Sài Gòn, Không Thấy Ánh Trăng

19/04/202120:22:00(Xem: 3069)
Hết DTC
Minh họa: Đinh Trường Chinh

 

Sài gòn, không còn ai thấy ánh trăng

chỉ thấy trẻ nít cùng nhau hét hò đùa giỡn

thấy người lớn trò chuyện ồn ào

đủ đề tài náo loạn:

giá sinh hoạt, chiến tranh, tệ nạn xã hội, và tình người

 

Sài gòn, không còn ai thấy ánh trăng

tiếng nói nữ xướng ngôn viên đài truyền hình Việt Nam

vang ra từ T.V. đen trắng

tiếng hát nhạc tân thời qua giọng bắc ngọt ngào

giọng miền nam mùi mẫn cải lương

giọng miền trung nghe lạ lẫm

không ai hát theo giọng cô gái Huế

dù nghe rất dịu dàng

như lụa

bay mềm

Khiến cho “Học trò xứ Quảng ra thi

thấy cô gái Huế chân đi không đành” (*)

 

Sài Gòn không còn ai thấy ánh trăng

khi âm thanh hỗn loạn buổi chiều

lùa vào thùng đàn guitar trong đêm

vang lên giai điệu

từ tốn nhẹ nhàng

khi tôi biết thế nào là tính ái   

qua giọng trầm buồn   

ai đó ngân nga

cho ai cảm nhận

cho hàng xóm cằn nhằn

ai đang yêu ai

sao không nói thật

sao mãi lanh quanh lời hát tỏ tình!

 

khi tiếng đàn chìm vào khuya tối

nhường lại cho đàn dế đen

huyên náo gọi nhau

tuyên bố kẻ thua người thắng

vì còn quá nhiều tranh đấu suốt ngày

đài chưa kịp loan tin tức

 

chờ đến lúc mọi người buồn ngủ

tiếng phách gỗ vang lên

báo tin người bán mì đêm đang đến

từng nhịp gõ tỏa hương nước lèo thơm

vài miếng thịt heo xắt mỏng

sắp trên những sợi mì vàng, láng trơn

vài lá hẹ giòn, xanh bóng

nhưng ai có thời giờ thưởng thức nghệ thuật sắc màu

buổi sáng sắp đến gội tóc nàng trong nước biển

 

Mặt trăng chắc đã mọc lên ở một nơi khác

cho thi sĩ mơ mòng dưới ánh trăng

thổn thức dưới ánh trăng,

suy tư dưới ánh trăng,

còn ánh trăng Sài Gòn, không ai thấy

 

Đó là Sài Gòn

nơi tôi sinh ra

khôn lớn

yêu một người.

 

k.c.
Ngu Yên dịch
Nguyên tác: There was no moonlight in Saigon


Ghi:

(*) Ca dao.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tập “Thơ Khánh Trường” ra đời chỉ để “Vui thôi mà”, gồm ba phần: Phần 1: Ngẫu Hứng. Phần 2: Mai Anh Về Miền Trung & Những Bài Thơ Khác; và Phần 3: Khổ Lụy. Ngẫu Hứng là phần tôi thích nhất, tập hợp những bài thơ ngắn “bất chợt nẩy ra trong đầu”. Thơ được viết tự nhiên, không màu mè, không cơ bắp, không gồng, không làm dáng. Là phần mở đầu, Ngẫu Hứng cũng là phần tách riêng khỏi tập thơ, ở một vùng đất cao hơn, trên một khí hậu tươi mát, có nhịp sống tâm linh riêng. Trong khuôn khổ bài này xin chỉ đọc phần “Ngẫu Hứng”.
Ta. Ngồi một mình / Trên nóc nhà / Buổi sáng / Trước ngày bỏ đi / Khói thuốc tan trong mây/ Rượu. / Đổ đầy máng xối...
thầm thì mấy câu không nghe rõ / rồi tan theo con đường dọc hàng cây bạch quả / màu xanh nồng nàn / thành phố trú lạnh nhìn về hoang vu / lủi thủi những người đàn bà trong góc tối...
tháng này chợt ho khan tưởng chừng vỡ ngực / lê từng bước ngả nghiêng / đầu óc chấp chới trong cõi lặng / đâu đây nghe từ tận cùng xa vắng / lũ đười ươi cười buốt não thắt tim...
Treo cổ lên / Mặt trời đen / Đầu cúi xuống / Nhất điểm hồng...
Trang Thơ Thứ Bẩy tuần này hân hạnh có sự góp mặt của nhà thơ Hoàng Thủy Trâm, lần đầu đến với Việt Báo, cùng các nhà thơ khác Lê Hưng Tiến, Lê Chiều Giang, Trần Hạ Vi, mỗi người một phong vị thơ, một thể cách sáng tạo, cùng làm nên tiếng nói thơ của thời đại mình đang sống, cùng tìm kiếm ý nghĩa nhân sinh. Việt Báo trân trọng giới thiệu...
Cõi thơ Viên Linh là cõi nhân sinh đầy hệ lụy của định mệnh. Định mệnh của một dân tộc điêu linh, lưu lạc. Định mệnh của con người bé nhỏ và yếu ớt trong dòng chảy cuồng lưu của kiếp sống. Định mệnh của tình yêu mệt mỏi, chán chường và bất trắc. Thơ Viên Linh là một biểu hiệu cho Con Người như là một hữu-thể-tại-thế với tất cả những khổ đau và hoan lạc. Ông vừa tạ thế hôm cuối tháng Ba vừa rồi, Việt Báo trân trọng đăng lại một số ít thơ của ông như một nén tâm hương gửi đến người Thi Sĩ quá cố.
tôi đã thấy đủ, nơi đây | những thay đổi làm chóng mặt | vũng nước xưa ễnh ương kêu khàn giọng | nay đèn thức trắng