Iraq đã đưa ra một tuyên ngôn chung với các trưởng đoàn thanh sát quốc tế, trong đó có 10 điểm cam kết tiếp tục và gia tăng hợp tác với sự kiểm tra để xét xem Iraq có vũ khí hóa học vi trùng giết người tập thể và vũ khí nguyên tử hay không. Với diễn biến mới này con đường tiến đến chiến tranh Iraq sẽ dài ra hay ngắn lại" Sự cam kết của Iraq không phải ngẫu nhiên mà có, nó tiếp theo việc tìm thấy 11 đầu đạn rỗng ở một kho vũ khí của Iraq tuần trước. Cho đến nay chưa thấy có chứng cớ tội phạm cụ thể là các đầu đạn đó có dính chất hóa học hay vi trùng, trong khi Iraq nói đó là những đầu đạn cũ bị bỏ quên chớ không cố ý giấu nhẹm, vì muốn giấu họ không dại gì để ở một cơ sở đạn dược đã được công khai hóa. Dù vậy cuối tuần qua Iraq cũng đem nộp thêm 4 đầu đạn nữa để chứng tỏ thiện chí đã hợp tác.
Như vậy Saddam Hussein đã thấy yếu mà chịu lùi một bước và còn lùi nữa trước những áp lực gia tăng của Mỹ để rồi đây "bất chiến tự nhiên thành" chăng" Chúng tôi cũng mong như vậy, nhưng có lẽ còn lâu ước mơ đó mới thành sự thật. Nhìn chung những diễn biến dồn dập trong mấy ngày qua, người ta phải nhìn nhận một quy luật chung cho thế đối đầu: khi các áp lực gia tăng, những thủ đoạn bẽ gẫy các áp lực đó cũng tăng theo. Việc tìm thấy các đầu đạn rỗng và bản tuyên bố chung để Iraq cam kết sẽ hợp tác thêm nữa chỉ chứng minh một sự kiện là các đoàn thanh sát quốc tế đã làm việc cật lực, cương quyết và có hiệu quả, để rồi đây sẽ không có ai đó nói rằng thanh sát bất lực, thiếu hăng say và vô hiệu. Nó cũng yểm trợ cho lời yêu cầu của hai ông Hans Blix và Mohammad ElBaradei cầm đầu thanh sát muốn được tiếp tục thanh sát lâu hơn nữa, chớ đừng vội vã đi đến kết luận là phải dánh ngay.
Hai ông Blix và ElBaradei đã đến Baghdad nói chuyện thẳng với chính quyền Iraq để chuẩn bị cho việc báo cáo với Hội đồng Bảo An vào ngày 27-1. Blix nói với các phóng viên: "Chúng tôi không nghĩ chiến tranh là điều không thể tránh. Chúng tôi nghĩ tiến trình thanh sát là một con đường hòa bình để khỏi phải đi đến chiến tranh. Con đường đó cần phải có sự kiểm tra bao quát và sự hợp tác tích cực của Iraq". Trong khi đó các đồng minh của Mỹ, nhất là Pháp và Đức đều thôi thúc chính phủ Bush nên để cho thanh sát quốc tế có thời giờ làm việc thêm và tránh chiến tranh. Người ta đã thấy trước kết quả cuộc họp của HĐBA ngày 27-1. Nó không phải là ngày phán xét cuối cùng.
Bởi vậy sự cam kết hợp tác của Iraq không phải là một sự lùi bước mà chỉ là một chiến thuật phụ họa để kéo dài. Không ai tin rằng Iraq chịu lùi bước giữa lúc các phong trào phản chiến đang nổ ra ở Mỹ và ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Mỹ cuối tuần qua hàng chục ngàn người đã biểu tình ở Washington, San Francisco và ở một số các thủ đô trên thế giới như Paris. Tokyo, Moscow, Cairo, cũng như ở Pakistan, Hòa Lan, Tân Tây Lan, Gia Nã Đại, Hong Kong... Nói chung đó là những cuộc biểu tình nhỏ, và kể cả ở Mỹ cũng chỉ là một thành phần nhỏ so với đại đa số dân Mỹ vẫn coi Saddam Hussein là kẻ thù nguy hiểm. Thế nhưng nếu cho rằng những cuộc biểu tình phản chiến đó không khích lệ cho Saddam Hussein tiếp tục đối đầu với Mỹ, người ta đã lầm. Bởi vì trong khi "phản chiến" lên tiếng nói nhỏ bé của họ, phía các nước Hồi giáo đang hình thành một "áp lực phản chiến" cụ thể hơn. Thổ Nhĩ Kỳ, một nước đồng minh của Mỹ trong khối NATO đã mời lãnh tụ các nước Syria, Jordan, Iran, Ai Cập và Saudi Arabia đến Ankara tuần này họp thuợng đỉnh bàn cách tránh chiến tranh.
Bất chấp những sự kiện đó, Mỹ vẫn gia tăng áp lực cho đúng phép dồn ép đến chân tường. Anh và Mỹ đã gửi tới vùng Vịnh Ba Tư hàng chục ngàn quân cùng với chiến hạm và hàng trăm chiến đấu cơ oanh tạc cơ, và còn tiếp tục gửi nữa để sẵn sàng tấn công Iraq khi có lệnh. Đặc biệt các chiến đấu cơ Anh-Mỹ đã đánh phá 8 trạm tiếp vận vô tuyến ở vùng cấm bay phía Nam Iraq. Các trạm này đều tự động vận hành, không có binh sĩ Iraq thường trú, nhưng các cuộc tấn công đó cho thấy Anh-Mỹ đang phá sập mọi hệ thống phòng không của Iraq để dọn đường cho cuộc đổ bộ. Trong khi đó Đại tướng Richard Myers, Tổng tham mưu trưởng Mỹ đã đến Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy nước này cho Mỹ đóng quân để sẵn sàng tràn vào miền Bắc Iraq khi có chiến tranh.
Như vậy lập trường của Mỹ rất quyết liệt và coi như chiến tranh sẽ tới. Nhưng Mỹ có thật sự muốn có chiến tranh hay không" Chắc chắn là không, bởi vì lập trường của Mỹ đã nhuần nhuyễn đôi chút mà đồng ý mở cho Saddam Hussein con đường sống để đi lưu vong. Từ mấy ngày qua có tin đồn Saddam và toàn thể gia đình có thể đi lưu vong và nay các giới chức Mỹ tỏ ý hoan nghênh cách đó để tránh chiến tranh. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld, người quyết liệt nhất đòi đánh Iraq và lật đổ Saddam Hussein, nói với đài ABC: "Để tránh chiến tranh, cá nhân tôi muốn khuyến cáo có vài điều khoản để ban lãnh đạo cao cấp của Iraq và gia đình họ được đến sống an toàn ở một nước khác". So với lập trường trước đây của Mỹ là bắt sống hay giết Saddam, nay việc bảo đảm cho Saddam đi ngoại quốc cũng đã là một sự dịu giọng. Saddam sẽ được bảo đảm không phải chịu số phận như cựu Tổng Thống Nam Tư Milosevic hiện đang bị tòa quốc tế xử như tội nhân chiến tranh. Từ khi Saddam lên cầm quyền năm 1979, hàng ngàn người Iraq đã bị hắn giết. Một đại ác của "trục" được hưởng thú an nhàn về già như vậy cũng là chuyện lạ, nhưng thế thời phải thế biết làm thế nào. Chỉ có khổ là giữa lúc phong trào phản chiến đã nẩy nở và đa số trong 15 hội viên của HĐBA không muốn có chiến tranh, bảo Saddam đầu hàng cũng là chuyện hơi khó.
Như vậy Saddam Hussein đã thấy yếu mà chịu lùi một bước và còn lùi nữa trước những áp lực gia tăng của Mỹ để rồi đây "bất chiến tự nhiên thành" chăng" Chúng tôi cũng mong như vậy, nhưng có lẽ còn lâu ước mơ đó mới thành sự thật. Nhìn chung những diễn biến dồn dập trong mấy ngày qua, người ta phải nhìn nhận một quy luật chung cho thế đối đầu: khi các áp lực gia tăng, những thủ đoạn bẽ gẫy các áp lực đó cũng tăng theo. Việc tìm thấy các đầu đạn rỗng và bản tuyên bố chung để Iraq cam kết sẽ hợp tác thêm nữa chỉ chứng minh một sự kiện là các đoàn thanh sát quốc tế đã làm việc cật lực, cương quyết và có hiệu quả, để rồi đây sẽ không có ai đó nói rằng thanh sát bất lực, thiếu hăng say và vô hiệu. Nó cũng yểm trợ cho lời yêu cầu của hai ông Hans Blix và Mohammad ElBaradei cầm đầu thanh sát muốn được tiếp tục thanh sát lâu hơn nữa, chớ đừng vội vã đi đến kết luận là phải dánh ngay.
Hai ông Blix và ElBaradei đã đến Baghdad nói chuyện thẳng với chính quyền Iraq để chuẩn bị cho việc báo cáo với Hội đồng Bảo An vào ngày 27-1. Blix nói với các phóng viên: "Chúng tôi không nghĩ chiến tranh là điều không thể tránh. Chúng tôi nghĩ tiến trình thanh sát là một con đường hòa bình để khỏi phải đi đến chiến tranh. Con đường đó cần phải có sự kiểm tra bao quát và sự hợp tác tích cực của Iraq". Trong khi đó các đồng minh của Mỹ, nhất là Pháp và Đức đều thôi thúc chính phủ Bush nên để cho thanh sát quốc tế có thời giờ làm việc thêm và tránh chiến tranh. Người ta đã thấy trước kết quả cuộc họp của HĐBA ngày 27-1. Nó không phải là ngày phán xét cuối cùng.
Bởi vậy sự cam kết hợp tác của Iraq không phải là một sự lùi bước mà chỉ là một chiến thuật phụ họa để kéo dài. Không ai tin rằng Iraq chịu lùi bước giữa lúc các phong trào phản chiến đang nổ ra ở Mỹ và ở nhiều nơi trên thế giới. Ở Mỹ cuối tuần qua hàng chục ngàn người đã biểu tình ở Washington, San Francisco và ở một số các thủ đô trên thế giới như Paris. Tokyo, Moscow, Cairo, cũng như ở Pakistan, Hòa Lan, Tân Tây Lan, Gia Nã Đại, Hong Kong... Nói chung đó là những cuộc biểu tình nhỏ, và kể cả ở Mỹ cũng chỉ là một thành phần nhỏ so với đại đa số dân Mỹ vẫn coi Saddam Hussein là kẻ thù nguy hiểm. Thế nhưng nếu cho rằng những cuộc biểu tình phản chiến đó không khích lệ cho Saddam Hussein tiếp tục đối đầu với Mỹ, người ta đã lầm. Bởi vì trong khi "phản chiến" lên tiếng nói nhỏ bé của họ, phía các nước Hồi giáo đang hình thành một "áp lực phản chiến" cụ thể hơn. Thổ Nhĩ Kỳ, một nước đồng minh của Mỹ trong khối NATO đã mời lãnh tụ các nước Syria, Jordan, Iran, Ai Cập và Saudi Arabia đến Ankara tuần này họp thuợng đỉnh bàn cách tránh chiến tranh.
Bất chấp những sự kiện đó, Mỹ vẫn gia tăng áp lực cho đúng phép dồn ép đến chân tường. Anh và Mỹ đã gửi tới vùng Vịnh Ba Tư hàng chục ngàn quân cùng với chiến hạm và hàng trăm chiến đấu cơ oanh tạc cơ, và còn tiếp tục gửi nữa để sẵn sàng tấn công Iraq khi có lệnh. Đặc biệt các chiến đấu cơ Anh-Mỹ đã đánh phá 8 trạm tiếp vận vô tuyến ở vùng cấm bay phía Nam Iraq. Các trạm này đều tự động vận hành, không có binh sĩ Iraq thường trú, nhưng các cuộc tấn công đó cho thấy Anh-Mỹ đang phá sập mọi hệ thống phòng không của Iraq để dọn đường cho cuộc đổ bộ. Trong khi đó Đại tướng Richard Myers, Tổng tham mưu trưởng Mỹ đã đến Thổ Nhĩ Kỳ thúc đẩy nước này cho Mỹ đóng quân để sẵn sàng tràn vào miền Bắc Iraq khi có chiến tranh.
Như vậy lập trường của Mỹ rất quyết liệt và coi như chiến tranh sẽ tới. Nhưng Mỹ có thật sự muốn có chiến tranh hay không" Chắc chắn là không, bởi vì lập trường của Mỹ đã nhuần nhuyễn đôi chút mà đồng ý mở cho Saddam Hussein con đường sống để đi lưu vong. Từ mấy ngày qua có tin đồn Saddam và toàn thể gia đình có thể đi lưu vong và nay các giới chức Mỹ tỏ ý hoan nghênh cách đó để tránh chiến tranh. Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Donald Rumsfeld, người quyết liệt nhất đòi đánh Iraq và lật đổ Saddam Hussein, nói với đài ABC: "Để tránh chiến tranh, cá nhân tôi muốn khuyến cáo có vài điều khoản để ban lãnh đạo cao cấp của Iraq và gia đình họ được đến sống an toàn ở một nước khác". So với lập trường trước đây của Mỹ là bắt sống hay giết Saddam, nay việc bảo đảm cho Saddam đi ngoại quốc cũng đã là một sự dịu giọng. Saddam sẽ được bảo đảm không phải chịu số phận như cựu Tổng Thống Nam Tư Milosevic hiện đang bị tòa quốc tế xử như tội nhân chiến tranh. Từ khi Saddam lên cầm quyền năm 1979, hàng ngàn người Iraq đã bị hắn giết. Một đại ác của "trục" được hưởng thú an nhàn về già như vậy cũng là chuyện lạ, nhưng thế thời phải thế biết làm thế nào. Chỉ có khổ là giữa lúc phong trào phản chiến đã nẩy nở và đa số trong 15 hội viên của HĐBA không muốn có chiến tranh, bảo Saddam đầu hàng cũng là chuyện hơi khó.
Send comment