Hôm nay,  

Thơ Về Với Cõi Thủy Chung

25/05/202010:55:00(Xem: 4049)

To Thuy Yen2020


nhớ nhà thơ Tô Thùy Yên (1938-2019)

Vừa qua, trong facebook của Hoàng Xuân Sơn và Ngy Thanh có nhắc đến ngày giỗ đầu của nhà thơ Tô Thùy Yên. Mới đó mà đã một năm rồi. 

Nhớ có lần viết một bài về hoa anh đào tôi có nhắc đến thi sĩ Tô Thùy Yên, hôm sau được tin ông mất. Có lẽ trước khi ra đi ông gợi cho bạn bè nhớ về ông không chừng. Người ta nói cái đó là linh cảm hay thần giao cách cảm chi đó.

Thật ra tôi có hai lần nhắc đến Tô Thùy Yên trong hai bài viết của tôi. Một bài về con dế và một bài về bông hoa. Con dế gáy và bông hoa nở, cả hai như người, hết lòng mừng thi sĩ đi tù về.

Con dế vẫn là con dế ấy

Hát rong bờ cỏ giọng thân quen

Và:

Cảm ơn hoa đã vì ta nở

Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

Ta Về, với bốn câu thơ dẫn chứng trên trong 127 câu, đều nói lên lòng nhân bản nhưng tràn trề dòng nước mắt khô.  

Nỗi đời của thi sĩ Tô Thùy Yên có ba lần đi tù, cộng lại là 13 năm. Không có gì hạnh phúc cho bằng sau 13 năm sống chết trong ngục tù Cộng sản lại được thả cho về. Mỗi lần về ông đều về với dòng nước mắt khô. Ông về gặp lại gia đình, bạn bè, anh em. Ông về với thế giới thi ca của ông để gặp lại cái Ta từ tốn, đôn hậu, là bản thể sống thực của một người nghệ sĩ đi tù về.

Tô Thùy Yên là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, dù vậy điều đó không có nghĩa là được nhiều nhạc sĩ ưu ái phổ nhạc. Cho đến nay tôi được biết thơ ông được hai nhạc sĩ phổ nhạc, bài nào cũng hay, cũng gợi cho người nghe nhiều xúc cảm. 

Chiều Trên Phá Tam Giang, nhạc Trần Thiện Thanh là một bản tình ca trong thời binh lửa làm rung động bao trái tim người nữ kể cả những người lính Cộng Hòa, và bài Ta Về, nhạc của Đình Đại được tác giả hát lên như một tiếng thở dài.

Trong thế giới thi ca Việt Nam, thơ Tô Thúy Yên nở rộ như loài hoa quý, thênh thang, cao rộng, ngạo nghễ, vang xa và siêu thoát. Nhất là vết thương ngục tù không làm ông nhức nhối, nó không làm ông mệt mõi, chết mòn vì ám ảnh, sầu đau, ngược lại, với tấm lòng rộng mở, không thù hằn, oán hận, ông trở về tiếp tục làm thơ dể tiếp nối hơi thơ của ông từ ngày trước, từ kiếp trước.   

Người tù Tô Thùy Yên trở về đối diện với thực tế phức tạp, nhìn vào cuộc đời nhiễu nhương để vượt lên, thoát mình vào chỗ đứng ngày xưa. Ở đó ông đào sới trong kỷ niệm lòng yêu thương, niềm tin tưởng là những chất liệu cần thiết để ông vẽ lại tiền thân ông bằng điệu thơ.  

Tiền thân của thi sĩ không phải là kiếp xưa, ông không nghiêng về quá khứ khắc khoải, bi thương, giận dỗi. Tình thương, hồi ức, đam mê, hệ lụy là những hình trạng thi sĩ vẽ nên bằng những cung bậc thâm trầm nhưng nhịp nhàng uyển chuyển đã biến ông thành một biểu tượng thi ca sống động, trên bước đường về. 


Tô Thùy Yên về với chút tình tự làm mới văn chương chữ nghĩa qua bài thơ Ta Về. Một dòng thơ đời đời thao thức với tình yêu, quê hương và thân phận làm người trong hay ngoài đất nước. 

Tuy nhiên, với tôi, Ta Về là một bản trường ca. Bài hát có những âm điệu ru hời đã không ngừng làm thổn thức biết bao tấm lòng yêu chuộng thi ca qua từng thời gian. Cứ thế người ta đọc lên, hát lên với niềm kính trọng và thương tiếc một tái năng đã vĩnh viễn ra đi. 

Lần trước thi sĩ Tô Thùy Yên từ ngục tù trở về, thi sĩ về để sống với thi ca. Lần này Tô Thùy Yên cũng về, về thật, vĩnh viễn về luôn, và cho dù thi sĩ không về với lòng đất Mẹ, nhưng ông và cõi thơ ông vẫn về với cõi thủy chung.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Tờ Việt Báo Kinh Tế số 28 ngày 13 tháng 2 năm 1993 có đăng bài thơ “Lửa, Thấy Từ Stockholm” của nhà thơ Trần Dạ Từ, nhân tuần lễ nhà văn Thảo Trường thoát khỏi nhà tù lớn đến định cư ở Hoa Kỳ. Đây là bài thơ Trần Dạ Từ viết từ 1989 rời Việt Nam, khi được các bạn Văn Bút Thụy Điển mời ăn cơm chiều, Ông nhớ đến bạn còn ở trong tù khổ sai dưới chân núi Mây Tào, Hàm Tân. 33 năm đã trôi qua kể từ ngày chúng ta chào đón nhà văn Thảo Trường đến Hoa Kỳ, 15 năm kể từ ngày Thảo Trường từ bỏ thế gian, Chiều Chủ Nhật tuần này, 22 tháng Sáu, nhân dịp tái xuất bản bốn cuốn sách của Thảo Trường (Hà Nội, Nơi Giam Giữ Cuối Cùng; Người Khách Lạ Trên Quê Hương; Ngọn Đèn; Lá Xanh), bạn bè văn hữu và gia đình cùng tề tựu tưởng nhớ Nhà Văn. Việt Báo trân trọng mời độc giả cùng đọc, cùng nhớ nhà văn lớn của chúng ta, một thời, một đời.
Thăm nuôi năm thứ mười: trại Z30D Hàm Tân, dưới chân núi Mây Tào, Bình Tuy. Cuối năm 1985, mấy trăm người tù chính trị, trong đó có cánh nhà văn nhà báo, được chuyển từ trại Gia Trung về đây. Hồi mới chuyển về, lần thăm nuôi đầu, còn ở bên K1, đường sá dễ đi hơn. Cảnh trí quanh trại tù nặng phần trình diễn, thiết trí kiểu cung đình, có nhà lục giác, bát giác, hồ sen, giả sơn... Để có được cảnh trí này, hàng ngàn người tù đã phải ngâm mình dưới nước, chôn cây, đẽo đá suốt ngày đêm không nghỉ. Đổi vào K2, tấm màn hoa hòe được lật sang mặt trái: những dãy nhà tranh dột nát, xiêu vẹo. Chuyến xe chở người đi thăm nuôi rẽ vào một con đường ngoằn nghoèo, lầy lội, dừng lại ở một trạm kiểm soát phía ngoài, làm thủ tục giấy tờ. Xong, còn phải tự mang xách đồ đạc, theo đường mòn vào sâu giữa rừng, khoảng trên hai cây số.
Theo một ý nghĩa nào đó, Farrington đóng vai trò là một kiểu người có thể thay thế hoặc tồn tại ở bất cứ đâu, có thể là một nhân vật đặc trưng nào đó nhưng cũng có thể là một người bình thường. Bằng cách chọn chủ thể như thế, Joyce đưa Farrington vào bối cảnh đường phố Dublin và gợi ý rằng sự tàn bạo của gã không có gì là bất thường. (Lời người dịch).
Thông thường người ta thỏa thuận những tác phẩm và những tác giả đó thuộc về văn học bản xứ với phụ đề “gốc Việt.” Thỏa thuận đó đặt cơ bản trên ngôn ngữ, có tên gọi “ngôn ngữ chính thống”, còn tiếng Việt là “ngôn ngữ thiểu số.” Tất cả những ý nghĩa này được nhìn thấy và định nghĩa từ những người bản xứ của ngoại ngữ. Còn người Việt, chúng ta nhìn thấy và nghĩ như thế nào? Hai tập thơ tiếng Hán của Nguyễn Du, thuộc về văn học Trung Quốc hay Việt Nam? Những bài viết, sách in tiếng Pháp, tiếng Anh, tiếng Latin của các học giả và các linh mục dòng tên, thuộc về văn học nào?
Đứa trẻ đi học bị bạn bè bắt nạt ở trường về nhà mét mẹ, một đứa trẻ bị trẻ con hàng xóm nghỉ chơi, về nhà mét với mẹ, cô con gái bị người yêu bỏ về tâm sự với mẹ, v.v., nói chung những đứa trẻ cần bờ vai của mẹ, bờ vai mẹ là nơi các con nương tựa. Con cái thường tâm sự với mẹ về những phiền não hàng ngày hơn tâm sự với cha. Ngày của mẹ là ngày tưng bừng, náo nhiệt nhất. Cha thường nghiêm nghị nên trẻ con ít tâm sự với cha. Nói như thế, không có nghĩa là trẻ con không thương cha? Không có cha làm sao có mình, cho nên tình thương cha mẹ cũng giống nhau, nhưng trẻ con gần mẹ hơn gần với cha. Khi đi học về, gọi mẹ ơi ới: mẹ ơi, con đói quá, mẹ ơi, con khát quá, mẹ ơi, con nhức đầu, mẹ ơi,... Tối ngày cứ mẹ ơi, mẹ ơi. Nhất là những đứa trẻ còn nhỏ, chuyện gì cũng kêu mẹ.
Giải thưởng cho thể loại Tiểu Thuyết (Fiction) về tay nhà văn Percival Everett với tác phẩm James. Tiểu thuyết James là sự tái hiện nhân vật Huckleberry Finn trong tiểu thuyết Adventures of Huckleberry Finn của văn hào Mark Twain. Nhà văn Percival Everett kể lại góc nhìn của Jim, người bạn đồng hành của Huck bị bắt làm nô lệ trong chuyến du lịch mùa Hè. Trong James, Percival Everett đã trao cho nhân vật của Jim một tiếng nói mới, minh họa cho sự phi lý của chế độ chủng tộc thượng đẳng, mang đến một góc nhìn mới về hành trình tìm kiếm gia đình và tự do.
Văn học miền Nam tồn tại mặc dù đã bị bức tử qua chiến dịch đốt sách và cả bắt bớ cầm tù đầy đọa những người cầm bút tự do sau ngày Cộng sản Bắc Việt chiếm lĩnh miền Nam. Chẳng những tồn tại mà nền văn học ấy đã hồi sinh và hiện đang trở thành niềm cảm hứng cho các thế hệ Việt kế tiếp không chỉ ở hải ngoại mà còn cả trong nước. Có lẽ chưa có một nền văn học nào trên thế giới đã có thể thực hiện được những thành quả trong một thời gian ngắn ngủi chưa đầy một thế hệ như vậy. Bài viết này sẽ tổng kết các lý do dẫn đến thành quả của văn học miền Nam trong 20 năm, từ 1954 tới 1975, một trong hai thời kỳ văn học phát triển có thể nói là rực rỡ và phong phú nhất của Việt Nam (sau nền văn học tiền chiến vào đầu thế kỷ 20). Tiếp theo là việc khai tử văn học miền Nam qua chiến dịch đốt và tịch thu các văn nghệ phẩm, cầm tù văn nghệ sĩ của Việt cộng. Và kế là những nỗ lực cá nhân và tự nguyện để phục hồi văn học miền Nam tại hải ngoại và hiện trở thành nguồn cảm hứng cho các thế hệ Việt..
Văn học luôn được xây dựng trên tác giả, tác phẩm và độc giả, với những cơ chế tất yếu là báo, tạp chí văn học, nhà xuất bản, mạng lưới văn chương, và phê bình. Gần đây thêm vào các phương tiện thông tin xã hội. Trên hết là quyền lực xã hội nơi dòng văn học đang chảy, bao gồm chính trị, tôn giáo. Giá trị của một giai đoạn văn học được đánh giá bằng những thành phần nêu trên về sáng tạo và thẩm mỹ qua những cơ chế như tâm lý, ký hiệu, cấu trúc, xã hội, lịch sử… Việc này đòi hỏi những nghiên cứu mở rộng, đào sâu theo thời gian tương xứng.
Có lần tôi đứng trước một căn phòng đầy học sinh trung học và kể một câu chuyện về thời điểm chiến tranh Việt Nam chấm dứt, về việc tôi đã bỏ chạy sang Mỹ khi còn nhỏ, và trải nghiệm đó vẫn ám ảnh và truyền cảm hứng cho tôi như thế nào, thì một cô gái trẻ giơ tay hỏi tôi: “Ông có thể cho tôi biết tại sao cha tôi không bao giờ kể cho tôi nghe về cuộc chiến đó không? Cha tôi uống rượu rất nhiều, nhưng lại ít nói.” Giọng nói cô run rẩy. Cô gái bảo cha cô là một người lính miền Nam Việt Nam, ông đã chứng kiến nhiều cảnh đổ máu nhưng nỗi buồn của ông phần nhiều là trong nội tâm, hoặc nếu đôi khi thể hiện ra ngoài thì bằng những cơn thịnh nộ.
Chiến tranh là một nỗi đau dằn vặt của nhân loại vì không ai muốn nó xảy ra, nhưng chiến tranh vẫn cứ xảy đến như một điều kiện cần thiết biện minh cho sự tồn tại của thế giới con người. Ngày Ba mươi tháng 4 năm 1975 là một cột mốc đánh dấu một biến cố chính trị trong lịch sử chính trị thế giới, ngày cuộc chiến tranh Việt Nam (1954-1975) chấm dứt.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.