Hôm nay,  

Nhớ Về Tết Năm Xưa Ở Hà Nội

26/01/202117:43:00(Xem: 2407)


blank

                 

Sau hơn bốn mươi năm dừng chân ở đất tạm dung, phần nhiều chúng ta đã hơn hai màu tóc trên đầu, nhưng vẫn còn nhớ sao Chợ Tết! Cây tre nêu, tràng pháo chuột nổ lép bép ngoài sân hiện ra trong tâm hồn chúng ta đậm đặc từng nét trong những ngày cuói tháng Chạp. Nhớ khói hương ngày Tết như nhớ mùi sữa mẹ thuở còn nằm nôi. Dù cho có hay không ăn Tết đi nữa, không ai chối cãi được: "đi chợ Tết", "sắm Tết,"ăn Tết", "chúc Tết"...đã là một góc văn hóa của dân tộc, một phần của quá khứ thân thiết của đời mình. nhất là cho những ai vừa ngoài bảy mươi, tám mươi như chúng tôi.

Nhớ Vũ Bằng, sau khi di cư vào Saigon năm 1954, chỉ cách Hà Nội không đầy hai ngàn cây số, cùng trên quê hương đất nước. Đến những năm sáu mươi trong tâp truyện ngắn "Thương Nhớ Mười Hai" của ông, Vũ Bằng cũng ra riết nhớ Tết ở ngoài Bắc, nhất là chợ Tết trong làng quê. Vũ Bằng minh họa nỗi nhớ Tết bằng cách nhắc lại bài thơ "Chợ Tết" của Đoàn Văn Cừ, một nhà thơ mộc mạc chân quê của đất Bắc:

"...Những thằng cu áo đỏ chạy lon xon

Vài cụ già chống gậy lom khom

Cô yếm thắm che môi cười lặng lẽ

Thằng em bé nép đầu bên yếm mẹ

Hai người thôn gánh lợn chạy đi đầu

Con bò vàng ngộ nghĩnh đuổi theo sau

...Anh hàng tranh kẽo kịt quẩy đôi bồ

Tìm đến chỗ đông người ngồi giở bán

Một thầy khóa gò lưng trên cánh phản

Tay mài nghiên hí hoáy viết thơ xuân

Cụ đồ nho dừng lại vuốt râu cằm

Miệng nhẩm đọc vài hàng câu đối đỏ

...Những mẹt cam đỏ chói tựa son pha

Thúng gạo nếp đong đầy như núi tuyết 

Con gà trống màu thâm như cục tiết 

Một người mua cầm cẳng dốc lên xem

Chợ tưng bừng như thế đến gần đêm..."


Đó là hương sắc Tết, bức tranh Tết, bức tranh Chợ Tết ở làng quê miền Bắc hay của Thăng Long, Hà Nội tại các chợ Bằng, chơ Mơ, chợ Ô cầu Dền, chơ Đồng Xuân, chợ Ngầm, chợ Đệp...đã thành những hoài niệm Tết của Vũ Bằng.    

Những gì khiến Vũ Bằng nhớ Tết, những gì khiến Đoàn Văn Cừ miêu tả Tết, chỉ là những hương sắc, những bức tranh tuy mộc mạc nhưng rất ấn tượng về ngày Tết. Nhưng chính nhà thơ Thê Húc-Phạm Văn Hạnh-trong một đoạn phiếm du "Một Cái Tết ở Hà Nội"- lại là người chỉ cho ta thấy cái phần hồn của bức tranh Tết của Đoàn Văn Cừ, những thầm kín tiềm ẩn phía sau những hoài niêm về Tết của Vũ Bằng... 

" Tết năm nay tôi ở Hà Nội. Và cũng phần nhiều năm kể từ hồi nhỏ. Vì Hà Nội là quê tôi, tuy ông bà tôi ở mãi xa kia, bên bờ sông Bassac, cuồn cuộn ánh sáng quanh năm.

Ăn Tết với tôi là "sắm Tết". Trong con mắt tôi, Tết chỉ có mấy ngày trước. Đến, là hết rồi. Xuân qua cho tôi cái cảm giác là lúc nở với lúc tàn cùng trong một phút mà tiếng pháo đầu năm khua động trong lòng tôi những đường tơ đau đớn lạ lùng.

Nên mấy ngày trước Tết tôi sống mãnh liệt, sống trong chờ đợi...cái phút đương qua.

Tôi đi lên, đi xuống mấy phố Hàng Ngang, Hàng Đào, rồi vào chợ, rồi đứng tần ngần trước cửa hiệu các chú khách. Người ta đi lại sắm Tết. Tôi cũng vậy. Và cùng nhiều bạn thiếu niên như tôi (kể cả các bạn gái). Chúng tôi nhiệt thành lặn lội trời mưa phùn lấm láp, vui sướng nhìn cả một vườn đào cử động trên các ngả đường. Hình như được chen lấn trong đám đông, vội vàng hớn hở, lòng tôi cũng hớn hở vội vàng?

Máy bức tranh tàu xanh đỏ giữ tôi lại hàng giờ. Chú khách Vân Nam bán hàng, áo bông trứng sáo dài quét gót, vòng tay dấu trong tay áo như một phép thuật lạ. Tôi ngỡ một tiên ông ở phương xa đến thử khách trần,-và bức họa mỹ nhân cặp trên tường nhìn tôi, hũu ý...

Quay lại, những bức họa lòe loẹt con gà, con cóc, như ở các truyện cổ tích chun ra, làm sống lại cả một thời xưa. Tôi thấy tôi đi "khám phá cuộc đời", cái gì cũng đượm vẻ huyền bí, cái gì cũng nhuộm một mầu tươi.

Pháo, câu đối, cam, hoa đào, cho đến môi người thiếu nữ, cảnh vật là bản nhạc theo điệu hồng.

Nhưng sao lòng tôi chưa lên tiếng tiếng họa, hay còn đơi khúc Bạch Tuyết Đương Xuân? 

Vì lòng tôi vốn dĩ như vậy, ở giữa cảnh xanh tươi còn khao khát cảnh xanh tươi, và vẻ đẹp bên mình chỉ khêu nỗi nhớ nhung một vẻ xa vời, báu lạ. Tôi nhớ đến một người đàn bà gặp một buổi chiều chợ Tết năm kia, "Nàng" bận tang phục bằng hàng đen, tóc vấn dối, phấn đánh qua loa. Một mùi thơm đầy sắc dục theo nàng như từ trong phòng ra. Lách trong đám muôn hoa, nàng chỉ mua mấy bó hoa Violettes còn ở chợ. Rồi đi...Tối hôm ấy, khi về nhà, tôi không còn ngửi thấy mùi đào, mùi cúc nữa, và nằm mơ như một trận mưa tím bay tỏa khắp bên mình.   

Tôi lần lần đi ngược những năm về trước, mỗi năm đều để lại cho tôi một hình ảnh đẹp, hình ảnh của một người đàn bà. Cũng bận đồ đen và con mắt còn đen hơn nữa...

" Nàng" ngồi xe điện, nàng vào các cửa hàng, mua một cành hoa. Rồi đi...không bao giờ gặp lại...

Năm nay tôi lại gặp một hình ảnh đẹp

Trước cửa một hiệu thuốc Bắc, một chàng Cao Ly đứng bán hoa lạ. Trên biển giấy đỏ  cắm ngay bên cạnh đề mấy chữ " Hợp Thời Mẫu Đơn Hoa Vương". Hỏi giá, không hơn hai chục bạc; còn hoa, chơi đến tháng ba chưa tàn. Đành là chưa mua được, nhưng tự nhủ là cũng chưa ai mua, tôi đứng lại ngắm những buổi bình minh hé trên mấy hoa hồng phớt, và lặng chờ một Giáng Tiên sắp sửa qua, vô ý vướng gẫy một cành...

Nàng Giáng Tiên không bao giờ qua." (*)

Dù "nàng Giáng Tiên không bao giờ qua", nàng Giáng Tiên không trở lại chùa Phật Tích ở Kinh Bắc để vướng gẫy một cành "Hợp Thời Mẫu Đơn Hoa Vương" một lần nữa...Dù cho chúng ta có ăn Tết hay không ăn Tết nữa, văn hóa Tết đã là một phần văn hóa của dân tộc, là nguồn cảm hứng bất tận của thi ca và âm nhạc. Ăn Tết, hoài niệm Tết vẫn là mạch sống rạo rực khơi động tâm hồn chúng ta mỗi độ Xuân về.../.

Đào Như

(*)Trích từ "Giọt Sương Hoa'- tác giả Phạm Văn Hạnh-Hà Nội-1941

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Có một tương đồng giữa Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden và Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng. Đó là đôi khi họ làm thơ. Nhưng dị biệt lớn giữa hai nhà thơ tài tử này chính là chủ đề, là nguồn cảm hứng để làm thơ. Nguyễn Phú Trọng làm thơ ca ngợi ông Hồ Chí Minh và những chủ đề tương tự, thí dụ, một lần ông Trọng làm ca ngợi khách sạn Mường Thanh Grand Phương Đông. Nhưng Tổng Thống Biden chỉ làm thơ tình, và chỉ tặng vợ thôi. Chúng ta không nói rằng thơ hay, hay dở, chỉ muốn nói rằng trong tâm hồn của Biden là hình ảnh thướt tha của Đệ nhất phu nhân Jill Biden. Và trong tâm hồn của ông Trọng là những khối xi măng có hình Lăng Ông Hồ, và rồi hình khách sạn Mường Thanh. Không hề gì. Thơ vẫn là thơ (giả định như thế). Bây giờ thì hai nhà thơ Joe Biden và Nguyễn Phú Trọng đã gặp nhau.
Truyện Thạch Sanh Lý Thông lưu truyền trong dân gian dưới hình thức chuyện kể truyền miệng chắc có đã lâu, phải hiện hữu trước khi ông Dương Minh Đức đưa bản văn sáng tác của mình sang bên Quảng Đông khắc ván ‒ cũng như đã từng đưa vài chục tác phẩm khác của nhóm, nhờ đó miền Nam Kỳ Lục tỉnh có được một số tác phẩm Nôm đáng kể mà người nghiên cứu Nôm thường gọi là Nôm Phật Trấn...
Sau tháng Tư năm 1975, tất cả những tác phẩm truyện ngắn truyện dài của các tác giả Việt Nam Cộng Hòa [1954-1975] đều bị chế độ mới, Xã hội chủ nghĩa cấm in ấn, phổ biến, lưu trữ. Tên tuổi tác giả, tác phẩm được công bố rõ ràng. Việc tưởng xong, là quá khứ. Bỗng dưng 32 năm sau năm, 2007, từ Hà Nội một nhà văn có chức quyền, có Đảng tịch, ông Phạm Xuân Nguyên, vận động, hô hào sẽ in lại một số tác phẩm Miền Nam, đang bị cấm. Trước tiên là 4 [bốn] tập truyện ngắn của Dương Nghiễm Mậu. Đó là các tác phẩm Đôi mắt trên trời, Cũng đành, Tiếng sáo người em út và Nhan sắc. Khi sách được phát hành có ngay phản ứng. Rất nhiều bài báo lần lượt xuất hiện liên tiếp trên các báo tại Sàigòn “đánh/ đập” ra trò. Hóa ra, những người vận động in lại sách là các cán bộ văn hóa từ Hà Nội. Hung hăng đánh phá là những cây bút… Sàigòn. Trong đó có Vũ Hạnh, một cán bộ nằm vùng, người trước kia bị chế độ Miền Nam bắt giam tù, Dương Nghiễm Mậu là một trong số các nhà văn, ký đơn xin ân xá cho Vũ Hạnh.
Kể lạ, ở “nước non mình”, bút hiệu của các nhà sáng tác qua nhiều lãnh vực văn chương, thi ca, âm nhạc, hội họa, nghiên cứu phê bình, truyền hình, báo chí, diễn viên, có bút hiệu/danh, là Sơn [không kể Sơn ở đầu như Sơn Nam, Sơn Tùng, Sơn Vương…] là đông vô số kể. Thiếu Sơn, Triều Sơn, Trúc Sơn, Phạm văn Sơn, Trịnh Công Sơn, Mai Sơn, Phong Sơn, Vân Sơn, Trần văn Sơn, Linh Sơn, Trần Áng Sơn, Từ Sơn, Vinh Sơn, Tiến Sơn, Cao Sơn, Ngô văn Sơn, Lê Thái Sơn, Nguyễn Lê La Sơn, Lê Tây Sơn. Chu Sơn, Tùng Sơn, Hoài Sơn, Đào Bá Sơn…Trong đó hai ông Sơn thi sĩ là….đáng yêu nhất. Nguyễn Đức Sơn và Nguyễn Bắc Sơn. Đáng yêu, vì hai ông này đều có tài, đều có cái lạ trong thơ, lẫn ngất ngư, ngất ngưỡng, ngất ngây trong đời sống.
Bài phỏng vấn dưới đây do Christian Salmon thực hiện, đăng trên quý san văn học The Paris Review năm 1983 và sau đó xuất hiện trong tập văn luận “Milan Kundera Nghệ thuật tiểu thuyết” xuất bản năm 1986...
Tiểu thuyết, theo Kundera, thể hiện trong mình “tinh thần của phức tạp”, “hiền minh của hoài nghi”, nó không đi tìm các câu trả lời mà đặt ra các câu hỏi, nó nghiên cứu “không phải hiện thực mà hiện sinh”, nghiên cứu chính ngay bản chất sự tồn tại của con người...
Milan Kundera, nhà văn nổi tiếng quốc tế với những tác phẩm văn học bất đồng chính kiến ở Tiệp Khắc thời Cộng sản đã khiến ông phải sống cuộc đời lưu vong từ năm 1975, vừa qua đời ở Paris. Ông thọ 94 tuổi...
Cuộc phỏng vấn được thực hiện với ông Hoàng Hưng, cựu giáo viên trung học môn Văn, nhà thơ, dịch giả từ miền Bắc, và ông Lê Nguyễn, nhà nghiên cứu lịch sử độc lập, cựu Phụ tá Tỉnh trưởng đặc trách Phát triển Kinh tế dưới chế độ VNCH, từ miền Nam...
Anh tặng em mùi máu / Trên áo trận sa trường / Máu anh và máu địch / Xin em cùng xót thương... (Thơ TMT).
CTA BACK TO SCHOOL BANNER
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.