Hôm nay,  
CTA_United Educators_Display_300x250_Vietnamese - Nguoi Viet

20 Năm, Hai Vụ Án

13/02/202110:41:00(Xem: 2688)
Hai cựu tổng thống Bill Clinton và Barack Obama có những điểm khá giống nhau về gia cảnh, tài năng và đường công danh. Clinton mất cha trong bụng mẹ và Obama thiếu cha từ lúc lên ba, cả hai sống với mẹ và ông bà ngoại từ nhỏ rồi được theo học những trường luật danh giá nhất nước Mỹ. Là các luật sư tài ba, thay vì có thể làm cho những hãng luật danh tiếng hay gia nhập công quyền với lắm cơ hội thăng tiến xa hơn, họ lại chọn về nguyên quán để phục vụ cộng đồng và dạy học.
Arkansas là đất của Cộng Hòa, khó có thể bảo rằng Bill Clinton về để nhắm việc trở thành thống đốc hay tổng thống từ đây. Cũng vậy, Obama chọn quay về làm nhà hoạt động cộng đồng, giúp đỡ những người nghèo sống khu nhà ổ chuột tại Chicago, chẳng phải sự chọn lựa nếu nhắm đến đường công danh.
Nhưng tài năng, lý tưởng cùng mọi chuyện dẫn dắt, họ trở thành tổng thống. Hai nhiệm kỳ và được xem là đầy thành công. Cứ xem lại các số liệu, biểu đồ phát triển kinh tế từ các cơ quan chính phủ trong giai đoạn cả hai làm tổng thống, thay vì chỉ dựa vào lòng yêu thích cá nhân, sẽ thấy đây là dữ liệu chứ không phải nhận xét. Tăng trưởng GDP và tỉ lệ việc làm được tạo ra trong nhiệm kỳ tổng thống của cả hai đều rất cao khi so sánh trong vài chục năm qua, cho dù họ phải gánh chịu và vực dậy từ các cuộc suy thoái nặng nề của những người tiền nhiệm. TT Bill Clinton là người rời nhiệm sở với mức thậm dư kinh tế trong vài chục năm qua.
Nhắc đôi điều về tổng thống Bill Clinton và Barack Obama để thấy rằng, cả hai đã phải cố gắng tột bực để đạt được thành tựu như vậy. Họ đã phải đối diện với một lưỡng viện nằm trong tay đảng Cộng Hòa lúc nhậm chức và bị từ chối hầu hết đường lối nghị sự. Gói cứu trợ kinh tế đầu tiên của cả hai đều bị Quốc Hội đảng Cộng Hòa kiểm soát bác bỏ. Với riêng TT Bill Clinton, ông còn bị đưa ra luận tội truất phế về một scandal ái tình mà giới lãnh đạo Châu Âu và thế giới đã cười ngạo Mỹ lúc bấy giờ.
Tuần này sẽ kết thúc tuần đầu tiên phiên tòa Thượng Viện luận tội xét xử Donald Trump cũng trùng vào ngày chấm dứt cuộc luận tội truất phế TT Clinton tại Thượng Viện vào ngày 12 tháng 2 năm 1999, một phiên tòa luận tội kéo dài gần hai tháng. 45 trên 55 Thượng Nghị Sĩ đảng Cộng Hòa bỏ phiếu truất phế TT Clinton tội man khai và 50 trên 55 TNS bỏ phiếu tội cản trở công lý lúc bấy giờ. Hầu hết TNS Cộng Hòa, có những người vẫn còn đương nhiệm hiện nay đã bỏ phiếu truất phế TT Bill Clinton với vụ vụng trộm ái tình cùng cô sinh viên Monica Lewinsky.
Sau hơn 20 năm, cũng con số chừng đó TNS Cộng Hòa, 44 vị đã bỏ phiếu chống lại cuộc luận tội Donald Trump với lý do không hợp hiến. Hợp hiến hay vi hiến đã có các tranh luận từ giới học thuật cho đến những luật sư, cựu thẩm phán, công tố viên thâm niên của Mỹ lên tiếng, chỉ biết rằng phiên tòa đã chính thức được xem là hợp hiến để tiếp tục xét xử từ đầu tuần qua.
Và ắt sẽ nhanh chóng kết thúc. Vì đây là một vụ xét xử đã có trước kết quả cho dù chứng cứ, luận cứ của bên công tố đưa ra có thuyết phục hay rõ ràng như thế nào. Cho dù các luật sư bào chữa đưa ra những tranh cãi qua loa, vô lý đến khó tin. Như trong ngày bào chữa của mình, các luật sư của Donald Trump đã cho trình chiếu đoạn phim các chính khách Dân Chủ cũng sử dụng chữ "chiến đấu" (fight) trong các diễn văn chứ không chỉ với Trump. Họ không phân biệt sự hô hào "fight" cho cá nhân Donald Trump nhằm xách động bạo lực, tấn công vào định chế dân chủ, vào hiến pháp khác xa cái "fight" tranh đấu trước bất công xã hội, trước dịch bịnh, trước đói nghèo. Họ biết bào chữa như thế nào thì cũng đã có các TNS Cộng Hòa sẳn sàng bảo vệ Donald Trump. Dẫu sao thì vụ xét xử cũng cần thiết vì cho người dân thấy được nhiều tình tiết quan trọng của vụ phiến loạn, những thái độ và hành xử của các chính khách như thế nào.
Hơn 20 năm, hai vụ án, những chính khách đảng Cộng Hòa đã dồn phiếu để truất phế hay bảo vệ người tổng thống bị luận tội hoàn toàn trái ngược. Nó ít nhiều cho thấy chân dung đảng phái nền chính trị Hoa Kỳ. Hoặc trở thành một chính khách chính trực, hoặc là chính khách đảng Cộng Hòa. Rất khó khăn và hiếm hoi để cả hai là một nếu còn muốn tiếp tục nắm giữ quyền lực.
02/2021
Nhã Duy

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Một tuần sau, sau khi dư luận nổi sóng về phát biểu của thiếu niên Chu Ngọc Quang Vinh (“tôi coi đảng như một thế lực xấu chỉ biết lừa gạt dân”) tạm lắng – hôm 7 tháng 9 vừa qua – nhà văn Phạm Đình Trọng kết luận: “Sự việc cho thấy người dân, nhất là thế hệ trẻ đã có nhận thức sâu sắc về pháp luật, có ý thức về sự có mặt của cá nhân trong cuộc đời, trong xã hội”.
Nội dung phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm ngày 27/08/2024 về đường lối khóa đảng XIV cho thấy ông không dám đi ra khỏi quỹ đạo một người Cộng sản bảo thủ để được tồn tại...
Kamala nhắc lại Donald Trump đã cảm ơn Tổng Thống Tập Cận Bình về những gì ông ta đã làm trong thời gian đại dịch COVID. Bà nhớ cả nội dung Trump đã viết trên Twitter: “Thank you, President Xi” và đọc lại cho chục triệu người dân Mỹ đang xem màn hình. “Khi chúng ta biết rằng Tập Cận Bình phải chịu trách nhiệm vì không cung cấp và cung cấp không đầy đủ cho chúng ta sự minh bạch về nguồn gốc của COVID.” Kamala nhắc lại cả việc Donald Trump đã mời Taliban đến David Camp, “là một nơi có ý nghĩa lịch sử đối với chúng ta, với tư cách là những người Mỹ, một nơi mà chúng ta tôn vinh tầm quan trọng của ngoại giao Hoa Kỳ, nơi chúng ta mời và tiếp đón các nhà lãnh đạo thế giới được kính trọng. Và cựu tổng thống này với tư cách là tổng thống đã mời họ đến David Camp vì ông ta, một lần nữa, không biết tầm quan trọng và trách nhiệm của tổng thống Hoa Kỳ. Và điều này quay trở lại vấn đề ông ta đã liên tục hạ thấp và coi thường các quân nhân của chúng ta, những người lính đã hy sinh...
Từ ngày nước Mỹ lập quốc, chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại bị đối thủ mang ra mổ xẻ, tấn công với những lời lẽ không phù hợp với tư cách một người tranh cử vị trí lãnh đạo quốc gia. Nhưng ngược lại, cũng chưa bao giờ nụ cười của một ứng cử viên tổng thống lại trở thành niềm hy vọng cho một đất nước đang đối đầu với mối nguy hiểm “duy nhất suốt 248 năm” (theo lời cựu Phó Tổng Thống Dick Chenny.) Đó là nụ cười của Kamala Harris – Một nụ cười đang ngày càng thay hình đổi dạng cuộc tranh cử tổng thống kinh điển của nước Mỹ.
Cựu Tổng Thống Donald Trump đã trình bầy kế hoạch kinh tế của ông tại Economic Club of New York trước đám đông các kinh tế gia, lãnh đạo doanh nghiệp và nhà báo vào 5-9-2024 vừa qua. Buổi nói chuyện này nằm trong chiến dịch tranh cử. Kế hoạch kinh tế trong nhiệm kỳ 2 nếu ông thắng cử bao gồm nhiều chính sách mà ông đã thi hành trong bốn năm đầu cầm quyền. Ông tuyên bố sẽ loại bỏ nhiều chương trình của chính quyền Biden. Ứng cử viên tổng thống của Cộng Hòa quảng cáo chương trình của ông với thuế nội địa thấp, thuế nhập cảng cao chưa từng thấy, giảm bớt luật lệ, và kinh tế phát triển mạnh. Nhưng nhiều chuyên viên đã nghi ngờ giá trị của chương trình kinh tế này. Nhiều người đã lên tiếng chỉ trích đề xuất kinh tế của Trump như chúng ta sẽ thấy trong những phần dưới đây của bài báo này.
Cuộc bầu cử tổng thống Mỹ vào tháng 11 sắp tới không chỉ định hình tương lai chính trị của quốc gia trong vài năm tới mà còn đặt ra những câu hỏi căn bản về bản sắc và tương lai của chính nước Mỹ. Trong khi kết quả bầu cử sẽ quyết định nhiều vấn đề quan trọng, những xung đột sâu sắc về bản chất của nước Mỹ đã được phản ảnh rõ nét qua đường lối, chính sách nêu ra tại hai đại hội Đảng Cộng Hòa và Dân Chủ vừa qua.
Tôi đã xem qua cả trăm bài viết với với nội dung và ngôn từ (“đầu đường xó chợ”) tương tự nhưng chưa bao giờ bận tâm hay phiền hà gì sất. Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, các bạn DLV đều không quen cầm bút nên viết lách hơi bị khó khăn, và vô cùng khó đọc. Họ hoàn toàn không có khái niệm chi về câu cú và văn phạm cả nên hành văn lủng củng, vụng về, dài dòng, lan man trích dẫn đủ thứ nghị quyết (vớ vẩn) để chứng minh là đường lối chính sách của Đảng và Nhà Nước luôn luôn đúng đắn. Họ cũng sẵn sàng thóa mạ bất cứ ai không “nhận thức được sự đúng đắn” này, chứ không thể lập luận hay phản bác bất cứ một cáo buộc nào ráo trọi.
Ngày 20/7/1969, hai phi hành gia Neil Armstrong và Edwin Aldrin đi vào lịch sử như là hai người đầu tiên đặt chân lên Mặt Trăng thế nhưng sự kiện này bị một số nhà “lý thuyết âm mưu” lên tiếng phủ nhận. Căn cứ vào những điểm “khả nghi” trong tấm hình chụp Armstrong đứng cạnh lá cờ cắm trên Mặt Trăng, họ quả quyết rằng tất cả chỉ là chuyện dàn dựng và bức hình này chỉ được chụp tại một sa mạc ở Nevada. Nhưng bằng chứng của vụ đổ bộ ấy đâu chỉ duy nhất một tấm hình? Tàu Appollo 11 phóng từ mũi Kennedy trước con mắt hàng chục ngàn người và hàng trăm triệu người qua ống kính truyền hình. Hàng trăm ngàn thước phim quay được và chụp được khi tàu Appollo vờn trên quỹ đạo quanh mặt trăng, cảnh tàu con rời tàu mẹ để đổ bộ, cảnh các phi hành gia đi bộ và cả những túi đất đá mang về từ Mặt Trăng v.v. Chúng ta thấy gì ở đây? Những bằng chứng xác thực thì nặng như núi nhưng, khi đã cố tình không tin, đã cố vạch ra những âm mưu thì chỉ cần mấy điểm khả nghi nhẹ tựa lông hồng.
Một bài bình luận của báo Chính phủ CSVN hôm 2/9/2024 viết: “Trải qua bao thăng trầm của lịch sử, đến nay chúng ta ngày càng có cơ sở vững chắc để khẳng định sự thật chúng ta đã trở thành nước tự do độc lập, người dân ngày càng ấm no hạnh phúc…” Những lời tự khoe nhân dịp kỷ niệm 79 năm (1945-2024) được gọi là “Tuyên ngôn độc lập” của ông Hồ Chí Minh chỉ nói được một phần sự thật, đó là Việt Nam đã có độc lập. Nhưng “tự do” và “ấm no hạnh phúc” vẫn còn xa vời. Bằng chứng là mọi thứ ở Việt Nam đều do đảng kiểm soát và chỉ đạo nên chính sách “xin cho” là nhất quán trong mọi lĩnh vực...
Năm 2012 Tập Cận Bình được bầu làm Tổng Bí Thư Trung Ương Đảng; năm 2013 trở thành Chủ Tịch Nước; đến năm 2018 tư tưởng Tập Cận Bình được chính thức mang vào Hiến Pháp với tên gọi “Tư tưởng Tập Cận Bình về chủ nghĩa xã hội với đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới”. Tập Cận Bình đem lại nhiều thay đổi sâu sắc trong xã hội Trung Quốc, mối bang giao Mỹ-Trung và nền trật tự thế giới...
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.