hoạch và việc triển lãm nghệ thuật khái niệm với người điều hợp Danny Kaye. Cuối cùng, gian hàng này đã không được xây dựng vì các vấn đề chính trị và tài chánh.

Vào cuối thập niên 1970s, Haley đã bắt đầu viết cuốn tiểu thuyết lịch sử thứ hai dựa vào chi nhánh khác của gia đình ông, bắt nguồn từ người bà Queen của ông. Bà là người con gái của một phụ nữ nô lệ da đen và chủ nhân da trắng của bà. Haley chưa viết xong cuốn tiểu thuyến trước khi qua đời tại thành phố Seattle, Washington, vào ngày 10 tháng 2 năm 1992, vì bị trụy tim. Ông đã được chôn cất bên cạnh ngôi nhà thời thơ ấu của ông ở Henning, Tennessee. Theo yêu cầu của ông, cuốn tiểu thuyết đã được hoàn tất bởi David Stevens và được xuất bản với tựa đề “Alex Haley’s Queen.” Cuốn tiểu thuyết đã được mô phỏng để đóng thành phim cùng tên vào năm 1993.

Vào cuối đời, Haley đã mua được một nông trại nhỏ tại thị trấn Clinton thuộc tiểu bang Tennessee, dù lúc đó căn nhà có địa chỉ là Norris, Tennessee. Nông trại cách Bảo Tàng Appalachia vài dặm, và Haley đã sống tại đó cho đến trước khi qua đời. Sau khi ông mất, nông trại được bán cho Tổ Chức Children's Defense Fund (CDF), gọi nó là Alex Haley Farm.
 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tờ Việt Báo Kinh Tế số 28 ngày 13 tháng 2 năm 1993 có đăng bài thơ “Lửa, Thấy Từ Stockholm” của nhà thơ Trần Dạ Từ, nhân tuần lễ nhà văn Thảo Trường thoát khỏi nhà tù lớn đến định cư ở Hoa Kỳ. Đây là bài thơ Trần Dạ Từ viết từ 1989 rời Việt Nam, khi được các bạn Văn Bút Thụy Điển mời ăn cơm chiều, Ông nhớ đến bạn còn ở trong tù khổ sai dưới chân núi Mây Tào, Hàm Tân. 33 năm đã trôi qua kể từ ngày chúng ta chào đón nhà văn Thảo Trường đến Hoa Kỳ, 15 năm kể từ ngày Thảo Trường từ bỏ thế gian, Chiều Chủ Nhật tuần này, 22 tháng Sáu, nhân dịp tái xuất bản bốn cuốn sách của Thảo Trường (Hà Nội, Nơi Giam Giữ Cuối Cùng; Người Khách Lạ Trên Quê Hương; Ngọn Đèn; Lá Xanh), bạn bè văn hữu và gia đình cùng tề tựu tưởng nhớ Nhà Văn. Việt Báo trân trọng mời độc giả cùng đọc, cùng nhớ nhà văn lớn của chúng ta, một thời, một đời.
Thăm nuôi năm thứ mười: trại Z30D Hàm Tân, dưới chân núi Mây Tào, Bình Tuy. Cuối năm 1985, mấy trăm người tù chính trị, trong đó có cánh nhà văn nhà báo, được chuyển từ trại Gia Trung về đây. Hồi mới chuyển về, lần thăm nuôi đầu, còn ở bên K1, đường sá dễ đi hơn. Cảnh trí quanh trại tù nặng phần trình diễn, thiết trí kiểu cung đình, có nhà lục giác, bát giác, hồ sen, giả sơn... Để có được cảnh trí này, hàng ngàn người tù đã phải ngâm mình dưới nước, chôn cây, đẽo đá suốt ngày đêm không nghỉ. Đổi vào K2, tấm màn hoa hòe được lật sang mặt trái: những dãy nhà tranh dột nát, xiêu vẹo. Chuyến xe chở người đi thăm nuôi rẽ vào một con đường ngoằn nghoèo, lầy lội, dừng lại ở một trạm kiểm soát phía ngoài, làm thủ tục giấy tờ. Xong, còn phải tự mang xách đồ đạc, theo đường mòn vào sâu giữa rừng, khoảng trên hai cây số.
Theo một ý nghĩa nào đó, Farrington đóng vai trò là một kiểu người có thể thay thế hoặc tồn tại ở bất cứ đâu, có thể là một nhân vật đặc trưng nào đó nhưng cũng có thể là một người bình thường. Bằng cách chọn chủ thể như thế, Joyce đưa Farrington vào bối cảnh đường phố Dublin và gợi ý rằng sự tàn bạo của gã không có gì là bất thường. (Lời người dịch).
Thông thường người ta thỏa thuận những tác phẩm và những tác giả đó thuộc về văn học bản xứ với phụ đề “gốc Việt.” Thỏa thuận đó đặt cơ bản trên ngôn ngữ, có tên gọi “ngôn ngữ chính thống”, còn tiếng Việt là “ngôn ngữ thiểu số.” Tất cả những ý nghĩa này được nhìn thấy và định nghĩa từ những người bản xứ của ngoại ngữ. Còn người Việt, chúng ta nhìn thấy và nghĩ như thế nào? Hai tập thơ tiếng Hán của Nguyễn Du, thuộc về văn học Trung Quốc hay Việt Nam? Những bài viết, sách in tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Latin của các học giả và các linh mục dòng tên, thuộc về văn học nào?
Đứa trẻ đi học bị bạn bè bắt nạt ở trường về nhà mét mẹ, một đứa trẻ bị trẻ con hàng xóm nghỉ chơi, về nhà mét với mẹ, cô con gái bị người yêu bỏ về tâm sự với mẹ, v.v., nói chung những đứa trẻ cần bờ vai của mẹ, bờ vai mẹ là nơi các con nương tựa. Con cái thường tâm sự với mẹ về những phiền não hàng ngày hơn tâm sự với cha. Ngày của mẹ là ngày tưng bừng, náo nhiệt nhất. Cha thường nghiêm nghị nên trẻ con ít tâm sự với cha. Nói như thế, không có nghĩa là trẻ con không thương cha? Không có cha làm sao có mình, cho nên tình thương cha mẹ cũng giống nhau, nhưng trẻ con gần mẹ hơn gần với cha. Khi đi học về, gọi mẹ ơi ới: mẹ ơi, con đói quá, mẹ ơi, con khát quá, mẹ ơi, con nhức đầu, mẹ ơi,... Tối ngày cứ mẹ ơi, mẹ ơi. Nhất là những đứa trẻ còn nhỏ, chuyện gì cũng kêu mẹ.
Giải thưởng cho thể loại Tiểu Thuyết (Fiction) về tay nhà văn Percival Everett với tác phẩm James. Tiểu thuyết James là sự tái hiện nhân vật Huckleberry Finn trong tiểu thuyết Adventures of Huckleberry Finn của văn hào Mark Twain. Nhà văn Percival Everett kể lại góc nhìn của Jim, người bạn đồng hành của Huck bị bắt làm nô lệ trong chuyến du lịch mùa Hè. Trong James, Percival Everett đã trao cho nhân vật của Jim một tiếng nói mới, minh họa cho sự phi lý của chế độ chủng tộc thượng đẳng, mang đến một góc nhìn mới về hành trình tìm kiếm gia đình và tự do.
Văn học miền Nam tồn tại mặc dù đã bị bức tử qua chiến dịch đốt sách và cả bắt bớ cầm tù đầy đọa những người cầm bút tự do sau ngày Cộng sản Bắc Việt chiếm lĩnh miền Nam. Chẳng những tồn tại mà nền văn học ấy đã hồi sinh và hiện đang trở thành niềm cảm hứng cho các thế hệ Việt kế tiếp không chỉ ở hải ngoại mà còn cả trong nước. Có lẽ chưa có một nền văn học nào trên thế giới đã có thể thực hiện được những thành quả trong một thời gian ngắn ngủi chưa đầy một thế hệ như vậy. Bài viết này sẽ tổng kết các lý do dẫn đến thành quả của văn học miền Nam trong 20 năm, từ 1954 tới 1975, một trong hai thời kỳ văn học phát triển có thể nói là rực rỡ và phong phú nhất của Việt Nam (sau nền văn học tiền chiến vào đầu thế kỷ 20). Tiếp theo là việc khai tử văn học miền Nam qua chiến dịch đốt và tịch thu các văn nghệ phẩm, cầm tù văn nghệ sĩ của Việt cộng. Và kế là những nỗ lực cá nhân và tự nguyện để phục hồi văn học miền Nam tại hải ngoại và hiện trở thành nguồn cảm hứng cho các thế hệ Việt..
Văn học luôn được xây dựng trên tác giả, tác phẩm và độc giả, với những cơ chế tất yếu là báo, tạp chí văn học, nhà xuất bản, mạng lưới văn chương, và phê bình. Gần đây thêm vào các phương tiện thông tin xã hội. Trên hết là quyền lực xã hội nơi dòng văn học đang chảy, bao gồm chính trị, tôn giáo. Giá trị của một giai đoạn văn học được đánh giá bằng những thành phần nêu trên về sáng tạo và thẩm mỹ qua những cơ chế như tâm lý, ký hiệu, cấu trúc, xã hội, lịch sử… Việc này đòi hỏi những nghiên cứu mở rộng, đào sâu theo thời gian tương xứng.
Có lần tôi đứng trước một căn phòng đầy học sinh trung học và kể một câu chuyện về thời điểm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, về việc tôi đã bỏ chạy sang Mỹ khi còn nhỏ, và trải nghiệm đó vẫn ám ảnh và truyền cảm hứng cho tôi như thế nào, thì một cô gái trẻ giơ tay hỏi tôi: “Ông có thể cho tôi biết tại sao cha tôi không bao giờ kể cho tôi nghe về cuộc chiến đó không? Cha tôi uống rượu rất nhiều, nhưng lại ít nói.” Giọng nói cô run rẩy. Cô gái bảo cha cô là một người lính miền Nam Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều cảnh đổ máu nhưng nỗi buồn của ông phần nhiều là trong nội tâm, hoặc nếu đôi khi thể hiện ra ngoài thì bằng những cơn thịnh nộ.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.