Hôm nay,  

Hồ Hữu Tường (1910-1980)

03/01/202000:00:00(Xem: 4820)
Ho Huu Tuong (2)
Hồ Hữu Tường



Hồ Hữu Tường sinh tại làng Thường Thạnh, quận Cái Răng, tỉnh Cần Thơ. Năm 1926, ông sang Pháp học tại trường Đại học Marseille và nạp luận án Cao học Toán tại Đại học Lyon. Tại Pháp ông kết bạn và tham gia hoạt động chính trị với những nhà ái quốc lưu vong như Nguyễn Thế TruyềnPhan Văn TrườngNguyễn Văn TạoTạ Thu ThâuPhan Văn HùmPhan Văn Chánh v.v… và gia nhập Đệ Tứ Quốc tế.

Năm 1930, Hồ Hữu Tường được giao làm chủ nhiệm tờ báo bí mật tên là Tiền Quân. Thành viên của ban biên tập là những chính khách sau này như Tạ Thu Thâu, Hồ Văn Ngà, Phan Văn Chánh, Huỳnh Văn Phương, Lê Bá Cang... Báo chưa phát hành số đầu thì ban biên tập đã bị bắt vì tổ chức cuộc biểu tình vào ngày 22 tháng 5 năm 1930 trước điện Élysée (dinh Tổng thống Pháp) để xin giảm án cho các liệt sĩ trong cuộc Khởi nghĩa Yên Bái bị kết tội tử hình. Cả nhóm bị trục xuất về Việt Nam, ngoại trừ Phan Văn Hùm và Hồ Hữu Tường trốn thoát sang Bỉ. Sau đó Hồ Hữu Tường về nước.

Tháng 11 năm 1932, Hồ Hữu Tường bị Pháp bắt vì phụ trách tạp chí lý luận chính trị bí mật Tháng Mười, đến ngày 1 tháng 5 năm 1933 thì bị xử án treo ba năm. Sau đó ông được mời gia nhập ban biên tập của nhật báo Công Luận và tuần báo Đồng Nai.

Năm 1936, Hồ Hữu Tường xuất bản tạp chí Thường trực Cách mạng, một tạp chí bí mật duy nhất trong nước được in bằng chữ in. Tạp chí này được dùng làm công cụ đối lập với Đảng Cộng sản Đông Dương. Cũng trong thời gian này ông bỏ nhóm La Lutte và cho xuất bản một tuần báo tiếng Pháp tên là Le Militant (Chiến sĩ), công khai công kích chủ nghĩa Stalin. Cùng với Đào Hưng Long ông cho ra tờ Thày Thợ cổ xúy đường lối của Đệ Tứ Quốc tế.

Tháng 6 năm 1939, Hồ Hữu Tường tuyên bố từ bỏ Đệ Tứ Quốc tế và chủ nghĩa Mác. Ngày 29 tháng 9 năm 1939chính phủ thuộc địa mở chiến dịch tổng đàn áp, bắt hết những thành phần thuộc đảng phái đối lập. Đến cuối năm 1940 ông bị đày ra Côn Đảo cùng với các nhà cách mạng chống Pháp khác như Nguyễn An Ninh, Phan Văn Hùm, Tạ Thu Thâu... Năm 1944, ông được trả tự do. Trong thời gian ở tù, Hồ Hữu Tường đã hình thành một hệ thống tư tưởng mới “chủ nghĩa dân tộc”, không lệ thuộc Tây, Tàu, Nga, và Mỹ.

Năm 1945, Hồ Hữu Tường ra Bắc Kỳ. Trong thời gian này ông viết Xã hội học nhập môn, chống lại phép biện chứng và một loạt sách chính trị, kinh tế khác. Tháng 8 cùng năm ông cùng với các nhà trí thức Nguyễn Văn HuyênNgụy Như Kon TumNguyễn Xiển cùng ký tên vào bức điện gửi cho vua Bảo Đại yêu cầu ngài thoái vị.

Năm 1946, Hồ Hữu Tường được mời tham dự Hội nghị Đà Lạt với tư cách cố vấn trong phái đoàn Việt Nam đang điều đình với Pháp. Sau đó, ông tham gia soạn chương trình sách giáo khoa bằng tiếng Việt cho bậc trung học cho bộ Giáo dục Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa.

Năm 1947, Hồ Hữu Tường lại bị Pháp bắt trong lúc tản cư về Hải Dương. Sau đó ông trở về Sài Gòn viết văn, làm báo. Năm 1948, ông hợp tác với báo Sài Gòn Mới và bắt đầu viết tiểu thuyết Phi Lạc sang Tầu.

Năm 1953, Hồ Hữu Tường đưa ra giải pháp Trung lập chế (Neutrality). Năm sau ông sang dự Hội nghị Genève, ra sức vận động cho giải pháp trung lập Việt Nam nhưng không thành công.

Tháng 3 năm 1955, Hồ Hữu Tường bị bắt vì làm cố vấn cho Mặt trận Thống nhứt Toàn lực Quốc gia (Cao ĐàiHòa HảoLực lượng Bình Xuyên) chống lại chính phủ của Thủ tướng Ngô Đình Diệm. Năm 1957, ông bị kết án tử hình, nhưng nhờ Albert Camus và những trí thức khác như thủ tướng Ấn Độ Nehru viết thư can thiệp nên ông chỉ bị đày ra Côn Đảo.

Ngày 31 tháng 1 năm 1964 (sau khi nền Đệ Nhất Việt Nam Cộng hòa sụp đổ) Hồ Hữu Tường được trả tự do rồi được đại xá ngày 14 tháng Bảy, 1967. Ra tù, ông viết bài cho tờ Ánh Sáng và đưa ra giải pháp đề nghị “Liên Hiệp Quốc hóa miền Nam Việt Nam.”

Năm 1965, ông làm Phó Viện trưởng Viện Đại học Vạn Hạnh và vào chủ bút tuần báo Hòa Đồng.

Năm 1967, Hồ Hữu Tường trúng cử dân biểu trong Hạ viện Quốc hội Việt Nam Cộng Hòa. Thời gian này ông tham gia viết bài cho các tờ báo: Tiếng Nói Dân tộcQuyết TiếnĐuốc Nhà NamTin SángSài gòn MớiĐiện Tín v.v...

Sau biến cố 30 tháng 4 năm 1975, Hồ Hữu Tường chưa bị chính quyền Cộng sản bắt ngay và đưa đi “học tập cải tạo”, cho đến khi ông có sáng kiến là in một tập tài liệu gởi trực tiếp bằng đường bưu điện cho giới lãnh đạo Đảng về nhu cầu bắt buộc Việt Nam phải trung lập trong bối cảnh tình hình của khu vực Á Châu, vào năm 1978. Khi ông bệnh nặng, khó có thể cứu chữa thì được trả tự do và mất vài ngày sau đó (26 tháng 6 năm 1980) tại Sài Gòn.

 

TÁC PHM ĐÃ XUẤT BẢN:

- Xã hội học nhập môn (Minh Đức, 1945)
- Kinh tế học và kinh tế chánh trị nhập môn (Tân Việt, 1945)
- Tương lai kinh tế Việt Nam (Hàn Thuyên, 1945)
- Phong kiến là gì? (Minh Đức,1946)
- Vấn đề dân tộc (Minh Đức,1946)
- Muốn tìm hiểu chánh trị (Minh Đức,1946)
-
Tương lai văn hóa Việt Nam (Minh Đức,1946)
-
Phi Lạc sang Tàu (Ngàn năm một thuở I, Tiểu thuyết, Sống Chung, 1949)
- Nỗi lòng thằng Hiệp (Tiểu thuyết, Lê Lợi, 1949)
- Thu H
ương (Gái nước Nam làm gì? Tp I, Tiu thuyết tranh đu chng Pháp, Sng Chung, 1949)
- Ch
Tp (Gái nước Nam làm gì? Tp II, Tiu thuyết tranh đu chng Pháp, Sng Chung, 1949)
- L
ch s văn chương Vit Nam (Văn hc s, Lê Li, 1949)
- Ph
ép nói và viết hi ngã (Văn phm,1950)
- Em h
c tiếng m (Văn phm, 1950)
- Em t
p đc (Văn phm,1951)
- Tam qu
c chí (Dch, 1951)
- Nh
ng k thut căn bn ca ngh làm báo (Tiu lun, in ti Paris, 1951)
- Qu
trng thn (Truyn ngn, 1952)
-
Phi Lc náo Hoa K (Ngàn năm mt thu II, Tiu thuyết, Vannay, Paris, 1955)
-
Kế thế (Dã s tiu thuyết hóa, Hu Minh, 1964)
- Thu
c trường sanh (Tiu thuyết, Hu Minh, 1964)
-
Trm tư ca mt tên ti t hình (Tiu lun,Lá Bi, 1965)
- Lu
n lâm I (Tiu lun, Hu Minh, 1965)
- N
ói ti Phú Xuân (Nhng bài tham lun đc ti Đi hc Huế, Hu Minh, 1965)
-
K chuyn (Truyn ngn, Hu Minh, 1965)
- N
tinh thn (Tp văn, Hu Minh, 1965)
-
Tiu Phi Lc náo Sàigòn (Ngàn năm mt thu III, Tiu thuyết, Nam Cường, 1966)
- Di
m Hng xut giá (Ngàn năm mt thu IV, Tiu thuyết, Nam Cường, 1966)
- H
n bướm mơ hoa (Tiu thuyết lch s xã hi, min Hu Giang, Nam Cường, 1966)
- Th
ng Thuc con nhà nông (T truyn, An Tiêm, 1966)
-
Hoa dinh cm trn (Tiu thuyết tiếp theo Thuc trường sanh, An Tiêm 1967)
- Ng
ười M ưu tư (Tiu thuyết, Paris, 1968)
-
41 năm làm báo (Hi ký, Trí Đăng, 1972)


Ho Huu Tuong (1) 

 

Một giai thoại về Hồ Hữu Tường:

Khi bị giam ở phòng giam tập thể, một người tù hỏi Hồ Hữu Tường:

-      Bác Tường ơi! Thời Tây, thời Ngô Đình Diệm và cả thời này nữa, thời nào bác cũng đi tù. Bác có hiểu tại sao bác cứ ở tù hoài vậy không ?

Hồ Hữu Tường nhìn anh ta vừa cười, vừa hỏi:

-      Mày trả lời giùm tao đi, tại sao?

Anh ta nhanh nhẩu trả lời:

-      Dễ quá mà! Tên bác là "Hữu Tường" nên bác phải "hưởng tù" dài dài!

Hồ Hữu Tường cười buồn:

-      Có thể thằng nầy nói đúng!

 

Mời quý độc giả đọc lại một truyện ngắn rất thâm thúy của Hồ Hữu Tường:

 

CON THẰN LẰN CHỌN NGHIỆP

Giữa một con đường truông thăm thẳm, vắng vẻ âm u, không một xóm nhà, ít người qua lại, có một cái am nhỏ. Am ấy mới cất, độ non ba năm thôi. Trong am chỉ có một sự cụ già, thui thủi một mình quanh năm chẳng được ai thăm viếng. Trước am, nơi giữa sân, chất sẵn một đống củi, vừa lớn, vừa cao ngất; củi xếp rất vuông vắn, thẳng thắn, dường như được săn sóc chẳng khác một vườn kiểng do một vị lão trưởng giả chăm nom.

Một hôm trời đã tối rồi, nhà sư vừa lên đèn được một chặp thì có hai người khách đến trước ngưỡng cửa, vái mà thưa rằng:

-       Bạch sư cụ, nhờ ngọn đèn dắt dẫn, chúng tôi mới dõi đến đây. Mong nhờ sư cụ cho tá túc một đêm, sáng mai chúng tôi sẽ lên đường.

Nhà sư ung dung, chắp tay đáp:

-       Mô Phật! Cửa Thiền bao giờ cũng mở rộng cho người lỡ bước.

Rồi dừng một phút, dường như để trấn tĩnh nỗi vui đương sôi nổi trong lòng, nhà sư tiếp:

-       Ngót ba năm nay, tôi mở am nơi này, không được một ai đến viếng. Ngày nay là ngày ước nguyện, may được hai ngài quá bước, ghé nghỉ chân. Âu cũng là duyên trước…

Nói xong, nhà sư dọn cơm chay cho khách dùng, và câu chuyện không đề, vô tình dẫn khác đến câu hỏi:

-       Bạch sư cụ, chẳng hay sư cụ thích tụng kinh nào?

Vui sướng, ví như gặp bạn tri âm, nhà sư đáp:

-       Tôi quy y Phật pháp từ thuở bé, rừng Thiền có thể nói rằng đã viếng khắp nơi. Cách ba năm nay, lòng huệ được mở ra… Và từ ấy tôi chỉ tụng kinh Di Lặc.

Một người khách hỏi:

-       Sư cụ có thể cho tôi biết duyên cớ vì sao chăng?

-       Mô Phật! Chỉ có lời nói mà độ được người, tôi sao dám tiếc lời! Vậy tôi xin vui lòng mà nói cho hai ngài rõ. Bởi tôi đọc qua các kinh sách, thấy rằng Phật Thích Ca khi đắc đạo, có dạy: Hai nghìn năm trăm năm sau, Phật pháp sẽ đến chỗ chi li, ấy là hồi mạt pháp. Di Lặc sẽ xuống trần, cứu độ chúng sanh và chỉ đạo lại. Nay kể cũng gần đến kỳ hạn. Chắc Phật Di Lặc đã xuống trần độ kẻ thành tâm tu hành. Bởi lẽ ấy cho nên tôi có nguyện tụng đủ một nghìn lần kinh Di Lặc. Nếu lời nguyện được y, ấy là tôi sẽ đắc đạo.

Người khách thứ hai hỏi:

-       Sư cụ đã tụng được bao nhiêu lần rồi?

-       Đã được chín trăm chín mươi chín lần rồi. Bây giờ, chỉ còn lần thứ một nghìn, lần tụng của đêm nay. Chắc hai ngài trước có duyên lành, đêm nay đến mà chứng kiến tôi tụng lần thứ một nghìn ấy.

Đến đây, bữa cơm chay đã mãn, khách mệt mỏi xin ngả lưng. Nhà sư dọn dẹp trong am cho thanh khiết, rồi bước lại trước bàn Phật, khêu bấc đèn dầu, mở kinh ra mà khởi sự tụng. Tiếng tụng kinh chậm rãi, như nện vào không gian. Thỉnh thoảng một tiếng chuông ngân lên đánh dấu chuỗi tiếng mõ dài dằng dẵng…

Trước khi nhắm mắt ngủ, hai người khách còn trao đổi vài câu:

-       Tội nghiệp thay cho sư cụ gì, quá mê tín, mất sáng suốt, mà không giác ngộ. Phật pháp lập ra đã hai nghìn năm trăm năm về trước, tránh sao cho chẳng có chỗ lỗi thời. Nhận thấy chỗ lỗi thời, các môn đệ ắt phải lo tài bồi, phát triển mối đạo. Thế là có tư tưởng này, học thuyết nọ; rồi sinh ra môn, ra phái, ấy là ngồn gốc của sự chi li. Nay rừng Thiền có hơn tám mươi bốn nghìn cội khác nhau, ấy là lẽ dĩ nhiên vậy.

-       Tôi cũng đồng ý với anh về chỗ đó, và nghĩ thêm rằng: Nếu bây giờ có một vị Di Lặc xuống trần thì vị ấy có trọng trách cất nhắc Phật pháp cho sao kịp với sự tiến hóa của mọi sự việc từ hơn hai nghìn năm nay. Và trách nhiệm của mỗi tín đồ của Phật là dọn mình cho sẵn, để đón rước cái pháp mới sắp ra đời. Chớ mê mải trong việc gõ mõ tụng kinh, há chẳng phải là phụ lòng mong mỏi của Thích Ca chăng?

Lời nói của hai người khách, giữa một cái am vắng vẻ, không dè có kẻ trộm nghe. Kẻ trộm này là một con thằn lằn đến ở am khi am vừa mới dựng lên, và đã từng nghe chín trăm chín mươi chín lần kinh, nên có linh giác, nghe được tiếng người, biết suy nghĩ và phán đoán. Câu phê bình của hai người khách đã giúp con thằn lằn giác ngộ. Nó vốn biết nguyện vọng của nhà sư là hễ tụng xong lần thứ một nghìn thì nhà sư sẽ lên giàn hỏa mà tự thiêu… Rồi nó nghĩ: Nhà sư lòng còn mê tín, chưa được giác, phỏng có thiêu thân thì làm sao nhập được Niết Bàn. Hay là ta tìm thế ngăn người, đừng để cho người thiêu thân, đợi chừng nào người giác rồi sẽ hay.

Rồi con thằn lằn quyết định: Phải ngăn ngừa, đừng để cho nhà sư tụng xong lần thứ một nghìn. Nó nghĩ được một kế, ấy là bò lên bàn Phật, đến dĩa đèn dầu, ráng sức mà uống cạn đĩa dầu. Bấc sẽ lụn, đèn tắt, nhà sư không thấy chữ mà tụng nữa.

Một sức mầu nhiệm đã giúp con thằn lằn đạt được ý nguyện: Chỉ trong một hơi mà đã dầu đã cạn; bộ kinh chỉ mới tụng quá nửa mà thôi. Đèn tắt, nhà sư ngạc nhiên nhưng nghĩ: Hay là hai người khách là kẻ phàm tục, không được duyên lành chứng giám việc đắc đạo của mình? Âu là xếp kinh, nghỉ, chờ ngày mai khách lên đường, sẽ tụng lầm thứ một nghìn ấy.

Nhưng sau đó, đêm nào cũng vậy, buổi kinh đọc chưa xong mà đèn lại tắt đi. Nhà sư có lúc tính tụng kinh lần này vào khoảng ban ngày, nhưng nhớ lại rằng khi xưa đã có lời nguyện tụng kinh vào khuya, tĩnh mịch, nên không dám đổi.

Và một đêm kia, dằn lòng không được, tuy tụng kinh mà mắt chốc chốc nhìn đĩa dầu để xem sự thể do đâu, nhà sư bắt gặp con thằn lằn kê mỏ mà uống dầu. Nổi xung lên, nhà sư dừng gõ mõ, mà mắng rằng:

-       Loại nghiệt súc! Té ra mi ngăn ngừa không cho ta được đắc đạo!

Rồi tay cầm dùi mõ, nhà sư nhắm ngay đầu con thằn lằn mà đập mạnh. Con thằn lằn bị đánh vỡ đầu, chết ngay. Hôm ấy, nhà sư tụng xong lần kinh, bước lên giàn hỏa, tự châm lửa mà thiêu mình.

Và cũng đêm ấy, hai cái linh hồn được đưa đến trước tòa sen của Phật. Uy nghiêm, ngài gọi nhà sư mà dạy:

-       Nhà ngươi theo cửa Thiền từ thuở bé mà chẳng hiểu bài học vỡ lòng của pháp ta là thế nào! Pháp ta đã dạy phải trừ hết dục vọng thì mới đắc đạo, mà ngươi dục vọng lại quá nhiều. Bởi việc muốn đắc đạo, để được thành Phật kia cũng là một cái dục vọng. Có dục vọng ấy là THAM; bởi tham nên giận mắng con thằn lằn ấy là SÂN; bởi sân nên tưởng rằng trừ được con thằn lằn thì tha hồ tụng kinh rồi đắc đạo, ấy là SI. Có đủ THAM, SÂN, SI, tất phạm tội sát sanh thì dầu ăn chay trường trọn đời cũng chưa bù được. Tội của ngươi lớn lắm, phải tu luyện rất nhiều mới mong chuộc được. Vậy ta truyền cho Kim Cang, La Hán hốt hết đống tro do xác ngươi thiêu mà hóa ra, rồi đem tro ấy tung khắp bốn phương trời. Mỗi hột tro đó sẽ hóa sanh làm một người. Chừng nào mọi người ấy đắc đạo, đám chúng sanh ấy sẽ được quy nguyện, trở lại hiệp thành một, thì nhà người sẽ đến đây mà thành chánh quả.

Rồi Phật cho gọi hồn con thằn lằn mà dạy:

-       Nhà sư chưa được giác mà làm tội, tội ấy đáng giá là một mà thôi. Còn nhà ngươi, được nghe lời hai người khách, được giác một phần rồi, mà làm tội, tối ấy đáng kể là mười.

Hồn con thằn lằn lạy mà thưa rằng:

-       Bạch Phật Tổ, lòng của đệ tử vốn là muốn độ nhà sư, dầu nát thân cũng không tiếc. Chẳng hay đệ tử có tội chi?

Phật phán:

-       Muốn độ người, kể thiếu chi cách, sao ngươi ngăn đón việc tụng kinh của người? Đã đành rằng tụng kinh như nhà sư là một việc mê tín, song vẫn là một tín ngưỡng. Cõi Phật vốn là cõi tự tại, nếu phạm đến tự do tín ngưỡng, gọi để dắt người vào, thì làm sao cho được? Bởi ngươi không dùng phương pháp tự do, ngươi là kẻ mất tự do, thì cả hai làm sao được vào cõi tự tại?

Một lần nữa, con thằn lằn được giác, qui lạy mà xin tội:

-       Xin Phật Tổ mở lòng từ bi, cho đệ tử hóa sanh một kiếp nữa, để dùng phương pháp tự do mà độ vô số chúng sanh do những hột tro, mà các vị Kim Cang, La Hán vừa tung ra đó.

Phật đáp:

-       Ta cho ngươi được toại nguyện.

Hồn con thằn lằn vừa muốn lạy Phật mà đi đầu thai, thì sực nhớ lại, nên bạch rằng:

-       Xin Phật Tổ dạy đệ tử phải hóa sanh làm kiếp chi?

Phật đáp:

-       Nhà ngươi đã gần bến giác, phải tự mình chọn hình thể mà hóa sanh. Tự do chọn lựa mới có thể luyện mình để bước vào cõi tự tại.

Hồn con thằn lằn từ ấy trôi theo mây gió, không biết trụ vào đâu, để có thể vừa dùng phương pháp tự do mà độ người, vừa có thể độ được đông người, số người đông như số hột tro do một cái xác thiêu ra. Thật chưa hề lúc nào có một linh hồn bị trừng phạt phải đau khổ đến thế.

Một hôm, trong hồi xiêu bạt, nó trông thấy bóng của hai ông khách khi xưa đã đến ngủ ở am. Vội vã nó bay theo, vái chào và kể nỗi niềm đau đớn:

-       Hai ngài đã giúp cho tôi giác ngộ được một ít, có hay đâu tôi phải mang cái nghiệp vô định này. Đã trót làm ơn, xin độ cho tôi đến bờ bến.

Hai ông khách đáp:

-       Chúng tôi đâu dám lên mặt thầy đời mà dạy người, huống chi lại dám đèo bồng mang lại một giải pháp cho một vấn đề nan giải. Nhưng đã lỡ gieo trong trí ngươi một ý nghĩ làm cho ngươi phải khổ như bây giờ, thì phải góp ý kiến để cho ngươi suy xét mà gỡ rối. Ấy gọi là chuộc lỗi.

Hồn con thằn lằn gật đầu, cảm ơn trước. Một người khách nói:

-       Chúng tôi đây là bọn chơi văn giỡn chữ, quanh năm chỉ lấy việc đem ý hay lời đẹp mà làm cho vui lòng kẻ đọc mình, rồi lấy sự vui của người làm sung sướng của mình, cho đó là sự “đắc đạo” của mình. Nếu phải mong muốn điều gì thì cố gắng trình bày cho bóng bẩy, văn hoa: Được thì tốt; bằng không thì thôi, chớ chẳng hề khi nào phạm đến tự do của người…

Nghe đến đó, thì một điểm linh quang bắt đầu hiện trong trí con thằn lằn. Người khách thứ hai nói tiếp:

-       Xưa nay, trong bọn chúng tôi cũng được một vài tay lỗi lạc, kể một chuyện lý thú, hát một bài thơ hay, chuyện ấy thơ này được truyền ở hàng triệu miệng. Vậy, nếu ngươi có lòng muốn độ hằng hà sa số chúng sanh thì cố gắng trau dồi văn tài cho tương xứng, văn ngươi tung ra là có thể cảm hóa triệu triệu người… Rồi cũng phải luyện văn tâm, để cho văn ngươi có thể nhen nhúm được trong lòng mỗi người một điểm lửa thiêng. Lửa bắt cháy, văn của ngươi như dầu rót thêm vào, làm cho ngọn lửa sáng lên…

Hồn con thằn lằn gật đầu ba cái để tạ ơn và nói rằng:

-       Con đường ấy khó đi cho đến hết được, song chắc chắn là đi cùng đường, ắt có thể đến trước tòa sen mà chầu Phật Tổ. Vậy tôi xin cố gắng.


HỒ HỮU TƯỜNG

 

 

 

 

Ý kiến bạn đọc
06/01/202001:42:41
Khách
Sáu chục năm sau,đọc lại bài nầy vẫn thấy sự thâm thúy của tác giả.Theo tôi,bài CTLCN nầy vẫn giữ được giá trị của mọi thời.
Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
Buổi ra mắt sách của nhà phê bình văn học Bùi Vĩnh Phúc hôm Chủ Nhật 21/4/2024 tại Nhà sách Tự Lực cũng là một cơ duyên để nhiều bạn văn gặp nhau, trong một thời đại thống trị của văn học Internet, khi không còn bao nhiêu sách giấy được xuất bản, và cũng không còn bao nhiêu buổi ra mắt sách giấy ngay giữa Quận Cam, California.
Một người đàn ông tên là Xiaolei Wu đã theo dõi và đe dọa một nữ sinh viên Trung Quốc tại đại học Boston sau khi cô này dán tờ rơi ủng hộ dân chủ đã bị Tòa Mỹ kết án 9 tháng tù liên bang và Wu sẽ bị trục xuất về TQ khi mãn hạn tù. Các công tố cho biết sau khi thiếu nữ dán tờ rơi thể hiện tình đoàn kết với người biểu tình ở Trung Quốc, Xiaolei Wu, 26 tuổi, đã cố gắng tìm ra địa chỉ của cô và đe dọa chặt tay cô trong một tin nhắn trên ứng dụng WeChat, theo CNN.
Tuần này trong mục “nói thêm”, Project Syndicate trò chuyện với GS Bùi Mẫn Hân, là Giáo sư về Công quyền học của trường Cao đẳng Claremont McKenna và là thành viên cao cấp không thường trú tại Quỹ Marshall Đức của Hoa Kỳ. Ông còn là tác giả của cuốn sách “The Sentinel State: Surveillance and the Survival of Dictatorship in China” (Nhà nước canh gác: Giám sát và sự sống còn của chế độ độc tài ở Trung Quốc).
Cuộc bầu cử Tổng thống 2024 chỉ còn hơn 6 tháng nữa, để giúp quý độc giả nắm được tình hình bầu cử, Việt Báo sẽ thường xuyên cập nhật các bài phân tích đáng tin cậy từ những nguồn thông tin uy tín. Các bài phân tích này dựa vào các cuộc thăm dò dư luận, các cuộc phỏng vấn với các chiến dịch và chiến lược gia, báo cáo, hoạt động của các chiến dịch, cũng như các khuynh hướng lịch sử và nhân khẩu học.
Thứ Năm (25/4), Đại học Nam California (University of Southern California, USC) cho biết sẽ hủy lễ tốt nghiệp ra trường năm nay, một tuần sau khi thông báo hủy bài phát biểu của thủ khoa khóa 2024 – một nữ sinh viên gốc Hồi Giáo, theo Reuters.
NEW YORK – Thứ Năm (25/4), trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc tờ báo lá cải National Enquirer David Pecker cho lời khai trước tòa rằng ông từng tranh cãi với Trump và luật sư cũ của Trump trước cuộc bầu cử năm 2016 về việc ai nên trả tiền để ‘bưng bít’ câu chuyện ‘bê bối tình dục’ của cựu Tổng thống, theo Reuters.
LHQ – Thứ Tư (24/4), tại Hội Đồng Bảo An Liên Hiệp Quốc, Nga đã phủ quyết một nghị quyết do Hoa Kỳ soạn thảo có nội dung kêu gọi các nước ngăn chặn cuộc chạy đua vũ trang ngoài không gian, theo Reuters.
Phim cao bồi được tái hiện ở các sân trường, lớp học ở một tiểu bang. Khi những người biểu tình hô vang “Bàn tay của bạn dính máu”, Hạ viện tiểu bang Tennessee hôm thứ Ba đã thông qua dự luật cho phép một số giáo viên và nhân viên mang súng ngắn trong khuôn viên trường học. Đạo luật này trước đây đã được Thượng viện tiểu bang thông qua và tờ báo Tennessean loan tin rằng nó "gần như được đảm bảo sẽ trở thành luật trong vòng vài tuần"
Nhân chứng đầu tiên trong phiên tòa hình sự xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ cựu giám đốc David Pecker (báo lá cải The National Enquirer) thừa nhận đã sử dụng tờ báo lá cải của mình để ‘ém nhẹm’ những tin không hay về Trump để giúp ông đắc cử năm 2016, theo Reuters.
Một báo cáo của Liên hợp quốc công bố hôm thứ Ba nói rằng châu Á là khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu trong năm 2023, với lũ lụt và bão đứng đầu danh sách các yếu tố gây thương vong và thiệt hại kinh tế. Các nhà khoa học cảnh báo về điều kiện thời tiết ngày càng khắc nghiệt vì biến đổi khí hậu do khí nhà kính do con người thải ra khiến các hiện tượng thời tiết cực đoan xảy ra thường xuyên và dữ dội hơn. Trung Quốc là nước phát thải khí nhà kính lớn nhất thế giới.
Các thẩm phán Tối Cao Pháp Viện (TCPV) Hoa Kỳ phải đối mặt với cuộc khủng hoảng vô gia cư trong vụ kiện liên quan đến chính sách chống lối sống lang thang (anti-vagrancy) của một thành phố phía tây nam Oregon. TCPV sẽ xem xét, xác định tính hợp pháp của các luật mà nhiều địa phương áp dụng để cấm người vô gia cư cắm trại, dựng lều trên đường phố và công viên công cộng, theo Reuters.
Trong ngày đầu tiên của phiên tòa hình sự tại New York, xét xử Donald Trump về vụ ‘tiền bịt miệng,’ các công tố viên cho biết cựu Tổng thống đã vi phạm luật pháp và phá hoại quy trình bầu cử năm 2016 bằng cách cố gắng che giấu việc có quan hệ tình dục với một tài tử phim khiêu dâm. Trong khi đó, luật sư bào chữa tuyên bố Trump không phạm tội, theo Reuters.
Nhiều tháng qua, đảng Cộng hòa tại Hạ viện Hoa Kỳ luôn tìm cách ngăn chặn việc tiếp tục viện trợ cho Ukraine, một dự luật mà tổng thống Joe Biden thúc giục thông qua lâu nay. Sau nhiều cuộc đàm phán giữa hai đảng, cảnh bế tắc tại nghị trường làm cho công luận thế giới càng bi quan hơn về triển vọng chiến thắng quân Nga trên chiến trường Ukraine...
Một học sinh trung học ở North Carolina đã bị truy tố tội hành hung sau khi bị camera ghi lại cảnh tát vào mặt một giáo viên trong một cuộc trao đổi mà học sinh này chửi mắng cô giáo bằng ngôn từ tục tĩu. Vụ này liên quan đến thiếu niên được ẩn danh vì là vị thành niên, xảy ra tại trường trung học Parkland ở Winston-Salem vào ngày 15 tháng 4, theo Văn phòng Cảnh sát trưởng Quận Forsyth (FCSO) cho biết trên Facebook.
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.