Hôm nay,  

Tìm Hiểu Các Dự Luật Trưng Cầu Dân Ý Trong Kỳ Bầu Cử Hiện Nay Tại California

02/10/202010:24:00(Xem: 8209)

Trong cuộc bầu cử hiện nay, cử tri trên toàn California có thể bỏ phiếu đồng ý hay không đối với 11 dự luật trưng cầu dân ý (dự luật). Đây là một phương pháp thông qua luật lệ rất đặc biệt tại California mà qua đó toàn thể cử tri có thể trực tiếp bỏ phiếu để phê chuẩn. Các dự luật này có nhiều mục đích khác nhau, ví dụ như bán công khố phiếu để tài trợ một mục đích nào đó, thay đổi luật lệ hay tu chính hiến pháp tiểu bang hay có kho tỏ bày một ý kiến nào đó.

Dĩ nhiện các dự luật này đều có mục đích phục vụ lợi ích một thành phần nào đó và có sự chống đối của nhiều thành phần khác. Do đó, các thành phần vận động hay chống đối đều ra công vận động để trình bày hay quảng cáo theo quan điểm của mình nhằm gây nhầm lẫn vấn đề để vận động cử tri và đạt được mục tiêu riêng của mình. Kết quả là nhiều cử tri sẽ không hiểu rõ vấn đề cho dầu có đọc kỹ tài liệu hướng dẫn cử tri bằng tiếng Anh hay cả trong tiếng mẹ đẻ của mình. Khi các tài liệu này được dịch sang Việt Ngữ thì vấn đề khó hiểu còn có thể gia tăng hơn.

Bài viết này nhằm mục đích giải thích các dự luật và ảnh hưởng quan trọng của mỗi dự luật nhưng không đề nghị bỏ phiếu thuận hay chống cho mỗi dự luật. Quyết định bỏ phiếu thuận hay chống tùy thuộc rất nhiều vào hoàn cảnh riêng của mỗi cử tri hay những vấn đề họ đặc biệt quan tâm. Do đó, việc hiểu rõ những điều căn bản của mỗi dự luật là một điều hết sức quan trọng trong tiến trình bỏ phiếu chọn lựa các dự luật này.

Dự Luật 14 – Bán Công Khố Phiếu Để Tài Trợ Nghiên Cứu Tế Bào Gốc


DL 14 đề nghị bán 5.5 tỉ dollar để tài trợ các dự án nghiên cứu về tế bào gốc. Trong số tiền này, khoảng 1.5 tỉ sẽ được dành ra để tài trợ các nghiên cứu về cách trị liệu bệnh lãng trí (Alzheimer), bệnh rung tay (Parkison), tai biến mạch máu não, động kinh hay các căn bện thần kinh khác. 

Năm 2004, cử tri California đã thông quan Dự Luật 71 để bán 3 tỉ dollar công khố phiếu để tài trợ cho mục đích này. Số tiền này đã hết cạn và các thành phần hỗ trợ lại vận động cho một khoản tiền mới. Với số tiền 5.5 tỉ mới, chi phí trả tiền lời sẽ là 2.3 tỉ, tổng cộng là 7.8 tỉ.  Tiểu bang sẽ phải chi trả 260 triệu mỗi năm trong vòng 30 năm tới để hoàn trả lại số tiền vay nợ này. Số tiền trã nợ này sẽ đến từ tiền thuế thâu được trong thời gian đó và gây thêm gánh nặng cho tài khóa của tiểu bang.

Dự Luật 15 – Tăng Thuế Bất Động Sản Thương Mại Để Tài Trợ Cho Chi Phí Giáo Dục

DL 15 đề nghị sửa đổi giới hạn mức thuế bất động sản từ Dự Luật 13 (Prop. 13) từ năm 1970s để không áp dụng giới hạn này đối với các bất động sản thương mại có trị giá trên 3 triệu dollar.  Sự thay đổi này sẽ tăng số tiền thuế thâu được từ các bất động sản thương mại từ  6.5 đến 11.5 tỉ để tài trợ cho các cơ sở chính quyền địa phương (60%) hay chi phí giáo dục (40%)

Mức giới hạn thuế nhà đất theo Prop. 13 qui định là mức thuế bất động sản được giới hạn gia tăng tối đa là 2% trong khi giá thị trường các tài sản đó có thể tăng nhiều hơn. Mức thuế này chỉ được điều chỉnh lại khi có sự sang nhượng chủ quyền các bất động sản này. Mức giới hạn này tạo ra tình trạng là các căn nhà mua lâu rồi thì mức thuế nhà đất thấp hơn nhiều so với căn nhà mới mua vì được tính trên giá thị trường lúc mới sang tên. Do đó, người dân California rất hỗ trợ các giới hạn trong DL 13 này.

Các thành phần chống đối thì cho rằng đây là bước đầu tiên để tháo gỡ các giới hạn trong DL 13 và sắp tới sẽ là nhà đất tư nhân. Hơn nữa, mức thuế cao trên các cơ sở thương mại sẽ được chuyển sang các người thuê cơ sở thương mại hay người tiêu dùng.

Các thành phần hỗ trợ thì cho rằng các công ty giàu có thì họ rất ít sang tên hay chuyển nhượng các bất động sản này và do đó họ không phải đóng thuế ở mức cao như đa số các nhà đất cư dân. Hơn nữa, mức thuế tăng này sẽ mang lại mức thuế công bình giữa tài sản cư dân và tài sản thương mại.

Dự Luật 16 – Cho Phép Cân Nhắc Yếu Tố Sắc Dân và Màu Da Trong Việc Cứu Xét Tuyển Chọn Sinh Viên và Nhân Viên Chính Phủ

DL 16 nhằm thay đổi hiến pháp hiện nay của tiểu bang để cho phép các cơ quan chính phủ và trường đại học có thể cứu xét yếu tố sắc dân, màu da hay chủng tộc trong tiến trình tuyển chọn sinh viên hay nhân viên chính phủ. Năm 1996, cử tri California đã thông qua Dự Luật 209 nhằm ngăn cấm các cơ quan chính phủ, kể cả các trường đại học, không được cân nhắc yếu tố sắc dân hay màu da trong thủ tục tuyển chọn sinh viên hay nhân viên. 

Nếu DL 16 được thông qua, tiểu bang có thể cân nhắc yếu tố sắc dân hay màu da nếu muốn có chính sách cân nhắc cho sắc dân thiểu số nào đó để có sự đại diện của mọi thành phần sắc dân trong tổng số sinh viên hay học sinh. Chính sách ưu đãi cũng có thể được coi là chính sách kỳ thị những sắc dân không được cân nhắc và chính sách này có thể đưa đến việc những người có tiêu chuẩn thấp hơn được tuyển chọn thay vì những người có tiêu chuẩn cao hơn.

Dự Luật 17 - Phục Hồi Quyền Bầu Cử Cho Những Người Được Thả Ra Tù Trước Thời Hạn và Còn Trong Thời Hạn Quản Chế (Parole)

DL 17 đề nghị cho phép những người được thả ra khỏi tù nhưng còn trong thời gian quản chế (parole) có thể ghi danh bầu cử. Thời gian quản thúc trong trường hợp này trên nguyên tắc là vẫn còn trong thời hạn án tù. Luật hiện nayy không cho phép những người đang ở tù hay trong tình trạng quản thúc ghi danh bầu cử.

Hiện nay và trung bình tiểu bang California có khoảng 50,000 người còn trong tình trạng quản thúc này.

Dự Luật 18 – Thay Đổi Hiến Pháp Để Cho Phép Thiếu Niên 17 tuổi Có Thể Bỏ Phiếu Trong Cuộc Bầu Cử Sơ Bộ Nếu Đủ 18 Tuổi Lúc Bầu Cử Tổng Quát

DL 18 đề nghị thay đổi Hiến Pháp Tiểu Bang California để cho phép các thiếu niên ở độ tuổi 17 có thể tham dự bỏ phiếu trong cuộc bầu cử Sơ Bộ, hiện nay là vào tháng 3, nếu các thiếu niên này đủ 18 tuổi vào cuộc bầu cử Tổng Quát vào tháng 11.  Hiến pháp hiện này chỉ cho phép các thanh niên đủ 18 tuổi mới được quyền ghi danh bầu cử.

Các thành phần hỗ trợ thì cho rằng chỉ còn khoảng 6 tháng nữa là các em này đủ 18 tuổi rồi và việc cho phép các em bỏ phiếu vào tháng 3 sẽ khuyến khích các em tham gia bỏ phiếu nhiều hơn trong kỳ bầu cử tháng 11 sau đó.  Hiện nay có khoảng 18 tiểu bang cho phép mức hạn tuổi này tham gia bầu cử.

Các thành phần chống đối thì cho rằng khoảng 17 tuổi thì còn quá non trẻ, chưa đủ chính chắn, ví dụ như chưa đi làm để hiểu giá trị của đồng tiền hay mức thuế để cân nhắc cho chính chắn. Hơn nữa, họ cho rằng ở mức độ 17 tuổi, các em còn ngồi trong lớp học và do đó có thể bị ảnh hưởng bởi thầy cô giáo trong trường học và có thể ảnh hưởng quan trọng trong các trường hợp như bầu cử ủy viên giáo dục, công khố phiếu tài trợ cho trường học hay các chức vụ nghị viên hay thị trưởng địa phương. Nhiều cuộc bầu cử hiện nay chỉ khác biệt nhau vài phần trăm và số lượng học sinh đang theo học trung học này có thể là số lượng lớn để có thể gây ảnh hưởng nhiều đến các cuộc bầu cử quan trọng tại địa phương.

Dự Luật 19 – Gia Tăng Mức Thuể Bất Động Sản Trong Trường Hợp Chuyển Nhượng Giữa Cha Mẹ, Ông Bà và Con Cái

DL 19 có hai điều khoản chính mà có vẻ có tác dụng mâu thuẫn với nhau

  • Cho phép chủ nhà trên 55 tuổi hay nạn nhân hỏa hoạn cháy rừng có thể chuyển mức thuế thấp của căn nhà hiện tại sang căn nhà mới bất cứ nơi nào trên toàn tiểu bang;

  • Hủy bỏ việc miễn tính lại mức thuế theo giá thị trường trong trường hợp chuyển nhượng giữa ông bà, cha mẹ và con cái trừ khi những người con này ở trong căn nhà đó.

Luật hiện nay đặc miễn việc tính lại mức thuế theo giá thị trường trong trường hợp chuyển nhượng giữa ông bà, cho mẹ và con cái. Nếu DL 19 được thông qua thì quyền đặc miễn này được hủy bỏ trong nhiều trường hợp vì con cháu thường không trở lại ở trong căn nhà cũ của bố mẹ hay ông bà.

Biết rằng mức độ chống đối điều khoản này rất cao, các thành phần hỗ trợ đưa thêm vào điều khoản hỗ trợ những người lớn tuổi hay nạn nhân hỏa hoạn vì làm như vậy sẽ gây sự lầm lẫn trong số cử tri để hỗ trợ dự luật này trong khi ý muốn không phải là như vậy. Trên thực tế, đây chỉ là một phương thức đánh lừa cử tri để tìm cách tăng thuế bất động sản.

Dự Luật 20 – Xét Lại Án Phạt Cho Một Số Trường Hợp Phạm Pháp

Dự Luật 20 đề nghị điều chỉnh một số điều luật liên quan đến án phạt đối với một số trường hợp phạm pháp, trong đó có một số điểm chính như

  • Thêm tội danh ăn cắp vặt liên tục (serial theft) cho dầu trị giá đồ ăn cắp chỉ khoảng dưới $250 và ăn cắp vặt có tổ chức (organized retail theft) nếu tổng cộng giá trị trên $250 trong vòng 180 ngày. Hai tội danh mới này được coi là tội đại hình (felony) cho dầu luật tiểu bang coi trị giá đồ ăn cắp trên $950 mới là tội đại hình. Việc đặt ra thêm hai tội danh này là để đối phó với những khiếu nại theo sau một dự luật trước đây cho rằng ăn cắp vặt với món hàng trị giá trên $950 mới là tội đại hình là quá cao và do đó nhiều người có thể không sợ và ra tay ăn cắp nhiều lần hơn và có tổ chức phối hợp hơn.

  • Cho phép các tội phạm được thả tù sớm có thể bị điều chỉnh điều kiện thả tù nếu tái phạm lần thứ ba;

  • Thay đổi tiêu chuẩn thả tù trước thời hạn (parole) để ngăn cản các tội phạm bạo hành trong gia đình, hay có thể đe doạ đến các nạn nhân hay chưa biết hối cải;

  • Cho phép thâu nạp chất tố DNA của phạm nhân để lựu trữ trong hồ sơ đối với các tội nhẹ như ăn cắp vặt, ký ngân phiếu giả hay bạo hành trong gia đình.

Các điều luật này nhằm điều chỉnh một số điều khoảng trong Dự Luật 57 nhằm thả nhiều tù ra sớm trước thời hạn và đã gây ra nhiều phản đối vì cho rằng nhiều tội phạm bạo động hay nguy hiểm đã được thả tù sớm và không cân nhắc đến quan tâm của nạn nhân.

Dự Luật 21 - Nới Rộng Thẩm Quyền Chính Quyền Địa Phương Để Giới Hạn Tiền Thuê Nhà thường được gọi là Rent Control

Dự Luật 21 đề nghị nới rộng luật tiểu bang để cho phép các cấp chính quyền địa phương để giới hạn mức tăng tiền thuê nhà lên tối đa 15% đối với các căn chung cư đã xây trên 15 năm thường được gọi là Rent Control.  Luật tiểu bang hiện nay không cho áp dụng luật giảm tiền thuê nhà đối với các căn nhà riêng, nhà mới xây trong vòng 15 năm hay giá tiền lúc mới thuê nhà làmcho mức tiền lời đầu tư quá thấp.

Việc giới hạn mức tăng tiền thuê nhà này sẽ có lợi cho người thuê nhà để giúp kiềm chế mức độ tăng tiền nhà. Tuy nhiên, giới hạn này có thể ảnh hưởng đến mức thâu nhập của chủ nhà, giá trị nhà đất, hay mức thuế nhà đất tại nhiều địa phương. Lập luận này cũng cho rằng việc giảm giá trị nhà đất sẽ làm cho ít người đầu tư vào nhà đất hay xây thêm nhà và do đó có ít nhà hơn để cho thuê và giá cả có thể mắc hơn. Hơn nữa, theo luật này, chủ nhà sẽ tìm cách đuổi nhà trong vòng vài năm để cho người mới thuê nhà để họ có thể tính giá thuê nhà mới và người thuê nhà sẽ khó kiếm được nơi thuê nhà có vừa giá tiền để ở.

Dự Luật 22 - Miễn Qui Chế Nhân Viên Đối Với Các Tài Xế Lái Xe Theo Áp Dụng Điện Toán

Dự Luật 22 đề nghị miễn qui chế bắt buộc là nhân viên cho các tài xế lái xe kiểu taxi cho các công ty như Uber, Lyft hay các công ty chuyển vận như giao hàng hay đồ ăn như DoorDash.  Luật AB 5 mới ban hành tại tiểu bang hiện qui định rằng những thành phần tài xế này là nhân viên và do đó được hưởng các qui chế đối với nhân viên cho dầu những người này muốn làm việc với qui chế độc lập.  Luật AB 5 này cũng ngăn cấm hầu hết mọi trường hợp nhân viên được thuê mướn theo qui chế độc lập và bắt buộc theo qui chế nhân viên ví dụ như thợ làm tóc hay móng tay thuê trạm ghế, nhân viên bỏ báo, hay nghệ sĩ làm việc tự do trong nhiều lãnh vực.

Nếu áp dụng các qui chế cho nhân viên ví dụ như lương tối thiểu, giờ ăn trưa, bảo hiểm y tế hay nghĩ bệnh thì chủ nhân không có lời và các nhân viên này cảm thấy bị gò bó và có thể không làm được nhiều tiền như trước đây. 

Khách hàng xử dụng các loại xe như Uber hay Lyft thì cho rằng phương tiện này thuận lợi và rẻ tiền hơn xe taxi thông thường. Nếu DL 21 không được thông qua, các công ty này có thể bị ngưng hoạt động tại California.

Dự Luật 23 - Buộc Các Trung Tâm Lọc Thận Phải Có Bác Sĩ Tại Chỗ và Báo Cáo Mức Độ Nhiễm Trùng

Dự Luật 23 thay đổi tiêu chuẩn cấp giấy phép cho các trung tâm lọc thận để buộc phải có bác sĩ trực tại các trung tâm cung cấp dịch vụ này và báo cáo mức độ nhiễm trùng tại mỗi trung tâm. Thay đổi này nhằm phù hợp với tiêu chuẩn của luật liên bang.

Tuy nhiên các thành phần chủ nhân thì cho rằng làm như vậy là không cần thiết và sẽ gây tốn kém hơn cho các dịch vụ này. Nếu giảm số lượng các trung tâm này thì sẽ gây bất tiện cho các bệnh nhân này vì sẽ có ít địa điểm chọn lựa để đi lọc thận.

Dự Luật 24 - Xiết Chặc Luật Bảo Vệ Tin Tức Riêng Tư và Thành Lập Cơ Quan Bảo Vệ Quyền Riêng Tư

Dự Luật 24 đề nghị xiết chặt luật bảo vệ tin tức riêng tư, gia tăng hình phạt vị phạm tiết lộ các tin tức riêng tư, gia tăng thẩm quyền của khách hàng trong các dịch vụ chia sẽ hay mua bán tin tức riêng tư của khách hàng và thành lập cơ quan bảo vệ tin tức riêng tư của tiểu bang.  

Các thành phần chống đối DL 24 thì cho rằng dự luật này chỉ nhằm bảo vệ các công ty mạng xã hội chứ không phải bảo vệ quyền riêng tư của người tiêu dùng hay khách hàng.

Dự Luật 25 – Công Nhận Luật Miễn Tiền Đặt Cọc Để Được Tại Ngoại Hầu Tra

Dự Luật 25 nhằm công nhận một đạo luật được thông qua năm 2018, SB 10, nhằm hủy bỏ hình thức đóng tiền thế chân để được tại ngoại hầu tra đợi ngày ra tòa và thay vào đó một qui chế khác để cho phép chánh án quyết định dựa trên tiêu chuẩn mức độ nguy hiểm của mỗi phạm nhân. Tiêu chuẩn này sẽ dựa trên mức độ nguy hiểm cho công cộng chứ không phải khả năng trả tiền.

Các thành phần hỗ trợ thì cho rằng hệ thống đóng tiền thế chân là bất công vì có lợi cho người giàu vì có tiền thì được thả ra ngay trong khi người không có tiền thì ngồi tù trước khi được xét xử. Tình trạng này có thể tạo áp lực cho người vô tội nhận tội để mong được thả tự do sớm.

Các thành phần chống đối, hầu hết là các hãng bán bail bond thì cho rằng hầu hết những người bị bắt có thể được thả ngay lập tức và có người muốn đóng tiền thế chân để đựợc tại ngoại hầu tra cũng không được đóng tiền. 

Kết Luận

Chọn lựa Yes hay No cho mỗi dự luật không phải là vấn đề đơn giản. Mỗi người trong chúng ta đều có sự cân nhắt riêng cho mình đối với mỗi dự luật. Các yếu tố đó có thể là mình theo đảng Dân Chủ hay Cộng Hòa, khuynh hướng cấp tiến hay bảo thủ, cân nhắc giữa tăng thuế và lợi ích chung, thành phần đóng thuế hay hưởng lợi ích chính phủ, lợi tức cao hay thấp, tin tưởng vào chính phủ hay không và rất nhiều tiêu chuẩn khác.

Không có dự luật nào mà có lợi hay hại cho mọi người. Cũng không có dự luật nào cho lợi hay hại cho mọi người Việt Nam. Do đó, tìm hiểu về mỗi dự luật để nhận định được dự luật đó tốt hay xấu cho cá nhân mình, gia đình, cộng đồng hay thành phần mình đặc biệt quan tâm là điều hết sức cần thiết.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
JD Vance đã chứng tỏ một “đẳng cấp” khác, rất “Yale Law School” so với thương gia bán kinh thánh, giày vàng, đồng hồ vàng, Donald Trump. Rõ ràng, về phong cách, JD Vance đã tỏ ra lịch sự, tự tin – điều mà khi khởi đầu, Thống đốc Walz chưa làm được. Vance đã đạt đến “đỉnh” của mục tiêu ông ta muốn: lý trí, ôn hoà, tỉnh táo hơn Donald Trump. “Đẳng cấp” này đã làm cho Thống Đốc Tim Walz, người từng thẳng thắn tự nhận “không giỏi tranh luận” phải vài lần phải trợn mắt, bối rối trong 90 phút. Cho dù hầu như trong tất cả câu hỏi, ông đã làm rất tốt trong việc phản biện lại những lời nói dối của JD Vance, đặc biệt là câu chất vất hạ gục đối thủ ở phút cuối: “Trump đã thua trong cuộc bầu cử 2020 đúng không?” JD Vance đáp lại câu hỏi này của Tim Walz bằng hàng loạt câu trả lời né tránh và phủ nhận sự thật. Và dĩ nhiên, rất “slick.” “Trump đã chuyển giao quyền lực rất ôn hoà.” Cả thế giới có thể luận bàn về sự thật trong câu trả lời này.
Phải nhìn nhận rằng chuyến đi đầu tiên của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đến Mỹ đã được giới chức ngoại giao Việt Nam thu xếp để ông gặp được nhiều lãnh đạo, xem như xã giao ra mắt để hợp tác, hỗ trợ Việt Nam trong nhiều lãnh vực trong tương lai. Bài diễn văn của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc chỉ lặp lại các chính sách đối ngoại của Hà Nội, nên không được truyền thông quốc tế chú ý nhiều như các diễn văn của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu, là đại diện cho những quốc gia trực tiếp liên can đến các xung đột ở Trung Đông, ở Ukraine mà có nguy cơ lan rộng ra thế giới. Ông Lâm mới lên làm chủ tịch nước kiêm tổng bí thư Đảng Cộng sản được vài tháng, sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, nên ông muốn dịp đến Liên Hiệp Quốc là dịp để thể hiện vai trò lãnh đạo của mình và nhấn mạnh đến chính sách ngoại giao du dây của Hà Nội.
Sự bất mãn lan rộng với các hệ thống thuộc chủ nghĩa tư bản hiện tại đã khiến nhiều quốc gia, giàu và nghèo, tìm kiếm các mô hình kinh tế mới. Những người bảo vệ nguyên trạng tiếp tục coi Hoa Kỳ là một ngôi sao sáng, nền kinh tế của nước này vượt xa châu Âu và Nhật Bản, các thị trường tài chính của nước này vẫn chiếm ưu thế hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, công dân của nước này cũng bi quan như bất kỳ công dân nào ở phương Tây.
Sau 38 năm quyết định “đổi mới hay là chết” (1986-2924) CSVN vẫn còn là quốc gia do một đảng độc quyền lãnh đạo; không có bầu cử tự do; không cho lập đảng đối lập và không có báo chí tư nhân. Vì vậy, những khẩu hiệu “nhà nước pháp quyền của dân, do dân và vì dân”, hay “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” được Đại hội lần thứ X khẳng định là những khoe khoang nhàm chán...
Việc Donald Trump được gần phân nửa người Mỹ chấp nhận và ủng hộ trong những năm gần đây đã khiến nhiều người trí thức trong xã hội Hoa Kỳ đặt câu hỏi về sự tồn tại của “human decency”, hay dịch nôm na là “sự đàng hoàng, sự tử tế, đạo đức nhân tính của con người”. Liệu xã hội ngày nay đã hạ thấp chuẩn mực “đàng hoàng”, hay có thể nào sự đàng hoàng, tử tế giờ đây không còn là một nhân tính cần thiết trong giá trị nhân bản? Dĩ nhiên trong mỗi xã hội, mỗi người có mỗi “thước đo” riêng về mức độ của “đàng hoàng”, nhưng từ ngữ tự nó phải phần nào nói lên một chuẩn mực nhất định. Theo một số tự điển tiếng Việt, chúng ta có thể đồng ý rằng: 1. Đàng hoàng là một tính từ tiếng Việt mô tả cuộc sống đầy đủ, đáp ứng được các nhu cầu chung của xã hội. Ví dụ: cuộc sống đàng hoàng, công việc đàng hoàng, nhà cửa đàng hoàng. 2. Đàng hoàng còn được dùng để chỉ những biểu hiện về tính cách mẫu mực, hay tư cách con người tử tế đáng được coi trọng.
Thư tịch cổ ghi rằng… Lịch sử trên thế giới thật sự rất hiếm người tài vừa là vua đứng đầu thiên hạ vừa là một hiền triết. Nếu văn minh La Mã có Marcus Aurelus, hoàng đế triết gia, vừa minh trị dân, độ lượng với mọi người và để lại tác phẩm triết học nổi tiếng “Meditations” thì ở phương Đông hơn mười hai thế kỷ sau có Vua Trần Nhân Tông của nước Việt. Theo Đại Việt Sử Ký Toàn Thư, triều đại của Vua Trần Nhân Tông là triều đại cực thịnh nhất của sử Việt. Ông là vị vua liêm chính, nhân đức, một thi sĩ, đạo sĩ Phật giáo. Do là một vị vua đức độ, trọng dụng nhân tài, nên ông thu phục nhiều hào liệt trong dân, lòng người như một. Quốc triều có Thái sư Trần Quang Khải, về binh sự có các danh tướng Trần Quốc Tuấn, Trần Quốc Toản, Phạm Ngũ Lão, Trần Khánh Dư, Trần Nhật Duật…Về văn thơ có những người uyên bác như Trương Hán Siêu, Mạc Đĩnh Chi. Vua Trần Nhân Tông thương dân như con, xem trung hiếu làm đầu, lấy đạo nghĩa trị quốc.
Biển Đông hiện như một thùng thuốc súng và, liệu nếu xung đột bùng ra, chúng ta có phải đối phó với một quân đội Trung Quốc man rợ mà, so với quân đội Thiên hoàng Nhật trong Thế chiến thứ hai, chỉ có thể hơn chứ khó mà bằng, đừng nói chuyện thua? Như có thể thấy từ tin tức thời sự, cảnh lính Trung Quốc vác mã tấu xông lên tàu tiếp tế của Philippines chém phá trông man rợ có khác nào quân cướp biển từ tận hai, ba thế kỷ trước? [1] Rồi cảnh chúng – từ chính quy đến dân quân biển, thậm chí cả ngư dân – trấn lột, cướp phá, hành hung và bắt cóc các ngư phủ Việt Nam từ hơn ba thập niên qua cũng thế, cũng chính hiệu là nòi cướp biển.
Hội nghị Trung ương 10/khóa đảng XIII kết thúc sau 3 ngày họp (18-20/09/2024) tại Hà Nội nhưng không có đột phá nào, mọi chuyện vẫn “tròn như hòn bi” dù đây là hành động đầu tiên của tân Tổng Bí thư Tô Lâm...
Việc nhà hoạt động dân chủ Trần Huỳnh Duy Thức được nhà cầm quyền Việt Nam trả tự do trước thời hạn có lẽ là một trong những vấn đề đã được nội các chính quyền Biden-Harris quan tâm và vận động từ năm 2021.
Đối với triết gia Immanuel Kant, lời nói dối là “cái ác bẩm sinh sâu xa trong bản chất con người” và cần phải tránh xa ngay cả khi đó là vấn đề sống còn1. Trong tác phẩm “Deciphering Lies”, Bettina Stangneth, 2017, viết rằng: “Trong số những lý do khiến người ta nói dối vì điều đó có thể giúp họ che giấu bản thân, ẩn náu và tránh xa những người xâm phạm vùng an toàn của họ.” Stangneth cho biết thêm, “cũng không khôn ngoan khi thả trẻ em ra thế giới mà không biết rằng người khác có thể nói dối chúng.” The Wasghington Post, ban kiểm tra sự thật, cho biết: Trong bốn năm làm tổng thống thứ 45, từ 2017-2021, đến cuối nhiệm kỳ, Trump đã tích lũy 30.573 lời nói dối trong suốt nhiệm kỳ tổng thống - trung bình khoảng 21 lời tuyên bố sai lầm mỗi ngày. Từ khi thua cuộc tái ứng cử vào tay tổng thống Joe Biden cho đến giờ này, tranh cử với bà Harris, ông Trump càng gia tăng khẩu phần nói dối, phong phú đến mức độ không thể đếm cho chính xác.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.