Hôm nay,  

Tô Thùy Yên. Thi Sĩ Lạ

02/08/201915:34:00(Xem: 4793)

Tran Yen Hoa 01
Tháng 3. 1995, tôi qua Mỹ, sống ở nam Cali. Những ngày đầu chân ướt chân ráo với những lo toan về cuộc sống, làm tôi vùi đầu. Những dự tính trước khi đi, là sẽ gặp được một số anh em văn nghệ đã qua đây trước tôi, mà từ lâu tôi từng yêu thích. Nhưng trước mắt là những chuyện đời thường, lo giấy tờ SS, lo học ESL để kiếm một công việc nào đó làm ăn, nên chuyện văn chương thi phú coi như tạm thời xếp qua một bên.

Qua 3 tháng như vậy. Khoảng tháng 5, có một người bạn cũ, nguyên là sĩ quan không quân, thấy tôi buồn quá đổi, nên có ý mời tôi đến tham dự một buổi họp mặt tại nhà anh. Buổi họp mặt gồm toàn các cựu pilot, cựu sĩ quan không phi hành, đâu khoảng 20 người, thêm một số thân hữu, bạn bè, gia đình. Trong bữa tiệc, có phần văn nghệ giúp vui.

Người giới thiệu chương trình, giới thiệu một bạn lên đọc bài thơ Ta Về của tác giả Tô Thùy Yên.

Tô Thùy Yên thì tôi biết, qua những ngày xưa, ngày mới tập tành đọc sách, tập tành làm thơ. Tôi đã đọc Sáng Tạo, Bách Khoa, Thế Kỷ 20...Đã biết tên Tô Thùy Yên, một trong những thi sĩ theo trào lưu làm mới thơ, cùng thời với Mai Thảo, Thanh Tâm Tuyền...
Nhưng cái tạng của tôi còn cổ hủ lắm, nghĩa là thơ phải là lục bát, tám chữ, bảy chữ, năm chữ, sáu chữ, đều khoái, nhưng phải có vần điều. Có thích cách tân, nhưng cách tân dựa trên ngôn ngữ (từ).
Đó là cách dùng chữ mới, lạ, mà hay. Còn những bài thơ không vần điệu, thơ xuôi, thì tôi chưa "nuốt" trôi, chưa đồng cảm được...Nên thuở đó, thơ Tô Thùy Yên, tôi có đọc, nhưng không thấm bằng thơ Huy Cận, Xuân Diệu, Bùi Giáng, Tường Linh, Hoàng Anh Tuấn hay gần hơn, chung quanh tôi, là Hoàng Lộc, Thành Tôn, Luân Hoán, Đinh Trầm Ca...Cho nên có thể nói, tâm hồn tôi hơi "cổ lỗ sỉ", chưa thấm được những bài thơ quá mới, hay sau này, những bài tân hình thức, hậu hiện đại.
Hôm đó, người bạn trong nhóm không quân lên đọc bài thơ Ta Về của Tô Thùy Yên, làm tôi choáng váng. Cái choáng váng vì một bài thơ hay, cùng lúc giọng đọc người bạn cũng "tạm được". Cái choáng váng, lâng lâng tâm hồn như được uống một ly rượu say (Hôm đó, có bia Heinecken, nhưng tôi không say bia, mà say thơ, vì tôi cũng đã làm thơ, nhưng qua bài Ta Về, tôi thấy ngôn ngữ tác giả xử dụng, trong xuyên suốt bài thơ, hay quá.
(dài 124 câu, chia làm 31 khổ, mỗi khổ 4 câu, thêm 2 câu dạo đầu)
Với 124 câu thơ, rất nhiều từ lạ, mà không tối nghĩa, mà không đoạn nào có ý tưởng trùng lặp với đoạn thơ trước. Tôi choáng váng cũng thêm một điều nữa, là từ năm 1975 đến năm 1995, đúng là hai mươi năm, tôi chưa được tham dự một buổi đọc thơ nào của "phe ta". Trong trại cải tạo thì lao động cưỡng bách, về ngoài đời thì đầu tắt mặt tối kiếm cái ăn, còn thì giờ đâu mà thơ với thẩn. Cho nên, đây là lần đầu tiên tôi được tham dự "ké" sinh hoạt văn nghệ này, mà trúng tủ là nghe được một bài thơ hay, thì tôi choáng váng cũng đúng thôi.
Cũng hơn suốt 3 năm trôi qua nữa, tôi lại đầu tắt mặt tối trong hãng làm thịt heo IBP, tận tiểu bang Iowa lạnh lẽo. Sáng thức dậy 4 giờ tự nấu đồ ăn mang theo, tối gần 11.pm mới mò về, nằm lên giường là chỉ có ngủ mà thôi. Nên chuyện thơ văn phải "gởi gió cho mây ngàn bay.".
Nhưng trong tâm tưởng tôi, vẫn theo dõi những sinh hoạt văn học nghệ thuật của anh em. Tôi liên lạc với nhà văn Viên Linh để mua báo Khởi Hành. Nhờ Viên Linh tôi được biết nhà thơ Thành Tôn qua Mỹ (1996). Tôi liên lạc với Khánh Trường mua tờ Hợp Lưu, tôi đọc biết thêm một số sinh hoạt khác. Tô Thùy Yên vẫn mù tăm trong tôi. Nhưng tôi nghĩ, ở đâu đó, Tô Thùy Yên vẫn làm thơ...cũng như các bạn yêu thơ khác, vẫn miệt mài làm thơ cho riêng mình, dù có đăng báo hay không.

*

Mãi đến năm 2004, tôi trở về Cali được 7 năm, và làm việc ở báo Sài Gòn Nhỏ. Lúc này, tôi được tin nhà thơ Tô Thùy Yên sắp từ Houston qua Cali, tổ chức Ra Mắt tập thơ mới của ông, tập Thắp Tạ.
Tiếng tăm Tô Thùy Yên đã lẫy lừng từ trong nước, từ ngày ông trong Ban Biên Tập Tạp Chí Sáng Tạo, và đã có những bài thơ để đời, như bài "cánh đồng con ngựa chuyến tàu" ông viết nghe đâu từ hồi 16, 17 tuổi.
Bài thơ này, nhiều cây bút phê bình khen lắm, nhưng theo não trạng thơ của tôi, thì tôi không thích mấy, vì nó có tính cách triết lý quá.
Từ năm 1985, năm bài thơ Ta Về của ông ra đời, có thể nói, cả thế giới thơ ca, đều biết đến Tô Thùy Yên, gắn Ta Về với Tô Thùy Yên là một, bỏ xa Trường Sa Hành, bỏ xa Chiều Trên Phá Tam Giang (dù CTPTG đã được Trần Thiện Thanh, dựa ý, phổ thành ca khúc, được nhiều ca sĩ nổi danh đơn ca, song ca, làm nhạc cảnh, nhưng nghe nói, chính Tô Thùy Yên không thích ca khúc này, vì ông nghĩ, Trần Thiện Thanh phổ thơ ông vào nhạc, nhạc chưa xứng tầm với bài thơ).
Hôm Ra Mắt Thắp Tạ, rất đông quan khách tới dự. Phải nói, chuyện Ra Mắt Sách, nhất là Ra Mắt Thơ, thì khó "kiếm" khách tới tham dự nhiều. Nhưng hôm đó, tôi nhớ lại, hội trường nhật báo Người Việt đầy đặc người, dù tôi đến sớm. Tô Thùy Yên ngồi ở bàn dành cho tác giả, gần cửa ra vào. (hình như có Huy Phương ngồi gần đó). Lần đầu tiên nhìn Tô Thùy Yên, ông vẫn như những hình tôi được nhìn trong các báo, trông rất trẻ, rất lãng tử, tóc hớt hất ra phía sau, dù lúc đó ông đã 66 tuổi (1938-2004).
Tôi nhớ lại.
Tôi đến bàn ông ngồi ký tặng (bán) sách cho độc giả, nhìn ông, tôi cười và xin mua một cuốn.
Tôi:
- Chào anh Tô Thùy Yên, cho tôi mua một cuốn.
Tự nhiên, anh nói:
- Trần Yên Hòa phải không?
- Dạ!

Tran Yen Hoa 02
Rồi anh, ký tặng, viết tên tôi đàng hoàng cùng chữ ký. Thủ bút của anh trên tập thơ Thắp Tạ, tôi còn giữ đến mãi bây giờ.

Thật sự tôi quá cảm động, rất cảm động, khi nghe anh gọi tên tôi, mà tôi không tự giới thiệu (tôi nhớ có anh Huy Phương ngồi gần anh, không biết Huy Phương có "nhắc tuồng" cho anh, tên các bạn văn anh chưa biết không?)
Nhưng tôi không biết (có/không), nên cảm động đến lính quýnh.
Anh viết trên tập Thắp Tạ cho tôi:
Bản của Trần Yên Hòa
11/04
Ký tên
Tô T Yên
Tập thơ in thường, 140 trang, in trên bìa dày trắng láng, giấy bên trong cũng trắng.
Bìa, ngoài chữ Tô Thùy Yên, Thắp Tạ
và 3 câu thơ:
thức cho xong bài thơ
mai sớm ra đi
cài hờ lên cửa tặng

An Tiêm

Trang 9, ghi thêm: Tập thơ này, do tác giả tự xuất bản, nhưng đặt dưới danh hiệu An Tiêm, nhằm thể hiện một lời hứa tương tri đã lâu năm giữa tác giả và nhà xuất bản.

Tôi xin ghi lại toàn bài Thắp Tạ, lấy tên cho toàn tập thơ

Thắp Tạ

Tặng Huỳnh Diệu Bích
Trăm năm đã chẳng nề hà

Một mai nàng lên núi chan chứa,
Hỏi tìm cho gặp đá tiên tri...
Về sau, đời có ra sao nữa,
Cũng đã đành tâm sẵn một bề.

Đá, chẳng đá nào lên tiếng với...
Nàng đi thôi đã nát chân hồng,
Nghe con vượn ẩn thân khóc hối
Một lần bỏ lỡ chuyến lìa non.

Một mai nàng vô rừng u ẩn.
Nhặt trái nưa về nhuộm dạ sầu,
Thấy trăm họ cỏ cây chen quấn,
Nương náu nhau mà tội nợ nhau.

Con loan, con phượng bay đâu lạc,
Đến nỗi nào, sao chẳng gọi bầy?
Nếu như hoa biết chiều nay rụng,
Âu cũng vui mà nở sáng nay.

Một mai nàng qua cầu cam mặc,
Mưa nắng gì thôi cũng một thì...
Rau hạnh, rau vi từ lúc có,
Chưa từng nguôi biếc bãi Kinh Thi.

Cửa đẩy lầm, vô lường cuộc diện...
Ba ngàn thế giới đã nhà chưa?
Lâu ngày, thân thế rách như gió,
Thấy lại mình như kẻ đáng ngờ.

Một mai nàng đến thành hoa gấm,
Hát một chiều, tiền thưởng ngập chân,
Vui nốn náo trời, thốc tháo biển...
Một lần, thử đổi bỏ chân thân.

Gà nửa khuya gáy xộ trăng muộn.
Ai hồ nghi lộn kiếp bên này?
Con chó khóc tru ngoài địa giới,
Ngờ ngợ người góc biển chân mây.

Một mai nàng ra bãi vô định,
Nhìn sông đổi lòng, nhìn núi chuyển chân.

Mây bay bay như những vẫy biệt...
Nàng đứng cho tàn như một nén nhang.

Thắp tạ càn khôn một vô ích,
Thắp tạ nhân quần một luyến thương.
Biển Đông đã một ngày xe cát...
Khuất giạt, mơ lai kiếp dã tràng.

7 - 1998


Tôi xin nói lại, về bài thơ này, và hầu như nhiều bài khổ thơ 4 câu, 7 chữ như thế này của Tô Thùy Yên, chữ dùng lạ, nhưng đọc lên sẽ hiểu ngay, thấm ngay, không bí hiểm, mơ hồ, kỳ bí hay mù mờ triết học như những bài thơ xuôi không vần của ông.
Những từ lạ, mà hay, nên đọc hiểu ngay:
núi chan chứa, đành tâm, lên tiếng với..., nát chân hồng, vượn ẩn thân khóc hối, nhuộm dạ sầu, chen quấn, qua cầu cam mặc, nguôi biếc bãi, cửa đẩy lầm, đã nhà chưa, thân thể rách như gió, nốn náo, thốc tháo, gáy xô, khóc tru, bãi vô định, vẫy biệt, một vô ích, khuất giạt...
Các chữ cũng thường thôi, nhưng đọc lên nghe lạ, nhờ sự ghép nối trong một câu thơ, đoạn thơ, thành lạ...
Đó là thiên tài. Đó là nhờ Tô Thùy Yên đã, dùng chiếc đũa thần, khuấy, trộn, rồi chọn lựa, ghép lại thành một bài thơ hay.
Người làm thơ hơn nhau ở chỗ đó
Tôi thích những bài thơ loại này của ông (hơn).
Hôm ra mắt tập thơ, có cô Cẩm Nhụy. Cô rất đẹp, như thơ, với áo dài tha thướt, tóc xõa ngang vai, đứng ngâm bài Ta Về, suốt gần cả tiếng đồng hồ, mà người nghe vẫn thích thú, (cũng nghe nói Cẩm Nhụy là người rất mê thơ Tô Thùy Yên, nên đã từ TX qua Cali cùng Thi Sĩ).

*

Gần đây, nghe tin từ anh em văn nghệ: Nhà thơ Đỗ Quý Toàn cùng bác sĩ Bích Liên, hổ trợ tài chánh để in Tô Thùy Yên, Tuyển Tập Thơ. Tuyển tập được in tại Đài Loan, nên rất đẹp. Và qua bài viết của nhà văn Trần Doãn Nho, từ báo Người Việt, và của nhà thơ Nguyễn Xuân Thiệp, từ báo Trẻ, đều khen tuyển tập này hết mình, nên tôi cũng muốn có một cuốn.
Và lại nghe nói, tuyển tập được in ra, chỉ để tặng những bạn yêu thơ Tô Thùy Yên, nên tôi bèn (liều mình) viết email cho anh Đỗ Quý Toàn. May mắn là tôi nhận được một tập thơ, biếu không.
Đúng là một tập thơ đẹp, dày 360 trang, bìa cứng. Bìa bọc ngoài màu đen, láng, phía dưới cùng ghi chữ:
T Ô T H Ù Y Y Ê N T U Y Ể N T Ậ P T H Ơ .
Gáy ghi 2018.
Bìa sau là 4 câu thơ:

Đi như đi lạc trong trời đất,
Thủy tận sơn cùng, xí xóa ta.
Cõi chiều, đứng lại, khóc như liễu:
Có thật là ta đi đã xa?

Tuyển Tập Thơ gồm 95 bài thơ, có bài rất ngắn, “Tặng Phẩm,” 3 câu, 14 chữ; có bài rất dài, “Mùa Hạn,” 188 câu, 1326 chữ.
Hình như trong tuyển tập này có mặt hầu hết những bài thơ nổi tiếng của Tô Thùy Yên.
Cảm ơn nhà thơ Đỗ Quý Toàn, đã cho không tôi tập thơ quý của Tô Thùy Yên.

*

Khi tôi in tập hơn năm mươi lăm năm thơ TYH, tôi có gởi một số sách sang Houston, TX, cho anh Nguyễn Hàn Chung, nhờ Nguyễn Hàn Chung chuyển tặng anh em văn nghệ bên đó (có Tô Thùy Yên). Sau, Nguyễn Hàn Chung chuyển qua anh Phan Xuân Sinh, nhờ Phan Xuân Sinh chuyển tiếp. Bản biếu gởi anh Tô Thùy Yên, Phan Xuân Sinh nhờ Tô Thẩm Huy gởi, vì Tô Thẩm Huy, rất gần gủi Tô Thùy Yên. Tô Thẩm Huy đã chuyển và có thông báo cho tôi biết.
Sau một thời gian ngắn, nghe tin sức khỏe Tô Thùy Yên có phần yếu đi.
Rồi trên một Fb, Phan Xuân Sinh ghi lại hình ảnh, buổi đi thăm Tô Thùy Yên ở bịnh viện, khi anh Tô Thùy Yên bị strock. Qua hình, thấy chung quanh anh toàn dây nhợ, ống chuyền nước biển...Nhìn anh nằm ở bịnh viện với linh tinh dụng cụ y khoa gắn vào người, tự nhiên tôi thấy buồn quá, nhìn cuộc đời con người thật là hữu hạn...
Chạnh nghĩ, anh đã đi đến gần bờ vực tử sinh...
Và đúng 9:15 pm (giờ TX) ngày 21.5.2019, anh ra đi thực.
Vĩnh Biệt Tô Thùy Yên,
Người Thi Sĩ Lạ, mà tôi Yêu / Quý.

Trần Yên Hòa

Gửi ý kiến của bạn
Vui lòng nhập tiếng Việt có dấu. Cách gõ tiếng Việt có dấu ==> https://youtu.be/ngEjjyOByH4
Tên của bạn
Email của bạn
)
“Ý thức xã hội mới Việt Nam “là toàn bộ những tư tưởng, quan điểm, những tình cảm, tâm trạng, truyền thống tốt đẹp, v.v. của cộng đồng dân tộc Việt Nam, mà hạt nhân là chủ nghĩa Mác- Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phản ánh lợi ích căn bản của nhân dân nhằm phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ xã hội mới”. Nói như thế là cuồng tín, vọng ngoại và phản bội ước vọng đi lên của dân tộc...
Nhiều sự việc thay đổi kể từ thập niên 1970 khi Richard Nixon và Mao Trạch Đông nghĩ ra công thức “một Trung Quốc” cho sự dị biệt của họ đối với quy chế Đài Loan. Nhưng nếu kết hợp với các biện pháp khác để tăng cường việc răn đe chống lại bất kỳ hành động xâm lược bất ngờ nào, chính sách này trong 50 năm qua vẫn có thể giúp cho việc gìn giữ hòa bình. Liệu Trung Quốc có thể cố tấn công Đài Loan vào năm 2027 không? Philip Davidson, Tư lệnh mãn nhiệm của Bộ Tư lệnh Ấn Độ-Thái Bình Dương của Mỹ, nghĩ như vậy hồi năm 2021 và gần đây ông đã tái khẳng định việc đánh giá của mình. Nhưng liệu Hoa Kỳ và Trung Quốc có định sẵn cho cuộc chiến trên hòn đảo này không, đó là một vấn đề khác. Trong khi nguy hiểm là có thật, một kết quả như vậy không phải là không thể tránh khỏi.
Khi nhận xét về chính trị tại Việt Nam, không những các quan sát viên quốc tế mà ngay cả nhân dân đều băn khoăn trước câu hỏi: dưới chế độ CSVN, cả quân đội lẫn công an đều là những công cụ bảo vệ cho đảng và chế độ, nhưng tại sao thế lực của công an và đại tướng công an Tô Lâm lại hoàn toàn lấn át quân đội như thế?
Có nhiều chỉ dấu Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã “lọt vào mắt xanh” Trung Quốc để giữ chức Tổng Bí thư đảng CSVN thay ông Nguyễn Phú Trọng nghỉ hưu. Những tín hiệu khích lệ đã vây quanh ông Huệ, 66 tuổi, sau khi ông hoàn tất chuyến thăm Trung Quốc từ 7 đến 12/04/2024.
“Hủ cộng”, tôi có thể hợm mình tuyên bố, với sự chứng thực của Google, là do tôi khai sinh trong khi mấy lời cảm thán tiếp nối là của Tố Hữu khi nhà thơ này, nhân chuyến thăm viếng Cuba, đã tiện lời mắng Mỹ: “Ô hay, bay vẫn ngu hoài vậy!” Gọi “khai sinh” cho hách chứ, kỳ thực, chỉ đơn thuần là học hỏi, kế thừa: sau “hủ nho”, “hủ tây” thì đến “hủ cộng”. “Hủ nho”, theo Việt Nam Tự Điển của Hội Khai Trí Tiến Đức, là “nhà nho gàn nát”, chỉ giới Nho học cố chấp, từng bị những thành phần duy tân, đặc biệt là nhóm Tự Lực Văn Đoàn, nhạo báng sâu cay vào thập niên 1930. Nếu “hủ nho” phổ biến cả thế kỷ nay rồi thì “hủ tây”, có lẽ, chỉ được mỗi mình cụ Hồ Tá Bang sử dụng trong vòng thân hữu, gia đình. Hồ Tá Bang là một trong những nhà Duy Tân nổi bật vào đầu thế kỷ 20, chủ trương cải cách theo Tây phương nhưng, có lẽ, do không ngửi được bọn mê tín Tây phương nên mới có giọng khinh thường: "Chúng nó trước hủ nho giờ lại hủ tây!" [1]
Mới đấy mà đã 20 năm kể từ khi đảng CSVN cho ra đời Nghị quyết 36 về “Công tác đối với người Việt Nam ở nước ngoài” (26/03/2004-26/03/2024). Nhưng đâu là nguyên nhân chưa có “đoàn kết trong-ngoài” để hòa giải, hòa hợp dân tộc?
Cả Hiến Pháp 2013 và Luật Công An Nhân Dân năm 2018 đều quy định công an nhân dân là lực lượng bảo đảm an toàn cho nhân dân và chống tội phạm. Tại sao trên thực tế nhân dân Việt lại sợ hãi công an CSVN hơn sợ cọp?
Càng gần các Hội nghị Trung ương bàn về vấn đề Nhân sự khóa đảng XIV 2026-2031, nội bộ đảng CSVN đã lộ ra vấn đề đảng viên tiếp tay tuyên truyền chống đảng. Ngoài ra còn có hiện tượng đảng viên, kể cả cấp lãnh đạo chủ chốt đã làm ngơ, quay mặt với những chống phá Chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Cộng sản Hồ Chí Minh...
Hí viện Crocus City Hall, cách Kremlin 20 km, hôm 22 tháng O3/2024, đang có buổi trình diển nhạc rock, bị tấn công bằng súng và bom làm chết 143 người tham dự và nhiều người bị thương cho thấy hệ thống an ninh của Poutine bất lực. Trước khi khủng bố xảy ra, tình báo Mỹ đã thông báo nhưng Poutine không tin, trái lại, còn cho là Mỹ kiếm chuyện khiêu khích...
Khi Việt Nam nỗ lực thích ứng với môi trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn, giới lãnh đạo đất nước đã tự hào về “chính sách ngoại cây giao tre” đa chiều của mình. Được Nguyễn Phú Trọng, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN), thúc đẩy từ giữa thập niên 2010, ý tưởng là bằng cách cân bằng mối quan hệ của Việt Nam với các cường quốc – không đứng về bên nào, tự chủ và thể hiện sự linh hoạt – nó có thể duy trì sự trung gian và lợi ích của mình, đồng thời tận dụng các cơ hội kinh tế do tình trạng cạnh tranh của các đại cường tạo ra
NHẬN TIN QUA EMAIL
Vui lòng nhập địa chỉ email muốn nhận.