Kinh tế chánh trị là môi với răng. Dân chúng Hong Kong đang làm một cuộc chiến tranh nhân dân, vừa du kích vừa trận địa chiến ở thành phố. Vừa chống nhà cầm quyền tay sai của TC vừa chống bọn ăn theo CS và tay sai ơ Hong Kong.
Hình thái tranh đấu, chiến đấu vô cùng linh hoạt và sáng tạo, hai ba mặt mặt giáp công. Cảnh sát Hong Kong, quân đội TC đồn trú và mật vụ TC tăng phái không đoán trước và phòng thủ được. Chúng phải tăng cường trấn áp, cấm biểu tình, cấm đeo măt nạ, tuyên truyền cuộc đấu tranh của dân Hồng Kong làm mất an ninh, trật tự và thiệt hại cho du lịch và thương mại, kinh tế của Hong Kong.
Nếu dân chúng Việt Nam áp dụng hình thái đấu tranh, chiến tranh này thì CSVN cũng sẽ chới với. Nhứt là cán bộ đảng viên có chức, có quyền bây giờ lo làm tiền, lo xây tư dinh, biệt phủ lớn rộng, rải rác khắp nơi rất khó cho họ phòng thủ và bảo vệ.
Trong phạm vi một bài phân tích trên nhựt báo, xin chỉ đề cập đến một trận tiêu biểu dân chúng Hong Kông biểu tình, tranh đấu, chiến đấu chống bọn ăn theo, bọn dựa hơi, dựa thế CS làm giàu trên thiệt thòi, thiệt hại vật chất lẫn tinh thần của người dân Hong Kong lương thiện.
Tin của Đài RFI của Pháp ngày 13- 10- 2019 : “Biểu tình tại 18 quận, xô xát lại xảy ra với cảnh sát”. Tin rằng “Phe dân chủ Hồng Kông kêu gọi xuống đường tại 18 quận cùng lúc trong ngày 13/10/2019. Khác với những lần trước, đoàn người biểu tình không tập trung đông đảo về một vài địa điểm nhất định. Cảnh sát chống bạo động Hồng Kông phải đối mặt với rất nhiều nhóm người biểu tình đòi dân chủ.’
Dân biểu tình đeo mặt nạ, Đặc khu Trưởng móc bộ luật từ thời Thực dân Anh truy tố hai người đầu tiên - một nam sinh viên và một phụ nữ 38 tuổi - ra một tòa án ở Hồng Kông. Thì bên ngoài tòa án, nhiều người biểu tình đã xếp hàng để chờ vào nghe xử, một số hô to các khẩu hiệu «Đeo mặt nạ không phải là một tội», «Luật cấm che mặt là luật bất công». Nhiều người cho rằng cấm đeo mặt nạ chỉ là bước mở đầu cho một loạt lịnh «độc tài» khác sắp tới, mà sắp tới đây là thiết quân luật. Vấn đề là lệnh cấm che mặt là một hành động hạn chế bừa bãi quyền tự do ngôn luận cơ bản.
Trong cuộc biểu tình khắp 18 quận Hồng Kông có hàng trăm người biểu tình chiếu đèn laser lên tường doanh trại quân đội Trung Quốc. Lực lượng quân đội Trung Quốc đồn trú tại Hồng Kông đã có hành động cảnh cáo người biểu tình, dọa rằng họ có thể bị bắt giữ khi sử dụng đèn laser soi lên tường doanh trại của lực lượng này.
Phóng viên của hãng tin Pháp AFP ghi nhận có nhiều vụ đụng độ xảy ra giữa người biểu tình và cảnh sát chống bạo động Hồng Kông. Tuy nhiên cho đến đầu giờ chiều 13/10, mức độ bạo động giảm hẳn so với những tuần lễ trước.
Nhiều cuộc tập hợp diễn ra rải rác trên toàn đặc khu hành chính. Người biểu tình phong tỏa các con lộ và vẽ graffiti lên các văn phòng, các cơ sở thân Bắc Kinh. Nhiều người bị câu lưu tại khu trung tâm hành chính Vượng Giác (Mong Kok) và tại quận Đại Bộ (Tai Po). Hãng tin Mỹ AP cho hay tại Sa Điền (Sha Tin) và Thuyền Loan (Tseun Wan), người biểu tình cầm dù và đeo mặt nạ thách thức nhân viên an ninh Hong Kong.
Tối 12/10, cả trăm người biểu tình đã dựng tượng "Nữ Thần Tự Do" trên Núi Sư Tử cao 500 mét. Bức tượng cao ít nhất ba mét này có trang bị mặt nạ chống hơi cay, mũ bảo hộ lao động, kính chống lựu đạn cay, tay cầm dù biểu tượng của phong trào dân chủ Hồng Kông. Bức tượng này, theo một người trong cuộc, là biểu tượng nhắn nhủ công luận Hong Kong kiên trì đấu tranh bảo vệ tự do và các quyền dân chủ của Hồng Kông đang bị Bắc Kinh thu hẹp lại.”
Phong trào phản kháng không ngừng đưa ra những hình thức đấu tranh mới. Dân biểu tình Hồng Kông không tha cho những tiệm quán, ngân hàng ủng hộ TC, và dân TC . Các trạm dọc theo hệ thống tàu điện ngầm MTR của Hong Kong đã liên tục bị tấn công, phá hoại hoặc thậm chí là bốc cháy trong những lúc có đụng độ.MTR được tư nhân hóa, với chính phủ Hồng Kông là cổ đông lớn nhất. Xe điện ngầm metro phải đóng cửa sớm.
Đường phố và các cửa hàng vắng bóng người đến từ TC nói tiếng Quan Thoại phổ thông của Bắc Kinh, trong khi dân Hồng Kông nói tiếng Quảng Đông.
Tiêu biểu như dân biểu tình tấn công tiệm cà phê Starbucks. Starbucks có thể là một thương hiệu của Hoa Kỳ, nhưng quyền điều hành các cửa hàng mang thương hiệu của Starbucks tại Hồng Kông được điều hành bởi một công ty địa phương, Maxim's Caterers. Annie Wu, con gái của người sáng lập Tập đoàn Maxim, gần đây đã bênh vực cảnh sát Hong Kong và chỉ trích các nhà hoạt động là "những người biểu tình cực đoan".
Các công ty lớn của đại lục như Ngân hàng Trung Quốc và công ty công nghệ Xiaomi đã trở thành mục tiêu phá hoại và bị phun sơn.
Hệ thống thức ăn nhanh Nhật Bản Yoshinoya cũng đã lọt vào vùng đạn.
Sau khi có sự nhầm lẫn về một bài đăng trên Facebook - mà một số người đọc là sự chỉ trích cảnh sát - nhà điều hành hệ thống Yoshinoya cho biết ông ủng hộ cảnh sát và chính phủ.Chẳng bao lâu, các nhà hàng Yoshinoya đã bị đập vỡ cửa sổ và vẽ bậy lên khắp các bức tường.
Biểu tình là cuộc tập họp, tranh đấu của dân chúng, đông người không thể tránh khỏi sai lầm. Nhưng dân biểu tình Hồng Kông biết sai là xin lỗi. Như Ngân hàng Thương mại Thượng Hải - dù có tên như vậy – nhưng không thuộc sở hữu của đại lục - có trụ sở tại Hong Kong.
Chuỗi cửa tiệm bán trà boba Yifang cũng bị kết luận sai là liên kết sai với đại lục trong khi nó đến từ Đài Loan.
Trong cả hai trường hợp, những người biểu tình đã nhắm mục tiêu sai mục đích sau đó đưa ra lời xin lỗi và trong một số trường hợp thậm chí dân biểu tình còn đến giúp đỡ dọn dẹp để chuộc tội nữa.
Để tránh những nhầm lẫn như vậy và phối hợp hành động, các nhà hoạt động thậm chí đã nghĩ ra một hệ thống đánh dấu bằng màu.
Các màu đen, đỏ và xanh được dùng online để phân biệt giữa việc đập phá một địa điểm, vẽ lên tường hoặc đơn giản là tẩy chay.
Trong trường hợp các cửa hàng được cho là ủng hộ các cuộc biểu tình, họ đánh dấu màu vàng bằng một lời kêu gọi tích cực hỗ trợ cho những nơi này./.(VA)