Hôm nay,  

Thơ Về Với Cõi Thủy Chung

25/05/202010:55:00(Xem: 3285)

To Thuy Yen2020


nhớ nhà thơ Tô Thùy Yên (1938-2019)

Vừa qua, trong facebook của Hoàng Xuân Sơn và Ngy Thanh có nhắc đến ngày giỗ đầu của nhà thơ Tô Thùy Yên. Mới đó mà đã một năm rồi. 

Nhớ có lần viết một bài về hoa anh đào tôi có nhắc đến thi sĩ Tô Thùy Yên, hôm sau được tin ông mất. Có lẽ trước khi ra đi ông gợi cho bạn bè nhớ về ông không chừng. Người ta nói cái đó là linh cảm hay thần giao cách cảm chi đó.

Thật ra tôi có hai lần nhắc đến Tô Thùy Yên trong hai bài viết của tôi. Một bài về con dế và một bài về bông hoa. Con dế gáy và bông hoa nở, cả hai như người, hết lòng mừng thi sĩ đi tù về.

Con dế vẫn là con dế ấy

Hát rong bờ cỏ giọng thân quen

Và:

Cảm ơn hoa đã vì ta nở

Thế giới vui từ mỗi lẻ loi

Ta Về, với bốn câu thơ dẫn chứng trên trong 127 câu, đều nói lên lòng nhân bản nhưng tràn trề dòng nước mắt khô.  

Nỗi đời của thi sĩ Tô Thùy Yên có ba lần đi tù, cộng lại là 13 năm. Không có gì hạnh phúc cho bằng sau 13 năm sống chết trong ngục tù Cộng sản lại được thả cho về. Mỗi lần về ông đều về với dòng nước mắt khô. Ông về gặp lại gia đình, bạn bè, anh em. Ông về với thế giới thi ca của ông để gặp lại cái Ta từ tốn, đôn hậu, là bản thể sống thực của một người nghệ sĩ đi tù về.

Tô Thùy Yên là nhà thơ lớn của nền văn học Việt Nam, dù vậy điều đó không có nghĩa là được nhiều nhạc sĩ ưu ái phổ nhạc. Cho đến nay tôi được biết thơ ông được hai nhạc sĩ phổ nhạc, bài nào cũng hay, cũng gợi cho người nghe nhiều xúc cảm. 

Chiều Trên Phá Tam Giang, nhạc Trần Thiện Thanh là một bản tình ca trong thời binh lửa làm rung động bao trái tim người nữ kể cả những người lính Cộng Hòa, và bài Ta Về, nhạc của Đình Đại được tác giả hát lên như một tiếng thở dài.

Trong thế giới thi ca Việt Nam, thơ Tô Thúy Yên nở rộ như loài hoa quý, thênh thang, cao rộng, ngạo nghễ, vang xa và siêu thoát. Nhất là vết thương ngục tù không làm ông nhức nhối, nó không làm ông mệt mõi, chết mòn vì ám ảnh, sầu đau, ngược lại, với tấm lòng rộng mở, không thù hằn, oán hận, ông trở về tiếp tục làm thơ dể tiếp nối hơi thơ của ông từ ngày trước, từ kiếp trước.   

Người tù Tô Thùy Yên trở về đối diện với thực tế phức tạp, nhìn vào cuộc đời nhiễu nhương để vượt lên, thoát mình vào chỗ đứng ngày xưa. Ở đó ông đào sới trong kỷ niệm lòng yêu thương, niềm tin tưởng là những chất liệu cần thiết để ông vẽ lại tiền thân ông bằng điệu thơ.  

Tiền thân của thi sĩ không phải là kiếp xưa, ông không nghiêng về quá khứ khắc khoải, bi thương, giận dỗi. Tình thương, hồi ức, đam mê, hệ lụy là những hình trạng thi sĩ vẽ nên bằng những cung bậc thâm trầm nhưng nhịp nhàng uyển chuyển đã biến ông thành một biểu tượng thi ca sống động, trên bước đường về. 


Tô Thùy Yên về với chút tình tự làm mới văn chương chữ nghĩa qua bài thơ Ta Về. Một dòng thơ đời đời thao thức với tình yêu, quê hương và thân phận làm người trong hay ngoài đất nước. 

Tuy nhiên, với tôi, Ta Về là một bản trường ca. Bài hát có những âm điệu ru hời đã không ngừng làm thổn thức biết bao tấm lòng yêu chuộng thi ca qua từng thời gian. Cứ thế người ta đọc lên, hát lên với niềm kính trọng và thương tiếc một tái năng đã vĩnh viễn ra đi. 

Lần trước thi sĩ Tô Thùy Yên từ ngục tù trở về, thi sĩ về để sống với thi ca. Lần này Tô Thùy Yên cũng về, về thật, vĩnh viễn về luôn, và cho dù thi sĩ không về với lòng đất Mẹ, nhưng ông và cõi thơ ông vẫn về với cõi thủy chung.

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Trên Văn Việt ngày 16 tháng 2 vừa qua, Giáo sư Nguyễn Văn Tuấn (University of New South Wales, Sydney, Úc) cho biết một số độc giả trên mạng đã hiểu một cách sai lầm rằng câu “Lưỡi lê no máu rửa Tây hồ” là thơ của thi sĩ Vũ Hoàng Chương. Từ chuyện ngộ nhận ấy, nhiều vị viết lời bình luận rằng Vũ Hoàng Chương là một người sắt máu, chẳng khác gì Tố Hữu ngoài Bắc. Cũng qua câu trên, có người cho rằng thơ văn miền Nam thời Việt Nam Cộng Hoà cũng “máu me” lắm chứ chẳng nhân bản, nhân văn gì. Theo Giáo sư Tuấn, “Sự thật có lẽ không phải vậy, mà chỉ là một sự bịa đặt trong một cuốn tiểu thuyết, cuốn Ván Bài Lật Ngửa của tác giả Nguyễn Trương Thiên Lý” (tức nhà văn, nhà biên khảo, Ủy viên Tuyên huấn Trung ương Trần Bạch Đằng). Giáo sư Tuấn cho biết là câu ấy không có trong bài “Lửa từ bi” của Vũ Hoàng Chương, và chụp lại bài thơ “Từ đây” trong tập thơ Hoa Đăng của thi nhân họ Vũ (Sài Gòn : Văn Hữu Á Châu, 1959) để chứng minh rằng câu thơ ghê gớm ấy cũng không có trong đó:
Trong tiểu thuyết HIỆP KHÁCH HÀNH, nhà văn Kim Dung kể chuyện về cuộc phiêu lưu của chàng trai trẻ Thạch Phá Thiên từ năm 12 tuổi, không cha mẹ, anh em, họ hàng, bạn hữu, không học hành chữ nghĩa, không võ công, không tiền của, mà tình cờ lạc vào giữa chốn võ lâm giang hồ. Đọc xong bộ truyện, tôi tò mò muốn tìm hiểu bài thơ HIỆP KHÁCH HÀNH của thi hào Lý Bạch...
Ngày Xuân Phân là ngày chính giữa của mùa Xuân theo âm lịch và cũng là ngày đầu tiên của mùa Xuân ở Bắc bán cầu theo dương lịch (Vernal Equinox). Trong ngày này, thời gian của ban ngày và ban đêm bằng nhau, nói cách khác là âm dương cân bằng. Nhờ thế vạn vật bắt đầu sinh sôi nảy nở, hoa sẽ dâng hương cho niệm xuân tình. Trong một ngày lập xuân nhiều thế kỷ trước, Sư Huyền Quang [?] ngẫu nhiên bắt gặp hình ảnh một thiếu nữ bên song liền viết bài “Xuân Nhật Tức Sự”. Bài thơ tả người thiếu nữ đang thêu thùa, bỗng chim hoàng oanh líu lo từ lùm tử kinh bên ngoài khiến nàng ngừng mũi kim. Không tiếng lời vì xuân tràn trong ngỏ ý, ngoại cảnh cũng như tâm tư. Nói lời gì cũng bằng thừa khi mạch mới tràn dâng. Nụ đang chúm, không chỉ hoa, nụ còn là môi bung cánh sen, đỏ hường xuân thắm. Bởi vì bây giờ đã sang xuân. Xuân đang thì...
Ly dị, thông thường, bắt đầu bằng vết thương lòng. Những vết thương sâu đậm, máu chảy dai dẳng sẽ từ từ ẩn vào tiềm thức và ảnh hưởng vô thức hoạt động đưa ra những ý nghĩ về khuynh hướng ly hôn. Trong một số trường hợp, vết thương nhẹ, rướm máu sơ sài, nhưng bỗng dưng lớn chuyện, vì tự ái, vì tiếp tục tranh cãi, vì giận quá lỡ lời, vì bạo hành thiếu suy nghĩ. Từ đó, ly nước đã đổ xuống đất, làm sao để hốt lên? Trong một số trường hợp khác, có kẻ muốn ly dị vì nhiều lý do, từ tài chánh cho đến người thứ ba; từ xung đột trong đại gia đình đến thành công hoặc thất bại trên đường đời. Những trường hợp này vô cùng phức tạp, khó có thể giải thích cặn kẽ. Khó phân định lỗi phải. Tuy nhiên, có thể kết luận: Nếu yêu nhau đủ thì khó khăn nào cũng có thể vượt qua. Nhà nhân loại học Paul Bohannan đưa ra lý thuyết về ly dị, trình bày sáu giai đoạn riêng biệt mà một cá nhân sẽ trải qua trên đường ly hôn. Bohannan xác nhận: sáu giai đoạn có thể xảy ra theo thứ tự khác nhau và với cường độ khác nhau
Buổi ra mắt tập thơ “Tháng năm là mộng đang đi” của Nguyễn Thị Khánh Minh đã hoàn tất, nhưng nhiều câu hỏi vẫn lơ lửng sau khi nhà thơ nổi tiếng này nói rằng ấn phẩm này có lẽ là tập thơ cuối cùng của chị. Không có lời giải thích rõ ràng vì sao tập thơ thứ 12 này có thể là ấn phẩm cuối cùng của chị, nhưng buổi ra mắt sách hôm 25/2/2023 tại một quán cà phê giữa Little Saigon đã để lại nhiều kỷ niệm trong những người yêu thơ tham dự.
Đã năm mươi năm trôi qua, nguyên nhân thực sự về cái chết của nhà thơ Pablo Neruda vẫn là một câu hỏi còn bỏ ngỏ đối với nhiều người trên thế giới. Ông đột ngột lìa đời sau cuộc đảo chánh năm 1973 của Chile. Pablo Neruda không chỉ là nhà thơ từng đoạt giải Nobel danh giá, mà còn là một trong những nhà hoạt động chính trị có ảnh hưởng nhất ở Chile. Pablo Neruda công khai theo chủ nghĩa cộng sản, thẳng thắn ủng hộ và làm việc trong chính quyền của Salvador Allende, vị tổng thống cánh tả của Chile, cầm quyền từ năm 1970 đến năm 1973.
Tôi viết về Nhạc sĩ Phạm Duy, một bài khá dài, nhiều chương, với một tình cảm thân thiết, rõ ràng, đơn giản, như ta nói thân hình ông ta chia làm ba phần đầu mình và tay chân, trong đầu có bộ não, vầy thôi, nhưng/ hẳn sẽ làm rất nhiều người không đồng tình. Thậm chí cay đắng, “Thằng này đã ca ngợi thằng kia”.Đây là những người vốn không thích, chẳng ưa, rất ghét Phạm Duy. Tôi không có quyền bình phẩm đúng sai. Tôi vẫn tôn trọng những người này. Vì tôi hiểu, Tự do phải cần được tôn trọng.
Ngày 11 tháng 2 năm 2023, vài tờ báo và trang mạng trong nước đưa tin: Vũ Hoàng Chương từng được đề cử Giải Nobel Văn Chương (The Nobel Prize in Literature). Danh sách được Ủy Ban Nobel công bố trong tháng 2, năm 2023, sau 50 năm giữ kín theo quy định của giải này. Theo đó, Vũ Hoàng Chương là một trong 100 tác giả tên tuổi được đề cử giải Nobel Văn Chương năm 1972...
Vì "một lần mãi mãi", tôi xin được tỏ bày lòng biết ơn đối với nhà văn Nhã Ca và những người cầm bút biết nâng niu bảo bọc chân-thiện-mỹ cho nhân loại như bà. Vì những tác phẩm của họ, sẽ có thêm những niềm hạnh phúc tiếp theo cho người đọc.
LTS: Chiều Thơ Nhạc Ra Mắt Sách O Xưa | Nhã Ca đã được tổ chức vào chiều thứ Sáu, 10 tháng 2 cuối tuần qua. Gia đình Nhã Ca/Trần Dạ Từ và Việt Báo xin cảm ơn quý bạn hữu gần xa đã đến tham dự sinh hoạt cùng chúng tôi. Cũng xin cảm ơn các thân hữu, độc giả, khách tham dự đã gửi bài viết đến tòa soạn. Chúng tôi sẽ lần lượt đăng các bài quý vị gửi đến.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.