Hôm nay,  

Nguyên Đán Quê Người

11/02/202111:13:00(Xem: 2958)
Pic 1 Chua vn Los Angeles
Chùa Việt Nam ở Los Angeles
Pic 2 Báo Xuân Bính Thìn năm 1976
Báo Xuân Bính Thìn năm 1976
Pic 3 Chợ Tết tại Mc Garvin 1995
Quảng cáo Chợ Tết tại Trung Học Mc Garvin, Garden Grove
Pic 4 Diễn Hành tet 2001
Diễn hành Tết 2001 tại Little SaiGon.
Pic 5 Doan_TNVN_DienHanh_2004_VoThuat_01
Đoàn Thanh Niên Việt Nam diễn hành năm 2004 tại Little SaiGon.
Pic 6 Chợ tet 2007
Chợ Tết Sinh Viên năm 2007
Pic 7 Diễn hành Tết Phuoc_Loc_Tho_Tet_2008
Diễn hành Tết 2008 trước Phước Lộc Thọ
Pic 8 Tet_Festival_Little_Saigon 2009
Chợ Tết Sinh Viên 2009 tại Little Saigon
PIc 9-tet-fest 2009 in south elmonte
Chợ Tết 2009 tại South El Monte, Los Angeles
Pic 10 cho-tet-sinh-vien 2020
Chợ Tết Sinh Viên năm 2020



Thấm thoát đã 45 mùa xuân lướt qua đời mình, từ ngày tôi bắt đầu chập chững những bước tị nạn trên xứ người. Ký ức mùa xuân của tôi như dòng sông chảy ngược về nguồn, lúc vun vút, khi chậm rãi luân lưu giữa chập chùng biển hồ dĩ vãng. Theo chân gia đình ra khỏi trại Pendleton thuộc Quận San Diego, tiểu bang California, tôi về định cư ở thành phố của Những Thiên Thần (Los Angeles)vào những ngày tháng cuối năm 1975. Mùa xuân Bính Thìn 1976 đầu tiên trên miền đất hứa Hoa Kỳ, bố tôi dẫn gia đình đến thăm ngôi chùa Việt Nam toạ lạc ở đường Berendo của thành phố này. Mẹ tôi là người hái những chiếc lá lộc non đầu năm để cầu nguyện cho gia đình và cuộc sống tương lai không biết sẽ ra sao trên vùng đất mới. Ngày ấy tôi chưa đủ trưởng thành để xao xác với niềm nhớ quê hay trằn trọc với những hoài vọng luyến thương canh cánh như bố mẹ tôi. Tôi chỉ biết dõi theo những khuôn mặt ưu tư trĩu nặng của khách dâng hương đang thành kính khấn vái trên chiếc chiếu cói trải trước Phật Đường. Từ đó Chùa Việt Nam biến thành nơi người Việt đến viếng rất đông vào các ngày Lễ, Tết để hái lộc, dâng hương và tìm lại các phong tục truyền thống trong những năm đầu tị nạn ở Cali. 

Vị sáng tổ đưa Phật giáo Việt Nam vào Hoa Kỳ và thành lập ngôi chùa Việt Nam đầu tiên tại đây năm 1975, là Cố Hòa thượng Thích Thiên Ân. Đặc biệt, mặt sau cổng tam quan chùa có khắc hai câu thơ nổi tiếng của cố Hòa thượng Thích Mãn Giác: "Mái chùa che chở hồn dân tộc - Nếp sống muôn đời của tổ tông." Ngoài hai câu thơ trên Thầy Mãn Giác còn có đạo hiệu là Huyền Không. Thầy đã mất và để lại những tập thơ, sách, trước tác, phiên dịch có giá trị. Nhà văn Nguyễn Mộng Giác có nhắc đến ngôi chùa và thầy Huyền Không cùng 4 câu thơ có nhan đề "Trẻ Thơ" của thầy như thế này,

Chùa xưa mái ngói cũ

Trèo lên nắm cây sào

Đêm khuya rồi không ngủ

Kéo rụng bao nhiêu sao?


Chỉ 4 câu thơ mà Nguyễn Mộng Giác đã tưởng tượng ra được nhà thơ Huyền Không ngày còn bé là 1 chú tiểu rắn mắt thơ mộng, đêm khuya thao thức không ngủ, trèo lên mái ngói nhà chùa, dùng sào để kéo rụng bao nhiêu là sao. 


Những năm đầu tị nạn phải gọi là những năm hoài hương vì suốt năm ai cũng phải mưu sinh nên nỗi nhớ quê bị quên lãng, nhưng cứ Tết đến, căn bệnh luyến quê lại bùng lên như lửa dữ, không sao dập tắt được. Tạp chí, sách, báo, đài truyền thanh hay thơ văn toàn là những bài viết hay nhớ về Tết quê nhà những năm trước 75 là chính yếu. Nhất là những nơi có khí hậu lạnh, trời u ám và mưa tuyết giăng giăng, người Việt càng nhớ cảnh ấm áp, vui tươi và nhộn nhịp của Tết xuân. Rồi người Việt bắt đầu tổ chức Tết ở mỗi địa phương của mình cho tiện việc di chuyển. Ngày đó chúng ta chưa có các cộng đồng Việt lớn, chợ Tết thường được tổ chức ở các khuôn viên đại học cộng đồng là nơi có nhiều người Việt ngụ cư hoặc các địa điểm tôn giáo nơi có các tín đồ hay phật tử lui tới thường xuyên. Chiếc áo dài xuất hiện ở các sân chùa, nhà thờ và chợ Tết đã làm sống lại hình ảnh quê hương trong lòng người Việt tha hương. Thế là năm 1977, các sinh viên Đại Học Long Beach đã tổ chức cuộc thi Hoa Hậu Áo Dài đầu tiên. Từ đó, nụ cười của các cô hoa hậu xinh tươi, rực rỡ xuất hiện trong các ngày đầu xuân ở các khu chợ Tết là hình ảnh không thể quên trong ký ức của khách du xuân trên chân trời mới. 

Một số người Việt gốc Hoa qua Mỹ tị nạn sau năm 1979 đã dần dần về ngụ cư gần hay ngay trong phố Tầu China Town của Los Angeles. Sau họ dọn về khu Alhambra, Monterey Park, Rosemead hay Elmonte, kéo theo một số người Việt bỏ Los Angeles về những vùng này cùng chung sống. Vì lý do thuận tiện, số người này gia nhập cộng đồng người Hoa ăn Tết và tham dự các cuộc diễn hành Tết được tổ chức tại China Town, Los Angeles. 

 

Riêng ở Quận Cam, từ năm 1977 đến năm 1979, Người Việt đã mừng Tết ở các cơ sở thương mại trên đường Bolsa (Westminster), như nhà sách Tú Quỳnh, nhà hàng Thành Mỹ, văn phòng bảo hiểm Luật Sư Phước, văn phòng khai thuế Lưu Hồng Sơn, đoàn quán Hướng Đạo Bạch Đằng, Danh Pharmacy, chợ Hòa Bình, chợ Ái Hoa hay tòa soạn báo Saigon của Du Miên ..v..v... Đầu năm 1981, tờ Orange County Register đã dành nhiều trang đăng các sinh hoạt mừng Tết Nguyên Đán của người Việt do nữ ký giả Rosa Kwong viết trong số báo ra ngày 1 tháng 2, 1981. Báo này đăng thêm tấm bản đồ và dịch chữ Phố Saigon của ký giả Du Miên thành chữ “Little bit of Saigon.” Một số đài truyền hình Hoa Kỳ cũng tường thuật những sinh hoạt vui nhộn như múa Lân, đốt pháo của người Việt mừng Xuân, và danh xưng “Little Saigon” bắt đầu xuất hiện từ đây. Sau này vì người Việt kéo về Quận Cam ngày càng đông, năm 1988, khu vực thương mại 72 được gọi là "Little Saigon" được chính thức công nhận. Năm 1987, thương xá Phước Lộc Thọ khai trương và nay trở thành địa điểm mốc của khu Little Saigon. 

Trong những thập niên 1990, 2000, các trường trung học quanh đấy như Mc Garvin(vào năm 1995) hay Bolsa Grande High School tại Garden Grove là nơi tổ chức Hội Tết Việt Nam hàng năm do Tổng hội sinh viên Việt Nam Nam Cali UVSA tổ chức và thu hút hàng trăm ngàn người tham dự. Song song với chợ Tết có những cuộc diễn hành với nhiều hội đoàn, đoàn thể, nhiều xe hoa được diễn ra trên đại lộ Bolsa, được đài truyền hình, Radio, và báo chí truyền thông tường thuật. Trong những năm gần đây Chợ Tết và Quận Cam được tổ chức một vài nơi chứ không phải một nơi nữa. Điều thú vị là nhiều người Việt từ khắp nơi trên thế giới và cả người trong nước đổ về Little Saigon để đón xuân vì không khí Tết ở đây ấm cúng, nhộn nhịp và tưng bừng. Đặc biệt là các khu vực tổ chức Tết xin được phép cho đốt pháo vang lừng trong những ngày Tết. Ai đến đây cũng thấy rõ ràng không khí Tết bừng bừng ở chợ Hoa, hàng quán, phố phường, chợ đêm, chùa chiền, nhà thờ, các cơ sở thương mại..v..v... Chỉ cần đêm Giao Thừa vào chùa lễ Phật, hái lộc, xem văn nghệ và nghe đốt pháo tưng bừng lòng người tha hương đã ấm lại muôn phần. Sáng mồng một xếp hàng dọc theo hai dãy phố đường Bolsa từ Bushard tới Magnolia mà Phước Lộc Thọ là mốc chính, người ta có thể xem một cuộc diễn hành đầu năm rất ngoạn mục. Sau đó cả gia đình kéo nhau đi chợ Tết ở Costa Mesa, Trung Học Bolsa Grande, hay Mile Square Park để tận hưởng những giờ phút sôi động quên đi một năm kéo cày mệt nhọc. Mồng hai là ngày các cửa tiệm thay phiên nhau đốt những tràng pháo dài thậm thượt để nguyện cầu cho sự may mắn làm ăn phát đạt, và bình an. Các ông bà, cha mẹ cùng nhau đi chúc Tết bạn bè hay tổ chức họp mặt gia đình hoặc hội đoàn. Dịp Tết cũng là dịp người Việt hải ngoại được mặc và khoe áo dài đẹp. Những năm sau này áo dài may sẵn cho phụ nữ và đặc biệt là phái nam nhìn vừa sang vừa hợp thời trang. Các mẫu mã, hoạ tiết, thiết kế, đủ màu sắc được bán với giá rẻ vì sản xuất hàng loạt khiến ai nhìn vào cũng thích thú. Vào chùa, đến nhà thờ, ra phố, đi chợ Xuân ở Cali, các tà áo dài phất phới như những cánh bướm muôn màu, đẹp vô cùng. Không khí đó, tâm thức vui tươi hạnh phúc ấy, người Việt nào không thấy ấm lòng mà chẳng thốt lên "Đón xuân ở Little Saigon vui quá". Sự an ủi lớn nhất của cộng đồng người Việt tha hương là các em trẻ nhiệt tình, thích thú cũng như tích cực tham gia đóng góp vào các sinh hoạt Diễn Hành hay Chợ Tết Sinh Viên hằng năm. Năm nào cũng đông kinh khủng. Nhìn các em tíu tít chụp hình, xếp hàng dài để ăn uống các món ăn Việt Nam, chơi các trò chơi sống động ở Hội Chợ, ai mà không vui, không hạnh phúc tràn trề. Mừng cho cộng đồng người Việt chúng ta có những nơi đón Tết tha hương thật lý tưởng. 


Trịnh Thanh Thủy



Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Ông Tri vung tay hất đổ chén canh, vỡ nhiều mảnh trên nền nhà, tung toé mùng tơi và tôm khô. Ông đưa tay lên lần thứ hai, muốn tát vào mặt con rể. Anh nắm tay ông lại. Lòng tung tóe giận dữ. Ánh mắt giết người làm ông sợ hãi. Rụt tay lại. Quay mặt vào vách. Anh hít một hơi đầy, thở mạnh ra. Xả cơn giận. Đứng lên đi dọn dẹp. Những mảnh chén vỡ làm anh nhớ lại lần đầu tiên khi anh đến nhà thăm Lài, ông Tri đã giận dữ đập vỡ tách trà vì không muốn con gái ông quen biết với người nhìn bề ngoài trông giống du đảng, tóc dài và ăn mặc không tiêu chuẩn.
Măc dầu câu kết của hai bài thơ của họ Thôi và ho Lý đều kết thúc bởi câu “sử nhân sầu” Nhưng cái buồn của họ Thôi, cái buồn của người hiểu thế sự. Cái buồn của họ Lý là cái buồn tích cực nhập thế. Họ Thôi thì nhớ về quê hương còn họ Lý thì nhớ thủ đô Tràng An. Như vậy xem ra mối sâu của Thôi Hiệu và của Lý Bạch không giống nhau. Hai bài thơ có những ưu điểm riêng, bổ túc cho nhau.
Bài thơ Hà Nội Ba Mươi Sáu Phố Phường vào đầu thế kỷ XIX của khuyết danh chỉ đề cập tổng quát, được đề cập nhiều (Sau nầy có bài thơ của Nguyễn Bính nhưng không có gọi tên phố phường). Tác phẩm Hà Nội 36 Phố Phường của nhà văn Thạch Lam (1910-1942) ấn hành năm 1943 được phổ biến rộng rãi, được mọi người biết đến nếp sống, sinh hoạt… của Hà Nội xa xưa.
Nhà thơ Đinh Hùng sinh ngày 3/7/1920, làng Phượng Dực tỉnh Hà Đông. Ông là con út trong gia đình gồm sáu anh chị em: anh cả là Đinh Lân, các chị là Loan, Yến, Hồng, Oanh. Chị Đinh Thục Oanh lập gia đình với nhà thơ Vũ Hoàng Chương (1915-1976). Đinh Hùng theo bậc tiểu học tại trường Sinh Từ, rồi bậc trung học tại trường trường Bưởi, Hà Nội. Và sau khi đậu bằng Cao Đẳng Tiểu Học (Diplôme d’Étude Primaire Supérieurs Franco-Indigène) thường gọi là bằng Thành Chung. Ông được học bổng tiếp tục đèn sách để thi Tú Tài bản xứ thì “Thần Ái tình đã hiện đến cùng một lúc với sự thành công đầy hứa hẹn” (theo lời kể của ông anh rể Vũ Hoàng Chương), khiến ông bỏ ngang để đi viết văn, làm thơ. Năm 1943, ông xuất bản tập văn xuôi Đám Ma Tôi nhưng sau đó nổi tiếng với bài thơ Kỳ Nữ. Năm 1944, nhà thơ Vũ Hoàng Chương cưới bà Thục Oanh đưa về Nam Định sinh sống, ông ở lại Hà Nội và cho ra đời giai phẩm Dạ Đài, và năm này, ông cùng vợ là bà Nguyễn Thị Thanh về Thái Bình dạy học.
Cha anh, ông Thụ, là một người trung bình về mọi phương diện. Ưa thích quyền lực nhưng không thỏa mãn. Quyền lực mà ông có nhiều nhất là đối với vợ con. Đứa con trai duy nhất, “Em à, số vợ chồng mình thật xui. Có một đứa con mà nó lại sống ở trên mây.” _”Còn hơn nó chết à?” Thú vui lựa chọn của ông Thụ là tập bắn súng. Súng trường, súng lục, súng nào ông bắn cũng giỏi. Đã đoạt một số giải thưởng bắn thi. Và dĩ nhiên, ông muốn truyền tài năng này cho con trai. Năm 17 tuổi anh đã đoạt giải quán quân về tầm bắn xa 200 mét. Khi anh đeo dây huy chương trên cổ, tay cầm cái cúp giải thưởng, cha anh đã ôm anh thật chặt, Hơi nóng ấm áp chuyền qua làn áo vải. Ông đã tìm thấy ông và anh đã tìm thấy cha. Tính tình cha con anh có nhiều chuyện khác nhau, từ sở thích đến suy nghĩ. Khi còn nhỏ, anh không thích ăn thịt. Ông ăn thịt bò bíp-tết hai ngày mỗi tuần. Mỗi lần ăn, ông cắt thịt ra từng mảnh nhỏ, bắt anh hả miệng và đút vào. _”Nhai đi.” Cùng một cách ra lệnh, _”Nghĩ đi”, _”Làm đi”, _”Thở đi” _Số
Mẹ tôi, sinh nhật nào cũng bốn cây bạch lạp thắp sáng, năm nào bà cũng bốn mươi tuổi, không già hơn. Sinh nhật năm nay cũng vậy. Đàn cháu hát hăm hở Happy Birthday mừng bà nội. Mừng điều gì, tôi không biết. Sống lâu? Bà gần như không bao giờ chết. Xinh đẹp? Bà có bao giờ thay đổi đâu. Khỏe mạnh? Bà sẽ không bao giờ bệnh. Có lẽ con gái tôi biết được điều gì tôi không biết. “Chúc bà nội năm nay có tình yêu.” Cả đám con cháu cười vang kèm theo tiếng vỗ tay. Mẹ cười âu yếm. Trong căn phòng khách này, tôi là người già nhất và là người lạc hậu nhất.
LTS: Nhà văn Dương Nghiễm Mậu qua đời lúc 21 giờ 35 phút tối, giờ VN, ngày 2 tháng 8 năm 2016 (nhằm ngày 30 tháng 6 năm Bính Thân) tại Sài Gòn, hưởng thọ 81 tuổi. Dương Nghiễm Mậu tên thật là Phí Ích Nghiễm, sinh ngày 19 tháng 11 năm 1936 tại quê nội làng Mậu Hòa (quê ngoại làng Dương Liễu), huyện Đan Phượng, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông. Lập gia đình năm 1971, với Hồ Thị Ngọc Trang, giảng viên Anh ngữ. Sau 30/4/1975 bị bắt giam. 1977 đươc tạm tha. Từ 1977, học nghề sơn mài và sống bằng nghề này tại Sài Gòn. Từ 12 đến 18 tuổi sống ở Hà Nội. Học tiểu học ở trường Hàng Than, trung học, Chu Văn An, viết đoản văn, tùy bút cho báo trường và các báo có phụ trang văn nghệ học sinh. 1954 di cư vào Nam với gia đình, năm đầu ở Huế, năm sau ra Nha Trang, hè 1957 vào sống hẳn Sài Gòn. Từ 1957 trở đi Ông viết nhiều: tạp văn, tùy bút, đoản văn, truyện ngắn, truyện dài. Nhân ngày giỗ thứ tám, Việt Báo xin trích đăng lại nhà văn Dương Nghiễm Mậu từ tập “Tự Truyện Nguyễn Du”.
Tôi không khỏi bâng khuâng được tin Chị Võ Phiến, tên thật là Viễn Phố, phu nhân nhà văn Võ Phiến (1925-2015), đã qua đời ngày 24 tháng 7, 2024, hưởng thọ 94 tuổi. Trong số các bạn đời của các bạn văn của tôi, chị là người phối ngẫu tôi có dịp gần gũi hơn cả, từ khi anh còn sống và cả sau khi anh đã qua đời...
Trong cuộc đời ngắn ngủi của mình, Kafka đã viết hàng trăm bức thư, từ những bức thư tình cảm động và đầy đau thương, cho đến những lá thư gửi cho bạn bè để chia sẻ về những tác động diệu kỳ của chữ nghĩa đối với tâm hồn. Tuy nhiên, không có bức thư nào có thể so sánh với bức thư dài 47 trang mà ông viết cho cha mình, Hermann Kafka, vào tháng 11/1919. Bức thư này gần như là tự truyện duy nhất của Franz Kafka, được dịch bởi Ernst Kaiser và Eithne Wilkins và được xuất bản vào năm 1966 với tựa đề “Letter to His Father” (Thư Gửi Cha).
Nó đứng như tượng biết cử động suốt ngày đêm. Tôi chưa biết phải làm gì với nó, nhưng tò mò muốn theo dõi. Mang thức ăn và nước uống mới đến mỗi buổi chiều. Tuy bốn chân bị dính cứng trong keo, nhưng mỗi khi tôi đến gần, ngày hôm trước, mắt nó tỏ vẻ giận dữ, cử chỉ hành hung như con vật trong màn múa rối; ngày hôm sau mắt tỏ vẻ nghĩ ngợi, cử động phòng thủ nhiều hơn hăm dọa; ngày thứ ba mắt nhìn thấy buồn bã và cầu khẩn, thoi thóp. Nó chết ngày thứ tư. Thân hình phục xuống trên bốn chân. Đầu gục về phía trước dính vào keo. Mắt nhắm hơn một nửa, hí nhìn không còn cảm giác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.