Hôm nay,  
“Đây là quan điểm của người viết, không nhất thiết là quan điểm của Việt Báo.”

Kinh Tế Dễ Hiểu: Giàu Nghèo và Cơ Hội (Chương 6)

02/05/202115:49:00(Xem: 1738)

ECONOMICS


Mỹ là nước tư bản, ai cũng muốn giàu hơn người khác nên không đòi hỏi giàu nghèo giống nhau. Tuy nhiên dân Mỹ muốn có sân chơi bình đẳng (fairness) nơi đó mỗi người có được cơ hội đồng đều (equal opportunities) để tiến thân, còn kết quả thành công hay thất bại là do tài năng, ý chí và sức làm việc của mỗi người thay vì dựa vào thế lực, quan hệ hay giai cấp.


Nước Mỹ không thiếu trường hợp của những tỷ phú như Elon Musk, Jeff Bezos hay Bill Gates tự làm nên sự nghiệp từ hai bàn tay sinh viên. Cộng đồng gốc Việt là một thí dụ thành công khác khi đến Hoa Kỳ chưa đầy 50 năm nhưng đã đóng góp nhiều nhân tài và cho sự thịnh vượng của đất nước này. Mỹ là vùng đất của cơ hội, nhưng tại sao ngày nay xã hội bị rạn nứt với những lời tố cáo rằng cơ hội không đến đồng đều khiến nhiều người Mỹ - dù trắng, đen hay da màu – đã bị bỏ rơi?  


Nhà giàu tất nhiên có nhiều cơ hội thăng tiến hơn người nghèo! Đối với cánh tự do (libertarian) và phe bảo thủ (conservative) thì ở Mỹ có tự do và cơ hội nhưng còn tùy thuộc vào mỗi cá nhân biết nắm lại cơ hội để khắc phục nghịch cảnh (against all odds) mà vươn lên thay vì ỷ lại vào sự bảo bọc của nhà nước. 


Đối với phe cấp tiến (progressive) thì xã hội quá sức chênh lệch, sân chơi bị dàn dựng (the system is rigged) cho nên nhà nước phải tích cực can thiệp để mang lại sự công bằng, bằng không cơ hội chỉ đến với thành phần ưu đãi (privilege) mà bỏ rơi giới bị thiệt thòi (underprivilege.) Tình trạng này nếu kéo dài không giải quyết sẽ sinh thành giai cấp, trong khi giai cấp lại chính là kẻ thù của nền dân chủ và thị trường tự do. Bàn tay hữu hình của nhà nước phải tái phân phối của cải xã hội một cách công bằng (equitable distribution of wealth) – nói trắng ra là tăng thuế, tăng chi nhằm tạo điều kiện cho người nghèo có cơ hội vươn lên. Cách nhìn này giống như kiểu Robin Hood trời Tây (hay thảo khấu Lương Sơn Bạc trời Đông) cướp của nhà giàu phân phát cho người nghèo. 


Ngược lại cánh tự do và phe bảo thủ cho rằng phải hạn chế bàn tay thô bạo của nhà nước bởi vì chính quyền hô hào bình đẳng để rồi tước đoạt tài sản và tự do cá nhân, kết quả khiến mọi người cùng nghèo như nhau (equality = equally poor): nhà nghèo sinh ỷ lại lười biếng; nhà giàu chẳng muốn làm việc để rồi bị đánh thuế nuôi nhà nghèo. 


Cuộc tranh luận này 100 năm nửa cũng sẽ không giải quyết được, nên tạm thời trở về quá khứ để thấy vai trò ngày càng to lớn của nhà nước theo dòng lịch sử.


***


Từ thời lập quốc cho đến đầu thế kỷ thứ 20 chính quyền có vai trò rất hạn chế trong nền Tư Bản Mỹ. Nhưng cuộc Đại Khủng Hoảng Kinh Tế 1929 đã khiến hàng chục triệu dân chúng thất nghiệp nên chính quyền của Tổng Thống Dân Chủ Franklin D. Roosevelt can thiệp ào ạt bằng cách ban hành luật bảo hiểm thất nghiệp (unemployment insurance) và lương hưu trí (social security act) như mạng lưới an sinh (safety net) cứu vớt khi sa cơ hoạn nạn.


Sang thập niên 1960 Hoa Kỳ bị phân hoá vì chiến tranh Việt Nam và phong trào dân quyền (Civil Rights) đòi bình đẳng cho phụ nữ và người da đen. Vai trò của nhà nước tăng vọt khi Tổng Thống Dân Chủ Lyndon B. Johnson ban hành chính sách Chống Nghèo (War on Poverty) nhằm tạo cơ hội đồng đều (Opportunity Act 1964) đến mọi người dân, chủ yếu qua các chương trình trợ cấp y tế (Medicare and Medicaid Act 1964), trợ cấp nhà ở (Housing Act 1968), trợ cấp thực phẩm (Food Stamp Act 1964) và tiền trợ cấp các gia đình nghèo có con nhỏ (AFDC hay Aids to Familes with Dependent Children 1964, tức lãnh tiền welfare). 


Mạng lưới an sinh (safety net) dưới thời Roosevelt nhằm giúp cho những người bị sa cơ thất thế sang đến Johnson trở thành nhà nước bao cấp (welfare state.) Chính sách của Roosevelt nhằm nhằm phục hồi kinh tế (economic policies) còn Johnson để thực hiện lý tưởng của phe cấp tiến (progressive ideology) đòi công bằng xã hội.  


Tổng Thống Dân Chủ Biden được xem là nhân vật tiếp nối thứ 3 sau Roosevelt và Johnson. Nhưng thay vì tăng trợ cấp xã hội (welfare - vốn bị chống đối là phung phí, lạm dụng và tạo ra ỷ lại) nay đổi tên gọi thành đầu tư hạ tầng (infrastructure spending), vì hạ tầng không chỉ giới hạn vào đường xá, điện nước, Internet, v.v… mà nay gồm cả đầu tư trồng người (human capital) như tiền giữ trẻ và chăm sóc ông bà già để giúp đỡ các gia đình với lợi tức thấp có cơ hội tìm việc làm.


Kế hoạch đầu tư hạ tầng của Biden bị lên án là một loại quái vật Frankeinsten vá víu giữa đầu tư (investment) và tiêu xài (spending). Chi phí 2000 tỷ USD đầu tư không đủ để Hoa Kỳ dẫn đầu trong các đại dự án kỷ thuật trong thế kỷ thứ 21 như năng lượng xanh, trí tuệ nhân tạo, vi sinh học, kỷ nghệ bán dẫn, v.v… bởi vì bị chia đều linh tinh vào các chương trình xã hội kém hiệu quả. Đầu tư hay trợ cấp nên phân biệt rỏ ràng để dân chúng quyết định thay vì mập mờ gian lận con đen.


Dù vậy ngân sách 2000 tỷ USD vẫn có nhiều triển vọng được Quốc Hội Dân Chủ thông qua để kết cục rồi dân Mỹ vừa gánh thêm một núi nợ lại ngày càng thụt lùi so với Trung Quốc.      


***


Tạm ngừng phê bình Biden ở đây để nhìn lại kết quả của chính sách nhà nước can thiệp. Cho đến 2014 tức là 50 năm sau Lydon B. Johnson tuyên bố Chống Nghèo (War On Poverty) Hoa Kỳ đã chi tiêu tổng cọng 2200 tỷ USD cho các chương trình trợ cấp xã hội. Có những điểm son như sự thành công của cộng đồng người Mỹ gốc Việt và những thất bại như cộng đồng người da đen.


Rất nhiều gia đình Việt khi mới đến Mỹ lãnh welfare, food stamp, Medicaid, housing, con cái lại được học bổng toàn phần đổ đạc kỷ sư, bác sĩ nên chỉ sau 5-7 đã thoát ra khỏi nghèo khó tiến lên tầng lớp chuyên viên trung lưu; lại chịu khó làm ăn, mua nhà và đầu tư nên sau 15-20 năm đã có tài sản và thu nhập ở mức 10% cao nhất nước Mỹ.


Các cộng đồng thành công gồm gốc Ấn, Hoa, Việt, Đông Âu, Trung Đông… Cho dù Hiệp Chủng Quốc thu nhận đủ loại di dân hổn tạp khiến welfare bị lạm dụng và gian lận rất nhiều nhưng kết quả thành công vẻ vang góp phần làm giàu cho nước Mỹ. 


(Nhiều người Mỹ bản xứ không ngữa tay nhận trợ cấp vì gọi đây là của tế bần hay tiền bố thí (handouts) trong khi các nhóm di dân mới đến không chê mà còn xin hưởng bổng lộc hay quyền lợi xã hội (entitlements).)


Ngược lại hai cộng đồng da đen nằm sâu trong các đô thị (inner cities) và giới thợ thuyền Mỹ trắng ở vòng đai han rỉ (rust belt) tuy có cùng những cơ hội nhưng không thoát ra khỏi vòng vây giam hảm của nghèo khó, tội phạm và nghiện nghập (opiod). Trong khi người gốc Hoa-Ấn-Việt…trở thành giới trí thức ưu tú với đồng lương cao thì lợi tức của những giới lao động và các gia đình trung lưu người bản xứ không tăng trưởng trong suốt 40 năm kể từ ngày toàn cầu hóa.  Cộng thêm vào đó là 10-15 triệu người gốc Nam Mỹ hiện đang sống bất hợp pháp cùng với hàng triệu di dân khác (cũng từ Nam Mỹ) sẳng sàng vượt qua biên giới bằng đường bộ vào Hoa Kỳ.


Bức tranh xã hội vô cùng phức tạp – câu hỏi nơi đây chỉ giới hạn vào kinh tế tức là bàn tay hữu hình của nhà nước liệu có sẽ mang lại một sân chơi bình đẳng hay chỉ bóp nghẹt thị trường tự do? Hai câu trả lời dĩ nhiên là trái ngược giữa cánh cấp tiến và phe bảo thủ hay tự do, còn trong thực tế nhà nước sẽ tiêu xài khoảng 4000-5000 tỷ USD (kích cầu và đầu tư hạ tầng) chỉ riêng vào năm 2021!


TÓM TẮT


Vai trò của nhà nước bành trướng từ:

  • 1930: Chính sách kinh tế của Roosevelt gồm mạng lưới xã hội (safety net) bảo hiểm thất nghiệp và lương hưu trí;

  • 1960: Chính sách chống nghèo (War On Poverty) của Johnson: nhà nước bao cấp (welfare stare) trợ cấp nhà ở, y tế, giáo dục cho người nghèo nhằm tạo cơ hội đồng đều (equal opportunity);

  • 2020: Chính sách đầu tư hạ tầng (Infrastructure Investment) của Biden gồm cả đầu tư trồng người (human capital) như giữ trẻ và chăm sóc ông bà già nhằm giúp đỡ cho các gia đình với lợi tức có cơ hội tìm việc làm. 



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
26/04/202400:00:00
Mới nghe qua thì tưởng chỉ đơn thuần là mấy lời bông phèng với chuyện gái trai thế nhưng, thực sự, câu ca dao hiện đại hậu tháng Tư 1975 này là lời gan ruột của những thành phần tinh hoa ở miền Nam, giới khoa bảng thiên tả và ngụy hòa, sau bao nhiêu năm mơ về miền Bắc với niềm hy vọng “chờ nhìn quê hương sáng chói”, đã cay đắng nhận ra rằng nàng Thúy Kiều mình ngày đêm mơ tưởng chỉ là một thứ Thị Nở, cái kẻ không chỉ “xấu ma chê quỷ hờn” mà còn khiến đất nước ngày càng tăm tối hơn.
23/04/202415:32:00
Hôm qua, 22 tháng 4 là Ngày Trái Đất, khởi nguồn từ 1970 nhằm hỗ trợ bảo vệ môi trường, bảo vệ tự nhiên.
22/04/202417:22:00
Trump được bàn dân thiên hạ đặt cho một biệt danh là vua nói dối (Lying King). Theo Washington Post, tổng số tuyên bố sai trái hoặc gây hiểu lầm của Trump là 30,573 trong 4 năm làm tổng thống. Trump còn một khuyết điểm nghiêm trọng hơn nữa là việc làm không đi đôi với lời nói. Chỉ còn hơn sáu tháng nữa là đến ngày bầu cử tổng thống Hoa Kỳ. Đây là lúc kiểm điểm lại một số sự kiện đã và đang xảy ra trong vài năm qua liên quan cựu Tổng Thống Donald Trump và sẽ là một ứng cử viên tổng thống của Đảng Cộng Hòa vào tháng 11 sắp tới. Bài báo này sẽ khá dài vì Trump có nhiều khuyết điểm mà độc giả cử tri cần phải biết và có thể sẽ không có phần tham khảo vì tôi đã phải tham chiếu vài chục tài liệu hoặc là tôi sẽ chỉ liệt kê khoảng 10 tài liệu quan trọng nhất. Xin độc giả thông cảm.
21/04/202417:38:00
Lời Giới Thiệu: Ủy Ban Sông Mekong Việt Nam thông báo sẽ tổ chức một cuộc họp tham vấn vào ngày 23/04/2024 tại thành phố Cần Thơ về Dự án Kênh đào Funan Techo. Việt Ecology Foundation xin giới thiệu một bài viết của BS Ngô Thế Vinh về Dự án đang gây nhiều tranh cãi này. Ông là người từ rất sớm gióng lên tiếng chuông cảnh báo về hiểm họa của các đập thủy điện thượng nguồn sông Mekong, đã viết nhiều bài khảo luận và là tác giả hai cuốn sách Cửu Long Cạn Dòng Biển Đông Dậy Sóng (2000) và Mekong Dòng Sông Nghẽn Mạch (2007). Ông cũng được biết tới như một nhà hoạt động môi sinh bền bỉ từ ngót 30 năm nay, với mối quan tâm bảo vệ hệ sinh thái sông Mekong và ĐBSCL.
14/04/202417:09:00
Có một bạn trẻ, trí thức, mặt mũi sáng sủa mộ đạo tới hỏi một thiền sư như thế này: Thưa thầy, con đọc kinh điển thấy Đức Phật nói, “Ta là Phật đã thành, chúng sinh là Phật sẽ thành” như vậy chúng sinh có thể tu thành Phật. Con rất muốn tu thành Phật. Xin thầy chỉ cho làm thế nào để thành Phật?
12/04/202400:00:00
Còn khoảng bảy tháng nữa sẽ đến ngày thực sự bầu phiếu vào đầu tháng 11. Thời gian không dài lắm nhưng đủ để sóng gió thăng trầm. Nếu bạn đọc tò mò hỏi tôi, ai sẽ là người chiến thắng? Tôi chưa có câu trả lời dứt khoát, nhưng tôi sẽ lý luận với các bạn và dựa lên câu trả lời của câu hỏi then chốt: Đa số người Mỹ hoặc sống ở mỹ đi bầu phiếu, có phải là những kẻ ngây thơ? Ông Biden và ông Trump, cả hai đều có ưu và khuyết điểm, có kẻ khôn theo phò và có kẻ khờ hùa theo. Nhưng điểm then chốt mà bạn đọc muốn biết, hơn cả ai sẽ thắng, đó là, bạn là người khôn hay kẻ khờ, dù là bạn bỏ phiếu cho ai? Có khi nào bạn tự hỏi, mình khôn hay khờ khi sử dụng lá phiếu? Sự khôn hay khờ này không mắc mớ đến bằng cấp, giàu nghèo, màu da, địa vị, vân vân, mà chỉ mắc mớ đến khả năng lý luận và phẩm chất đạo lý, không phải đạo đức, mà bạn đang có
12/04/202400:00:00
Sức mạnh răn đe hạt nhân là thứ hữu dụng – ít nhất là cho đến nay. Muốn hiểu rõ hơn, chỉ cần nhìn vào cuộc chiến ở Ukraine. Hoa Kỳ và Châu Âu trang bị vũ khí cho các đồng minh nhưng không dám triển khai quân đội đối đầu trực tiếp với Nga. Tương tự, Nga cũng không có gan gây hấn trực tiếp với các quốc gia phương Tây. Nỗi sợ hãi và kiêng dè lẫn nhau khiến các cường quốc hạt nhân không công khai gây chiến trực tiếp; như đã từng ngăn Chiến Tranh Lạnh trở nên nảy lửa, dù đã có rất nhiều xung đột gián tiếp nổ ra. Răn đe hạt nhân cũng giúp hạn chế số lượng quốc gia phát triển và sở hữu vũ khí hạt nhân – hiện nay chỉ có 9 quốc gia trên thế giới có vũ khí hạt nhân, và số quốc gia có có khả năng phát triển các loại vũ khí hủy diệt này còn ít hơn thế.
10/04/202407:58:00
Cha và mẹ của học sinh 15 tuổi ở Michigan đã bị tòa tuyên án từ 10 tới 15 năm tù vì tội đã mua súng cho con trai và cậu bé này đã dùng nó để thảm sát bốn học sinh tại Oxford High School. Còn cậu bé bị án tù chung thân không ân xá. Công tố viên đã buộc tội cặp vợ chồng này đã không để súng tại một nơi có khóa an toàn và không có hành động ngăn cản khi có biểu hiện con mình sẽ có hành động điên cuồng...
05/04/202400:00:00
Trái với những lời đàm tiếu hay tiếng cười khẩy trước hình ảnh thất thểu của ông thạc sĩ triết học khi từ chủ tịch… chuyển sang cựu chủ tịch, tôi lại hình dung ra cả một tương lai học thuật huy hoàng. Được làm vua, thua làm nhà nghiên cứu, nếu mất một Chủ tịch Võ Văn Thưởng chán phèo mà được một triết gia họ Võ với tầm cỡ thế giới thì, xét ra, nước nhà cũng có phần khá hơn, không có miếng cũng có tiếng. Nhìn lại lịch sử theo hướng này thì có ông Trần Văn Giàu nhưng so ra thì thạc sĩ cựu chủ tịch phải hơn. Một thời là Bí thư Xứ ủy, toàn quyền sinh sát ở cõi Nam kỳ, oai phong, hiển hách; đùng một cái ông Giàu bị điều ra Bắc làm con cá nằm trên thớt, lẻ loi, bất lực, chỉ biết lao đầu vào việc nghiên cứu để cuối cùng trở thành… sử gia
04/04/202411:21:00
Chúng ta đang chứng kiến những nghịch cảnh “đấu thầu dân chủ” trong cuộc sống Bầu Cử Tổng Thống 2024 vốn chỉ dựa theo thủ đoạn tuyên truyền, quảng cáo mị dân, mà xa lìa những nguyên tắc điều hành tổ chức chính trị, hay danh dự và trách nhiệm lãnh đạo của những người ứng cử viên trong đảng phái chính trị đã được ghi nhận từ Hiến Pháp Hoa Kỳ...