Nhơn cuộc họp thượng đỉnh APEC vào trung tuần tháng 11 năm 2017 tại Đà Nẵng ở VN, TT Trump công bố chiến lược Ấn độ Thái Bình dương Tự do Rộng Mở. Đặc biệt loại TC ra mà kêu gọi các nước Á châu Ấn độ và Thái Bình dương cùng Mỹ đối đầu với tham vọng bá quyền bạo ngược của TC đã tuyên bố chủ quyền gần hết các biển đảo của các nước láng giềng của TC. Không những các nước trong vùng ủng hộ, tham gia, mà Quốc Hội Mỹ cũng tích cực ủng hộ chiến lược này. Quốc Hội Mỹ sử dụng quyền lập pháp và quyền ngân sách tăng cường quyền hạn và thế lực cho Hành Pháp và quân lực Mỹ bằng luật lệ Mỹ.
Một số diễn biến trong hạ tuần tháng 9, năm 2019 cho thấy Mỹ và các nước Đông Nam Á thể hiện quyết tâm này trước khi TC dùng Lễ Quốc Khánh 1- 10 của TC mở diễn binh rầm rộ 15000 quân với máy bay chiến đấu siêu thanh và hoả tiễn tầm phóng có thế tới Mỹ để khoe quân sự TC trội hơn Mỹ và doạ các nước lân cận với TC
Tin tức thời sự cho biết hôm Chủ Nhật, 22/09/2019, Thủ Tướng Ấn Narendra Modi và TT Mỹ Donald Trump, tay trong tay đến đồng chủ trì một cuộc mít-tinh tại Houston, bang Texas, quy tụ hơn 50.000 người Mỹ, đa phần gốc Ấn Độ. Một cuộc tụ tập lớn như thế để chào mừng một lãnh đạo nước ngoài là hiện tượng hiếm có trên đất Mỹ.”
Nhà báo Renaud Girard nhận xét trên báo Le Figaro (24/09/2019), rằng sự kiện cho thấy rõ một thực tế địa chính trị mới : Sự trỗi dậy của một trục chiến lược giữa một nền dân chủ lớn nhất và một nền dân chủ lâu đời nhất của thế giới. Đó là « trục chiến lược mới Washington – Dehli ». Ông ấy cho là “Trước mối họa bá quyền của Trung Quốc tại châu Á, Ấn Độ và Hoa Kỳ quyết định thành lập liên minh. Đôi bên cùng góp sức sao cho mối quan hệ đối tác chiến lược này được vận hành tốt. Cả hai dân tộc đều có cùng một ngôn ngữ chung là tiếng Anh và yêu chuộng dân chủ. Cộng đồng người Ấn tại Mỹ, tuy chỉ chiếm có 1% dân số, nhưng lại rất thành đạt và hội nhập rất tốt. Gương mặt điển hình nhất là cựu thống đốc bang South Carolina, cựu đại sứ Mỹ bên cạnh Liên Hiệp Quốc, bà Nikki Haley (sinh ra tại Nimrata Randhawa). Một nhân vật rất nhiều người xem như là một ứng viên tốt nhất có thể cho đảng Cộng Hòa cho cuộc tranh cử tổng thống Mỹ năm 2024.
Với Hoa Kỳ, Trung Quốc là một đối thủ, đối địch bởi vì TQ đang tìm cách «hất cẳng» Mỹ trong cuộc chiến tranh mạng và cuộc chiến không gian. Trung Quốc có một dự án thống trị công nghệ trên hành tinh, và vì thế mà Hoa Kỳ quyết định chặn lại bằng cách thành lập Bộ Chỉ Huy Không Gian và Mạng, và mở cuộc chiến chống Hoa Vi… Do vậy, Ấn Độ, vốn chưa bao giờ có hoạt động dọ thám nhắm vào ngành công nghiệp Mỹ, được xem như là một cường quốc hỗ trợ và bằng hữu. Tin tưởng, thấu hiểu và hợp tác ngự trị giữa Silicon Valley và Bengalore.
Tuy nhiên, nhà báo Renaud Girard lưu ý thêm là không có chuyện Ấn Độ phục tùng Hoa Kỳ. Từ lâu, New Dehli có một quan điểm độc lập rất rõ ràng (tự phát triển nội lực răn đe). Ấn Độ trở thành đồng minh của Mỹ, nhưng không phải là chư hầu. Một bằng chứng là New Delhi quyết định chọn mua chiến đấu cơ Rafale của Pháp để hiện đại hóa không quân đất nước.
Cuối cùng, tác giả kết luận, Ấn Độ tuy chậm trễ về công nghệ và công nghiệp so với Trung Quốc, nhưng các định chế chính trị của nước này lại trội hơn Trung Quốc. Về mặt dân số, tương lai kiến thực và chuyên môn thuộc về Ấn Độ nhiều hơn là Trung Quốc. Và người Mỹ hiểu rõ rất điều này.
Còn Lập Pháp Mỹ dù Cộng Hoà hay Dân Chủ, Thượng lẫn Hạ Viện thường tỏ ra là một với Hành Pháp trong mặt trận quân sự lẫn ngoại giao và luôn “Yểm Trợ Quân Đội Của Chúng Ta” (Support Our Troops). Tiêu biểu tinh thần ấy tỏ rõ trong tình hình Mỹ chống TC về thương mại và Biển Đông.
Ngày 24/9, Hạ viện liên bang Hoa Kỳ đã thông qua Dự luật Chiến lược Đông Nam Á (Southeast Asia Strategy Act) nhằm tăng cường sự can dự của Hoa Kỳ vào khu vực Đông Nam Á và bảo đảm rằng các đối tác quan trọng trong khu vực nhận được sự hậu thuẫn mạnh mẽ của Hoa Kỳ. Ngày hôm sau, 25/9, dự luật này đã được chuyển cho Thượng viện xem xét.
Nữ Dân biểu Ann Wagner, người giới thiệu Dự luật Chiến lược Đông Nam Á, cho biết trong một thông cáo hôm 18/9: “Cho đến nay, Hoa Kỳ chưa bao giờ đưa ra một chiến lược toàn diện cho khu vực Đông Nam Á. Dự luật Chiến lược Đông Nam Á sẽ thực hiện điều đó bằng cách thiết lập một chiến lược khu vực sâu sắc, rành mạch, nhằm giải quyết tất cả các khía cạnh của mối quan hệ quan trọng của chúng ta với Đông Nam Á và ASEAN”.
Quốc hội đang làm việc với Chính phủ để thông báo với đối tác của chúng ta rằng Hoa Kỳ sẽ ủng hộ họ khi họ mở rộng thương mại và phát triển, bảo đảm an ninh biên giới, tăng cường nhân quyền và bảo vệ trước sự hung hăng của Trung Quốc.
Ngày 25/9, Thượng Nghị sĩ Mitt Romney và các thượng nghị sĩ lưỡng đảng của Hoa Kỳ đã giới thiệu dự luật Hợp tác Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương (The Indo-Pacific Cooperation Act of 2019), theo đó cho phép Hoa Kỳ hợp tác với các đồng minh ở khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương và cả châu Âu để cùng đưa ra một giải pháp thống nhất nhằm đối phó sự trỗi dậy của Trung Quốc.
Dự luật này nhằm đối đầu sự bành trướng về sức mạnh quân sự và kinh tế của Trung Quốc, cũng như cho phép chính phủ Mỹ hợp tác chặt chẽ hơn nữa với các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, để bảo đảm an ninh khu vực trước hành động hung hăng của Bắc Kinh.
CSVN từ lâu đã bị TC xâm lấn gần 90% Biển Đông, và gần hết hai quần đảo Hoàng sa và Trường sa. Tin Reuters của Anh, từ khá lâu, hồi ngày 03/09/2016, tại Hà nội, Việt Nam và Ấn độ, hai Thủ Tướng Nguyễn Xuân Phúc và Narendra Modi chứng kiến lễ ký kết các thỏa thuận hợp tác song phương quốc phòng. Ấn Độ cấp 500 triệu đô la tín dụng cho Việt Nam.Thủ Tướng Ấn Modi xác nhận việc thắt chặt quan hệ giữa New Delhi và Hà Nội sẽ góp phần tăng cường «ổn định, an ninh và thịnh vượng trong khu vực»./. (VA)