Hôm nay,  

Thầy Vẫn Thiền Mọi Đêm

28/02/202016:19:00(Xem: 3367)

Tiếng chuông bong bong ngân dài theo con nước chảy của dòng Hà Thanh, laị vang lên xuyên qua tán lá xanh um của những tàng nhãn, xoài, vú sữa cổ thụ. Chùa Châu Liên nằm nép mình dưới những tàng cây quanh vườn. Mỗi chiều tiếng chuông laị lay động không gian trước khi mặt trời dần xuống thấp. Dân các tổng An, Phước, Lộc, Thọ… cũng như muôn loài chim đã quen với tiếng chuông, mỗi khi chùa chuông vang lên thì người thu xếp việc đồng áng, chim bay về quanh vườn ríu rít trên cây. 

 Chẳng biết chùa dựng lên tự bao giờ, tuy nhỏ nhưng dáng vẻ cổ kính rất đẹp, hài hoà với cảnh vật ở đây. Có những mùa lụt lớn dâng lên, những cơn bão dữ thổi qua nhưng cũng chẳng làm hư hao gì mấy. Hồi còn chiến tranh, năm ấy hai bên đánh nhau dữ dội, máy bay Mỹ thả bom xuống căn cứ, những quả bom to và dài như trái bí đao, đặc biệt có một quả to bằng cái lu nước. Những quả bom ấy làm sập cầu Quán Cát, mộ tổ họ Nguyễn cách xa ba cây số, to như ngọn đồi, xây bằng đá ong, ô dước bị chấn động nứt toác ra và sụp đổ một phần, vậy mà chùa Châu Liên gần bên chẳng hề hấn gì. Dân quanh vùng xì xào bàn tán nhiều lắm, ai cũng cho là chùa linh, có long thần, thổ địa hộ vệ nên không bị sập.

 Chùa nằm trên đồi Gò Đu, trước mặt là cánh đồng lúa xanh bát ngát, những cánh cò trắng chao lượn đẹp làm sao. Sau khi chiến tranh kết thúc, người laị phát động đập phá chùa chiền, dinh, miễu, đình…Miễu kê, đình Ngọc Thạnh, đình Luật Lễ, Đình Vân Hội… đều tan tành, đồ tế khí bị lấy đi sạch trơn. Ấy vậy mà chùa Châu Liên một lần nữa thoát nạn, không một mảy may bị haị, duy có lá cờ Phật giáo thường treo giữa sân chùa là phải hạ xuống mà thôi. Nhiều năm về sau laị có một phong trào khác, cơn lốc chùa to Phật lớn càn quét từ thánh thị tới thôn quê, từ miền xuôi lên miền ngược…những ngôi chùa cổ dù còn tốt vẫn bị triệt hạ để xây mới, những pho tượng cổ thì quét sơn loè loẹt. Nhiều người lên chùa xúi thầy xây laị chùa cho hợp với thời đaị mới. Một ngaỳ kia sau khi khoá lễ xong, đaị gia Thạch ghé chùa:

 - Thưa thầy, con xin cúng dường mười tỷ để thầy xây laị ngôi chùa cho to lớn, khang trang hơn. 

 Những Phật tử ở đấy nghe thế thì mừng ra mặt, bà Bảy Hưng cười:

 - Qúy hoá quá, đaị gia Thạch có tấm lòng Bồ tát. 

 Ông Hai Quá cũng khen

 - Đaị gia Thạch có tâm tu, còn trẻ mà hiến mười tỷ để xây chùa là hiếm lắm! 

 Bà con Phật tử quanh vùng ai cũng xuýt xoa ca ngơị đaị gia Thạch không tiếc lời. Thầy trầm ngâm một lát rồi nhỏ nhẹ:

 - Thầy cảm niệm tấm lòng của anh nhưng thầy không dám nhận số tiền này, mong anh thông cảm! 

 Đaị gia Thạch hỏi:

 - Tại sao?

 Thầy bảo:

 - Bây giờ thầy chưa thể nói được, nhưng từ từ rồi anh sẽ biết thôi. 

 Đaị gia Thạch ra về với vẻ bất mãn, bà con thì cũng tiếng bấc tiếng chì, nhiều người tiếc nuối món tiền lớn:

 - Ông thầy già cả nên an phận thủ thường, không chịu khuếch trương phát triển như các chùa khác. 

 Thượng tọa Qúy Tài từ chùa Thọ Lộc đến chơi hỏi:

 - Nghe nói có đaị gia hiến mười tỷ xây chùa mà huynh không nhận? 

 Thầy khẳng định:

 - Ừ, ông ấy hiến tiền nhưng tôi không nhận.

  - Tại sao?

 - Mình xuất gia tu học là để ngộ đạo và giải thoát, chùa to Phật lớn chỉ là cái mã bề ngoài, không dính dáng gì đến con đường giải thoát cả! mặc khác nó còn là sự dính mắc đấy, vả laị chùa này còn rất tốt, tuy chưa phải là danh lam cổ tự nhưng cũng là chứng tích trăm năm của vùng đất này. Tôi không nỡ đập đi để xây mới, 

 Thượng tọa Qúy Tài laị nói:

 - Thời thế hôm nay khác, phải chùa to Phật lớn mới độ chúng được.

 - Không, thượng tọa nhầm rồi! chùa to Phật lớn là để du lịch, người ta đến chụp hình đăng mạng xã hội, để tô vẽ mặt mày đấy thôi! Có mấy ai đến để mà ngồi xuống tịnh tâm đâu? càng to, càng hào nhoáng thì càng lăng xăng rộn ràng. Ngày xưa Phật bỏ cả cung vàng điện ngọc, hà cớ gì giờ laị cố xây cho đồ sộ, sơn phết vàng son rồi ngụy ngôn bảo là vì Phật pháp.

 Thượng toạ vẫn cố biện giải:

 - Người ta hiến mười tỷ, huynh không nhận, hoá ra làm thối thất tâm bồ đề của họ. 

 - Này huynh đệ, hãy nhìn nhận cho rõ ràng một tí! nếu là tịnh tài thì tôi đâu nỡ từ chối. Thượng tọa cũng biết đấy, đaị gia Thạch giàu  kinh khủng, là tay có máu mặt của địa phương, kết thân toàn tai to mặt lớn. Y khai thác đá xuất khẩu, những ngọn núi quanh vùng như: Hòn Vồ, Hòn Thơm, Hòn Bé, Hòn Chài… bị phá tan hoang, thảm thực vật bị hủy diệt, thú hoang tuyệt chủng, những sườn núi lở loét, mỗi khi mưa xuống nước cuốn đất đỏ chảy thành dòng như dòng máu từ thân núi chảy ra, những dòng nước đấy đất, sỏi, đá lấp cạn ruộng vườn, đường xá. Những xe tải hạng nặng chở đá cày nát hết đường xá hương thôn, môi trường ô nhiễm kinh khủng… dân kêu trời như bộng, khiếu kiện không ăn thua gì,  quan quyền ngậm miệng ăn tiền nên không ai dám đụng đến y. Những đồng tiền từ máu của núi rừng ấy, từ nỗi thống khổ của dân lành… Làm sao ta có thể nhận những đồng tiền ấy để xây chùa? vả laị tôi cũng quán xét mà biết, việc này không phải phát xuất từ tâm thành của anh ta, chẳng qua là lòng anh ta có nỗi bất an, lo sợ qủy thần trách phạt nên mới làm vậy hòng kiếm phước hoặc sự che chở. 

 Thượng tọa Qúy Tài vẫn không chịu, vớt vát thêm:

 - Dù sao anh ta cũng làm một việc tốt, xây chùa to sẽ ảnh hưởng tích cực đến xã hội. 

  Thượng tọa cáo lui nhưng lòng không vui, về đến chùa còn nói với các huynh đệ khác:

 - Tôi quyên giáo muốn gãy lưỡi mà chỉ được một tỷ bạc, thầy Châu Liên khơi khơi có người hiến mười tỷ mà không chịu nhận. Ông ấy già nua, gàn dở và không thức thời. 

 Các vị tăng bàn tán kẻ bảo uổng, người nói bỏ lỡ cơ hội quý… Riêng có một ông tăng còn rất trẻ, không nói một lời nào, vẻ mặt thoáng một nét cười nhẹ mà bỏ đi. Chuyện đến tai giáo hội, các vị chức sắc cử thầy Đắc Danh về thuyết phục:

 - Thầy nên vì giáo hội mà nhận khoản tiền ấy để xây chùa, xây chùa to có lợi cho bá tánh mà giáo hội ta cũng thơm lây, Phật giáo nước nhà vẻ vang, xã hội an định…

 Thầy Châu Liên cười:

 - Chùa Châu Liên này còn vững chãi lắm, hà cớ gì phải xây laị? 

 - Xây chùa to là để tạo khí thế cho quần chúng tu học, tăng ni phấn khởi, xây chùa dựng tháp để tiền đồ Phật giáo vững mạnh và phát triển.

 - Thầy nhầm rồi! tiền đồ Phật giáo hưng thịnh hay không, không phải ở nơi chùa to Phật lớn mà là do có tinh tấn tu học, giới luật tinh nghiêm hay không mà thôi! Thầy có biết không? đời Trần, Phật giáo nước ta cực kỳ hưng thịnh, tăng lữ gắn kết chặt chẽ với qúy tộc triều đình, cúng dường tiền bạc đất đai quá nhiều, tiêu biểu như chùa Quỳnh lâm, có đến ngàn mẫu ruộng. Khi triều Trần sụp đổ, Phật giáo nước mình cũng suy vi suốt mấy trăm năm sau. Đấy là thời mà có nhiều bậc long tượng trụ thế, nhiều tòng lâm thạch trụ xuất sắc, nhiều hành giả kiệt xuất mà còn thế huống chi là đời bây giờ. 

 Thầy Đắc Danh vẫn không chịu:

 - Phật giáo các nước có Angko vat, Angko Thom, Borobudu, Thiếu Lâm Tự… thì ta cũng phải có cái gì tương tự để mà hãnh diện chứ. 

 Thầy Châu Liên lắc đầu:

 - Người học Phật tối kỵ việc so sánh, đua đòi, dính mắc danh sắc. Quốc độ mỗi nơi mỗi khác, vả laị đời vô thường, các pháp hữu vi sanh diệt liên miên, thành trụ hoại không không có hạn kỳ. Thầy là người xuất gia, lẽ nào quên hay sao? 

 Không thuyết phục được thầy Châu Liên, thầy Đắc Danh quày quả bỏ về, chuyện tưởng thế thì thôi, nào ngờ chức sắc từ quận xuống:

 - Tại sao có người hiến tiền xây chùa mà thầy từ chối? xây chùa to cho đẹp địa phương ta, thu hút khách du lịch, chùa cũng có lợi mà địa phương cũng có thêm thu nhập. Chúng tôi sẽ hỗ trợ thầy! 

 Thầy từ tốn:

 - Các anh thấy đấy, chùa Châu Liên gắn bó với địa phương cũng non trăm năm rồi, đem laị bình an cho dân các tổng trong bao nhiêu năm, dù thiên tai, dù chiến tranh…Chùa cũng là dấu ấn mở đất, lập cõi của cha ông, là nơi người sống nương tựa tinh thần, người chết gởi nắm tro tàn để nghe kinh, hưởng hương hoa. Người xuất gia hay taị gia cũng đều biết câu “ An cư lập nghiệp”. Chùa Châu Liên vốn đang an, đang tốt, khi không đập bỏ để xây laị thì tổn haị đến tài lực dân, động đến long thần thổ địa và bao nhiêu chúng sanh khác. 

 Người của quận vẫn khăng khăng:

 - Các địa phương khác đều có chùa to phật lớn cả, lẽ nào địa phương ta chịu thua? 

 Thầy Châu Liên khuyên:

 - Đừng làm con gà mà tức nhau tiếng gáy, quan trọng là đất thạnh dân an, xã hội thái hoà! 

 O ép năm lần bảy lượt không xong, họ bỏ về với vẻ mặt cáu kỉnh dọa:

 - Để xem ông ấy cúng cựa được bao lâu! 

 Tối hôm ấy thầy ngồi thiền, bất chợt nghe thoảng mùi tanh, hé mắt nhìn thì thấy một cặp Ma Hầu La Già dập đầu qùy sau lưng:

 - Tạ ơn hoà thượng, nhờ bản lãnh của thầy mà chùa này không bị triệt hạ. Chúng con nhờ thế mà không bị mất nơi nương tựa. Chúng con ở đây đã gần trăm năm, ngày đêm nghe kinh kệ, hưởng khói nhang… Ơn này khắc sâu tim óc không bao giờ quên. 

 Thầy vẫn ngồi yên bất động, nghe rõ mồm một nhưng giữ vững chánh niệm, lát sau thì có một người phục sức như võ tướng, tay cầm kim cang xử bước vào và sụp lạy:

 - Tạ ơn thầy, nhờ thầy mà chùa Châu Liên không bị phá bỏ, các chùa khác đều bị đập đi xây mới. Hộ pháp chúng con dù hết lòng yêu mến những ngôi cổ tự nhưng không làm gì được hơn trong thời pháp nhược ma cường này! Châu Liên có thể nói là một hiện tượng lạ, vẫn tồn tại vững chãi, dù trải qua lũ lụt, giông tố, chiến tranh và cơn lốc đập cũ xây mới, đất lành cũng nhờ người đức lớn. Con nguyện đời đời hộ pháp, hộ tăng, hộ tất cả những ai có lòng với đạo pháp. 

 Thầy vẫn ngồi yên lặng, trông vững chải như sơn, mùi hương trầm phảng phất, ngọn đèn bạch lạp leo lét lung linh. Tượng Thế Tôn trên toà như thoáng mỉm cười, nụ cười nhẹ như gió thoảng mây bay, nụ cười không phải ai cũng nhìn thấy, nụ cười như hư không mà laị mênh mông và hùng tráng. Trời, người trông thấy đều sanh lòng cung kính năm vóc gieo sát đất. Khung cảnh điện đường như đang ở cung trời cổ độ nào chứ chẳng phải của quốc độ này. Thổ địa bước vào lạy Phật xong qùy thưa:

 - Bạch thầy, con là thổ địa coi sóc cuộc đất này. Chùa Châu Liên ở đây cũng non trăm năm, thế đất tốt, cư dân hiền hoà, từ khi thầy về trụ thì càng ngày càng hưng vượng hơn. Đạo hạnh thầy cảm hoá được nhân gian và bao loại phi nhơn. Những loại phi nhơn về đây nương tựa tam bảo, nghe kinh, thính pháp ngày càng nhiều. Bọn họ đều phát nguyện hộ pháp, hộ tự, hộ nhân… Cũng có những kẻ có tâm sân hận, ích kỷ, quấy phá nhiễu chúng nhưng con đều khắc chế nhiếp phục. Chúng con tạ ơn Phật, ơn thầy! 

 Bên ngoài Phật điện lúc ấy có vô số hoa trắng từ trời rơi xuống như mưa. Các vị thiên xuất hiện đầy sân chùa đồng thanh xưng tán cúng dường

 Thế Tôn, Thế Tôn

 Đấng đạo sư của muôn đời

 Ánh sáng trí huệ soi sáng ba ngàn thế giới

 Lòng từ ban rải khắp mười phương

 Chúng con trời, người

 Quy y đảnh lễ

 Hôm nay rải hoa cúng dường

 Bậc khí phách kim cương 

 Thời mạt pháp

 Thầy vững chải giữ gìn chánh pháp 

 Hôm sau, phiên chính chợ Bà Bâu, dân các tổng cứ đồn đaị chuyện chùa Châu Liên không ngớt. Sau phiên chợ, có người lên chùa hỏi thầy:

 - Đêm qua chùa có lễ gì mà dân các tổng không ai hay biết? người các tổng thấy cả ngôi chùa và khu vườn sáng lung linh như hôị hoa đăng, sáng nay ngoài chợ người ta bàn tán râm ran.

 Thầy cười:

 - Có lễ gì đâu, thầy vẫn thiền như mọi đêm thôi! 


TIỂU LỤC THẦN PHONG

Ất Lăng thành, 1/2020

 

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Vốn là một quân nhân, sau khi triệt thoái từ miền Trung về Saigon, tôi được bổ xung cho một đơn vị pháo binh đang hành quân ở vùng Củ Chi, Tỉnh Tây Ninh, yểm trợ sư đoàn 25 Bộ BinhB. Khoảng ba tuần trước khi mất nước tôi bị thương ở chân. Nằm trong quân y viện Tây Ninh vài ngày, bác sĩ cho về nhà dưỡng thương một tháng ở Saigon.
Ngày xưa, thông thường, chồng của cô giáo được gọi là thầy, cũng như vợ của thầy giáo được gọi là cô. Cho dù người chồng hoặc vợ không làm việc trong ngành giáo dục. Nhưng trường hợp cô giáo tôi, cô Đỗ Thị Nghiên, trường Nữ Tiểu Học Quảng Ngãi thì khác. Chồng của cô, thầy Nguyễn Cao Can, là giáo sư dạy trường Nữ Trung Học Quảng Ngãi. Cô Đỗ Thị Nghiên dạy lớp Bốn, trường Nữ Tiểu Học. Trong mắt nhìn của tôi, của con bé mười tuổi thuở ấy, cô Nghiên là một cô giáo rất đặc biệt. Cô nói giọng bắc, giọng nói trầm bổng, du dương. Tóc cô ngắn, ôm tròn khuôn mặt. Da cô trắng nõn nà. Có lần ngoài giờ học, trên đường phố của thị xã Quảng Ngãi, tôi thấy hai vợ chồng thầy Can, cô Nghiên đèo nhau trên xe gắn máy. Cô mặc jupe, mang kính mát, ngồi một bên, tréo chân, khép nép dựa vai thầy. Ấn tượng để lại trong trí của con bé tiểu học là hình ảnh của đôi vợ chồng sang trọng, thanh lịch, tân thời, cùng mang thiên chức cao cả: dạy dỗ lũ trẻ con nên người.
Tháng Tư này tròn 50 năm biến cố tang thương của miền Nam Việt Nam, những người Việt hải ngoại, đời họ và thế hệ con cháu đã trưởng thành và thành công trên xứ người về mọi mặt học vấn cũng như công ăn việc làm. Họ đang hưởng đời sống ấm no tự do hạnh phúc đúng nghĩa không cần ai phải tuyên truyền nhồi sọ. Nhưng trong lòng họ vẫn còn bao nhiêu kỷ niệm thân thương nơi chốn quê nhà.
Có một buổi trưa, hai đứa đang thưởng thức bò bía, đậu đỏ bánh lọt ở chùa Xá Lợi, góc Bà Huyện Thanh Quan và Ngô Thời Nhiệm (?), thì gặp một "cái bang". Đầu đội khăn rằn, đeo mắt kiếng cận nặng, cổ quấn vài ba chiếc khăn đủ màu và ông còn dẫn theo hai con chó, vừa đi vừa múa tay múa chân như người say rượu. Chừng như ông không cần thấy ai, chung quanh chỉ có ông và hai con chó. Người đàn ông "cái bang" đó là nhà thơ, nhà văn, nhà biên khảo nổi tiếng của Việt Nam: Bùi Giáng. Hai con chó vừa đi vừa sủa vang, khiến một số nữ sinh Gia Long đang đứng quanh xe bò bía, vội vã chạy né qua bên kia đường. T
Một ngày nọ, ngài gặp một bà mẹ, bà ôm một đứa con vừa mất vừa đi vừa khóc lóc thảm thiết, ai cũng mũi lòng thương, thông cảm vì mất con là nỗi đau khổ nhứt trong cuộc đời… người ta mách bảo là bà nên gặp Sa Môn Cồ Đàm, bà sung sướng bế con đã mất đi ngay và gặp phật, xin phật dùng phép thần thông cứu sống con bà. Xung quanh phật, các tì kheo đang ngồi cầu nguyện cho chúng sanh được giải thoát và cũng cầu nguyện cho các chúng sanh còn tại thế sẽ may mắn mà gặp được giáo pháp của Như Lai. Rồi người mẹ đau khổ cũng được gặp phật.
Cuối tháng Ba, những cơn gió nóng tràn về thành phố. Một hai trận mưa lạc loài đến sớm rồi thôi. Không khí ngột ngạt. Mùi đất nồng khó chịu. Như một cô gái uể oải trong cơn bệnh, thành phố trông mệt mỏi, rạc rời. Đoan đi vào Câu lạc bộ của trường. Bình thường, cứ đến thứ Sáu là không khí chuẩn bị cho chiều văn nghệ thứ Bảy lại nhộn nhịp. Nhưng hôm nay, như có một cái gì kéo mọi thứ chùng xuống. Chị Thuận, người phụ trách Câu lạc bộ, mỉm cười khi thấy Đoan, nhưng là một nụ cười kém tươi. Chị vẫn câu chào hỏi thường lệ: “Em uống gì không?” “Dạ, chị cho em nước chanh.” Chị Thuận pha ly nước chanh đặc biệt, nóng, ít đường, mang đến để trước mặt Đoan, và kéo ghế ngồi xuống bên Đoan. Hình như không có gì để bắt chuyện, chị Thuận nhìn ra sân, nói nhỏ:
Tôi khép cánh cửa phòng ngủ, rón rén bước ra, sợ gây tiếng động làm thằng cháu nội lại giật mình thức giấc; thằng bé đã mười tháng tuổi, biết làm đủ thứ trò như con khỉ con, chiếc mũi bé xíu của nó chun lại, đôi môi dầy cong lên, mỗi khi bà nội bảo nó làm xấu, thật dễ thương, canh nó hơi mệt vì phải chơi cho nó đừng chán, lèo nhèo, nhưng chơi nhiều thì sức bà nội có hạn, làm sao chạy theo nó cả ngày được!
Những cái mặt hướng về phía trước. Những cái đầu hơi cúi, những cái lưng hơi còng có lẽ bởi sức nặng của chiếc ba lô đeo sau lưng, hay tại - nói một cách màu mè, văn vẻ, đầy giả dối là - gánh nặng của đời sống. Trước mặt tối đen. Bên phải là những cánh cửa cuộn bằng tôn đóng kín. Những cánh cửa lạnh lùng, vô cảm; lầm lì từ khước, âm thầm xua đuổi. Dưới chân là nền xi măng. Cứng và lạnh. Không thể là nơi tạm dừng chân, nghỉ mệt. Sâu vào phía sát vách là nền lót những viên gạch vuông. Không một cọng rác. Không một bóng chó hoang, mèo lạc. Không cả những hình hài vô gia cư bó gối vẩn vơ nhìn nhân gian qua lại.
Đức hạnh cao quý thể hiện thành tâm vô phân biệt. Tâm vô phân biệt tạo thành một sự bình đẳng tuyệt đối trong giáo pháp của đức phật. Giáo pháp thâm sâu vi diệu của Như Lai thì không phải ai cũng hiểu hết, cũng ngộ được điều đó đa phần các vị đại trí thấu đạt. Còn lòng từ bi của phật thì lan tỏa vô phân biệt như ánh sáng mặt trời soi sáng khắp nơi nơi, như mưa rơi tắm mát đại ngàn. Những lời giảng dậy trên đây được dẫn chứng nhiều và rõ nhứt là ở phật giáo Tây Tạng.
Anh Hai của tôi, sau chuyến vượt biên thất bại, bị giam ở nhà tù Bình Đại Bến Tre chín tháng, khi trở lại trường Phan Thanh Giản, Cần Thơ mới biết đã bị cắt hộ khẩu, mất việc làm, bèn quay về Sài Gòn sống tạm với gia đình, chờ cơ hội vượt biên tiếp theo. Một hôm, anh bị cơn sốt rét tái phát hành hạ, (hậu quả của những ngày trong trại giam), cần phải đến bệnh viện chữa trị, nhưng hộ khẩu không có, anh bèn mượn cái Sổ Sức Khỏe của thằng cháu (con bà chị họ ở kế bên nhà), để đi khám bệnh
Năm đó, tôi qua Arlington,Texas thăm gia đình, rồi ghé Dallas thăm người hàng xóm cũ thân thiết từ khi còn ở Việt Nam . Chú Thím ấy đónvợ chồng tôi nồng hậu như mọi khi, bữa ăn đặc sản món Huế như tôi yêu cầu, sau đó kéo nhau ra phòng khách ăn bánh uống trà . Rồi Thím gọi cháu ngoại: - Thiên Ân ơi, ra đây ca hát cho hai bác Canada nghe đi con.-Cô bé hai, ba tuổi tung tăng ngoan ngoãn khoanh tay chào chúng tôi, rồi bạo dạn chạy ra giữa phòng, tay giả bộ cầm micro phone, rồi nhún nhảy tự nhiên hát một bài hát Tiếng Việt thật rõ ràng .
Ngày xưa rất xa xưa, ở vùng quê thôn dã, người dân sống giản dị, đơn sơ, mộc mạc; người ta trồng tỉa những vườn rau cải, vườn ngô, vườn cà… lấy hoa lợi để sống. Thường thường có chim chóc kiếm ăn đến phá phách, dãi dãi, mổ mổ những hạt mới ươm trồng hay những nụ hoa mới ra, chúng ăn, với con người trồng tỉa lấy hoa lợi là chúng nghịch ngợm và phá hoại, ăn khín. Mới đầu chúng đến một vài con, sau rủ nhau đến nhiều hơn, cả nhà cả đàn chim chóc… và người gia chủ trồng tỉa phải tìm cách bảo vệ hoa màu của họ, nguồn sống của họ.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.