Hôm nay,  

Nguyễn Đình Toàn, Chữ & Người: Như Một Tượng Đài Nghệ Thuật

11/07/202121:16:00(Xem: 6320)

Nguyễn Đình Toàn, Chữ & Người:

Như Một Tượng Đài Nghệ Thuật

  

Phan Tấn Hải

   

 

blank

Nhà văn Lưu Na (trái) ký tên vào sách “Nguyễn Đình Toàn, Chữ & Người” mới ấn hành. Nhà văn Nguyễn Đình Toàn (phải) đang ngồi lặng lẽ.

  

Khi nhà văn Lưu Na viết về một nhà văn. Đó là chuyện bình thường. Tuy nhiên, Nguyễn Đình Toàn là một đề tài khó viết. Được nhìn như một nhà văn, hay như một nhà thơ, hay như một nhạc sĩ, Nguyễn Đình Toàn lĩnh vực nào cũng nổi bật, đứng riêng một cõi. Hẳn là Lưu Na đã suy nghĩ: viết thế nào cho trọn cả cảm xúc, khi đọc truyện, khi đọc thơ, khi nghe nhạc Nguyễn Đình Toàn? Viết 20 trang, hay 40 trang? Và rồi, Lưu Na đã viết về Nguyễn Đình Toàn bằng cả một cuốn sách 186 trang.  
 

Tác phẩm mới của nhà văn Lưu Na -- nhan đề “Nguyễn Đình Toàn, Chữ & Người” – đã viết với giọng văn rất mực đời thường, đưa độc giả vào một thế giới không bình thường chút nào. Cách viết của Lưu Na, như dường nghĩ gì viết đó, nhưng cảm xúc lại mênh mang, sâu lắng. Có lúc tưởng như đây chỉ là thêm một cuốn sách về văn học nghệ thuật, nhưng đọc kỹ lại hóa ra là một tượng đài lặng lẽ, nơi đó Lưu Na đã ghi xuống từng chữ để tạc tượng, để khắc họa Nguyễn Đình Toàn, một người sáng tác rất mực hy hữu.
 

Cuốn sách mới của nhà văn Lưu Na thoạt đọc như dường có một lỗi là thiếu Mục Lục. Nhưng đọc kỹ, sẽ thấy đây là một bất toàn cố ý, nơi nhiều bài viết chen vào nhau để hình thành một cuốn sách, để sắp xếp một chuỗi bài viết về Nguyễn Đình Toàn với văn phong rất thơ cho thành một thi tập mới, với văn phong lúc khoan lúc nhặt như dường để ghi cho kịp một dòng nhạc. Thế rồi trong cách viết đầy cảm xúc như thế, từng chữ đã hiện lên đời sống riêng, và từng chữ nơi đây đã đứng dậy, đã chạy tới, đã chen vào, và đã dựa nhau cho thành một tượng đài nghệ thuật. Từng trang sách Lưu Na viết về Nguyễn Đình Toàn nơi đây là từng trang thơ, và từng dòng chữ của người họ Lưu tuổi trẻ viết về người họ Nguyễn tiền bối chính là từng dòng nhạc. Nơi đây, như dường khi nói về Nguyễn Đình Toàn, chữ của Lưu Na đã mang đầy cảm hứng và chiếu rọi về các tác phẩm của bậc tiền bối họ Nguyễn, một cõi mà độc giả sẽ thấy là sáng cũng thơ, chiều cũng thơ, đi đứng cũng thơ, và truyện-thơ-nhạc của ông luôn luôn là một cõi xuất thần. Nơi đây, trang nào của Lưu Na cũng rất mực là thơ, và đã viết về nhân vật Nguyễn Đình Toàn cũng là một cõi thơ vô cùng tận.
 

Ngoài những bài viết của Lưu Na trong tác phẩm “Nguyễn Đình Toàn, Chữ & Người” nơi phần Phụ Lục có 4 bài viết do nhà thơ Thành Tôn sưu tập: Huỳnh Phan Anh, Nguyễn Đình Tuyến (phỏng vấn), Nguyễn Mạnh Côn, Tràng Thiên viết về Nguyễn Đình Toàn. Và các phần cuối cũng là nhiều bài thơ của Nguyễn Đình Toàn.
 

Trong khi 4 nhà phê bình văn học nơi phần Phụ Lục đưa ra các lý luận uyên bác để nhận định về Nguyễn Đình Toàn, nhà văn Lưu Na chọn vị trí khác để nói: một thế hệ đi sau, nhìn bằng cảm xúc về họ Nguyễn, như một tượng đài truyện, thơ và nhạc đang mơ hồ đứng giữa sương khói lịch sử; nơi quê nhà từ sau 1975 đã không có chỗ cho người thua cuộc như họ Nguyễn, và nơi hải ngoại không còn bao nhiêu người đọc văn và người nghe nhạc. Nghệ thuật của Nguyễn Đình Toàn phả lên những sương khói giữa thực và mơ, và tác giả Lưu Na đã  viết xuống: “Có nỗi chán chường nào đó sau những dòng chữ hờ hững, mà nỗi chán chường ấy lại là niềm yêu tha thiết dành cho cuộc sống… Mình đã không hiểu và có lẽ sẽ không bao giờ hiểu hết. Là Nguyễn Đình Toàn đổi thực thành mơ, hay ông chỉ là một Từ Thức lạc trần?” (NĐT C&N, trang 5)
 

 Nhà văn Lưu Na cũng tự nhận ra nơi cô đang nhìn, đang đọc và đang nghe Nguyễn Đình Toàn: “Lời nhạc của ông thường là những lưỡi dao đâm suốt tim mình. Khi mình lớn lên, chưa bao giờ được nghe tên NĐT. Ra xứ người mới đọc hỗn độn bộn bề và biết một NĐT như người của trăm năm trước. Những gì ông nói và viết đều chỉ là một giấc mơ với mình vì tất cả đã không còn để mà biết. Giờ đây mình tưởng mới nghe nhạc NĐT, mà hóa ra đã nghe từ lúc nhỏ: Em Đến Thăm Anh Đêm 30, Tình Khúc Thứ Nhất.” (Trang 8)
 

Nghĩa là, thời xa xưa ở quê nhà, nghe hai ca khúc vừa dẫn, mà không biết rằng lời thơ là của Nguyễn Đình Toàn. Bây giờ ra hải ngoại, nghe ca khúc thời kỳ sau của NĐT, bài Hãy Thắp Cho Anh Một Ngọn Đèn, và Lưu Na ghi nhận về cái hay trong lời nhạc họ Nguyễn: “Nó hay ở cái chỗ giản dị, mà đúng một cách đớn đau, những con chữ của cuộc sống đời thường được tóm lại, đưa vào với một nốt nhạc, kêu lên đúng cái âm vang khổ đau, ray rứt của tâm hồn.” (Trang 8)
 

Có một so sánh, hình như chưa nhà phê bình nào nói tới, nhưng tác giả Lưu Na ghi về cảm xúc khi đọc văn Nguyễn Đình Toàn: “Ông làm mình nghĩ đến Võ Phiến. Nhưng Võ Phiến quan sát mọi sự quanh mình, còn Nguyễn Đình Toàn thì thật ra chỉ ngó một thứ tỉ mỉ một điều: lòng của ông. Như vậy, dường như đọc Võ Phiến thì mình theo người viết ngó ra chung quanh và đọc Nguyễn Đình Toàn thì mình ngó vào lòng người viết!” (Trang 15)
 

Về hình ảnh phụ nữ trong văn Nguyễn Đình Toàn, Lưu Na nhận định: “Ông có cho họ nữ tính đâu mà còn với mất. Mà các cô đó, từ học sinh trung học, đến độ 20, nghề nghiệp học thức vững vàng, hay góa chồng dang dở (Giờ ra chơi, Đồng cỏ, Ngày tháng), ông đều gắn lên tay họ điếu thuốc, không phải cái lược hay thỏi son. Mình nhớ, những năm 70 thì đó cũng hơi loạn. Hoặc họ rất lạ lùng khô lạnh.” (Trang 17)


 

Khi rời các trang sách, hình ảnh của Nguyễn Đình Toàn được tác giả Lưu Na nhìn như là: “Với mình, ông là người lãng mạn. Mình nhìn ông, nhiều lúc ngạc nhiên thấy những mầm lá xanh non trổ ra trên thân cây già cỗi. Đó là những lúc ông ngồi ôm đàn, một trong những phút hiếm hoi, mắt nhìn ra khung cửa tay riết rung trên phím, ở cái vóc hững hờ vang ra tiếng đàn và giọng hát mỏng manh tha thiết. Như ông yêu đàn đến nỗi phải ngăn mình không chạm đến đàn, sợ rồi không buông được. Hay khi ông bảo buổi chiều là tiếng nhạc reo của xe kem dưới lòng đường, là những chiếc áo đỏ vàng lăn tròn trên sân cỏ trường tiểu học bên đường.” (Trang 27)
 

Trong những lần, và rất nhiều lần không kể xiết, tác giả Lưu Na đã tới căn chung cư ở Westminster để thăm anh chị Nguyễn Đình Toàn (khi phu nhân họ Nguyễn còn sinh tiền), họ Lưu đã thăm hỏi gì, đã phỏng vấn gì, đã nêu lên những thắc mắc gì với người đàn anh văn học họ Nguyễn? Cũng có một khía cạnh triết lý, đó là khi, theo Lưu Na ghi lại: “Nguyễn Đình Toàn nói, người ta sống chỉ để chờ chết. Với ông, cái chết chính là sự lớn lao thứ hai của cuộc sống, nó rõ ngay trong dòng nhạc, trong lời thơ, và ẩn hiện trong những truyện ông viết. Người cùng thời của ông viết ra những suy tư và tâm tình mang dấu ấn cái thời họ sống, những vấn đề lớn lao nhưng của cả một thế hệ. Còn cái ông viết là cái muôn thuở: tình yêu và  sự sống, được viết bằng cái cách của người 300 năm trước nói chuyện 400 năm sau, mình ngẫm rất lâu mới cảm được điều ông muốn nói.”
 

Trong sách, Lưu Na khi viết về tác phẩm Bông Hồng Tạ Ơn của Nguyễn Đình Toàn cũng phân tích về cách họ Nguyễn khi nhìn về một số nhân vật trong làng âm nhạc. Đó là một Nguyễn Đình Toàn rất mực tinh tế, theo Lưu Na: “Ông chỉ ra ý nghĩa của ca từ mà người hát đã không hiểu để hát cho đúng… Tiếng guốc trong Hướng Về Hà Nội của Hoàng Dương quan trọng vì âm thanh đó là một phần của Hà Nội mà chúng ta đã xa, đã mất và muốn hướng về.  Một Hà Nội mờ sương, thanh bình im ắng đến nghe được tiếng guốc khua vang, và lòng người lúc đó êm ả lắm nên nghe được cái reo vui trong tiếng guốc ấy.” (Trang 48)
 

Và rồi Lưu Na nhận định về cách Nguyễn Đình Toàn nói về Phạm Duy, Văn Cao, Tô Vũ, Lê Uyên Phương, Lam Phương, Bùi Giáng, Mai Thảo… Nhưng tuyệt vời là khi Nguyễn Đình Toàn nói về giọng ca Thái Thanh. Lưu Na ghi lời Nguyễn Đình Toàn: “Có thể nói âm nhạc Việt Nam biến đổi theo lịch sử tới đâu, có tiếng hát Thái Thanh đến đó… Máu lửa, chiến tranh, bom đạn… thấm nhập vào âm nhạc của chúng ta như thế nào, đều được phản ánh qua tiếng hát Thái Thanh… Tiếng hát Thái Thanh là ‘tiếng nước tôi,’ là tiếng tình yêu, là tiếng hy vọng, là tiếng chia ly, oan khổ… Phải nghe Thái Thanh hát… để thấy tiếng nói biến thành lời ca thế nào, và được ca sĩ trả lời ca lại cho tiếng nói ra sao.” (Trang 52-53)
 

Nhà văn Lưu Na đã khiêm tốn, tự xét như là “những người đọc đứng ngoài những hiểu biết về văn chương, văn học cùng những lý luận, kỹ thuật; những kẻ lỡ dở như tôi, đã lớn sau một cuộc chiến một thế hệ, để hiểu một ngòi viết biết phải làm sao?” (Trang 76)
 

Và còn rất nhiều đoạn văn, rất nhiều trang sách Lưu Na viết về Nguyễn Đình Toàn với những cái nhìn rất mực sắc bén, rất mực thâm hậu, rất mực kỳ công, rất mực thơ mộng…
 

Bản thân tôi, trong cương vị của một người cầm bút nhiều thập niên, tôi vẫn tự nghĩ rằng tôi không thể viết nổi về nhà văn Nguyễn Đình Toàn cho đầy đủ. Nơi Nguyễn Đình Toàn gần như cái gì cũng tuyệt bích. Truyện họ Nguyễn tưởng như viết một cách thờ ơ, hờ hững, nhưng khi gấp sách lại vẫn thấy phảng phất trong trí nhớ của những áo mơ phai nhiều thập niên sau. Thơ Nguyễn Đình Toàn tưởng như rất mực cổ kính của những đêm ba mươi tìm đến thăm nhau, nhưng rồi không thể nào quên được những hương đêm cận Tết và của những mùi hương cải vàng khi tóc mình đã bạc trắng. Thế rồi nhạc Nguyễn Đình Toàn đi một cõi rất riêng, nơi kẻ hậu sinh như tôi chỉ có thể mượn lời người xưa để ví rằng họ Nguyễn y hệt như  một cành hoa mai rất hiếm và rồi mình chỉ có thể tự dặn là “một đời chỉ cúi đầu chào hoa mai” -- Nhất sinh đê thủ bái mai hoa.

  

blank

Bìa tác phẩm “Nguyễn Đình Toàn, Chữ & Người” của Lưu Na.

 

Và bây giờ Lưu Na đã viết được về Nguyễn Đình Toàn. Viết rất hay, rất độc đáo, rất kỹ càng. Lưu Na đã thắc mắc cả về cách Nguyễn Đình Toàn cầm đàn guitar mỗi buổi chiều, và thắc mắc cả những suy nghĩ của họ Nguyễn mỗi buổi sáng ngồi nhìn từ cửa sổ qua sân trường tiểu học bên kia đường. Tác phẩm mới của nhà văn Lưu Na --- nhan đề “Nguyễn Đình Toàn, Chữ & Người” --- không phải là phê bình văn học, nhưng tự thân là những suy nghĩ, những cảm xúc được ghi lại thành chữ để làm thành một tượng đài chữ nghĩa. Sáng tác như Nguyễn Đình Toàn hiển nhiên là hy hữu. Và tìm được một Lưu Na để viết về Nguyễn Đình Toàn cũng là một hy hữu khác.
 

Tác phẩm “Nguyễn Đình Toàn, Chữ & Người” của Lưu Na, có bìa của Nguyễn Vũ – Thành Tôn, nhà xuất bản Viễn Xứ phát hành. Độc giả tìm mua, xin liên lạc qua email: [email protected] . Xin trân trọng giới thiệu.

 

 

 

 

 

 

 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tờ Việt Báo Kinh Tế số 28 ngày 13 tháng 2 năm 1993 có đăng bài thơ “Lửa, Thấy Từ Stockholm” của nhà thơ Trần Dạ Từ, nhân tuần lễ nhà văn Thảo Trường thoát khỏi nhà tù lớn đến định cư ở Hoa Kỳ. Đây là bài thơ Trần Dạ Từ viết từ 1989 rời Việt Nam, khi được các bạn Văn Bút Thụy Điển mời ăn cơm chiều, Ông nhớ đến bạn còn ở trong tù khổ sai dưới chân núi Mây Tào, Hàm Tân. 33 năm đã trôi qua kể từ ngày chúng ta chào đón nhà văn Thảo Trường đến Hoa Kỳ, 15 năm kể từ ngày Thảo Trường từ bỏ thế gian, Chiều Chủ Nhật tuần này, 22 tháng Sáu, nhân dịp tái xuất bản bốn cuốn sách của Thảo Trường (Hà Nội, Nơi Giam Giữ Cuối Cùng; Người Khách Lạ Trên Quê Hương; Ngọn Đèn; Lá Xanh), bạn bè văn hữu và gia đình cùng tề tựu tưởng nhớ Nhà Văn. Việt Báo trân trọng mời độc giả cùng đọc, cùng nhớ nhà văn lớn của chúng ta, một thời, một đời.
Thăm nuôi năm thứ mười: trại Z30D Hàm Tân, dưới chân núi Mây Tào, Bình Tuy. Cuối năm 1985, mấy trăm người tù chính trị, trong đó có cánh nhà văn nhà báo, được chuyển từ trại Gia Trung về đây. Hồi mới chuyển về, lần thăm nuôi đầu, còn ở bên K1, đường sá dễ đi hơn. Cảnh trí quanh trại tù nặng phần trình diễn, thiết trí kiểu cung đình, có nhà lục giác, bát giác, hồ sen, giả sơn... Để có được cảnh trí này, hàng ngàn người tù đã phải ngâm mình dưới nước, chôn cây, đẽo đá suốt ngày đêm không nghỉ. Đổi vào K2, tấm màn hoa hòe được lật sang mặt trái: những dãy nhà tranh dột nát, xiêu vẹo. Chuyến xe chở người đi thăm nuôi rẽ vào một con đường ngoằn nghoèo, lầy lội, dừng lại ở một trạm kiểm soát phía ngoài, làm thủ tục giấy tờ. Xong, còn phải tự mang xách đồ đạc, theo đường mòn vào sâu giữa rừng, khoảng trên hai cây số.
Theo một ý nghĩa nào đó, Farrington đóng vai trò là một kiểu người có thể thay thế hoặc tồn tại ở bất cứ đâu, có thể là một nhân vật đặc trưng nào đó nhưng cũng có thể là một người bình thường. Bằng cách chọn chủ thể như thế, Joyce đưa Farrington vào bối cảnh đường phố Dublin và gợi ý rằng sự tàn bạo của gã không có gì là bất thường. (Lời người dịch).
Thông thường người ta thỏa thuận những tác phẩm và những tác giả đó thuộc về văn học bản xứ với phụ đề “gốc Việt.” Thỏa thuận đó đặt cơ bản trên ngôn ngữ, có tên gọi “ngôn ngữ chính thống”, còn tiếng Việt là “ngôn ngữ thiểu số.” Tất cả những ý nghĩa này được nhìn thấy và định nghĩa từ những người bản xứ của ngoại ngữ. Còn người Việt, chúng ta nhìn thấy và nghĩ như thế nào? Hai tập thơ tiếng Hán của Nguyễn Du, thuộc về văn học Trung Quốc hay Việt Nam? Những bài viết, sách in tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Latin của các học giả và các linh mục dòng tên, thuộc về văn học nào?
Đứa trẻ đi học bị bạn bè bắt nạt ở trường về nhà mét mẹ, một đứa trẻ bị trẻ con hàng xóm nghỉ chơi, về nhà mét với mẹ, cô con gái bị người yêu bỏ về tâm sự với mẹ, v.v., nói chung những đứa trẻ cần bờ vai của mẹ, bờ vai mẹ là nơi các con nương tựa. Con cái thường tâm sự với mẹ về những phiền não hàng ngày hơn tâm sự với cha. Ngày của mẹ là ngày tưng bừng, náo nhiệt nhất. Cha thường nghiêm nghị nên trẻ con ít tâm sự với cha. Nói như thế, không có nghĩa là trẻ con không thương cha? Không có cha làm sao có mình, cho nên tình thương cha mẹ cũng giống nhau, nhưng trẻ con gần mẹ hơn gần với cha. Khi đi học về, gọi mẹ ơi ới: mẹ ơi, con đói quá, mẹ ơi, con khát quá, mẹ ơi, con nhức đầu, mẹ ơi,... Tối ngày cứ mẹ ơi, mẹ ơi. Nhất là những đứa trẻ còn nhỏ, chuyện gì cũng kêu mẹ.
Giải thưởng cho thể loại Tiểu Thuyết (Fiction) về tay nhà văn Percival Everett với tác phẩm James. Tiểu thuyết James là sự tái hiện nhân vật Huckleberry Finn trong tiểu thuyết Adventures of Huckleberry Finn của văn hào Mark Twain. Nhà văn Percival Everett kể lại góc nhìn của Jim, người bạn đồng hành của Huck bị bắt làm nô lệ trong chuyến du lịch mùa Hè. Trong James, Percival Everett đã trao cho nhân vật của Jim một tiếng nói mới, minh họa cho sự phi lý của chế độ chủng tộc thượng đẳng, mang đến một góc nhìn mới về hành trình tìm kiếm gia đình và tự do.
Văn học miền Nam tồn tại mặc dù đã bị bức tử qua chiến dịch đốt sách và cả bắt bớ cầm tù đầy đọa những người cầm bút tự do sau ngày Cộng sản Bắc Việt chiếm lĩnh miền Nam. Chẳng những tồn tại mà nền văn học ấy đã hồi sinh và hiện đang trở thành niềm cảm hứng cho các thế hệ Việt kế tiếp không chỉ ở hải ngoại mà còn cả trong nước. Có lẽ chưa có một nền văn học nào trên thế giới đã có thể thực hiện được những thành quả trong một thời gian ngắn ngủi chưa đầy một thế hệ như vậy. Bài viết này sẽ tổng kết các lý do dẫn đến thành quả của văn học miền Nam trong 20 năm, từ 1954 tới 1975, một trong hai thời kỳ văn học phát triển có thể nói là rực rỡ và phong phú nhất của Việt Nam (sau nền văn học tiền chiến vào đầu thế kỷ 20). Tiếp theo là việc khai tử văn học miền Nam qua chiến dịch đốt và tịch thu các văn nghệ phẩm, cầm tù văn nghệ sĩ của Việt cộng. Và kế là những nỗ lực cá nhân và tự nguyện để phục hồi văn học miền Nam tại hải ngoại và hiện trở thành nguồn cảm hứng cho các thế hệ Việt..
Văn học luôn được xây dựng trên tác giả, tác phẩm và độc giả, với những cơ chế tất yếu là báo, tạp chí văn học, nhà xuất bản, mạng lưới văn chương, và phê bình. Gần đây thêm vào các phương tiện thông tin xã hội. Trên hết là quyền lực xã hội nơi dòng văn học đang chảy, bao gồm chính trị, tôn giáo. Giá trị của một giai đoạn văn học được đánh giá bằng những thành phần nêu trên về sáng tạo và thẩm mỹ qua những cơ chế như tâm lý, ký hiệu, cấu trúc, xã hội, lịch sử… Việc này đòi hỏi những nghiên cứu mở rộng, đào sâu theo thời gian tương xứng.
Có lần tôi đứng trước một căn phòng đầy học sinh trung học và kể một câu chuyện về thời điểm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, về việc tôi đã bỏ chạy sang Mỹ khi còn nhỏ, và trải nghiệm đó vẫn ám ảnh và truyền cảm hứng cho tôi như thế nào, thì một cô gái trẻ giơ tay hỏi tôi: “Ông có thể cho tôi biết tại sao cha tôi không bao giờ kể cho tôi nghe về cuộc chiến đó không? Cha tôi uống rượu rất nhiều, nhưng lại ít nói.” Giọng nói cô run rẩy. Cô gái bảo cha cô là một người lính miền Nam Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều cảnh đổ máu nhưng nỗi buồn của ông phần nhiều là trong nội tâm, hoặc nếu đôi khi thể hiện ra ngoài thì bằng những cơn thịnh nộ.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.